You are on page 1of 15

NHỮNG KHỔ KHĂN TRONG VIỆC HỌC KỸ NĂNG NÓI CỦA SINH VIÊN NGOẠI NGỮ 2

TẠI KHOA PHÁP - TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ -


ĐẬI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI VA ĐỂ XUẤT GIẢI PHÁP

Âu HàMy'

Tóm tắt: Trong bối cành hội nhập hiện nay, ngoại ngữ trở thành một phương tiện không thể thiếu. Tuy nhiên, trong quá trình
học ngoại ngữ, kỹ nàng nói luôn là kỹ nâng ngôn ngữ mà sinh viên gặp nhiểu khó khăn khi thực hành. Qua khảo sát cũng như
qua thống kê điểm học phán của các lớp tôi thực dạy, tôi nhận thấy rằng đại bộ phận sinh viên ngoại ngữ hai (90%) đểu gặp
rất nhiễu khó khăn trong quá trình thực hành kỹ năng nói. Trong đó, 70% sinh viên cho ràng các chủ đề nói quá khó và các em
không nắm vững được vốn từ vựng - ngữ pháp, số sinh viên còn lại gặp phải các vấn để liên quan đến tâm lý và những trờ ngại
khác như nhịp điệu (48%), cách phát âm (36%), thời lượng môn học ngoại ngữ hai còn hạn chế (29%). Do đó, chù đé nghiên
cứu của tôi được thực hiện nhằm mục đích tìm hiểu thực trạng những khó khàn mà sinh viên ngoại ngữ hai gặp phải khi thực
hành kỹ nãng nói trên lớp và đưa ra giải pháp để cải thiện cũng như để xuất một số phương pháp dạy và học nói hiệu quả mà
các giảng viên và sinh viên khác đã áp dụng thành công.
Từ khóa: Kỹ năng nói tiếng Pháp, khó khán trong kỹ năng nói, phương pháp giảng dạy kỹ năng nói, cài thiện kỹ năng nói tiếng Pháp.

DIFFICULTY IN LEARNING SPEAKING SKILLS OF FOREIGN LANGUAGE STUDENTS 2 AT FACULTY


OF F RE NCH - UNIVERSITY OF LANGUAGES ANDINTERNATIONAL STUDỈES AND RECOMMEND SOLUTIONS
Abstract:ln thecurrentintegration context, íoreignlanguagehavebecomeanindispensablemeans. However, in theprocessofleaming
a toreign language, speaking skillis always a language skill thatstudents face many diffìculties in practicing. Through the surveyas well
as through the statistics ofthe course scores ofthe classes I actually teach, I tound that the mơỊority ofsecond language students (90%)
face many ditdculties in the process ofpracticing this skill. In which, 70% oístudents think thatspeaking topics are too diffìcult and
they do not master vocabulary - grammar, the remaining students face problems related to psychology and other obstacles such as:
rhythm (48%), pronunciation (36%), the duration otthesecondlanguage course is quite limited (29%). Therefore, myresearch topicis
conducĩed wiĩh the aim offínding out the current situation ofdiffìculties thatstudents face when practicing speaking skills in class and
oííering some solutions to improve as well, propose some ettective methods to speak well.
Key words: French speaking skills, dithculties in speaking skills, methods ofteaching speaking skills, improving French speaking skills.

l.PHẦNMỞĐẨU

Trong quá trình phát triển của một đất nước, giáo dục là một trong những lĩnh vực đặc biệt
quan trọng được xà hội quan tâm và đầu tư trong tất cả các cấp học, đặc biệt là nâng cao chất
lượng đào tạo ngoại ngữ tại các trường cao đẳng và đại học. Đường hướng giao tiếp được coi là
phương pháp chủ đạo được áp dụng rộng rãi cho nhiều lóp học ngoại ngữ. Việc rèn luyện cho
người học kỹ năng giao tiếp được xem là mục tiêu cơ bản trong tiến trình dạy học ngôn ngừ,
trong đó cả bốn kỹ năng nghe - nói - đọc - viết đều được đặc biệt chú trọng.

Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội, email: hamyau2011 ©gmail.com.
308 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA NGHIÊN cứu VÀ GIẢNG DẠY NGOẠI NGỮ, NGÔN NGỮ VÀ QUỐC TẾ HỌCTẠI VIỆT NAM

Tuy nhiên, qua quá trình khảo sát cũng như kiểm tra đánh giá, tôi nhận thấy kỹ năng
nói của sinh viên ngoại ngữ hai còn rất hạn chế. Một thực trạng đáng buồn là hiện nay, kỹ
năng giao tiếp của các em sinh viên sau khi ra trường không đáp ứng được yêu cầu của nhà
tuyển dụng. Đề tài “Những khó khăn trong việc học kỹ năng nói của sinh viên ngoại ngữ
hai tại Khoa Pháp - Trường Đại học Ngoại ngữ - ĐHQGHN và đề xuất giải pháp” được
thực hiện trên cơ sở lý thuyết và thực trạng học tập môn Tiếng Pháp cũng như thực hành
kỹ năng nói của các em sinh viên trong các tiết học ngoại ngữ hai. Nghiên cứu này nhằm
mục đích khảo sát những khó khăn các em gặp phải khi thực hành kỹ năng nói bị gây ra
bởi sự hạn chế vốn từ vựng - ngừ pháp, thời lượng tiết học quá ít dẫn đến không có nhiều
thời gian luyện nói, một số em bị ảnh hưởng bởi tâm lý tự ti và nhút nhát do đây là ngoại
ngữ thứ hai các em học tập.
Là một giảng viên Bộ môn Ngoại ngữ hai, tôi nhận thấy rằng mình cần truyền cho các em
sinh viên nhiều năng lượng tích cực và niềm yêu thích với môn Tiếng Pháp, không chỉ coi môn
học này là một học phần để qua môn, mà điều tôi muốn hướng tới đó là giúp các em yêu tiếng
Pháp và có dam mê với môn ngoại ngữ thứ hai này. Đó là lí do tôi chọn đối tượng nghiên cứu
là các em sinh viên ngoại ngữ hai để có thể nám rõ thực trạng học tập của các em cũng như
phần nào khắc phục những khó khăn, hạn chế mà các em gặp phải trong quá trình học ngoại
ngữ hai, đặc biệt là kỹ năng diễn đạt nói.
Trong nghiên cứu này, tôi sẽ đưa ra một khung lý thuyết để làm cơ sở cho việc nghiên
cứu bàng cách tập trung vào việc chứng minh và giải thích các vấn đề nghiên cứu dựa trên
các khía cạnh lý thuyết và thực tiễn. Sau đó, tôi sẽ đưa ra các phương pháp, mục tiêu và giả
thuyết của nghiên cứu. Từ đó, bài nghiên cứu sẽ có một cái nhìn tổng quát và khách quan
nhất mô tả thực trạng thực hành kỹ năng nói của các em sinh viên ngoại ngữ hai, Trường
Đại học Ngoại ngừ - ĐHQGHN và những khó khăn mà các em gặp phải. Cuối cùng, tôi
sẽ kết thúc bài nghiên cứu bàng một số kết luận cụ thể và đề xuất những giải pháp nhàm
nâng cao kỹ năng diễn đạt nói của các em sinh viên để nâng cao chất lượng dạy và học
trong nhà trường.
2. MỤC ĐÍCH, CÂU HÒI VÀ GIẢ THUYẾT NGHIÊN cứu

