You are on page 1of 11

NHỮNG YẾU TỐ GÂY KHÓ KHĂN TRONG DIỄN ĐẠT NÓI

TIẾNG PHÁP CỦA SINH VIÊN NĂM NHẤT KHOA PHÁP


TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀ NỘI
SVTH: Nguyễn Mai Hương, 3P21
GVHD: ThS Nguyễn Hữu Ngọc Khánh

1. Đặt vấn đề

1.1. Tình hình thực tế

Trong quá trình học một ngôn ngữ, 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết là thước đo phản ánh khả
năng ngoại ngữ của một người. Trên thực tế, một người được cho là có khả năng ngoại ngữ tốt thể
hiện nhiều nhất thông qua quá trình giao tiếp bằng ngoại ngữ đó và cụ thể là qua khả năng tiếp thu
và diễn đạt nói. Để đạt được trình độ nói ngoại ngữ tốt đòi hỏi sự nỗ lực không ngừng của cả người
dạy và người học. Do đó, khi mới bắt đầu tiếp xúc với ngôn ngữ Pháp, sinh viên năm Nhất khoa
Pháp trường Đại học Hà Nội gặp rất nhiều khó khăn trong kỹ năng nói. Trên thực tế, điểm thi kỹ
năng nói chương trình 1A1 của sinh viên K21 khoa Pháp có tỉ lệ điểm thấp nhất so với các kỹ năng
còn lại. Trước thực trạng đó, tác giả đã tiến hành nghiên cứu những yếu tố gây khó khăn trong
diễn đạt nói tiếng Pháp của sinh viên năm nhất khoa ngôn ngữ Pháp hệ chính quy trường Đại học
Hà Nội để có cái nhìn tổng quan hơn về những khó khăn và tìm ra cách khắc phục giúp sinh viên
năm nhất khoa ngôn ngữ Pháp học tập hiệu quả hơn đặc biệt là trong kỹ năng diễn đạt nói tiếng
Pháp.

1.2. Câu hỏi nghiên cứu

Câu hỏi tác giả đặt ra trong nghiên cứu này là:

Những yếu tố nào gây khó khăn trong diễn đạt nói tiếng Pháp của sinh viên năm nhất khoa
Pháp trường Đại học Hà Nội?

Để trả lời được câu hỏi lớn trên, tác giả đã xác định được hai câu hỏi cụ thể hơn:

- Có những nguyên nhân chủ quan và khách quan nào gây ra những khó khăn gì cho sinh
viên khi diễn đạt nói?

- Trong thời kỳ dịch bệnh, việc học trực tuyến có những ảnh hưởng nào trong diễn đạt nói
tiếng Pháp của sinh viên năm nhất khoa Pháp trường Đại học Hà Nội?

9
- Tác giả có đề xuất gì để cải thiện kỹ năng và trau dồi kiến thức trong quá trình học Thực
hành tiếng đặc biệt là trong kỹ năng nói, để khi học tập và giao tiếp bằng tiếng Pháp sinh viên
không gặp phải những khó khăn nêu trên?

1.3. Mục đích nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của các tác giả là tìm hiểu những khó khăn cụ thể của sinh viên năm
nhất khoa Pháp khi diễn đạt nói tiếng Pháp, dựa trên yêu cầu của bộ môn Thực hành tiếng và theo
khung tham chiếu Châu Âu; đồng thời đưa ra những giải pháp, khuyến nghị phù hợp.

1.4. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng của NCKH này là 102 sinh viên gồm 3 lớp 1P-21, 2P-21, 3P-21 của chương trình
đào tạo khoa ngôn ngữ Pháp hệ chính quy trường Đại học Hà Nội

1.5. Phương pháp nghiên cứu

1.5.1. Phương pháp thu thập số liệu

- Phỏng vấn đại diện sinh viên các lớp Khóa 2021 khoa Pháp trường ĐH Hà Nội.

- Tiến hành phát phiếu thăm dò trực tuyến cho toàn thể sinh viên.

- Phân tích phiếu thăm dò.

