You are on page 1of 27

BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN

MÔN: PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU

Đề tài:

Tìm hiểu những khó khăn của sinh viên Đại học Công
Nghiệp Tp Hồ Chí Minh khi học tiếng Anh

Lớp học phần: DHDI16A


Nhóm: 6
GVHD: Đào Thị Nguyệt Ánh

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 2 năm 2022


BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN

MÔN : PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU

Đề tài:
Tìm hiểu những khó khăn của sinh viên trường Đại
học Công Nghiệp Tp Hồ Chí Minh khi học tiếng Anh

Lớp học phần: DHDI16A


Nhóm: 6

STT HỌ VÀ TÊN MSSV CHỮ KÝ


1 Nguyễn Hoàng Thi 21016981
2 Bùi Thị Kim Nho 21045731
3 Nguyễn Trương Minh Sang 21049221
4 Trương Yến Nhi 21045761
5 Bùi Trí Khánh Duy 20038121
6 Hoàng Văn Đến 20002201

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 2 năm 2022


ĐỀ TÀI:
TÌM HIỂU NHỮNG KHÓ KHĂN CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC
CÔNG NGHIỆP TP HỒ CHÍ MINH KHI HỌC TIẾNG ANH.
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Tiếng Anh được xem là một trong những ngôn ngữ phổ biến trên toàn cầu. Nó là một
kĩ năng vô cùng quan trọng cần nên có ở mỗi người để có thể phát triển bản thân trong
học tập cũng như công việc, và cũng là để có thể tiếp cận đến sự hội nhập toàn cầu.
Ngày nay trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Tiếng Anh càng trở nên chiếm
một vị thế vô cùng đặc biệt và được chú ý học tập hơn rất nhiều.
Theo Wikipedia tiếng Việt, Tiếng Anh là ngoại ngữ được nhiều người học nhất và là
ngôn ngữ chính thức hoặc đồng chính thức của 59 quốc gia trên thế giới. Hiện nay số
người biết nói tiếng Anh như một ngoại ngữ đã áp đảo hơn số người nói tiếng Anh bản
ngữ. Năm 2005, lượng người nói tiếng Anh đã cán mốc xấp xỉ 2 tỷ. Cho đến
năm 2016, 400 triệu người có ngôn ngữ mẹ đẻ là tiếng Anh, và 1,1 tỉ người dùng nó
làm ngôn ngữ thứ hai hoặc ngoại ngữ.
Bên cạnh đó, trong nền giáo dục, Tiếng Anh không chỉ được coi là một môn học mà
còn đối với bậc đại học Tiếng Anh còn được xem là một điều kiện cần bắt buộc để tốt
nghiệp, ra trường. Do vậy, Tiếng Anh đóng vai trò hết sức quan trọng đối với sinh viên
Trường Đại học Công Nghiệp TP Hồ Chí Minh nói riêng và các sinh viên nói chung.
Tuy nhiên, hiện nay hầu hết tất cả các sinh viên cũng như là sinh viên Trường Đại học
Công Nghiệp TP Hồ Chí Minh đều đang gặp khó khăn trong việc tiếp cận cũng như
học loại ngôn ngữ này. Mặc dù, hầu như các sinh viên đều có bước đệm là đã được học
Tiếng Anh từ năm lớp 3 nhưng cho đến những tháng năm đại học việc tiếp tục học lại
ngôn ngữ này thì lại được xem là khủng hoảng đầu óc.
Theo khảo sát, trong những năm gần đây, Tiếng Anh ở trên giảng đường của các
trường đại học, đa phần các sinh viên dùng cách đối phó để có thể qua môn, do vậy mà
không đọng lại kiến thức, từ đó kéo theo tỷ lệ sinh viên rớt môn ngày càng cao và đạt
mức đáng báo động. Đối với Trường Đại học Công Nghiệp TP Hồ Chí Minh, sinh viên
muốn được ra trường thì Toeic phải đạt ngưỡng 450 . Đây được xem là một quy định
gián tiếp gây áp lực cho sinh viên trong quá trình học tập. Vì nếu như không hoàn
thành tốt, thì hậu quả của Tiếng Anh mang lại rất lớn có thể kể đến sau: làm mất thời
1
gian, làm trễ thời hạn ra trường, khó khăn trong công việc sau này vì phần lớn Tiếng
Anh đều có sự tác động lớn đến các ngành nghề trong những năm tới. Do đó, bản thân
mỗi sinh viên cần có nhận thức đúng đắn hơn về việc học Tiếng Anh, cần chủ động lập
ra kế hoạch cụ thể, đặt mục tiêu rõ ràng để có tạo động lực từ đó mà cố gắng học tập,
trau dồi.
Vì lẽ đó, nhóm 6 chúng tôi quyết định chọn đề tài “Tìm hiểu những khó khăn của sinh
viên ĐHCNTP.HCM khi học Tiếng Anh” để có thể nghiên cứu sâu hơn thực trạng,
cách học tập và hi vọng chúng tôi sẽ có thể tìm ra một số biện pháp cụ thể, thích hợp
với các sinh viên Đại học Công Nghiệp TP Hồ Chí Minh trong việc học Tiếng Anh.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chính: Tìm hiểu những khó khăn của sinh viên Đại học Công Nghiệp
TP. Hồ Chí Minh khi học tiếng Anh.
2.2. Mục tiêu cụ thể
1. Khảo sát thực trạng học Tiếng Anh của sinh viên Đại học Công Nghiệp TP Hồ Chí
Minh
2. Đánh giá những khó khăn của sinh viên Đại học Công Nghiệp TP Hồ Chí Minh
khi học Tiếng Anh.
3. Đưa ra một số biện pháp thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả học tập của sinh viên
Đại học Công Nghiệp TP Hồ Chí Minh trong việc học Tiếng Anh.