Mục đích nghiên cứu


Đề tài nghiên cứu được thực hiện nhàm đánh giá thực trạng năng lực nói tiếng Pháp của
sinh viên ngoại ngừ hai tại Khoa Pháp - Trường ĐHNN - ĐHQGHN, nêu rõ những vấn đề khó
khăn và hạn chế các em gặp phải. Sau đó, nghiên cứu sẽ phân tích những thông tin và số liệu
thu thập được trong quá trình khảo sát đánh giá để có thể đề xuất những giải pháp góp phần
cải thiện kỹ năng nói tiếng Pháp cho các em sinh viên trong quá trình học tập Bộ môn Ngoại
ngữ hai tại trường đại học.
Câu hỏi nghiên cứu
- Những khó khăn mà sinh viên ngoại ngữ hai gặp phải trong khi thực hành kỹ năng nói là gì?
- Những biện pháp, khuyến nghị nhằm giúp sinh viên vượt qua những khó khăn gặp phải
trong khi luyện kỹ năng nói và nâng cao khả năng diễn đạt nói của mình là gì?
KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA NGHIÊN cửu VÀ GIẢNG DẠY NGOẠI NGỮ, NGÔN NGỮ VÀ QUỐC TẾ HỌC TẠI VIỆT NAM 309

Giả thuyết nghiên cứu


- Sinh viên ngoại ngữ hai Trường ĐHNN - ĐHQGHN còn gặp nhiều hạn chế trong việc
nói tiếng Pháp, dẫn đến các phương pháp học tiếng Pháp còn chưa được hiệu quả. Những khó
khăn ấy có thể bắt nguồn từ vốn từ vựng - ngữ pháp, thời lượng tiết học quá ít dẫn đến không
có nhiều thời gian giảng viên luyện phát âm cho các em, một số em bị ảnh hường bời tâm lý tự
ti và nhút nhát không dám trình bày trước đám đông.
- Xây dựng vốn từ vựng phong phú, luyện tập cách phát âm chính xác, nói đúng ngữ điệu,
động viên và tạo động lực cho các em trình bày có thể là những giải pháp để cải thiện kỹ năng
nói cho sinh viên ngoại ngữ hai Trường ĐHNN - ĐHQGHN.
Phương pháp nghiên cứu
Mục tiêu của tôi là xác định những khó khăn và hạn chế trong việc thực hành nói cùa sinh
viên. Do đó, nghiên cứu của tôi sẽ dựa trên quan sát tại lớp học và mặt khác, khảo sát bàng
bảng câu hỏi được phân phát cho sinh viên.
Bài nghiên cứu này sử dụng phiếu khảo sát để thu tập thông tin từ 116 sinh viên ngoại
ngữ hai của lớp tiếng Pháp CLC và tiếng Pháp B1 tại Khoa Tiếng Pháp - Trường ĐHNN -
ĐHQGHN qua 2 phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp điều tra thông qua phiếu câu hỏi cho sinh viên.
- Phương pháp phân tích định tính.
Công cụ nghiên cứu bao gồm bảng hỏi điều tra và phỏng vấn sinh viên. Câu hỏi khảo sát
được chia thành hai phần, phần đầu là những câu trắc nghiệm nhiều lựa chọn và một số câu hỏi
điền vào chỗ trống nhàm khai thác sự đánh giá về độ khó của kỹ năng nói, trong đó có hai câu
hỏi mở tạo cơ hội cho đối tượng nghiên cứu có thể liệt kê những khó khăn gặp phải trong quá
trình học nói tiếng Pháp. Phần thứ hai giúp sinh viên tìm ra những biện pháp hợp lý để cải thiện
kỳ năng nói bao gồm 5 câu hỏi liên quan đến các phương pháp sinh viên đã và đang áp dụng
trong việc học nói và phân loại sự hiệu quả của các phương pháp đó. Ngoài ra tôi còn thực hiện
quá trình quan sát lớp tiếng Pháp CLC, tiếng Pháp BI của mình trong tiết học nói và phỏng
vấn các em sinh viên ở các trình độ khác nhau để có được kết quả nghiên cứu khả quan nhất.
3. Cơ SỞ LÝ THUYẾT

3.1. Định nghĩa về kỹ năng diễn đạt nói

Nói là một hành động tạo ra âm thanh. Chúng ta có thể định nghĩa ràng “nói” có nghĩa là trò
chuyện, hoặc thể hiện suy nghĩ và cảm xúc của một người bàng ngôn ngữ, thường ngụ ý truyền
đạt một thông tin nào đó.
Kỹ năng nói là kỹ năng mềm cho chúng ta khả năng giao tiếp hiệu quả, cho phép người nói
truyền tải thông điệp và suy nghĩ của mình. Kỹ năng nói trước đám đông là một hình thức giao
tiếp đặc biệt với mục đích truyền tải thông tin, chia sẻ kinh nghiệm hay kêu gọi hành động.
Đây là kỹ năng mềm đòi hỏi khả năng giao tiếp tốt, nhiệt tình và biết tương tác với người nghe.
Đó là lý do vì sao khi học một ngoại ngữ đây được coi là một kỹ năng cần rèn luyện rất nhiều
trong quá trình học tập.
310 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA NGHIÊN cứu VÀ GIẢNG DẠY NGOẠI NGỮ, NGÔN NGỮ VẦ QUỐC TẾ HỌCTẠI VIỆT NAM