- Căn cứ kết quả phỏng vấn và phân tích phiếu thăm dò rút ra kết luận và đề xuất một số giải
pháp khắc phục khó khăn.

1.5.2. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu

- Số liệu được xử lý bằng phép đếm thô và tính phần trăm.

- Các phương tiện thống kê khác cũng được sử dụng tuỳ theo từng vấn đề của nội dung
nghiên cứu như: Độ lệch tiêu chuẩn (SD- Standard deviation), Số trung bình (Mean)…

2. Nội dung thực hiện

2.1. Cơ sở lý thuyết

2.1.1. Giới thiệu chương trình học và bộ môn Thực hành tiếng và học phần 1A

10
Sinh viên khoa Pháp trường Đại học Hà Nội được tiếp xúc với bộ môn này xuyên suốt bốn
năm học. Đây là bộ môn phụ trách việc giảng dạy tiếng Pháp cho toàn bộ sinh viên khoa Pháp.
Các môn học thực hành tiếng hiểu ngắn gọn là một loạt các môn tiếng Pháp. Các môn học này
trang bị cho sinh viên khoa Pháp vốn ngôn ngữ cần thiết trong bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết.

Học phần Thực hành tiếng 1A nối tiếp chương trình tiếng Pháp cơ bản mà người học tiếp thu
được trong giáo dục phổ thông hoặc học phần tiền đề A0.1 và A0.2 đối với những người học chưa
học tiếng Pháp từ phổ thông. Học phần củng cố các kỹ năng tiếng (nghe, nói, đọc, viết) cho người
học ở mức cơ bản nhất: người học hiểu và diễn đạt được một số nội dung liên quan đến đời sống
hàng ngày, những gì cụ thể liên quan trực tiếp đến bản thân mình. Mục tiêu của học phần là khi
hoàn thành Thực hành tiếng 1A, người học đạt trình độ 1 theo chuẩn khung năng lực ngoại ngữ 6
bậc: Có thể hiểu và sử dụng các cấu trúc quen thuộc trong đời sống hằng ngày; Tự giới thiệu về
bản thân, giới thiệu người khác, đặt câu hỏi đơn giản cho người khác về nơi ở, các mối quan hệ,
giới thiệu đồ vật mà mình sở hữu đồng thời đáp lại được các câu hỏi trong cùng các lĩnh vực trên;
Có thể giao tiếp đơn giản với người bản ngữ nói chậm, rõ ràng.

2.1.2. Kỹ năng nói

Theo Hélène Sorez , diễn đạt nói là truyền đạt thông tin đến người khác chủ yếu bằng cách
sử dụng lời nói như là công cụ để giao tiếp. Diễn đạt nói chỉ có thể hiểu được thông qua một số
mối quan hệ như: Quan hệ với ngôn ngữ; Quan hệ với chính bản thân người nói; Quan hệ với
người khác; Quan hệ với thế giới bên ngoài

2.2. Số liệu nghiên cứu

2.2.1. Thu thập dữ liệu

Trong nghiên cứu này, dữ liệu được thu thập bằng việc sử dụng Bảng câu hỏi khảo sát về
Những yếu tố gây khó khăn trong diễn đạt nói tiếng Pháp của sinh viên khoa Pháp trường Đại học
Hà Nội với các câu hỏi tách rời nằm trong 04 mảng chính về ngôn ngữ học, tâm lý học, môi trường
học tập, và ảnh hưởng của dịch COVID-19. Các câu hỏi được định lượng theo 5 mức, trải đều từ
“rất không đồng ý” đến “rất đồng ý”. Các phản hồi sau đó được sắp xếp theo mức rất đồng ý = 5,
đồng ý = 4, không chắc chắn = 3, không đồng ý = 2, rất không đồng ý = 1. Bảng câu hỏi được sử
dụng trong nghiên cứu này là sự tổng hợp từ các đề tài nghiên cứu trước đây trên thế giới như đề
tài của Ghaida Ali S. Alzahrani (2019) với một vài phần cải tiến, điều chỉnh cho phù hợp với ngữ
cảnh của nghiên cứu.

