You are on page 1of 6

VJE Tạp chí Giáo dục, Số 435 (Kì 1 - 8/2018), tr 54-59

THỰC TRẠNG KĨ NĂNG NÓI TIẾNG ANH VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ


HOẠT ĐỘNG TỰ RÈN LUYỆN NÓI TIẾNG ANH NGOÀI LỚP HỌC
CHO SINH VIÊN CHUYÊN NGÀNH KĨ THUẬT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Trương Trần Minh Nhật - Trường Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh

Ngày nhận bài: 30/05/2018; ngày sửa chữa: 06/06/2018; ngày duyệt đăng: 28/06/2018.
Abstract: English is now an important international language over the world which is used in
many fields of our life. Of all skills, speaking skill is considered the most important and necessary
to communicate between individuals. For this reason, the study aims at finding out the reality of
English speaking skills practice, factors which affect the process of practice at Industrial University
of Ho Chi Minh City (IUH) and suggesting some practical activities which students may apply to
imrove their speaking skills outside their class.
Keywords: Reality, English speaking skills, students, practical activities, outside the classroom.

1. Mở đầu khăn trong quá trình học tập tiếng Anh, đặc biệt là kĩ
Giáo dục là một trong những lĩnh vực đặc biệt quan năng nói khi giao tiếp tiếng Anh.
trọng, được Đảng, Nhà nước và toàn xã hội quan tâm, đầu Bài viết phân tích thực trạng kĩ năng nói tiếng Anh
tư trong tất cả các cấp học, bậc học; trong đó có việc đào của SV chuyên ngành Kĩ thuật Trường ĐHCN TP. Hồ
tạo tiếng Anh cho học sinh, sinh viên (SV). Chính phủ, Bộ Chí Minh và đề xuất một số hoạt động tự rèn luyện ngoài
GD-ĐT đã triển khai nhiều giải pháp để nâng cao chất lớp học.
lượng dạy và học ngoại ngữ trong toàn hệ thống các trường 2. Nội dung nghiên cứu
học và bậc học tại Việt Nam, đặc biệt là nâng cao chất 2.1. Thực trạng kĩ năng nói của sinh viên chuyên
lượng dạy và học ngoại ngữ tại các trường cao đẳng, đại ngành Kĩ thuật tại Trường Đại học Công nghiệp
học. Việc tổ chức dạy và học ngoại ngữ đã và đang được Thành phố Hồ Chí Minh
đầu tư rất lớn với mục tiêu SV “tốt nghiệp trung cấp, cao
đẳng và đại học có đủ năng lực ngoại ngữ sử dụng độc Chúng tôi đã sử dụng phương pháp nghiên cứu định
lập, tự tin trong giao tiếp, học tập, làm việc trong môi lượng thu thập số liệu thông qua phiếu điều tra để nghiên
trường hội nhập, đa ngôn ngữ, đa văn hóa; biến ngoại ngữ cứu về kĩ năng nói của SV Trường ĐHCN TP. Hồ Chí
trở thành thế mạnh của người dân Việt Nam, phục vụ sự Minh và tiến hành khảo sát ngẫu nhiên 160 SV các
nghiệp CNH, HĐH đất nước” [1]. chuyên ngành Kĩ thuật như: Điện, Điện tử, Công nghệ cơ
khí, Nhiệt lạnh, Công nghệ hóa học, Xây dựng... Nội
Nhà ngôn ngữ học Khamkhien [2] cho rằng, nói là
một trong những kĩ năng quan trọng nhất khi học một dung các câu hỏi khảo sát giúp tìm hiểu rõ ràng và chính
ngoại ngữ, trong đó có ngôn ngữ tiếng Anh. Theo xác về thực trạng rèn luyện kĩ năng nói của SV chuyên
Bygate, kĩ năng nói là một trong những kĩ năng mang ngành Kĩ thuật tại Trường ĐHCN TP. Hồ Chí Minh. Các
tính phản xạ, giúp người học sử dụng được ngoại ngữ để câu hỏi được thiết kế chi tiết và dễ hiểu giúp SV đưa ra
bày tỏ ý kiến, suy nghĩ và cảm xúc với người đối diện, câu trả lời chính xác về: mức độ đánh giá của SV đối với
người nghe [3]. Như vậy, có thể khẳng định rằng, chính kĩ năng nói, thời gian để thực hành trong lớp và ngoài lớp
kĩ năng nói giúp ngôn ngữ tiếng Anh thực hiện được học, những hoạt động giảng viên (GV) thường hay tổ
chức năng giao tiếp của chính mình. Hơn thế nữa, kĩ năng chức trong giờ học để SV có cơ hội rèn luyện; đồng thời
nói cũng góp phần củng cố thêm kĩ năng nghe của người tìm ra những nguyên nhân, yếu tố ảnh hưởng đến việc
học, giúp tăng cường vốn từ vựng và luyện tập các kĩ phát triển kĩ năng nói của SV.
năng có liên quan. Chính vì vậy, rất nhiều SV Việt Nam Phiếu điều tra được gửi đến SV các chuyên ngành Kĩ
khi học tiếng Anh đều mong muốn được học tập và thực thuật trong tháng 5/2018, sau khi đã tham gia học tiếng
hành nhiều để nâng cao kĩ năng nói, giúp ích cho việc Anh trong học kì 2 năm học 2017-2018, phần lớn SV là
học tập và làm việc trong tương lai. Tuy nhiên, SV Việt SV năm 1, 2 và năm 3. Sau khi SV trả lời, các phiếu điều
Nam nói chung, SV Trường Đại học Công nghiệp tra được thu thập, loại bớt những phiếu không phù hợp
(ĐHCN) TP. Hồ Chí Minh nói riêng, còn gặp nhiều khó hoặc có câu trả lời không đầy đủ (10 phiếu bị loại), thống