Nói là một trong nhũng kỹ năng quan trọng nhất khi học một ngoại ngữ, mang tính phản
xạ, giúp người học sử dụng được ngoại ngữ để bày tỏ ý kiến, suy nghĩ và cảm xúc với người đối
diện, người nghe. Như vậy, có thể khẳng định ràng, kỹ năng nói góp phần củng cố thêm kỹ năng
nghe của người học, giúp tăng cường vốn từ vựng và luyện tập các kĩ năng có liên quan. Chính
vì vậy, rất nhiều sinh viên Việt Nam khi học ngoại ngữ đều mong muốn được học tập và thực
hành nhiều để nâng cao kỹ năng nói nhằm giúp ích cho việc học tập và làm việc trong tương lai.
Gérard Baulieu (2014) nhận xét về tầm quan trọng của kỹ năng nói:
Khả năng nói lưu loát và khả năng giao tiếp, tranh luận bằng miệng là một yếu tổ cần thiết
cho sự thành công trong xã hội và nghề nghiệp, trong khi ngược lại, sự hạn chế về giao tiếp
và kỹ năng nói cản trở nhiều cơ hội trong công việc và cuộc sống, khiến ta khó có được thành
công hơn. (tr. 56)
3.2. Định nghĩa về kỹ năng diễn đạt nói trong lớp học ngoại ngữ

Laíồntaine Lizzane (2005) đã định nghĩa kỹ năng nói như sau:


Việc dạy nói khác với dạy viết, nghe hiểu, ngữ pháp hoặc đọc, bời vì kỹ năng này cần
quan tâm đến cả ngôn ngừ tự phát của học sinh và ngôn ngữ duy trì của nó. Theo đó, việc dạy
nói không có ý nghĩa và hiệu quả nếu nó không được kết họp tự nhiên vào môi trường sống và
giao tiếp thường ngày. Do đó, giáo viên cần lấy học sinh làm trung tâm và cung cấp kiến thức
cũng như các kỹ năng cần thiết để học sinh hiểu và áp dụng giao tiếp bàng miệng có tổ chức.
Việc dạy kỹ năng nói cần dựa trên quan sát thực tế tại lóp học, thấu hiểu nhu cầu và khả năng
ngôn ngữ của mỗi cá nhân để tiếp cận được chính xác trình độ ngoại ngữ của các em. (tr. 101)
Theo Jean-Franẹois Halté (2005), diễn đạt nói được coi như:
Kỹ năng nói không chỉ đơn thuần là học sinh đứng lên phát biểu mà còn là sự lắng nghe, sử
dụng ngôn ngữ cơ thể và thể hiện bản thân trong các tình huống đa dạng nhất. Diễn đạt nói đóng
một vai trò rất quan trọng trong việc làm chủ ngôn ngữ. Đây là lý do tại sao giáo viên nên tổ chức
nhiều tình huống giao tiếp và các tiết học luyện nói trong mỗi buổi dạy của mình. (tr. 32)
Marianne Gullberg (2005) miêu tả về kỹ năng diễn đạt nói trong lớp học ngoại ngữ:
Kỹ năng diễn đạt bàng miệng trong lớp học ngoại ngữ sau khi đạt được sẽ cho phép người
học có thể truyền đạt ý nghĩ, lập luận của bản thân thông qua những chủ đề nói giáo viên yêu
cầu, có thể là một cuộc đối thoại, một cuộc phỏng vấn hoặc một bài thuyết trình. Thồng qua
những tiết học nói, người học sẽ thực hành trong một tình huống giao tiếp, trình bày và bảo vệ
quan điểm của mình về mọi thứ bằng nhừng lập luận đơn giản. Hơn nữa, giáo viên có thể yêu
cầu người học Tóm tắt bàng miệng một văn bản, một đoạn video hoặc đoạn ghi ầm hoặc thê
hiện bản thân bằng lời nói trong những tình huống tương tự như những tình huống giao tiếp
thưcmg ngày mà các em sẽ gặp phải trong cuộc sống. (tr. 169)
4. NHỮNG KHÓ KHĂN TRONG VIỆC HỌC KỸ NĂNG NỚI CÙA SINH VIÊN NGOẠI NGỮ HAI TẠI KHOA TIẾNG PHÁP,
TRƯỜNG ĐHNN-ĐHQGHN
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là các em sinh viên ngoại ngữ hai của lớp tiếng Pháp
CLC và tiếng Pháp Bl, tương đương với trình độ bắt đầu cho người học ngoại ngữ, 99% các
em đều chưa biết tiếng Pháp, chỉ một số ít có tự học qua tại nhà nhưng cũng chưa nám vững
được nhiều kiến thức cơ bản.
KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA NGHIÊN cứu VẦ GIẢNG DẠY NGOẠI NGỮ, NGÔN NGỮ VÀ QUỐCTẾ HỌC TẠI VIỆT NAM 311