11
2.2.2. Xử lý dữ liệu

Dữ liệu thu thập từ các phiếu điều tra được xử lý, phân tích bằng cách sử dụng phần mềm
phân tích thống kê cho các nghiên cứu điều tra xã hội học (SPSS). Phương pháp phân tích miêu tả
cũng được sử dụng. Dữ liệu khảo sát được thể hiện trong bảng biểu ở các phần dưới đây.

2.3. Kết quả nghiên cứu

Qua số liệu thống kê và phân tích các phiếu điều tra cho thấy:

Phần lớn sinh viên được khảo sát đều gặp phải khó khăn trong việc diễn đạt nói tiếng Pháp.
Mức độ diễn đạt nói tiếng Pháp của sinh viên Khóa 2021 khoa tiếng Pháp trường Đại học Hà Nội
hiện nay phần lớn chỉ đạt được mức khá - trung bình và trên 96% sinh viên được khảo sát đều chưa
có bằng DELF. Có thể nói kỹ năng nói tiếng Pháp của sinh viên năm nhất khoa tiếng Pháp hiện
nay là còn rất khiêm tốn.

*Những yếu tố gây khó khăn trong diễn đạt nói của sinh viên khoa Pháp trường Đại học
Hà Nội

Kỹ năng nói ngày càng trở nên quan trọng hơn trong xã hội hiện đại và đặc biệt là trong việc
hiểu một ngôn ngữ. Người học sẽ không thể thực sự biết ngôn ngữ nếu không sử dụng kỹ năng
nói. Nói không chỉ đơn giản là thể hiện bản thân mà còn là để được hiểu bởi người khác. Trong
quá trình diễn đạt nói, người học nói chung và sinh viên năm nhất khoa tiếng Pháp trường ĐH Hà
Nội nói riêng phải đối mặt với nhiều khó khăn. Trong quá trình nghiên cứu và dựa vào kết quả
nghiên cứu, tác giả đã tìm ra được những khó khăn chung của sinh viên khoa tiếng Pháp K21
trường Đại học Hà Nội và đề xuất một số phương pháp khắc phục những khó khăn đó.

2.3.1. Về mặt ngôn ngữ học

Những yếu tố về mặt ngôn ngữ học có ảnh hưởng mạnh mẽ tới quá trình luyện tập và cải
thiện kỹ năng sử dụng tiếng Pháp của sinh viên, đặc biệt là kỹ năng nói. Cụ thể, sinh viên thường
có những khó khăn trong quá trình diễn đạt nói như:

- Không đủ các cấu trúc ngữ pháp để kết nối thông tin và hay nhầm lẫn các Thì. Thực tế cho
thấy một số sinh viên còn nhầm lẫn khi sử dụng thì Imparfait và Passé Composé, chưa phân biệt
rõ COD và COI trong diễn đạt nói, ... Dữ liệu trong Bảng 1 cũng đã cho thấy yếu tố này đã phần
nào cản trở người học trong quá trình sử dụng ngôn ngữ, với tỉ lệ khảo sát là 56,3%. Điều này cũng
từng được chứng minh qua các nghiên cứu của Ghaida Ali S. Alzahhrani.

12
- Không đủ từ vựng để thực hiện hội thoại hay thuyết trình cho các chủ đề khác nhau. Sinh
viên thường trả lời bằng những cụm từ thay vì trả lời bằng câu hoàn chỉnh, ngắt quãng, thậm chí
không đưa ra được câu trả lời vì không tìm được từ vựng khi được yêu cầu tham gia một đoạn hội
thoại bằng tiếng Pháp với giảng viên.