3. Câu hỏi nghiên cứu


1. Thực trạng chung về việc học tiếng Anh của sinh viên trường Đại học Công Nghiệp
TP Hồ Chí Minh hiện nay như thế nào?
2. Những khó khăn của sinh viên Đại học Công Nghiệp TP Hồ Chí Minh gặp phải khi
học Tiếng Anh ảnh hưởng như thế nào đến hiệu quả học tập ?
3. Làm thế nào để giúp cho sinh viên Đại học Công Nghiệp TP Hồ Chí Minh học
Tiếng Anh một cách hiệu quả hơn ?

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


4.1. Đối tượng nghiên cứu
Những khó khăn của sinh viên Đại học Công Nghiệp TP Hồ Chí Minh khi học Tiếng
Anh.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
2
Nghiên cứu được thực hiện tại trường Đại học Công Nghiệp Tp Hồ Chính Minh.
Thời gian thực hiện nghiên cứu từ tháng 2 năm 2023 đến tháng 2 năm 2024.
Do điều kiện, nguồn lực cũng như thời gian có hạn nên nhóm nghiên cứu không đi
rộng, chỉ đi vào các khía canh sau: Thứ nhất, khảo sát thực trạng học tiếng Anh của sinh
viên trường Đại học Công Nghiệp; tiếp đến là đánh giá những khó khăn trong việc học
tiếng Anh; và cuối cùng là đưa ra một số giải pháp phù hợp để nâng cao hiệu quả học
tiếng Anh.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
5.1. Ý nghĩa khoa học
Tìm hiểu những khó khăn của sinh viên Đại học Công nghiệp Tp Hồ Chí Minh khi
học tiếng Anh. Qua đó, nghiên cứu các yếu tố tác động đến việc học tiếng Anh chưa hiệu
quả, kết quả nghiên cứu sẽ không chỉ xây dựng kiến thức, là nền tảng cho những nghiên
cứu tiếp theo của nhóm mà nó còn đóng góp vào hệ thống tri thức của Việt Nam về vấn
đề ngoại ngữ của sinh viên.
5.2. Ý nghĩa thực tiễn
Việc học tiếng Anh đã trở nên phổ biến đối với tất cả sinh viên hiện nay nhưng vẫn
còn gặp nhiều trở ngại và khó khăn trong việc tiếp thu nó. Vì thế, mục tiêu nghiên cứu là
tìm hiểu, đánh giá những yếu tố ảnh hưởng đến việc học tiếng Anh, để từ đó có chiến
lược nhằm giúp cho sinh viên nâng cao chất lượng cải thiện trình độ ngoại ngữ.
TỒNG QUAN TÀI LIỆU
1. Các khái niệm, lý thuyết liên quan đến đề tài
1.1 Các nghiên cứu trong nước
1.1.1 Khái niệm động cơ học tập
Động cơ học tập là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến sự thành bại trong việc
học ngoại ngữ của người học (Lưu Hớn Vũ, 2022).
Bên cạnh đó, Đỗ Hữu Tài và cộng sự cũng cho rằng động cơ học tập khác nhau sẽ
làm cho người học có cách tiếp cận với hoạt động học tập khác nhau và làm cho khả năng
của họ cũng sẽ khác nhau. Điều này có nghĩa là có sự khác biệt đáng kể về khả năng học
tập của người có động cơ học tập rõ ràng và người không có động cơ học tập. Người có
động cơ học tập đúng đắn sẽ chủ động hơn trong học tập, thi cử trung thực hơn và họ