Nhìn chung, qua quá trình thực dạy tại các lớp học của minh và qua khảo sát bằng
phiếu điều tra, tôi nhận thấy rằng đại bộ phận sinh viên ngoại ngữ hai (90%) đều thừa
nhận gặp rất nhiều khó khăn và hạn chế trong quá trình luyện tập và thực hành kỹ năng
nói. Trong đó 70% sinh viên cho rằng các chủ đề nói quá khó và các em không nắm vững
được vốn từ vựng, số sinh viên còn lại (30%) cho rằng các em gặp phải các vấn đề liên
quan đến tâm lý và những trở ngại khác mặc dù giáo viên đưa ra những chủ đề nói rất đơn
giản. Có nhiều nguyên nhân làm cho sinh viên đánh giá kỹ năng nói là khó nhất như nền
tảng từ vựng chưa vững, khả năng vận dụng ngữ pháp chưa linh hoạt, việc rèn luyện chưa
được chú trọng và thường xuyên do thời lượng học trong tuần chỉ có một buổi. Kỹ năng
nói cũng là kỹ năng mà sinh viên khó tự đánh giá mức độ tiến bộ của bản thân, vì không
có đáp án chính xác như kỹ năng nghe, đọc, viết,...Muốn nhận ra sự tiến bộ rõ ràng, sinh
viên cũng phải trải qua một thời gian luyện tập lâu dài và kiên trì cũng như thực hành vào
nhiều tình huống giao tiếp trong thực tế.
4.1. Phân tích qua quá trình quan sát
Qua quá trình quan sát và giảng dạy các lớp học ngoại ngữ hai, tôi nhận thấy ban đầu sinh
viên rất hào hứng và hứng thú trong những tiết học nhưng chỉ một số ít rất thoải mái và tham
gia trong lớp học, còn lại các em chỉ quan sát những người khác và rất thụ động phát biểu cũng
như trình bày bài nói. Tôi cũng nhận thấy trong suốt quá trình thực hành kỹ năng nói, một khó
khăn lớn đối với đa số sinh viên là các em không thể xây dựng được các câu đơn giản vì vốn
từ vựng còn rất hạn chế. Các em sinh viên không diễn đạt được hoàn chỉnh một câu rõ ràng và
thể hiện điều các em muốn nói, do đó đa số sinh viên hay gặp phải lỗi sai “Mot-à-mot”, nghĩa
là dịch từng từ một từ tiếng Việt sang tiếng Pháp và ghép lại thành một câu rất dập khuôn. Do
vốn từ vựng còn ít, nên trong những tiết thực hành nói, các em hay sử dụng song song từ điển
và điều đó dẫn đến những lỗi sai về ngữ pháp vì không phải mẫu câu nào dịch ra tiếng Pháp
trên các website cũng chính xác, thậm chí có những phần chia động từ các em chưa được học
nhưng vẫn sử dụng trong bài nói của mình.
Thứ hai, tôi nhận thấy ở các em sinh viên ngoại ngữ hai là các bạn chưa có được kỹ năng
trình bày một bài nói tốt, ngoài việc những lỗi sai về từ vựng, ngữ pháp, chia động từ hay cách
phát âm thì đến 90% sinh viên gặp khó khăn khi thuyết trình bài nói của mình. Các em có nhiều
hạn chế trong việc thể hiện bản thân và nói một cách tự tin, hầu hết sinh viên phụ thuộc quá nhiều
vào việc chuẩn bị văn bản, ở nhà hoặc ở lớp, và thay vì các em phải nói, phải trình bày và thuyết
trình bằng miệng thì phần lớn thời gian phần diễn đạt bằng miệng được chuyển thành bài đọc.
Thứ ba, một nhận xét rất quan trọng nữa, đó là các em thường gặp các vấn đề về tâm lý
như sợ sân khấu, nhút nhát, căng thẳng và tự ti trước đám đông do các em sợ nói chưa đúng,
phát âm sai, sợ giáo viên không hài lòng hay các bạn cùng lớp chê cười. Do đó, các em không
tự nguyện tham gia vào tiết học nói và giáo viên phải chỉ định từng em nói hoặc trả lời một câu
hỏi và thực hiện một số hoạt động giao tiếp, điều đó khiến các em trở nên thụ động và ngày
càng sợ trình bày nói. Dựa trên quan sát của tôi trên lớp, tôi có thể khẳng định rằng những khó
khăn của sinh viên đối với việc diễn đạt nói liên quan chủ yếu đến vốn từ vựng - ngữ pháp và
cách phát âm. Khó khăn về từ ngữ tăng lên trong quá trình các em chuẩn bị hoạt động nói, để
diễn đạt suy nghĩ của mình, các em phải tìm kiếm rất nhiều từ vựng và nghĩa của chúng trong
từ điên hoặc trên mạng, thậm chí đây là những từ giáo viên đã dạy các em trên lớp. Ngoài ra,
tôi quan sát thấy một số sinh viên gặp khó khăn khi phát âm các từ nối, một số sinh viên do
kiến thức ngữ âm còn mỏng, khó phát âm một số từ gần nhau, lơ là ngữ điệu và lạc giọng nên
312 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA NGHIÊN cứu VÀ GIẢNG DẠY NGOẠI NGỮ, NGÔN NGỮ VÀ QUỐCTẾ HỌC TẠI VIỆT NAM

các em cần phải cố gắng rất nhiều để cải thiện cách phát âm của mình. Các khó khăn về ngữ
pháp thường liên quan đến nhận dạng giới tính, vì tiếng Pháp đặc biệt ở chỗ các em sẽ phải
phân biệt được đâu là giống đực và giống cái, thường các lỗi ngữ pháp phổ biến nhất là phần
chia động từ, theo sinh viên vẫn còn khó và phức tạp.
4.2. Phân tích qua phiếu điều tra khảo sát:

* Các em có cảm thấy tiếng Pháp là một ngoại ngữ khó hay không?

CÓ KHÔNG

Biểu đồ 1. Độ khó của tiếng Pháp đối với sinh viên

https://docs. google. com/document/d/1 R 7fzpozXfKFP0ZKvHCha 7hxvxMQN6 7Ks/edit?usp =sharing


&ouid=10670048ỉ290241433794&rtpof=true&sd=true

Đa số sinh viên ngoại ngữ hai (90%) cho rằng tiếng Pháp không dễ và khó hơn ngoại ngữ
chính của các em rất nhiều, có nhiều lý do được các bạn sinh viên đưa ra như các em phải phân
biệt giống đực, giống cái, nhũng quỵ tắc chia động từ hay ngữ pháp đều phức tạp hơn và nhiều
quy tắc phải ghi nhớ. 10% còn lại nhận định dù tiếng Pháp khó nhưng có những phần từ vụng
khá dễ nhớ do có nhiều từ tương đồng với tiếng Anh và chi khác cách phát âm.
* Em có gặp khó khăn khi thực hành kỹ năng nói bằng tiếng Pháp không?
so

0
r
(---------------------------- I----------------------------I--------------------------- I---------------------------- 1

NHIỀU RÁT ÍT

Biểu đố 2. Mức độ khó khăn sinh viên gặp phải khi nói tiếng Pháp

https://docs.google.eom/document/d/i' R7fzpozXfK.FP0ZKvHCha7hxvxMQN67Ks/edit?usp=sharing
&ouid=106700481290241433794&rtpof=true&sd=true
KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA NGHIÊN cứu VÀ GIẢNG DẠY NGOẠI NGỮ, NGÔN NGỮ VÀ QUỐC TẾ HỌCTẠI VIỆT NAM 313

Qua câu hỏi khảo sát trên, dữ liệu tôi thu thập được cho thấy rằng tất cả sinh viên ngoại
ngữ hai (100%) đều gặp khó khăn khi thực hành kỹ năng nói trong những tiểt học tiếng Pháp
vì đầu vào của các em hầu như là tiếng Anh, nên việc học nói một ngoại ngữ thứ hai không thể
tránh khỏi những khó khăn và hạn chê. Trong các lớp ngoại ngữ hai được khảo sát, 76% sinh
viên nhận thấy mình gặp nhiều khó khăn và chỉ có 24% sinh viên cho ràng gặp rất ít khó khãn
trong quá trình học nói bộ môn ngoại ngừ hai này.
* Các em có mắc các lỗi sai khi nói tiếng Pháp không?
120

100

so

60

40

20

0
CÓ KHÔNG

Biểu đổ 3. Lỗi sai khi học kỹ năng nói

https://docs.google. com/docnment/d/1R 7fapozXJKFP0ZKvHCha 7hxvxMQN6 7Ks/edit?usp =sharing