54
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 435 (Kì 1 - 8/2018), tr 54-59

kê và sử dụng phần mềm Excel để tính phần trăm và xuất Đây là một thực trạng đáng lo ngại, vì kĩ năng nói
ra các biểu đồ có liên quan. Kết quả khảo sát cho thấy: tiếng Anh đóng vai trò quan trọng trong học tập khi hiện
- Đánh giá mức độ khó của kĩ năng nói tiếng Anh đối nay Trường ĐHCN TP. Hồ Chí Minh có một số môn
với SV chuyên ngành Kĩ thuật Trường ĐHCN TP. Hồ Chí học, một số chuyên ngành đã bắt đầu được áp dụng giảng
Minh dạy bằng tiếng Anh theo chuẩn Abet, AUN. Hơn thế nữa,
Theo biểu đồ 1, có 42% số SV được khảo sát đánh kĩ năng nói tiếng Anh tốt sẽ rất hữu ích cho SV trong giao
giá rằng nói là kĩ năng mà SV gặp nhiều khó khăn nhất tiếp hằng ngày và tìm được những công việc tốt tại những
trong việc học tập, tiếp theo là kĩ năng nghe (30%), kĩ công ty lớn, tập đoàn đa quốc gia đã và đang đầu tư vào
năng viết (21%) và kĩ năng đọc (7%). Việt Nam. Kĩ năng nói tiếng Anh được coi là một công
cụ để làm việc hiệu quả.
50% 42% - Một số nguyên nhân dẫn đến thực trạng SV Trường
40% ĐHCN TP. Hồ Chí Minh có kĩ năng nói yếu
30% Thời gian phân bố cho kĩ năng nói trong các lớp học
30% 21% cũng là một yếu tố được quan tâm. Thực tế khảo sát cho
20% thấy GV chưa chú trọng tổ chức các hoạt động học tập
10% 7% tích cực để rèn luyện kĩ năng nói cho SV. Thay vào đó,
nhiều hoạt động chú trọng vào giải thích ngữ pháp và làm
0% bài tập, kĩ năng đọc, (rất thường xuyên, chiếm 45% giờ
Speaking Listening Writing Reading lên lớp); dịch và học từ vựng, kĩ năng nghe (thường
skill skill skill skill xuyên, chiếm 33% giờ lên lớp), trong khi đó kĩ năng nói
Biểu đồ 1. Đánh giá mức độ khó của 4 kĩ năng và viết chỉ thỉnh thoảng được chú trọng (chỉ chiếm 13%
Nghe - Nói - Đọc - Viết tiếng Anh và 9% số thời gian trong lớp học) (biểu đồ 3).
Có nhiều nguyên nhân làm cho SV đánh giá kĩ năng 30%
nói là khó nhất như: nền tảng từ vựng ít, khả năng vận 25%
25%
dụng ngữ pháp chưa linh hoạt, việc rèn luyện chưa được 20%
chú trọng và thường xuyên. Kĩ năng nói cũng là kĩ năng 20% 18%
15%
mà SV khó tự đánh giá mức độ tiến bộ của bản thân, vì 15% 13%
không có đáp án chính xác như kĩ năng nghe, đọc, viết,... 9%
Muốn nhận ra sự tiến bộ, rõ ràng SV cũng phải trải qua 10%
một thời gian luyện tập lâu dài và kiên trì. 5%
- Kĩ năng nói tiếng Anh của SV Trường ĐHCN TP. 0%
Hồ Chí Minh Ngữ Đọc Từ Nghe Nói Viết
Khi trả lời câu hỏi đánh giá về khả năng thực hành kĩ Pháp Vựng
năng nói tiếng Anh, có tới 21% số SV khảo sát thừa nhận
là không thể nói được tiếng Anh, 51% SV tự đánh giá kĩ Biểu đồ 3. Phân bố thời gian cho các hoạt động
năng nói còn yếu, chỉ có 28% SV tự tin với khả năng nói trong một số lớp học tiếng Anh
trung bình trở lên (theo biểu đồ 2). của SV Trường ĐHCN TP. Hồ Chí Minh
60% Đây là một khó khăn lớn cho SV khi muốn rèn luyện
51% kĩ năng nói của mình, bởi vì theo SV, quỹ thời gian dành
50% cho kĩ năng nói quá ít, họ mong muốn được GV quan tâm
40% và dành nhiều thời gian giúp SV rèn luyện ngay trong giờ
30% 21% học chính khóa. Quỹ thời gian dành cho kĩ năng nói chưa
20% 13% nhiều là một cản trở lớn vì GV không có đủ thời gian để
10%
10% 5% tổ chức nhiều hoạt động cho SV, không thể tạo nhiều cơ
hội cho nhiều SV luyện tập và thể hiện trước lớp học.
0%
Không Kĩ năng Kĩ năng Kĩ năng Kĩ năng Trong quỹ thời gian hạn chế dành cho kĩ năng nói, đa
nói được nói yếu nói TB nói Khá nói Tốt số GV cũng đã cố gắng tổ chức nhiều hoạt động nhóm,
luyện tập theo cặp (in-pair), thuyết trình, trò chơi hoặc
Biểu đồ 2. Khả năng nói tiếng Anh nói cá nhân. Tuy nhiên, mức độ tổ chức cũng không đồng
của SV Trường ĐHCN TP. Hồ Chí Minh đều trong các lớp học mà SV tham gia khảo sát. Có 100