- Cảm thấy khó khăn trong liên kết các thông tin một cách đơn giản, rõ ràng khi diễn đạt nói.
Ví dụ như sinh viên nói “Ils offrent moi une boite de chocolat” thay vì “Ils m’offrent une boite de
chocolat”

- Sinh viên gặp khó khăn khi diễn đạt nói tiếng Pháp do thói quen sử dụng ngôn ngữ. Sinh
viên bị ảnh hưởng của cách đọc, phát âm và cấu trúc ngữ pháp tiếng Anh do phần lớn sinh viên có
thời gian học tiếng Anh dài và thi đầu vào bằng tiếng Anh. Cùng với đó, theo số liệu khảo sát, sinh
viên có thói quen suy nghĩ bằng tiếng Việt trước khi dịch sang tiếng Pháp khi tham gia đoạn hội
thoại với số liệu khảo sát là 94%. Sinh viên có thói quen suy nghĩ đầu tiên bằng tiếng Việt trước
khi dịch sang tiếng Pháp, tức là “chuyển từ tiếng mẹ đẻ sang tiếng nước ngoài của các kỹ năng phi
ngôn ngữ”. Khi thực hiện bản dịch này, nghĩa sẽ không chính xác đồng thời ngữ pháp cũng không
đúng. Quá trình này tiêu tốn khá nhiều thời gian và có thể không cho phép sinh viên nói một cách
trôi chảy, chính xác và tự động.

Theo Thornbury – Scott, mọi người thường cho rằng khả năng nói một ngôn ngữ trôi chảy có
thể đến từ việc dạy người học về ngữ pháp, từ vựng, và một chút về phát âm. Tuy nhiên, chúng ta
đều nhận thấy, kỹ năng Nói cần sự tổng hợp nhiều hơn như vậy, và nó đòi hỏi nhiều kỹ năng với
những phần kiến thức khác nhau cái mà trải đều trên các khía cạnh như kiến thức về xã hội và tự
nhiên, kiến thức về ngữ nghĩa của từ, loại từ, ngữ âm và âm vị học, cấu trúc câu, trọng âm, … Điều
này cho thấy những yếu tố về ngôn ngữ có ảnh hưởng phần nào tới khả năng diễn đạt nói của sinh
viên. Kết quả của nghiên cứu cũng chỉ ra rằng chỉ có khoảng dưới 1,1% sinh viên không gặp khó
khăn với yếu tố ngôn ngữ về từ vựng, ngữ pháp, phát âm, diễn đạt nói trong quá trình thực hành
kỹ năng Nói. Giá trị trung bình của biến nằm ở mức Mean > 4 và độ lệch chuẩn của các biến không
chênh lệch nhau nhiều SD ~ 0,9 đã thể hiện mức độ đồng ý của đối tượng khảo sát với các khó
khăn về mặt ngôn ngữ học liên quan đến quá trình thực hành kỹ năng Nói tiếng Pháp

13
Bảng 1. Những khó khăn liên quan tới yếu tố ngôn ngữ (n = 95)

Không Rất
Rất Không
Các yếu tố ảnh hưởng Đồng ý chắc không Mean SD
đồng ý đồng ý
chắn đồng ý

Không đủ từ vựng để thực hiện


hội thoại hay thuyết trình cho 47,6% 39,8% 10,7% 1% 1% 4,32 0,782
các chủ đề khác nhau

Không đủ các cấu trúc ngữ pháp


để kết nối thông tin và hay nhầm 56,3% 28,4% 20% 4,2% 1,1% 4,12 0,946
lẫn các Thì

Phát âm từ tiếng Pháp không


37,9% 35,9% 17,5% 8,7% 0% 4,03 0,954
chính xác

Không đủ các cách thức diễn đạt


ý trong giao tiếp bằng tiếng 45,3% 37,9% 11,6% 5,3% 0% 4,23 0,831
Pháp

Bị ảnh hưởng bởi văn phong nói


44,7% 28,2% 14,6% 12,6% 0% 4,14 0,912
của tiếng Anh

Không đủ liên từ và các phương


30,5% 34,7% 29,5% 4,2% 1,1% 3,92 0,914
tiện kết nối câu

2.3.2. Về mặt tâm lý học

Theo thang bậc nhu cầu của Maslow, con người luôn có 2 nhu cầu đối lập nhau là: nhu cầu
tự khẳng định mình và nhu cầu đồng nhất mình, muốn hòa nhập mình vào nhóm xã hội. Giao tiếp
là đề thể hiện mình, khẳng định cái tôi, bản lĩnh của mình nhưng đồng thời cũng chứng minh rằng
mình là một thành viên, 1 bộ phận, 1 phần của nhóm xã hội. Vì lý do ấy nên trong giao tiếp, đặc
biệt là khi sử dụng một ngôn ngữ mới, sinh viên thường xuất hiện những khó khăn về mặt tâm lý
học, đó là cơ chế tâm lý xã hội hóa cá nhân, điều này thể hiện ở:

- Tâm lý sợ mắc lỗi khiến nhiều sinh viên tìm mọi cơ hội để không phát biểu trong lớp. Trên
thực tế, trong một giờ học môn Thực hành tiếng của một lớp khóa 2021 khoa Pháp trường Đại học
Hà Nội, khi giảng viên yêu cầu thuyết trình bằng tiếng Pháp, chỉ có 3 đến 4 sinh viên xung phong

14
thực hiện bài nói của mình trước cả lớp. Mỗi cá nhân đều có một mức độ nhút nhát bẩm sinh, đặc
biệt là tâm lý muốn giữ thể diện cho mình trước đám đông của người Việt là một trong những lý
do giải thích cho sự ngại nói của sinh viên

- Sinh viên cảm thấy lo lắng vì mình không nghe và hiểu được ý người khác đang nói hoặc
sợ mắc lỗi về từ vựng và ngữ pháp, khi đó họ sẽ cảm thấy bối rối và có xu hướng tránh nói trong
lớp. Số liệu cho thấy có tới 85,6% đáp viên gặp phải tâm lý này khi tiếp thu và diễn đạt nói tiếng
Pháp. Hơn nữa, ngoài việc sợ có ý kiến đánh giá thấp về bản thân, một số sinh viên còn ngại phát
biểu trong giờ học đặc biệt là khi nếu không có không khí lớp học.

- Sinh viên thường không có thói quen giao tiếp bằng tiếng Pháp, thiếu thói quen nói trước
đám đông và trình bày ý kiến của mình trước người khác vì vậy khi nói và tiếp thu một ngôn ngữ
mới như tiếng Pháp, sinh viên thường có tâm lý lạ lẫm, ngại ngùng. Thậm chí, có những câu hỏi
sinh viên biết câu trả lời nhưng ngại ngùng và không phát biểu trong giờ học. Khảo sát cũng chỉ
ra rằng, sinh viên càng ít luyện tập kỹ năng nói tiếng Pháp thì họ càng cảm thấy lo lắng.

Kết quả khảo sát đã cho thấy rằng các đáp viên đều đồng ý rằng những khó khăn trong quá
trình diễn đạt nói tiếng Pháp của họ bị ảnh hưởng từ yếu tố tâm lý.

2.3.3. Về môi trường học tập

Theo Gradman, Hanania và Ellis, cơ hội tiếp xúc với ngôn ngữ và việc sử dụng ngôn ngữ một
cách có ý nghĩa thông qua các hoạt động học tập trong và ngoài lớp là những yếu tố quan trọng có
thể ảnh hưởng đến việc phát triển ngôn ngữ. Kết quả phân tích dữ liệu khảo sát cho thấy khoảng
84% sinh viên cho rằng mình không có nhiều cơ hội để thực hành kỹ năng nói tiếng Pháp ở phạm
vi ngoài lớp học. Kết quả khảo sát cũng cho thấy gần 40% sinh viên cho rằng thời gian cho kỹ
năng này trong lớp là chưa nhiều, sinh viên thường trả lời câu hỏi của giảng viên bằng các cụm từ
thay vì thành một câu hoàn chỉnh. Và, chỉ có khoảng 10% đáp viên cho rằng lớp học quá đông và
gây trở ngại cho quá trình thực hành nói của họ. Điều này thể hiện số lượng sinh viên trong một
lớp dao động từ 25 -34 sinh viên tại khoa ngôn ngữ Pháp trường Đại học Hà Nội là tương đối phù
hợp để đảm bảo chất lượng học tập.