&ouid= 10670048129024ì 433 794&rtpof=trne£sd=trĩie

98% sinh viên thừa nhận mắc lỗi khi nói tiếng Pháp, và chỉ 12% khẳng định không mác
lỗi nhưng tôi nhận thấy rằng do các em chưa nhận ra được lỗi sai của mình, vì so với các kỹ
năng khác như nghe, đọc, viết hay từ vựng-ngừ pháp thì kỹ năng nói không có đáp án chính
xác nào cho bài diễn đạt nói cả, đó là lí do một số em chưa thể nhận ra các lồi sai của mình khi
trình bày bài nói.
* Những vấn đề sinh viên thường gặp khi hoàn thành một câu hoàn chỉnh trước khi nói:
S4

itrvụNG NGỬPHÁP

Biểu đồ 4. Khó khăn về năng lực ngôn ngữ

https://docs.googỉe. com/document/d/1R 7fzpozXftCFP0ZKvHCha 7hxvxMQN6 7Ks/edit?usp=sharing


&ouid=10670048129024143 3794&rtpof=true£sd=true
314 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA NGHIÊN cứu VÀ GIẢNG DẠY NGOẠI NGữ, NGÔN NGỮ VÀ QUỐC TẾ HỌCTẠI VIỆT NAM

Chúng tôi nhận thấy rằng sinh viên thừa nhận gặp khó khăn ở các mức độ khác nhau trong
diễn đạt nói, đặc biệt còn rất nhiều hạn chế vì vốn từ vựng chưa đa dạng và phong phú (82%),
75% các em cho rằng các quy tắc ngữ pháp minh chưa nắm vững cũng như thực hành được
thành thạo và nhuần nhuyễn. Từ đó gây nên rất nhiều lỗi sai trong bài nói của mình.
Sinh viên ngoại ngữ hai không có nền tảng từ vựng tốt, chưa có khả năng nghe phù hợp và
hiểu biết nhất định về cấu trúc ngữ pháp nên quá trình học tập và rèn luyện kỹ năng nói sẽ khó
khăn hơn rất nhiều vì từ vựng giúp người nói truyền tải đúng ý nghĩ và nội dung cần trao đổi,
trong khi ngữ pháp có ảnh hưởng đến quá trình thành lập câu chữ trong giao tiếp thông qua lời
nói một cách ngắn gọn, dễ hiểu và hiệu quả.
Các vấn đề về ngữ pháp sinh viên ngoại ngữ hai gặp khó khăn đó là việc tuân thủ chính xác
các quy tắc ngữ pháp, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến cú pháp như các họp âm và cấu tạo
câu, với sự lựa chọn các ngôi thứ, các thì khi chia động từ. Cú pháp là một phần của ngữ pháp và
cũng là một trong những yếu tố mà sinh viên loay hoay rất nhiều để viết được các câu tiếng Pháp
chính xác. Các em gặp khó khăn trong việc sáp xếp các từ một cách logic và xây dựng thành một
câu hoàn chỉnh, nhất là trong cách chia các động từ tiếng Pháp. Đây là một trong những vấn đề
lớn đối với sinh viên ngoại ngữ hai. Gặp khó khăn trong việc chia động từ tốt, sinh viên khó hình
thành được các câu đúng, yếu tố này dẫn đến kỹ năng nói của các em bị hạn chế. Neu sinh viên
nắm vững các động từ và cách chia của chúng tốt cũng như các kiến thức ngữ pháp vững vàng
thì kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Pháp của các em sẽ được cải thiện đáng kể.

* Những thói quen dịch của sinh viên

BỘ SỐ TỪ DỊCH

Biểu đồ 5. Thói quen dịch của sinh viên

https://docs. google. com/document/d/lR 7fzpozXJKFP0ZKvHCha7hxvxMQN6 7Ks/edìt? usp -sharing


&ouid=10670048129024 1433794&rtpof=true&sd=true

Hầu hết tất cả các em (86%) đều có thói quen dịch từ tiếng Việt sang tiếng Pháp để diễn
đạt ý tưởng của mình, trong đó 6% khồng cần dịch bất cứ điều gì, bộ phận này thuờng rơi
vào các bạn sinh viên đã từng học qua tiếng Pháp và có một chút căn bản về từ vựng cũng
như ngữ pháp. Dịch các từ mới đã trở thành thói quen của bât cứ sinh viên nào khi tiêp cận
một ngoại ngữ mới mẻ, qua phiếu điều tra khảo sát tôi thu thập được, kêt quả cho thây đên
76% các em dịch toàn bộ các từ mà mình không biết từ tiếng Việt sang tiếng Pháp, 15% dịch
một vài từ và chỉ có khoảng 6% các em vận dụng vốn từ vựng có sẵn và đà được dạy để hoàn
thành bài nói của mình.
KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA NGHIÊN cứu VÀ GIẢNG DẠY NGOẠI NGỮ, NGÔN NGỮ VÀ QUỐC TẾ HỌC TẠI VIỆT NAM 315

Kết quả trên cho thấy rằng sinh viên ngoại ngữ hai còn rất thụ động và hạn chế nhiều về
mặt từ vựng, một số từ các em đã được học nhưng do thói quen lười và thích tra từ điển nên
các em luôn có thói quen dịch cả một đoạn dài sang tiếng Pháp và sau đó học thuộc để trình
bày bài nói của mình.
* Những khó khăn các em sinh viên gặp phải khi trình bày bài nói

Biểu đổ 6. Khó khăn khi trình bày bài nói

https://docs.googỉe. com/document/d/lR7fzpozXJKFP0ZKvHCha 7hxvxMQN6 7Ks/edìt?usp =sharing


&ouid= 106700481290241433794&rtpof=true&sd=true

Theo thống kê của phiếu điều tra, nhịp điệu là khó khăn đặt ra nhiều vấn đề nhất đối với
sinh viên ngoại ngừ hai với 48%, sau đó đến cách phát âm với 36%. Ngữ điệu và cách nối âm
của các từ cũng là những trở ngại đối với các em khi trình bày bài nói. Hầu hết sinh viên gặp
khó khăn khi phát âm đúng tiếng Pháp, vấn đề này liên quan đến thực tế là có những từ trong
tiếng Anh các em viết giống tiếng Pháp nhưng phát âm thì khác hoàn toàn, do đó khi bắt gặp
một từ ngữ giống nhau như vậy các em thường có thói quen phát âm theo tiếng Anh theo phản
xạ, đây là điều tôi hay gặp nhất khi dạy phát âm cho các bạn sinh viên ngoại ngừ hai. Tiếng
Pháp cũng được nhận định là một ngôn ngữ không dễ khi học phát âm các từ ngữ, đối với các
em sinh viên khoa khác (ngoài Khoa Tiếng Anh), các em còn gặp nhiều khó khăn trong cách
phát âm hơn vì có những trọng âm rất khó đọc.
* Tâm lý của sinh viên ngoại ngữ hai trong những giờ học nói tiếng Pháp