55
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 435 (Kì 1 - 8/2018), tr 54-59

SV (chiếm tỉ lệ 66,7 %) cho biết GV chỉ tổ chức các hoạt 2.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến kĩ năng nói của
động từ 3 đến 5 lần trong suốt thời gian giảng dạy học sinh viên Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ
phần, chỉ có 30 SV (chiếm 20% ) cho biết GV tổ chức Chí Minh
các hoạt động này trên 5 lần trong suốt môn học, đặc biệt Celce-Murcia và Olshtain [4] cho rằng, xét về nhiều
là có 20 SV (chiếm tỉ lệ 13,3 %) thừa nhận họ không khía cạnh, kĩ năng nói được xem như là một kĩ năng khó
được tham gia các hoạt động này trong lớp học. Con số nhất để lĩnh hội và đạt được sự tiến bộ, bởi vì nó đòi hỏi
thống kê cho thấy, mức độ quan tâm, đầu tư và giảng dạy người học tích hợp nhiều kĩ năng phụ, bổ trợ như vốn từ
kĩ năng nói ở các GV trong các lớp học tại Trường vựng, lựa chọn từ ngữ phù hợp, sử dụng ngữ pháp và cần
ĐHCN TP. Hồ Chí Minh không đồng đều, có thể lí giải cả kiến thức xã hội có liên quan đến chủ đề luyện tập và
vì những lí do chính sau đây: thực hành,... Chính vì vậy, có thể khẳng định rằng có rất
+ Trình độ và nền tảng tiếng Anh của SV không đồng nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc học và thực hành kĩ
đều, cho nên, với những lớp yếu, GV phải dành nhiều năng nói của SV Trường ĐHCN TP. Hồ Chí Minh. Đã
thời gian để giảng dạy ngữ pháp và từ vựng. có rất nhiều nhà nghiên cứu, giảng dạy tiếng Anh xuất
+ Số lượng SV trong lớp học đông dẫn đến khó khăn bản nhiều bài báo, bài nghiên cứu và sách đề cập những
trong tổ chức các hoạt động rèn luyện kĩ năng nói. khó khăn, ảnh hưởng đến việc học ngoại ngữ, cũng như
là kĩ năng nói. Có thể chia những khó khăn, ảnh hưởng
+ Chương trình giảng dạy chưa quan tâm chú ý đến đó thành ba nhóm cơ bản như sau:
kĩ năng nói.
2.2.1. Động lực học tập
+ Cách kiểm tra, đánh giá chưa dành tỉ trọng số điểm
Aftat cho rằng động lực học tập là một yếu tố quan
cho kĩ năng nói (thông thường bài thi giữa kì và cuối kì
trọng dẫn đến thành công trong quá trình giảng dạy của
theo dạng trắc nghiệm khách quan từ vựng, ngữ pháp và
giáo viên và quá trình học tập của SV [dẫn theo 5].
đọc hiểu).
Những SV nhận ra được tầm quan trọng của kĩ năng nói
+ Thời lượng dành cho môn học còn hạn chế, trong sẽ nỗ lực hơn trong học tập và thực hành, sẽ có khuynh
khi khối lượng bài học và kiến thức quá nhiều. hướng vượt qua được những khó khăn trong học tập; sẽ
Bên cạnh đó, số lượng SV trong mỗi lớp học tiếng có hứng thú hơn trong học tập, năng động trong các hoạt
Anh cũng có ảnh hưởng sâu sắc đến chất lượng học tập động được tổ chức bởi GV và sẽ tự mình có thể nâng cao