Phần lớn sinh viên có chung quan điểm rằng môi trường học tập cũng là một trong những rào
cản khiến cho quá trình thực hành kỹ năng Nói của họ khó đạt hiệu quả như mong muốn

2.3.4. Những khó khăn trong diễn đạt nói tiếng Pháp của sinh viên năm nhất khoa Pháp
trường Đại học Hà Nội trong thời kỳ dịch bệnh

15
Đại dịch COVID-19 khiến sinh viên trường đại học Hà Nội nói chung và sinh viên năm nhất
khoa tiếng Pháp nói riêng phải học tập theo hình thức trực tuyến. Đây là một giải pháp giúp sinh
viên có thể tiếp cận với kiến thức một cách kịp thời khi tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp.
Tuy nhiên, quá trình học trực tuyến cũng gây nên những khó khăn nhất định đối với quá trình học
tập nói chung và khả năng tiếp thu và diễn đạt nói tiếng Pháp nói riêng của sinh viên năm nhất
khoa tiếng Pháp trường Đại học Hà Nội, thể hiện ở các yếu tố như:

- Sinh viên đa phần cảm thấy không được tương tác nhiều như học trực tiếp và thiếu động
lực học khi học dưới hình thức trực tuyến. Việc học một ngôn ngữ mới chưa bao giờ là dễ dàng,
điều đó càng khó khăn hơn khi học tập trước những trở ngại về mặt tương tác giữa sinh viên với
giảng viên và giữa sinh viên với sinh viên với số liệu khảo sát thể hiện lần lượt là 71% và 52,4% .
Cụ thể, nhiều sinh viên cảm thấy mệt mỏi khi phải ngồi trước màn hình máy tính trong một thời
gian dài và không muốn chủ động bật Camera và Micro để trả lời câu hỏi.

- Sinh viên thiếu phương tiện học tập, thiết bị kết nối hoặc có vấn đề về đường truyền mạng.
Kết quả khảo sát cho thấy rằng, đa phần sinh viên trải qua hoạt động học tập trực tuyến tại gia đình
(chiếm 82%). Tuy nhiên, đáng chú ý là 4% sinh viên vẫn phải học nhờ nhà bạn do thiếu phương
tiện học tập, thiết bị kết nối hoặc có vấn đề về đường truyền mạng. Trong quá trình học trực tuyến,
địa điểm học tập và phương tiện học tập được xem là một trong những yếu tố quan trọng quyết
định đến chất lượng học tập của sinh viên, tuy nhiên, thực tế cho thấy sinh viên vẫn gặp phải những
khó khăn nhất định về phương tiện và môi trường học tập gây ảnh hưởng tới việc học tập của mình.

- Nhiều sinh viên không có không gian riêng tư để học tập trực tuyến và thường bị ảnh hưởng
bởi tiếng ồn. Có đến 64% sinh viên cho rằng quá trình học trực tuyến đôi lúc bị gián đoạn do tiếng
ồn và các tác nhân bên ngoài ở môi trường học tập của mình ( nhà riêng, phòng trọ, …). Điều này
gây ra tâm lý ngại phát biểu và không muốn tương tác trong giờ học của sinh viên vì sợ tiếng ồn
ảnh hưởng đến lớp học hoặc thậm chí giảng viên không nghe được chính xác phát âm của sinh
viên để sửa chữa kịp thời trong quá trình học do chất lượng âm thanh bị ảnh hưởng. Ý kiến của
một sinh viên cho rằng: “Em cảm thấy mình đang dần quen với việc học Online ngoại trừ việc là
môi trường xung quanh nhà em có nhiều lúc hơi ồn vì nhà em ở gần cầu và mặt đường, ô tô tải,
bán tải đi lại thường xuyên vì vậy tiếng còi xe, tiếng xóc xe phát ra dường như cả ngày. Nên có
nhiều lúc em muốn tương tác qua tin nhắn.”