HẢO HỨNG XÁU HỔ KHÔNG


THOẢI NĨẢI

Biểu đồ 7. Tâm lý của sinh viên trong giờ học nói

https://docs.google. com/document/d/1 R 7fzpozXfKFP0ZKvHCha 7hxvxMQN6 7Ks/edit?usp=sharing


&ouid=10670048129024143 3794&rtpof=true&sd=true
316 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA NGHIÊN cửu VÀ GIẢNG DẠY NGOẠI NGỮ, NGÔN NGỮ VÀ QUỐC TẾ HỌCTẠI VIỆT NAM

Kết quả khảo sát của câu hỏi này đối với sinh viên gần như ngang nhau, 30% các em cảm
thấy hào hứng khi giáo viên chỉ định phát biểu trong lớp, 35% cảm thấy xấu hổ, tự ti khi phải
nói và chỉ 5% sinh viên thừa nhận mình cảm thấy không thoải mái khi phải phát biểu hay trình
bày bài nói trước lớp.
* Tổng hợp những yếu tố dẫn đến khó khăn của sinh viên khi thực hành nói:

LƯỢNG
MÒN HỌC

Biểu đồ 8. Tồng hợp những yếu tô khó khăn khi thực hành nói

https://docs.google.com/dociiment7d/ỉ R7fzpozXfKFP0ZKvHCha7hxvxMQN67Ks/edit?usp=sharing
&ouid=106700481290241433794&rtpof=true&sd=true

Qua biểu đồ trên, có thể thấy rổ lý do cản trở sinh viên diễn đạt nói chủ yếu là do tâm lý
(chiếm đến 61%), sau đó là khả năng diễn đạt ngôn ngữ chiếm 35% và thời lượng môn học
ngoại ngữ hai còn quá ít (29%).
Với nhừng lớp ngoại ngữ hai tôi từng giảng dạy, tôi nhận thấy rằng thời lượng dành cho
học phần này của các em còn hạn chế, mỗi tuần chỉ có một buổi, tưorng đưong khoảng 4 tiết.
Trong 4 tiết học đó, giáo viên phải phân bổ các kỹ năng sao cho các em được rèn luyện đầy đủ
cả bốn kỹ năng nghe - nói - đọc - viết, chưa kể phải rèn luyện cho sinh viên thêm từ vựng và
ngữ pháp. Các em phải bát nhịp với một ngôn ngữ hoàn toàn mới mẻ, điều này gây nên không
ít trở ngại cũng như cản trở trong quá trình học tiếng Pháp của các bạn sinh viên ngoại ngữ hai.
4.3. Phân tích qua quá trình phỏng vấn một số sinh viên

Có những sinh viên khi được phỏng vấn đà trả lời ràng nhiều giáo viên còn quá chú trọng
việc giải thích ngữ pháp, từ vựng hay làm các bài tập trong sách mà chưa chú trọng tổ chức
các hoạt động nâng cao kỹ năng nói cho các em. Đến 45% sinh viên được tôi phòng vấn thừa
nhận rằng các em được rèn luyện kỹ năng đọc và kỹ năng viết thường xuyên hon kỹ năng nghe
và kỹ năng nói. Điều này có thể lý giải do dịch Covid-19 diễn biến phức tạp nên việc tổ chức
lớp học trực tuyến cũng là một hạn chế để giáo viên có thể tổ chức được nhiều hoạt động rèn
luyện kỹ năng nói cùng sinh viên.
Ngoài những khó khăn về tâm lý và nàng lực ngôn ngữ, khi tôi phỏng vấn một số sinh viên
ở các trình độ khác nhau thì kết quả nhận thấy rằng dù sinh viên đó có học lực khá hay còn yếu
kém thì các em đều thừa nhận mình chưa có nhiều không gian giao tiếp và chưa được cọ xát
KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA NGHIÊN cửu VÀ GIẢNG DẠY NGOẠI NGƠ, NGÔN NGỮ VÀ QUỐC TẾ HỌCTẠI VIỆT NAM 317

vào các tình huống thực tế thường ngày để luyện nói. Trong số những sinh viên được phỏng
vấn, 57% các em đã từng tham gia vào các nhóm trên Facebook, Zalo hay các diễn đàn tiếng
Pháp nhưng cũng không cải thiện được nhiều. Một số em học lực tốt và chăm chỉ hon còn dành
thời gian tìm tòi các bộ phim và bài hát tiếng Pháp để luyện phát âm của mình nhưng khi được
phỏng vấn về hiệu quả của biện pháp này thì đến 62,7% sinh viên trả lời rằng việc tự luyện phát
âm và tự nói một mình không thể hiệu quả như khi có giảng viên hướng dẫn và chỉnh sửa. Vì
vậy, đại đa số sinh viên được phỏng vấn (90%) đều nhận thấy vai trò rất quan trọng của giảng
viên trong việc cải thiện kỹ năng nói cho các em. Hơn nữa, các em rất thích thú và hài lòng với
các bài tập dự án lớn thay vì kiểm tra nói trên lóp, tôi thường giao cho sinh viên các bài tập dự
án để các bạn tham gia vào các tình huống thực té và quay lại các video giao tiếp với người
nước ngoài, phương pháp này được 95,7% sinh viên khi phỏng vấn thừa nhận sự hiệu quả vượt
bậc để cải thiện kỹ năng nói.
5. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP

Kỹ năng nói là một trong bốn kỹ năng khi học một ngôn ngữ mà người học cần chú trọng
và rèn luyện mỗi ngày. Mỗi chúng ta cần phải hiểu và xác định rõ việc rèn luyện kỹ năng nói
không chỉ giúp cải thiện kỹ năng diễn đạt nói mà còn phát triển được những kỹ năng khác như
kỹ năng nghe hiểu, kỹ năng đọc hiểu. Qua bài viết này, tôi xin đưa ra một số giải pháp nâng cao
kỹ năng nói cho sinh viên ngoại ngữ hai Trường Đại học Ngoại ngữ - ĐHQGHN:
- về phía giảng viên:

• Mỗi giảng viên cần tiếp tục nâng cao ý thức học hỏi đồng nghiệp để không ngừng đổi
mới phương pháp giảng dạy. Tất cả giảng viên cần có sự họp tác, chia sẻ kinh nghiệm với đồng
nghiệp để tìm ra phương pháp giảng dạy tối ưu áp dụng vào từng bài giảng. Ngoài ra, cần sử
dụng nhiều nguồn tài liệu khác nhau, có độ khó dễ khác nhau để phù hợp với từng trình độ của
sinh viên, không làm cho sinh viên khá nhàm chán đồng thời sinh viên yếu không nản.
• Tận dụng mọi thời gian nghỉ để đọc kĩ đề và định hướng nội dung của chủ đề nói trong
tiết học tới bằng cách tổ chức cho sinh viên thảo luận ngán về chủ đề này, tìm các từ vựng liên
quan đến chủ đề. Sau đó tổng hợp lại và cung cấp cho các em những trường từ vựng liên quan
đến chủ đề nói bằng các bức tranh, hình ảnh để các em dễ nhớ từ vựng hơn.
• Giảng viên cần động viên và tạo động lực cho sinh viên để các em bớt căng thẳng, áp
lực và đặt nặng vấn đề điểm số, có như vậy sinh viên mới thực sự tự tin và không còn sợ mỗi
khi đến tiết học nói. Hơn nữa, giảng viên nên nhấn mạnh tầm quan trọng của năng lực nói trong
việc học ngoại ngữ.
• Người dạy cần khuyến khích sinh viên rèn luyện và tự học bên ngoài giờ học chính,
những giờ giải lao có thể cung cấp cho các em một số bài hát, bộ phim hay hoặc những mẩu
truyện sinh động vì giải trí là con đường dễ nhất để học ngoại ngữ và đặc biệt là nâng cao vốn
từ vựng - ngữ pháp cũng như cho các em nghe được chính xác cách phát âm của tiếng Pháp.
- về phía sinh viên:
• Người học cần tận dụng mọi cơ hội để có thể luyện nói, cả trong lớp lẫn ngoài lớp học,
nâng cao ý thức tự học ở nhà, kể cả luyện phát âm thật chuẩn những từ đã học. Các em có thể
318 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA NGHIÊN cứu VÀ GIẢNG DẠY NGOẠI NGỮ, NGÔN NGỮ VÀ QUỐC TẾ HỌCTẠI VIỆT NAM

tham gia các câu lạc bộ tiếng Pháp của Khoa, của các trung tâm Pháp ngữ vì đây là những môi
trường rất năng động, cởi mở để các em có thể nâng cao khả năng trao đổi, thảo luận bàng
tiếng Pháp.
• Nâng cao năng lực ngôn ngữ: Trên thực tế, sinh viên gặp nhiều khó khăn về mặt học
thuật do năng lực ngôn ngữ, đặc biệt là vốn từ vựng và ngữ pháp còn hạn chế. Vì vậy sinh viên
cần tăng cường trau dồi vốn từ vựng của mình bằng cách tham gia vào các tình huống thực tế
trong cuộc sống thường ngày. Tôi khuyến khích các em sinh viên ngoại ngữ hai tôi từng giảng
dạy đến những địa điểm du lịch hoặc trung tâm thành phố, nơi có mật độ khách du lịch khá
đông để có thể thực hành khả năng ngoại ngữ của mình. Đây được coi là một “lớp học” rất
hiệu quả và qua thực tế giảng dạy, những sinh viên thực hành nói với người nước ngoài có khả
năng nói tốt hơn các bạn chỉ học ngoại ngữ trên lóp rất nhiều. Qua quá trinh giảng dạy, tôi đã
tạo điều kiện cho một số em thực tập với nhiều vị trí (lễ tân, nhà hàng) tại khách sạn nhà mình
cũng như đưa các em gặp gỡ và giao lưu với nhiều du khách tiếng Pháp và nhận được những
phản hồi vô cùng tích cực, các bạn không còn rụt rè, tự ti mà nói năng lưu loát hơn, có hứng
thú với tiếng Pháp hơn và ngày càng tự tin trong giao tiếp.
• Tham gia vào các nhóm hội trên Facebook, Zalo, các diễn đàn nói tiếng Pháp để được
kết bạn, giao lưu và học hỏi với các bạn học tiếng Pháp trên cả nước: Với cách học này, các
em sẽ tiếp xúc với các bạn cùng chang lứa, cùng môi trường nên có thể dễ dàng vượt qua
được tâm lý ngại ngùng như khi nói tiếng Pháp với giáo viên. Hơn nữa các em có thể xây
dựng được nhiều mối quan hệ hữu ích để trao đổi việc học tập cũng như giúp đỡ lẫn nhau
trong công việc sau này.
• Do có sự liên thông giữa nghe hiểu với một số kỹ năng khác, quá trình luyện nói nên
được thực hiện trên cơ sở kết họp trau dồi cùng các kỹ năng nghe hiểu, đọc hiểu. Ngoài ra,
người học cũng cần đọc thêm nhiều tài liệu sách báo liên quan đến nhiều chủ đề khác nhau để
mở rộng vốn kiến thức nền về các vấn đề kinh tế xã hội của mình bằng cách nghe các chương
trình nước ngoài trên TV, tin tức trên radio, xem các bộ phim, nghe nhạc bàng tiếng Pháp.

6. KẾT LUẬN

Có thể nói rằng kỹ năng nói có vai trò hết sức quan trọng trong quá trình học ngoại ngữ
vì nó có tác động rất tích cực đến các kỹ năng khác như nghe hiểu, đọc hiểu và viết. Chủ đề
nghiên cứu của chúng tôi được phát triển nhàm mục đích khám phá thực tế những khó khăn
sinh viên ngoại ngữ hai gặp phải khi diễn đạt nói trong lóp.
Dựa trên thực tế các lóp học mình đang giảng dạy, tôi đã triển khai nghiên cứu này vì nhận
thấy các em sinh viên ngoại ngữ hai còn gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình rèn luyện kỹ năng
nói tiếng Pháp. Qua cuộc khảo sát với sinh viên ngoại ngữ hai cũng như qua quá trình giảng dạy
các lóp học và phỏng vấn một số em, tôi nhận thấy ràng người học gặp khá nhiều khó khăn trong
quá trình học nói. Kết quả từ khảo sát chỉ ra ràng, những khó khăn chủ yếu mà sinh viên gặp phải
khi học kỹ năng nói liên quan đến kiến thức ngôn ngữ còn nhiều hạn chế, vốn từ vựng và ngừ
pháp các em chưa nắm chắc được trong khi thời lượng dành cho học phần này còn quá ít trong
một tuần, hơn nữa nhiều bạn vẫn còn tâm lý rụt rè, tự ti mỗi khi trình bày nói.
KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA NGHIÊN cứu VÀ GIẢNG DẠY NGOẠI NGỮ, NGÔN NGỮ VÀ QUỐC TẾ HỌCTẠI VIỆT NAM 319