3
quan tâm đến kỹ năng học và tự học, trau dồi các kỹ năng cần thiết cho tương lai của
người học.
Theo Đỗ Thanh Loan và Đỗ Thị Huyền (2021) động lực học tập được định nghĩa
là “một số loại động lực bên trong thúc đẩy ai đó làm mọi thứ để đạt được điều gì đó”.

Tóm lại, động lực học tập được xem là cái gì đó ảnh hưởng lớn đến tất cả vấn đề
học tập ở mỗi người, nó được xem là một điều kiện cần để có thể học tập hiệu quả, phát
triển bản thân.

1.1.2 Khái niệm quá trình học tập


Theo Vũ Minh Đức & Phạm Thị Hoàng Ngân (2019) cho rằng quá trình học tập là
thu nhận kiến thức, rèn luyện kĩ năng, trau dồi nhận thức.
Theo nhóm nghiên cứu, quá trình học tập được xem là quá trình tiếp thu hoặc bổ
sung những kiến thức mới, nâng cao được chất lượng học tập của sinh viên.

1.1.3 Khái niệm tự học


Tự học là sự chủ động, tích cực, độc lập tìm hiểu, lĩnh hội tri thức. Quá trình tự học
của người học có thể có hoặc không có sự hỗ trợ, hướng dẫn của giáo viên (Vũ Minh
Đức & Phạm Thị Hoàng Ngân, 2019).
Theo nhóm nghiên cứu, tự học là việc sinh viên có thể tự mình tìm tòi, học hỏi
những kiến thức mới, hoặc tự rèn luyện kiến thức cũ. Nó được xem là yếu tố quan trọng
tạo nên sự thành công sau này.

1.1.4 Khái niệm tiếng Anh


Theo Pham Cuong (2016), ở Việt Nam đặc biệt là ở cấp độ đại học, ngoài ngôn
ngữ chính là Tiếng Việt, còn có thêm một ngoại ngữ khác đó chính là Tiếng Anh nhằm
mục đích hòa nhập quốc tế và được dạy trong hệ thống giáo dục.
Như vậy, Tiếng Anh được xem là một trong những ngôn ngữ phổ biến trên toàn
cầu. Bên cạnh đó, nó còn là một môn học quan trọng của tất cả học sinh, sinh viên hiện
nay.
1.1.5 Thực trạng của việc học tiếng Anh