- Sinh viên dễ bị xao nhãng, mất tập trung khi học trực tuyến. Việc học trực tuyến đòi hỏi
sự tập trung cao độ của người học bởi quá trình học sẽ bị tác động bởi rất nhiều yếu tố chủ quan
và khách quan gây xao nhãng từ các thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính bảng hay laptop cũng
như những nhu cầu cá nhân và việc ăn uống. Điều này ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình học tập

16
của sinh viên bởi khi làm nhiều việc cùng một lúc, não bộ sẽ bị phân tán sự chú ý, và sự tập trung
cho bài học cũng giảm đi.

Như vậy, có thể thấy rằng, sinh viên hiện đang chịu nhiều yếu tố tác động chủ quan lẫn khách
quan, ảnh hưởng đến hoạt động học tập trực tuyến của bản thân đặc biệt là khả năng tiếp thu và
diễn đạt nói tiếng Pháp. Tuy nhiên, nhìn chung, nguyên nhân chính được chỉ ra là do vấn đề kết
nối Internet, phương tiện và môi trường học tập, kỹ năng học tập và một số biểu hiện liên quan
đến yếu tố tâm lý trong quá trình học của sinh viên. Do đó, việc đề xuất các hướng giải pháp hỗ
trợ sinh viên trong quá trình học tập trực tuyến là cần thiết trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19
vẫn còn diễn biến phức tạp như hiện nay.

2.4. Một số đề xuất

Qua việc tổ chức phỏng vấn 10 sinh viên đạt điểm 8.5 trở lên ở kỹ năng Nói chương trình
1A1 và dựa vào phân tích, tìm hiểu của bản thân, tác giả đã tổng hợp được một số cách thức để cải
thiện và nâng cao chất lượng của quá trình thực hành kỹ năng Nói :

- Đối với những khó khăn về mặt ngôn ngữ học, sinh viên có thể cải thiện khả năng ngôn
ngữ của mình bằng cách kết hợp kiến thức được học ở trên lớp với những kiến thức tự trau dồi bên
ngoài thông qua các phương tiện như: nghe tiếng Pháp hàng ngày qua các kênh có sẵn trên mạng
Internet như Easy French, TV5 Monde, xem các bộ phim hoặc clip từ trang Youtube, và nghe
podcast bằng tiếng Pháp phát hành hàng tuần của câu lạc bộ Tiếng Pháp trường Đại học Hà Nội.
Điều này có thể giúp trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về xã hội và đời sống bằng
ngôn ngữ Pháp; hơn nữa, quá trình này cũng giúp cho việc bồi đắp ngữ pháp và từ vựng một cách
tự nhiên.

- Đối với khó khăn về mặt tâm lý học, tác giả đề xuất một số giải pháp khi tổ chức lớp học
như:

+ Chia lớp thành 2 nhóm căn cứ trên kết quả kiểm tra trình độ ngoại ngữ của sinh viên nhằm
tạo sự đồng đều về trình độ giữa các sinh viên trong cùng nhóm thay vì chia nhóm ngẫu nhiên như
hiện nay. Nhờ vậy tâm lý của người học sẽ thoải mái hơn.

+ Tăng thêm thời lượng dành cho việc rèn luyện và thực hành kĩ năng nói trong các giờ học
tiếng Pháp trên lớp để sinh viên làm quen và tạo phản xạ ngôn ngữ khi nói tiếng Pháp.

- Đối với những khó khăn về môi trường học tập: Việc tạo ra những khu vực sử dụng tiếng
Pháp (French Zone) là một giải pháp nên được áp dụng. Theo David Boud, Giáo sư tại trường Đại
học Công nghệ Sydney, Úc, “Phương pháp Peer Learning ở bậc đại học, học từ bạn và học cùng

17
bạn, luôn được cho là đặc biệt hiệu quả”. Vì vậy, có thể tạo ra French Zone và áp dụng phương
pháp Peer Learning bằng cách lập một cộng đồng sinh viên Pháp học tiếng Việt tại trường đại học
Hà Nội và sinh viên Việt Nam học tiếng Pháp để sinh viên có cơ hội tiếp cận, trao đổi và thực
hành nói tiếng Pháp nhiều hơn.