Đẻ khắc phục những khó khăn trên, bài nghiên cứu của tôi đã đề xuất một số giải pháp
thích hợp để việc học kỹ năng nói của sinh viên được tích cực và hiệu quả hơn trong lớp học.
Để học tốt một ngôn ngữ đặc biệt là một ngoại ngữ hai, sinh viên rất cần sự tận tâm, định
hướng nhiệt huyết của giảng viên để các em có thêm cảm hứng với một thứ tiếng khác. Tuy
nhiên, điều quan trọng là bản thân người học phải kiên trì, bền bỉ, lựa chọn phương pháp thích
hợp với trình độ của mình và cần nâng cao nhận thức quan trọng của kỹ năng nói trong quá
trình học ngoại ngữ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Baulieu, G. (2014), De l’oral dans notre enseignement: Pourquoi s 'interroger sur l’oral?. (p. 56).

2. Gullberg, M. (2005), L’expression orale et gestuelle de la cohẻsion dans le discours de locuteurs


langụe 2 dẻbutanís. Acquisition et interaction en langue étrangère. (p. 169).

3. Halté, J. F. (2005), L ’oral dans la classe: compẻtences, enseỉgnement, activitẻs. Paris, rHarmattan. (p. 32).

4. Lizzane, L. (2005), Laplace de la didactique de l ’oral en/ormation initiale des enseignants de/ranẹais
langue d’enseỉgnement au secondaỉre. Nouveau cahiers de la recherche en éducation VOỈ8. (p. 101).

PHỤ LỤC: PHIẾU KHẢO SÁT VÀ PHỎNG VẤN SINH VIÊN

Chào các em, cô là Âu Hà My, giảng viên Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Pháp, Trường Đại
học Ngoại Ngữ - ĐHQGHN. Hiện nay cô đang thực hiện một bài nghiên cứu khoa học nhằm
mục đích tìm hiểu thực trạng những khó khăn mà sinh viên ngoại ngữ 2 gặp phải khi thực hành
kỹ năng nói trên lớp. Qua nghiên cứu này, cô sẽ đưa ra một số giải pháp để cải thiện kỹ năng
nói cho các em sinh viên cũng như đề xuất một số phương pháp dạy và học nói hiệu quả mà
các giảng viên và các sinh viên đã áp dụng thành công. Để hoàn thành bài nghiên cứu này, cô
rất cần sự hỗ trợ từ các bạn sinh viên bằng cách trả lời một số câu hỏi dưới đây.
I. Đánh giá độ khó của kỹ năng nói
1. Em hiện đang là sinh viên năm............................ ?
□ 1 D2 D3 D4
2. Các em có cảm thấy tiếng Pháp là một ngoại ngữ khó hay không?
□ Không □ Có
3. Em có gặp khó khăn khi thực hành kỹ năng nói bằng tiếng Pháp không?
□ Không □ Rất ít □ Nhiều
4. Các em có mắc các lỗi sai khi nói tiếng Pháp không?
□ Không □ Có
5. Đe hình thành được một câu hoàn chỉnh trước khi nói, các em thường gặp những vấn
đề liên quan đến
□ Từ vựng □ Ngữ pháp
6. Liên quan đến vấn đề từ vựng, các em thường có thói quen nào dưới đây:
□ Dịch toàn bộ □ Dịch một số từ □ Không dịch
7. Những khó khăn các em gặp phải khi trình bày bài nói là gì?
□ Phát âm □ Ngữ điệu □ Nhịp điệu □ Nối âm
320 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA NGHIÊN cứu VÀ GIẢNG DẠY NGOẠI NGỮ, NGÔN NGỮVÀ QUỐC TẾ HỌCTẠI VIỆT NAM

8. Tâm lý của các em trong những giờ học nói tiếng Pháp như thế nào?
□ Hào hứng □ Xấu hổ □ Không thoải mái
9. Trong những tiết học nói trên lớp, giáo viên có chú trọng tổ chức các hoạt động nâng
cao kỹ năng nói như các kỹ năng đọc hiểu, nghe hiểu và viết hay không? Em có thể trình
bày và nêu lên quan điểm cá nhân của mình về vấn đề này.

10. Ngoài những khó khăn được khảo sát phía trên, em cảm thấy mình còn gặp những
cản trở nào dẫn đến kỹ năng nói còn hạn chế? (Thời lượng môn học, không gian giao tiếp,...)

II. Những biện pháp cải thiện kỹ năng nói cho sinh viên:
1. Em đã làm gì để cải thiện kỹ năng nói của mình?
□ Tham gia các nhóm trên Facebook, Zalo, các diễn đàn học tiếng Pháp.
□ Đốn những nơi nhiều khách nước ngoài để luyện nói.
□ Tìm những bộ phim, bài hát hay để luyện phát âm.
□ Trao đổi với giảng viên để tìm ra cách khắc phục hạn chế.
2. Em hãy đánh giá hiệu quả của các biện pháp mình đã và đang sử dụng để cải thiện và
nâng cao kỹ năng nói:
Biện pháp Mức dlộ hiệu1 quả
Tham gia các diễn đàn tiếng Pháp 1 2 3 4 5
1 2 3 4 5
Đến những nơi nhiều khách nước ngoài
1 2 3 4 5
Luyện phát âm bàng bộ phim, bài hát hay
1 2 3 4 5
Trao đổi với giảng viên 1 2 3 4 5

3. Ngoài những biện pháp trên, em có thể đưa ra một số biện pháp hợp lý để cải thiện kỹ
năng nói của mình:

4. Em nhận thấy vai trò của giảng viên như thế nào trong quá trình nâng cao kỹ năng nói
cho sinh viên?

5. Em yêu thích nhất điều gì trong phương pháp giảng dạy kỹ năng nói của giảng viên
KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA NGHIÊN cửu VÀ GIẢNG DẠY NGOẠI NGỮ, NGÔN NGỮ VÃ QUỐC TẾ HỌC TẠI VIỆT NAM 321

trên lớp? Và phương pháp nào đối với em là hiệu quả nhất và em mong muốn giảng viên
duy trì?
□ Kiến thức bài giảng đầy đủ, nhiều chủ đề nói phong phú.
□ GV giao các bài tập dự án bằng cách tham gia vào các tình huống thực tế.
□ GV cung cấp nhiều nguồn tài liệu đa dạng qua nhiều kênh.
□ Khác:

Xin chân thành cảm ơn các em đà hỗ trợ và hợp tác với cô!

You might also like