và luyện tập kĩ năng nói của SV. Qua khảo sát cho thấy, năng lực ngoại ngữ nói chung, năng lực giao tiếp tiếng
90% SV cho rằng lớp học quá đông từ 45-50 SV làm cho Anh nói riêng.
SV có ít cơ hội để luyện tập trong giờ học, và GV cũng Tuy nhiên, phần đông SV vẫn chưa chú trọng việc
khó để quan sát, hướng dẫn, lắng nghe và đưa ra nhận xét học tập và thực hành môn nói, ngược lại thường chú
chính xác cho tất cả SV. Chỉ có 10% SV tham gia khảo trọng học ngữ pháp để dễ dàng đạt yêu cầu các bài thi
sát có thể học tập tốt, thích nghi được với môi trường lớp trong quá trình học tập. Theo kết quả khảo sát nói trên,
học đông SV ở bậc đại học. chỉ có 13% SV dành thời gian luyện kĩ năng nói tiếng
Tại Trường ĐHCN TP. Hồ Chí Minh, đa số SV các Anh. Tuy nhiên, đa phần SV trong 13% số SV này cũng
chuyên ngành Kĩ thuật thường ít quan tâm đến việc rèn chỉ tham gia vào các hoạt động nói trong lớp, hoặc có
luyện kĩ năng nói. 87% SV được khảo sát thừa nhận rằng luyện tập với bạn bè những câu hỏi đơn giản, đoạn hội
họ chỉ tập trung học từ vựng, ngữ pháp để có thể làm tốt bài thoại, những bài nói ngắn, chứ chưa thực sự đầu tư rèn
tập trong giờ học và bài thi cuối khóa. Ngoài ra, việc sử luyện thêm sau giờ học. Như vậy, phần lớn SV Trường
dụng ngôn ngữ mẹ đẻ (tiếng Việt) quá thường xuyên trong ĐHCN TP. Hồ Chí Minh thường chú trọng đến những
lớp học và ít có cơ hội sử dụng tiếng Anh trong đời sống mục tiêu ngắn hạn, đó là các bài kiểm tra, các bài thi hơn
hằng ngày, trong môi trường sống làm cho SV kém tự tin là nhắm đến những mục tiêu lâu dài trong tương lai như
và khó phát triển kĩ năng nói tiếng Anh. 120 SV (80%) khả năng nói và sử dụng tiếng Anh trong công việc, trong
trong đợt khảo sát chỉ ra rằng, GV và SV thường sử dụng học tập ở bậc học cao hơn. Đây chính là một trong những
tiếng Việt trong giờ học tiếng Anh, đặc biệt là khi GV giảng khó khăn, thách thức lớn với SV nhà trường.
ngữ pháp, đọc và dịch nghĩa từ vựng. Hơn thế nữa, khi ra Bên cạnh đó, nhiều SV không có vốn từ vựng phong
khỏi lớp học tiếng Anh, trong đời sống giao tiếp hằng ngày phú và không có phương pháp thực hành hiệu quả cũng
và trong học tập, SV hiếm khi có cơ hội để sử dụng tiếng dần mất đi niềm say mê, yêu thích học tập môn nói; từ
Anh để giao tiếp. Vì vậy, nếu tạo được môi trường luyện đó, thường lơ là trong học tập, thụ động khi đến lớp và
tập Anh ngữ hiệu quả, nơi mà tiếng Anh được sử dụng không có động lực để rèn luyện kĩ năng nói; họ thường
chính yếu để giao tiếp, hướng dẫn và thảo luận thì SV sẽ có cảm giác “chán” học tiếng Anh, đặc biệt là kĩ năng
phải nói bằng mọi cách để người đối diện hiểu ý của mình. nói, giao tiếp. Tâm trạng thờ ơ và thiếu sự kiên định này

56
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 435 (Kì 1 - 8/2018), tr 54-59