4
Để tìm hiểu thực trạng năng lực tiếng Anh của sinh viên không chuyên ngữ trường
Đại học Vinh, Nguyễn Thị Lành và cộng sự (2018) đã khảo sát năng lực tiếng Anh
(NLTA) của 212 SV không chuyên ngữ tại Trường Đại học Vinh. Kết quả khảo sát cho
thấy: NLTA của SV không chuyên ngành ngoại ngữ Trường Đại học Vinh vẫn còn nhiều
mặt hạn chế, đa phần không đạt chuẩn yêu cầu về tiếng Anh. Nguyễn nhân dẫn đến tình
trạng này do nhiều khía cạnh khác nhau như từ giảng viên, từ chương trình giảng dạy và
từ bản thân sinh viên. Từ những yếu tố trên, những nhà giáo dục bao gồm những người
xây dựng chương trình, các nhà giáo,... cần phải chú ý đến năng lực thực sự của sinh viên
để xây dựng phương pháp giảng dạy hợp lý.
Nhằm khảo sát thực trạng tự học tiếng Anh của sinh viên đại học trường Đại học
Điều dưỡng Nam Định, Vũ Minh Đức và Phạm Thị Hoàng Ngân (2019) đã tiến hành
khảo sát trên tổng số 509 GV và 487 SV chính quy khóa 11 và 12 đã học xong môn
Tiếng Anh (không chuyên) nhưng vẫn còn phải thi chuẩn đầu ra trước khi ra trường, 9
GV tiếng Anh thuộc bộ môn Ngoại ngữ của Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định. Kết
quả khảo sát cho thấy: hoạt động tự học của sinh viên có vai trò quyết định, chuyển quá
trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo. Vì thực trạng hiện nay, đa phần sinh viên chỉ học
khi có các kỳ thi, chưa có ý thức tự giác và thụ động trong việc tự học Việc xây dựng khả
năng tự học nói chung và khả năng tự học tiếng Anh nói riêng đóng vai trò quan trọng
trong việc đẩy mạnh chất lượng giáo dục. Đồng thời, để khắc phục những điểm bất lợi
trong việc tự học của sinh viên, trường Đại học Điều dưỡng Nam Định cho rằng cần có
nhiều giải pháp đồng nhất, kết hợp chặt chẽ từ phía nhà trường, giảng viên và các sinh
viên.
Theo Nguyễn Thị Lành và cộng sự (2018), NLTA chỉ được xem xét dưới khả
năng viết của đối tượng tham gia nghiên cứu thông qua bài kiểm tra NLTA. Sinh viên
không chuyên ngữ trong bài viết này là sinh viên theo học những chuyên ngành khác
chuyên ngành Tiếng Anh tại Trường Đại học Vinh. Tiếng Anh chỉ là một trong số những
môn học bắt buộc trong chương trình của họ với 7 tín chỉ.
Tại trường, nhằm hỗ trợ trả lời các vấn đề có liên quan đến thái độ của sinh viên tác
giả Đặng Thị Vân Anh (2014) khảo sát ý kiến của 24 giáo viên dạy tiếng Anh cho khối
không chuyên ngữ, kết quả khảo sát cho thấy: sinh viên trong lớp tham gia tích cực vào
các hoạt động học trên lớp chưa đến 50% các sinh viên tích cực tham gia các hoạt động

5
liên quan đến việc phát triển ngữ pháp và từ vựng, kỹ năng đọc nhiều hơn các mảng khác
của kỹ năng và kiến thức ngôn ngữ.
Tác giả Nguyễn Văn Lợi và Chung Thị Thanh Hằng đã nghiên cứu bằng phiếu
khảo sát sinh viên K36 chuyên ngành Sư phạm tiếng Anh tình nguyện tham gia vào kỳ
thi khảo sát năng lực tiếng Anh IELTS. Từ cuộc khảo sát cho thấy, ngoài các hoạt động
học tập trên lớp, sinh viên ít khi tham gia các hoạt động học tập để rèn luyện thêm tiếng
Anh như tham gia các câu lạc bộ, đọc sách báo, nghe đài hoặc xem phim, khai thác thêm
các tài liệu về mảng tiếng Anh bên ngoài chương trình học. Yếu tố quan trọng thứ hai
quyết định sự tiến bộ là trình độ đầu vào của sinh viên theo học chương trình 120 tín chỉ
trong hai năm qua. Với năng lực tiếng Anh sau hai năm minh chứng rằng sinh viên nào
có khả năng tiếng Anh đầu vào tốt thì tiến bộ nhiều hơn những sinh viên nào có trình độ
đầu vào kém hơn, điều đó thể hiện được mối tương quan giữa trình độ đầu vào và kinh
nghiệm học tập tiếng Anh (trước khi vào học đại học, sinh viên đã có học thêm tại các cơ
sở dạy tiếng Anh).