- Trước những cản trở về việc tương tác khi học tập trực tuyến, sinh viên được khuyên nên
bật camera trong suốt quá trình học để tập trung hơn trong lớp học, ngoài ra có thể cài đặt các phần
mềm tránh xao lãng trong giờ học như Stay focus, … Trong năm học 2021-2022, việc học trực
tuyến của Trường Đại học Hà Nội được thực hiện bằng phần mềm Microsoft Teams để giảng viên
và sinh viên có thể triển khai hoạt động học tập trực tuyến theo thời khóa biểu được bố trí trong
lịch trình học tập trên trang thông tin điện tử đào tạo đại học. Để thuận tiện cho việc tổ chức hoạt
động đào tạo trực tuyến, nhà trường đã sử dụng dịch vụ Microsoft Teams và Ehanu cung cấp tài
khoản cá nhân cho sinh viên thông qua địa chỉ Microsoft có tên miền @ms.hanu.edu.vn. Việc sử
dụng tài khoản của nhà trường cung cấp giúp cho giảng viên và sinh viên có thể đăng nhập vào
các hệ thống hỗ trợ đào tạo trực tuyến một cách đồng bộ và có kiểm soát, tạo thuận lợi cho công
tác quản lý dạy-học trực tuyến.

3. Kết luận

Kết quả phân tích dữ liệu thu thập được của nghiên cứu này đã cho thấy một số những khó
khăn mà sinh viên năm nhất khoa Pháp trường Đại học Hà Nội thường gặp trong quá trình diễn
đạt nói tiếng Pháp của mình đến từ các vấn đề về ngôn ngữ học như sự thiếu hụt về ngữ pháp, từ
vựng, các phương tiện liên kết câu, hay sự sai hoặc nhầm lẫn về phát âm. Bên cạnh đó, các yếu tố
về tâm lý học cũng gây những cản trở nhất định tới quá trình thực hành kỹ năng Nói của sinh viên
với những sự lo lắng đến từ chủ quan và khách quan. Những khó khăn đến từ môi trường học tập
và ảnh hưởng của việc học trực tuyến cũng đã được đề cập. Do vậy, cần có những nghiên cứu xa
hơn về việc thiết kế tài liệu bổ trợ phát triển kỹ năng Nói tiếng Pháp, cũng như những nghiên cứu
về việc ứng dụng các phần mềm khác nhau để bổ trợ kỹ năng này. Ngoài ra, các giải pháp cho
từng vấn đề như ngữ âm, từ vựng, văn hóa giao tiếp… cần được nghiên cứu sâu hơn và thực
nghiệm với những đối tượng cụ thể nhằm mang lại tính hiệu quả cho quá trình thực hành và nâng
cao khả năng nói tiếng Pháp của sinh viên.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. J. C. Richard. (2008). Teaching Listening and Speaking: from theories to practice. Cambridge
University Press, 23.

2. Hélène Sorez (1995). Prendre la parole, Haiter, Paris.

18
3. Bùi thị Minh Hiếu. (2008). Elements preventing the study and expression speaking in French of
PFIEV’S students, 03.

4. Phạm Minh Thư, Hoàng Vân Anh, Lữ Văn Lợi, Nguyễn Huy Du. (2021). Difficulties in practising
english speaking skill of students of K15 Pharmacy at University of Medicine and Pharmacy, Thai nguyen
University, 02-05

5. Moirand S. (1990). Enseigner à communiquer en langue étrangère, Paris: Hachette, 17.

6. S. Thornbury. (2005). How to teach Speaking, Pearson: Longman Press, 01.

7. G. A. S. Alzahrani. (2019). The reasons behind the weakness of speaking English among English
Department's Students at Najran University, Journal of Education and Human Development, 48-56.

8. Gradman and Hanania. (1991). Language learning background factors and ESL proficiency, The
Modern Language Journal, 39-52.

9. Ellis. (1994). The study of second language acquisition. Oxford University Press.

10. Bùi Quang Dũng, Nguyễn Thị Hoài Phương, Trương Thị Xuân Nhi. (2021). Một số khó khăn của
sinh viên khi học trực tuyến trong bối cảnh đại dịch Covid-19.

19

You might also like