gây ra bởi động lực học tập kém và từ đó SV có khuynh năng sư phạm và phương pháp giảng dạy không chuyên
hướng tự đánh giá năng lực ngoại ngữ “nghèo nàn”, và nghiệp sẽ ảnh hưởng không tốt đến quá trình giảng dạy
không muốn giao tiếp, sử dụng ngoại ngữ trong học tập và học tập kĩ năng nói trong các lớp tiếng Anh. Có nhiều
và trong đời sống hằng ngày. Vì vậy, động lực học tập và phương pháp giảng dạy tiếng Anh nói chung và phương
rèn luyện kĩ năng nói với SV Trường ĐHCN TP. Hồ Chí pháp giảng dạy kĩ năng nói tiếng Anh nói riêng được các
Minh là một trong những yếu tố quan trọng cần được nhà sư phạm giới thiệu và thảo luận như giảng dạy ngôn
quan tâm và thúc đẩy không chỉ với bản thân mỗi SV, mà ngữ theo hướng giao tiếp (Communicative language
còn cần sự quan tâm, tạo động lực tốt từ các GV thông teaching), phương pháp trực tiếp (Direct method),
qua việc tổ chức các giờ học sinh động, bổ ích và hứng phương pháp giảng dạy ngôn ngữ dựa vào các nhiệm vụ
thú cho SV. học tập (Task-based language teaching), phương pháp
2.2.2. Kiến thức về ngôn ngữ lấy người học làm trung tâm (Learner-centered
Quá trình rèn luyện và giao tiếp đòi hỏi người học phải Method),... Tất cả các phương pháp giảng dạy đều có
có một vốn từ vựng phong phú, khả năng nghe tốt và áp những ưu điểm nhất định, tuy nhiên áp dụng phương
dụng các cấu trúc ngữ pháp phù hợp. Nếu SV không có pháp nào, tại những thời điểm nào và những hoạt động
nền tảng từ vựng tốt, khả năng nghe phù hợp và hiểu biết nào để đạt hiệu quả cao nhất chính là nghệ thuật giảng
nhất định về cấu trúc ngữ pháp thì quá trình học tập và rèn dạy của mỗi GV khi lên lớp. Chính những phương pháp
luyện kĩ năng nói sẽ khó khăn hơn rất nhiều. Từ vựng giảng dạy hiệu quả và những hoạt động được tổ chức
tiếng Anh giúp người nói chuyển tải đúng ý nghĩ và nội trong lớp học tiếng Anh chính là cơ hội tốt cho SV luyện
dung cần trao đổi, trong khi ngữ pháp có ảnh hưởng đến tập kĩ năng nói. Những hoạt động giảng dạy và những
quá trình thành lập câu chữ trong giao tiếp thông qua lời nhiệm vụ học tập phải được thiết kế khéo léo để tạo cơ
nói một cách ngắn gọn, dễ hiểu và hiệu quả. Hơn thế nữa, hội nhiều nhất cho SV nâng cao kĩ năng nói. Harmer
ngữ pháp giúp SV chuyển hóa được các ngữ nghĩa ẩn ý (1998) [7] tin rằng những hoạt động nói hiệu quả được tổ
từ những cấu trúc đặc biệt, mà không cần phải sử dụng từ chức trong lớp học không chỉ giúp SV rèn luyện kĩ năng
ngữ, giải thích dài dòng. Bên cạnh đó, người nói còn có nói, mà còn tạo động lực và hứng thú học tập cho SV.
thể nhận biết khả năng nói tiếng Anh của bản thân tốt hay 2.3. Khuyến nghị một số dạng hoạt động rèn luyện bên
chưa thông qua các kiến thức ngôn ngữ học đã tích lũy ngoài lớp học
(Thornbury, 2000:11) [6]. Những kiến thức ngôn ngữ này Kĩ năng nói là một trong bốn kĩ năng quan trọng khi
bao gồm: kiến thức về giống loài, kiến thức về ngữ pháp, học một ngôn ngữ, mà người học không thể bỏ qua hay
ngữ âm và âm vị học, ngữ nghĩa của từ, cách nhấn trọng xem nhẹ. Vì vậy, làm sao để GV giảng dạy tiếng Anh
âm, phát âm, cấu trúc câu,... Tất cả những kiến thức liên chú trọng phát triển kĩ năng nói cho SV, đồng thời thúc
quan về ngôn ngữ ít nhiều ảnh hưởng đến quá trình luyện đẩy SV đầu tư thời gian và công sức cho kĩ năng này là
tập và tiến bộ của SV, bởi vì học một ngoại ngữ không một thách thức rất lớn không chỉ với Trường ĐHCN TP.
chỉ đơn thuần là học từ vựng và các cấu trúc ngữ pháp, Hồ Chí Minh mà còn với các cơ sở đào tạo khác. Skinner
mà SV còn phải biết cách sử dụng ngôn ngữ phù hợp với [8] cho rằng giảng dạy ngôn ngữ là một quá trình cung
văn cảnh và mục đích của hoạt động nói. SV Trường cấp cho SV những kinh nghiệm, với những cách hiểu và
ĐHCN TP. Hồ Chí Minh, với đặc thù là SV kĩ thuật, năng sử dụng sáng tạo. Định nghĩa này có nghĩa là, giảng dạy
lực đầu vào thiên về các môn tự nhiên như Toán, Vật lí, không chỉ giúp SV hiểu những vấn đề, mà điều quan
Hóa học,... nên có vốn từ không nhiều, khả năng ngữ pháp trọng nhất là tạo cho họ những cơ hội để sử dụng trong
tiếng Anh cũng có nhiều hạn chế, ít quan tâm đến các khía những tình huống thực tế và trong những văn cảnh có ý
cạnh của ngôn ngữ, và chưa tự tin rèn luyện, luyện tập nghĩa. Chính vì vậy, GV tiếng Anh không chỉ giải thích
thường xuyên, do đó đây chính là một trong những những quy luật, mà còn cung cấp cho SV nhiều chủ đề
nguyên nhân chính gây khó khăn cho SV khi thực hành đa dạng để luyện tập, ví dụ như giới thiệu về bản thân,
kĩ năng nói. Các lớp học chuyên ngành Kĩ thuật tại bạn bè, gia đình, quê hương; cách nói chuyện điện thoại,
Trường ĐHCN TP. Hồ Chí Minh đa phần là nam, nên cách mời mọc, cách cảm ơn, chào hỏi,... thông qua các
mức độ say mê và hứng thú rèn luyện kĩ năng nói cũng hoạt động được tổ chức trong lớp học. Qua khảo sát cho
không năng động như mong đợi. thấy một số hoạt động được tổ chức thường xuyên trong
2.2.3. Phương pháp dạy học các lớp học tiếng Anh tại Trường ĐHCN TP. Hồ Chí
Bên cạnh yếu tố về động lực học tập, kiến thức về Minh như: hoạt động theo nhóm (group work), luyện tập
ngôn ngữ, thì phương pháp giảng dạy của GV trong các theo cặp (In-pair practice), game (các trò chơi), thuyết
lớp học tiếng Anh cũng ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình (giving presentation), luyện tập các đoạn hội thoại
trình phát triển kĩ năng của SV. Một GV có kiến thức, kĩ (making conversations),... Các hoạt động này chắc chắn