1.1.6 Các yếu tố tác động đến việc học tiếng Anh
Nhằm phân tích nhân tố ảnh hưởng đến việc học Anh ngữ của sinh viên khoa kinh tế &
quản trị kinh doanh Trường Đại học Cần Thơ, Quan Minh Nhựt và Phạm Phúc Vinh
(2014) đã Phỏng vấn trực tiếp sinh viên đang học tại Trường Đại học Cần Thơ thông qua
bảng câu hỏi được thiết kế sẵn. Kết quả khảo sát cho thấy: có rất nhiều yếu tố tác động
khác nhau đến việc tự học – thi lấy chứng chỉ Anh ngữ của sinh viên: các mối quan tâm
cơ bản, khó khăn trong quá trình học và thi, ứng dụng thực tiễn, sở thích và giải trí.
người hướng dẫn và tài liệu học, giá trị chứng chỉ . Kết quả kiểm định cho thấy có sự
khác nhau ở 3/6 nhóm nhân tố đưa vào khảo sát. Cụ thể, có sự khác nhau giữa 2 nhóm
sinh viên trong việc thể hiện mức độ quan tâm đối với các nhóm nhân tố ứng dụng thực
tiễn, sở thích và giải trí, và khó khăn trong quá trình học, thi ở mức ý nghĩa 5%.
Để tìm hiểu về động lực học ngoại ngữ của sinh viên EFL Việt Nam và thái độ của
các em đối với các yếu tố trong lớp học, Nguyễn Thị Phước Lộc (2022) đã sử dụng một
cuộc khảo sát bao gồm hai mươi mục với 74 học viên từ 4 lớp học tại một trung tâm
ngoại ngữ ở TP.HCM, Việt Nam. Kết quả khảo sát đã làm rõ mức độ và bản chất về động
lực học của sinh viên tại một số trường đại học ở thành phố Hồ Chí Minh. Và một vài
yếu tố tác động tạo động lực cho sinh viên gồm điều kiện vật chất của trường học,
6
phương pháp giảng dạy và truyền đạt đến sinh viên và kết quả học tập cũng có tác động
đến động cơ học tập của sinh viên.
Mặt khác, Đỗ Thanh Loan và Đỗ Thị Huyền, (2021), trong nghiên cứu: “ Một số
giải pháp tăng động lực học tiếng Anh trực tuyến cho sinh viên không chuyên ngành
Công nghệ kỹ thuật ô tô theo đề án học kết hợp tại trường Đại học Công nghiệp Hà Nội”,
đã khảo sát trực tiếp cho 100 sinh viên vào tuần thứ 8 của học kỳ 2 năm học 2020 - 2021
không chuyên ngành Công nghệ kĩ thuật Ô tô khi theo học chương trình Tiếng Anh. Kết
quả khảo sát cho thấy, động lực của người học được xem là yếu tố quan trọng trong việc
học ngoại ngữ.
Tương tự Đỗ Thanh Loan và Đỗ Thị Huyền ( 2021), Vũ Thị Mai Quế và Hồ
Ngọc Trung (2020) trong nghiên cứu: “ Các yếu tố làm giảm động lực học Tiếng Anh”
đã nghiên cứu các yếu tố làm giảm động lực/ hứng thú học tiếng Anh của người học tiếng
Anh tại Khoa Kinh tế Trường Đại Học Mở Hà Nội. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy
động lực học tập được xem là có ảnh hưởng đến việc học Tiếng Anh. Tại Khoa Kinh tế
Trường Đại học Mở Hà Nội, nghiên cứu cho thấy yếu tố làm giảm động lực học Tiếng
Anh của người học trước tiên phải kể đến thái độ, sự cam kết theo dõi quá trình của sinh
viên.Ngoài ra, năng lực và phương pháp giảng dạy của giáo viên cũng ảnh hưởng trực
tiếp. Tiếp đến là sự thiếu vốn từ vựng cơ bản, thiếu sự tự tin của sinh viên đối với việc
học. Cơ sở vật chất, không khí lớp học, sách giáo khoa cũng xem là yếu tố khách quan
làm giảm động lực học học tập của sinh viên.
Để ứng dụng mô hình hồi quy logic thứ bậc phân tích kết quả học môn tiếng Anh
của sinh viên trường Đại học ngoài công lập tại Thành phố Hồ Chí Minh, Nguyễn Quyết
và Lê Thị Kim Thoa, (2018) đã sử dụng mô hình hồi quy logit thứ bậc (Ordered logit
regression model) và chọn mẫu ngẫu nhiên trên 5 ngành đào tạo phổ biến của các trường
trong năm 2017, gồm ngành Kế toán, Quản trị kinh doanh, Quản trị văn phòng, Tài chính
ngân hàng và Luật. Kết quả khảo sát từ nhóm sinh viên không chuyên ngành ngoại ngữ ở
các trường đại học tư thục ở Thành phố Hồ Chí Minh về môn tiếng Anh bị ảnh hưởng bởi
4 yếu tố: một là giới tính, cụ thể đối với nhóm có học lực trung bình yếu và trung bình thì
phần lớn là sinh viên nam khá hơn; còn nhóm có học lực khá giỏi đa phần là sinh viên
nữ; hai là thời gian tự học trong đó nhóm học lực yếu bị tác động thấp nhất; ba là đặt mục
tiêu cụ thể có ý nghĩa tới trên tất cả các nhóm; và bốn là thái độ của sinh viên với giảng
viên cũng chịu ảnh hưởng đến kết quả học của các nhóm sinh viên đã được phân loại.

7
Trong nghiên cứu “So sánh động cơ học tập ngoại ngữ thứ nhất và ngoại ngữ thứ
hai của sinh viên Việt Nam: Trường hợp một trường Đại học tại Thành Phố Hồ Chí
Minh”, Lưu Hớn Vũ (2022) đã khảo sát toàn bộ 45 sinh viên đang theo học ngành Quản
trị kinh doanh (chương trình tiếng Anh) của một trường đại học tại Thành phố Hồ Chí
Minh. Các sinh viên này hiện đang theo học ngoại ngữ thứ nhất là tiếng Anh, ngoại ngữ
thứ hai là tiếng Trung Quốc. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng, về mặt tổng thể, sinh
viên đang theo học ngành Quản trị kinh doanh (chương trình tiếng Anh) của một trường
đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh có động cơ học tập ngoại ngữ thứ nhất cao hơn động
cơ học tập ngoại ngữ thứ hai.Về mặt các phạm vi cụ thể: phạm vi ngôn ngữ sinh viên,
phạm vi người học, phạm vi môi trường học tập, thì động cơ học tập ngoại ngữ thứ nhất
cũng cao hơn động cơ học tập ngoại ngữ thứ hai.
1.1.7 Giải pháp trong việc học tiếng Anh
Kết luận cuối cùng trong nghiên cứu trên của tác giả Đặng Thị Vân Anh là để việc
học tiếng Anh ở trường đại học không trở nên nhàm chán, vô bổ hoặc là một gánh nặng
không cần thiết thì cần có những thay đổi để phù hợp với việc học của sinh viên.
Bên cạnh đó, các yếu tố như vai trò của sinh viên, nội dung khóa học, phương pháp
giảng dạy, cơ sở vật chất và môi trường học tập cũng ảnh hưởng trực tiếp đến động lực
học Tiếng Anh của sinh viên. Và để có thể thúc đẩy động lực học tập của sinh viên, giáo
viên cần phải tạo ra cho mình một phương pháp dạy phù hợp với năng lực của sinh viên,
xây dựng tính công bằng, tích cực trong giảng dạy để có thể tạo ra môi trường học tập
văn minh, từ đó kích thích được động lực học tập của sinh viên. (Vũ Minh Đức và Phạm
Thị Hoàng Ngân, 2019)
Mặc dù trong nhiều thập kỉ qua đã có rất nhiều công trình nghiên cứu trên thế giới
nghiên cứu về vấn đề này. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu đề chủ yếu nỗ lực
nghiên cứu những vấn đề lí luận liên quan đến động cơ học ngoại ngữ như khái niệm về
động cơ học ngoại ngữ, phân loại động cơ học ngoại ngữ, cấu trúc ngoại ngữ, học ngoại
ngữ, chung ta có thể thấy cần thêm công trình nghiên cứu về các biện pháp thúc đẩy động
cơ học ngoại ngữ và hiệu quả của việc áp dụng các biện pháp đó trong môi trường học
ngoại ngữ cụ thể.
Ngoài ra, việc cần thiết đó chính là không nên tạo quá nhiều áp lực và căng thẳng
cho người học bởi vì đôi khi chính những điều đó sẽ làm giảm hoặc mất đi động lực của