57
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 435 (Kì 1 - 8/2018), tr 54-59

sẽ tạo được hứng thú trong học tập cho SV và tạo cơ hội người trẻ tuổi có cùng đam mê nâng cao kĩ năng giao tiếp
cho SV rèn luyện kĩ năng nói của mình. tiếng Anh.
Tuy nhiên, việc rèn luyện kĩ năng nói tiếng Anh với - Giao tiếp thực tế nơi công cộng: ngày càng nhiều SV
SV tại Trường ĐHCN TP. Hồ Chí Minh còn gặp nhiều của các trường đại học tại TP. Hồ Chí Minh thường đến
khó khăn, và không thể chỉ dựa vào số tiết giảng dạy hạn các địa điểm du lịch, trung tâm thành phố (Nhà thờ Đức
chế trên lớp (thường là 45 tiết hoặc 60 tiết trong 1 học kì, Bà, Chợ Bến Thành, quận 1) gặp gỡ và nói chuyện với du
tùy vào khoa chuyên ngành, bậc học và loại hình đào tạo) khách đến từ nhiều quốc gia nói tiếng Anh trên thế giới.
và các hoạt động được tổ chức trong giờ học. SV phải tích Có thể nói, đây là một “lớp học không học phí” nhưng rất
cực, chủ động tự học, tự luyện tập tùy theo năng lực cá hiệu quả. SV sẽ được luyện tập, nói chuyện với nhiều du
nhân và thời gian phù hợp dưới sự hướng dẫn trợ giúp của khách, với nhiều phong cách văn hóa, ngôn ngữ khác
GV. Brown (2001:17) [9] đưa ra nhiều giải pháp giúp GV nhau. Tuy nhiên, SV cần có kĩ năng nghe tốt, vốn từ vựng
tận dụng tối đa thời gian lên lớp để hướng dẫn SV tự học, phong phú và cấu trúc sử dụng phù hợp để có thể giao tiếp
tự rèn luyện: (a) Sử dụng thời gian trong lớp học để hướng tốt, bởi vì các chủ đề, nội dung luyện tập mang tính ngẫu
dẫn và tương tác với SV; (b) Không lãng phí thời gian cho hứng không có sự chuẩn bị trước như luyện tập trên lớp.
những hoạt động mà SV có thể tự học, tự luyện tập ở nhà; Hơn thế nữa, SV cũng cần trang bị kiến thức về văn hóa,
(c) Giảm bớt vai trò của bài thi và nhấn mạnh tầm quan lịch sử của Việt Nam, các địa điểm du lịch nổi tiếng tại TP.
trọng của năng lực mà SV đạt được; (d) Khuyến khích SV Hồ Chí Minh và nhiều tỉnh, thành khác để giới thiệu với
có những chiến lược học tập, rèn luyện bên ngoài lớp học; du khách. Qua quá trình giảng dạy thực tế, chúng tôi đã áp
(e) Cung cấp nhiều cơ hội học tập, rèn luyện thêm bên dụng cho SV của mình gặp và giao tiếp trực tiếp với nhiều
ngoài lớp học cho SV và (f) Thành lập câu lạc bộ và có khách du lịch tại TP. Hồ Chí Minh, và nhận được sự phản
những hoạt động thường xuyên, bổ ích. hồi tích cực. SV có hứng thú hơn trong học tập, học thêm
Ngoài ra, Wongsuwana [10] cho rằng kĩ năng nói có nhiều từ vựng thực tế, cách sử dụng cấu trúc và từ ngữ một
thể được nâng cao thông qua rèn luyện thường xuyên, “nó cách đa dạng trong thực tế và ngày càng tự tin hơn trong
không phụ thuộc vào tài năng”. Chính vì vậy, quá trình giao tiếp tiếng Anh thực tế với người nước ngoài.
SV rèn luyện và phương pháp luyện tập sẽ quyết định - Thảo luận với bạn bè trên các diễn đàn nói tiếng Anh,
mức độ tiến bộ của SV, sự tiến bộ này cần có thời gian để hoặc kết bạn với SV từ các trường đại học trên thế giới:
tích lũy dần dần theo thời gian và bao gồm cả việc luyện với cách này, SV sẽ vượt qua được lo lắng, thiếu tự tin như
tập trong lớp học với bạn bè, với GV, đồng thời cũng cần cách luyện tập trực tiếp. Đồng thời, SV cùng lứa tuổi, cùng
sự rèn luyện bên ngoài lớp học của mỗi SV. môi trường học tập đại học sẽ chia sẽ kinh nghiệm học tập,
tài liệu học tập, phương pháp học tập của SV trên khắp thế
Qua quá trình giảng dạy thực tế và quan sát sự tiến bộ
giới và cuộc sống của giới trẻ. SV có thể tìm các diễn đàn
của SV, chúng tôi đề xuất một số hoạt động hữu ích giúp
nói tiếng Anh dễ dàng thông qua các trang web, facebook,
SV tự rèn luyện ngoài lớp học để nâng cao kĩ năng nói:
một số diễn đàn học tập của các trường đại học trên thế
- Tham gia câu lạc bộ tiếng Anh: tại TP. Hồ Chí giới cũng rất hữu ích cho việc cập nhật kiến thức, kĩ năng,
Minh, có nhiều câu lạc bộ tiếng Anh được các trường đại thông tin học tập và rèn luyện nói tiếng Anh.
học, các trung tâm Anh Ngữ và các tổ chức Thanh Niên,
- Sử dụng các phần mềm luyện tập nói tiếng Anh hoặc
hội SV tổ chức rất thường xuyên. Đây là một môi trường
đăng nhập vào các trang web miễn phí để luyện tập với
rất thân thiện, cởi mở để SV có thể đến để trao đổi, thảo bạn bè, và các giáo viên hướng dẫn trên trang web: đây
luận bằng ngôn ngữ tiếng Anh. Các chủ đề được chọn rất là một trong những phương pháp linh hoạt và dễ dàng
gần gũi và phù hợp với mọi trình độ của SV. cho SV, họ có thể luyện tập bất kì thời gian nào và bất kì
- English - speaking coffee shop (Quán cà phê nói đâu thuận lợi. Các chủ đề luyện tập thường dễ dàng, vừa
tiếng Anh): đây là một không gian sử dụng tiếng Anh rất sức và có thể được hướng dẫn, cung cấp từ vựng và cấu
thân thiện, trẻ trung và năng động. Có rất nhiều quán cà trúc câu phù hợp, hữu ích cho các chủ đề nói. Thông qua
phê được quản lí bởi nhiều người trẻ tuổi, với mong ước các trang web này, không chỉ tiếng Anh, mà SV còn có
tạo ra địa điểm vui tươi để các bạn trẻ có thể đến để uống thể học miễn phí bất kì một ngoại ngữ nào và kết bạn với
cà phê, kết bạn, giao lưu và luyện tập tiếng Anh. Ngôn những người bản ngữ để nâng cao khả năng nghe - nói.
ngữ sử dụng rất thông dụng (daily language), không cầu Một số trang web phổ biến như:
kì và ít có những chủ đề mang tính học thuật. Đến đây, easylanguageexchange.com, MyEnglishTeacher.eu,
SV như “lạc” vào những “vùng đất” mà ngôn ngữ sử gospeaky.com, languageexchange.gregloby.com,... Bên
dụng chính là tiếng Anh, SV sẽ dùng tiếng Anh để đưa cạnh đó, tải các phần mềm miễn phí và tự luyện tập ở nhà
ra yêu cầu, nói chuyện, kết bạn, giao tiếp với những sẽ giúp SV chủ động về thời gian và chủ đề học tập phù

58
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 435 (Kì 1 - 8/2018), tr 54-59