8
người học. Do vậy, để nâng cao động lực học Tiếng Anh của sinh viên thì cần triển khai
các giải pháp thích hợp với nhu cầu của các sinh viên.

1.2 Nghiên cứu nước ngoài


1.2.1 Động cơ học tập
Theo Harmer (2001) cho rằng động lực học tập là một loại động cơ bên trong nào
đó có thể thúc đẩy ai đó làm mọi việc để đạt được điều gì đó.
Còn Dörnyei cho rằng động lực chịu trách nhiệm cho việc tại sao mọi người quyết
định làm điều gì đó, họ sẵn sàng duy trì hoạt động trong bao lâu và họ sẽ theo đuổi nó
như thế nào. Động lực học tập là khao khát, mong muốn, hào hứng, cảm thấy có trách
nhiệm và đầy nhiệt huyết trong quá trình học tập, là sự nỗ lực cố gắng để hoàn thành có
kết quả một công việc nào đó.
1.2.2 Khái niệm học tập
Brown (1994: 89) nói rằng học tập thường được coi là sự dịch thuật của thuật ngữ
"hướng dẫn" là quá trình tương tác của sinh viên với các nhà giáo dục và tài nguyên học
tập trong một môi trường học tập.
Học tập như là một người nỗ lực với mục tiêu và giúp mọi người học hỏi (Gagne
và Briggs).

1.2.3 Khái niệm thái độ học tập


Theo Gardner (1985: 93) cho rằng thái độ học tập là sự phản ánh niềm tin của
người học đối với môi trường, điều kiện học tập và động cơ học tập gồm ba thang đo:
mức độ của động cơ, mong muốn và thái độ, được xem như một phần của thang đo động
cơ.
1.2.4 Khái niệm khả năng người sử dụng Tiếng Anh