hợp với bản thân, một số phần mềm được yêu thích như: [6] Thornbury - Scott (2000). How to Teach Speaking.
Side By Side, EF Englishtown, 101 Languages Of The New York: Longman.
World, WordSmart, EyeSpeak English,... Hầu hết các [7] Harmer, J. (1984). The Practice of English
phần mềm được cung cấp miễn phí, dung lượng vừa phải Language Teaching. London: Longman.
và rất dễ sử dụng với SV. Khi học tập trên các phần mềm [8] Skinner - Ch (1958). Essential Of Education
này, SV không chỉ luyện tập kĩ năng nói, mà còn được Psychology. Prentice Hall Inc, Engelwood Cliffs,
nâng cao kĩ năng nghe, làm giàu thêm vốn từ vựng và New York.
luyện đọc, luyện viết.
[9] Brown - Douglas (2001). Teaching by Principles:
3. Kết luận An Interactive Approach to Language Pedagogy.
Thực tiễn dạy học cho thấy, tất cả kĩ năng tiếng Anh New York: Longman.
nói chung và kĩ năng nói tiếng Anh nói riêng rất cần sự [10] Wongsuwana (2006). Speech could be trained.
luyện tập thường xuyên và lâu dài mới đem lại kết quả cao Thailand Education Journal, Vol. 21, pp. 44-50.
cho người học. Không ai học ngoại ngữ mà không mắc lỗi,
cho nên SV cần tự tin và kiên nhẫn giao tiếp thật nhiều
trong lớp học và đặc biệt là bên ngoài lớp học, trong cuộc RÈN LUYỆN KĨ NĂNG ỨNG PHÓ VỚI STRESS...
sống thực tế thì mới có thể nâng cao kĩ năng và năng lực (Tiếp theo trang 27)
ngoại ngữ cho bản thân. Thông qua quá trình rèn luyện,
học tập đó, SV sẽ nâng cao năng lực ngoại ngữ, củng cố
thêm từ vựng và tự điều chỉnh, sửa dần những lỗi sai cơ cao cả đó, mỗi SV SPMN muốn trở thành những giáo
bản để hoàn thiện từng ngày kĩ năng nói tiếng Anh của viên có KNƯP tốt thì ngay trong quá trình học tập ở
mình. Quá trình rèn luyện này, cần được dẫn dắt, trợ giúp trường sư phạm cần rèn luyện KNƯP cho bản thân một
của giáo viên và phải được tiến hành thường xuyên và lâu cách thường xuyên, nghiêm túc và có hiệu quả.
dài, bởi vì kĩ năng nói tiếng Anh rất quan trọng và cần thiết
không chỉ trong quá trình học tập của SV Trường ĐHCN Tài liệu tham khảo
TP. Hồ Chí Minh, mà còn giúp ích rất nhiều trong quá [1] Đỗ Văn Đoạt (2012). Kĩ năng ứng phó với stress -
trình phỏng vấn xin việc và làm việc sau khi tốt nghiệp đại một mặt quan trọng của nhân cách giáo viên mầm
học. Tuy nhiên, thời gian luyện tập trên lớp học hạn chế là non. Kỉ yếu hội thảo “Mô hình nhân cách giáo viên
một trở ngại lớn với SV Trường ĐHCN TP. Hồ Chí Minh; mầm non trong thời kì hội nhập quốc tế”, Trường
do đó, tham gia rèn luyện bên ngoài lớp học thông qua các Đại học Sư phạm Hà Nội.
hoạt động thực tế rất hữu ích và cần thiết với SV.
[2] Trịnh Viết Then - Mai Thị Nguyệt Nga (2014). Ứng
phó với stress của giáo viên mầm non trên địa bàn
Tài liệu tham khảo quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh. Tạp chí
[1] Thủ tướng Chính phủ (2008). Quyết định số Khoa học, Trường Đại học Văn hiến, số 05, tr 76-83.
1400/QĐ-TTG ngày 30/9/2008 của Thủ tướng [3] Đỗ Văn Đoạt (2014). Kĩ năng ứng phó với stress
Chính phủ về việc phê duyệt đề án “Dạy và học trong hoạt động học tập theo tín chỉ của sinh viên
ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai trường đại học sư phạm. Luận án tiến sĩ Tâm lí học,
đoạn 2008-2020”. Viện Hàn lâm Khoa học và Xã hội Việt Nam.
[2] Khamkhien A (2010). Teaching English speaking [4] Đặng Phương Kiệt (1998). Stress và đời sống. NXB
and English speaking tests in the Thai context: A Khoa học xã hội.
reflection from Thai perspectives. English Language [5] Trần Thị Quốc Minh (1996). Phân tích tâm lí tình
Journal, Vol. 3(1), pp. 184-200. huống có vấn đề trong mối quan hệ giữa giáo viên
[3] Bygate M. (1987). Speaking. Oxford University Press. và trẻ mẫu giáo. Luận án phó tiến sĩ Tâm lí chuyên
[4] Celce-Murcia M - Olshtain E (2000). Discourse and ngành, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
context in language teaching. Cambridge: [6] Phạm Thanh Hương (2006). Stress và sức khỏe. Tạp
Cambridge University Press. chí Tâm lí học, số 4, tr 60-62.
[5] Juhana (2012). Psychological Factors That Hinder [7] Trịnh Viết Then (2014). Mức độ stress của giáo viên
Students from Speaking in English Class (A Case mầm non trên địa bàn quận Phú Nhuận, Thành phố
Study in a Senior High School in South Tangerang, Hồ Chí Minh. Kỉ yếu Hội thảo quốc tế Tâm lí học
Banten, Indonesia). Journal of Education and học đường lần thứ 4, tháng 8/2014, Trường Đại học
Practice, Vol. 3, No. 12, pp. 100-110. Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội, tr 467-478.

59

You might also like