Theo từ điển của Trường Đại học Nam Queensland (2016), Năng lực tiếng Anh
được định nghĩa là “khả năng người học sử dụng tiếng Anh để truyền tải thông tin thông
qua hình thức nói hoặc viết trong quá trình học của họ”.
1.2.5 Khái niệm học (ngôn ngữ thứ 2)
Theo Lí thuyết Krashen, học (ngôn ngữ thứ 2) là một quá trình có ý thức, phụ
thuộc vào năng khiếu của người học, nhằm hiểu biết một ngôn ngữ khác (ngoài ngôn ngữ
9
thứ nhất) và kết quả tạo ra hành vi ngôn ngữ có kiểm soát (nghĩa là kết quả tạo ra thông
qua quá trình sửa lỗi hoặc các ẩn ý các quy tắc của ngôn đó).
1.2.6 Các yếu tố tác động đến việc học tiếng Anh
Để tìm hiểu nhận thức của sinh viên không chuyên tiếng Anh về quyền tự chủ của
người học và các yếu tố ảnh hưởng đến quyền tự chủ của người học tại Việt Nam,
Nguyen, S. V. & Habók, A., 2020 đã khảo sát từ dữ liệu được thu thập sử dụng bảng câu
hỏi được quản lý cho hơn 1.500 sinh viên đại học từ cơ sở giáo dục đại học khác nhau tại
Hà Nội, Việt Nam và 13 sinh viên đã tham gia phỏng vấn bán cấu trúc. Kết quả khảo sát
cho thấy có rất nhiều phương pháp học tiếng anh mà người học có thể áp dụng theo như
từ thầy cô, bạn bè bên cạnh đó cũng có thể tìm hiểu thêm trên thông tin từ Internet, v.v.
Song, một trong những yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến việc học ngoại ngữ chính là mức độ
nỗ lực của chính người học. Người học cần có sự tự giác tìm hiểu để có thể làm chủ kiến
thức và có thể gặt hái được nhiều thành tích đáng kể trong việc học.
Nhằm khảo sát nghiên cứu về động lực học tiếng Anh của sinh viên đại học, Ning
Fang (2020) đã khảo sát 50 học sinh, đang là học sinh của trường quốc tế SICT bao gồm
18 nữ và 32 nam học sinh lớp 1. Các công cụ được sử dụng trong nghiên cứu này là một
bảng câu hỏi được thiết kế để gợi ra thông tin về động cơ của học sinh trong việc học
tiếng Anh. Kết quả khảo sát cho thấy phần lớn sinh viên không tự chủ động trong việc
học và phụ thuộc rất nhiều vào giáo viên. Họ có thể cố gắng và phấn đấu nhiều hơn thế
trong việc trao dồi kiến thức tiếng Anh. Hầu hết sinh viên không đề ra mục tiêu rõ ràng
về lí do nên học tiếng Anh
Ngoài ra, trong nghiên cứu : “Tìm hiểu sự khó khăn của học sinh trong việc học
tiếng Anh trong thời gian PTM bị hạn chế”, Muhtarom và Azizatul Maghfiroh (2021)
đã sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính mô tả thực hiện bằng bảng câu hỏi trực
tuyến được sinh viên điền thông qua ứng dụng Google Form tại lớp XI-A trong học kỳ lẻ
của năm học năm học 2021/2022. Kết quả khảo sát cho thấy: có hai yếu tố tác động đến
những khó khăn trong việc học tiếng Anh của sinh viên, gồm những yếu tố bên trong như
là việc thể hiện các bài học tiếng Anh không thu hút học sinh, học sinh chưa có hứng thú
tham gia các chương trình đào tạo tiếng Anh và học sinh chưa có thích thú trong việc học
tiếng Anh. Ngoài ra còn những yếu tố bên ngoài gây tác động cụ thể là những khó khăn
trong việc học các bài tiếng Anh của học sinh do quá trình dạy và truyền đạt của giáo
viên đến với học sinh chưa phù hợp, giáo viên chưa áp dụng đúng phương pháp, và còn

10
chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố khác như thiếu sự động viên của gia đình trong việc học
của học sinh.
Mặt khác, trong nghiên cứu: “Động lực học tiếng Anh của học sinh Trung Quốc ở
bậc đại học” Meihua Liu, 2007 đã khảo sát 202 sinh viên năm thứ ba (51 nữ và 151
nam) trong sáu lớp được chọn ngẫu nhiên từ Trường Đai học Xia’men University. Kết
quả nghiên cứu cho thấy rằng những sinh viên năm thứ ba này có thái độ tích cực đối với
việc học tiếng Anh và rất có động lực để học ngôn ngữ. Điều này có thể được quy cho
thực tế là các phát triển nhanh chóng của nền kinh tế ở Trung Quốc trong những năm gần
đây đã mang lại một ngày càng cao nhu cầu về sinh viên tốt nghiệp đại học có năng lực
tiếng Anh cao trong các lĩnh vực khác nhau như giáo dục, thị trường, doanh nghiệp và
khoa học công nghệ.
Còn với nghiên cứu: “Động cơ học tiếng Anh của sinh viên Việt Nam không
chuyên tiếng Anh: từ góc độ lý thuyết hoạt động”, Nguyen Son Van và Anita Habók,
2021, đã khảo sát 1.565 sinh viên không chuyên bằng tiếng Anh với ít nhất một học kỳ
học tiếng Anh ở trình độ đại học từ bảy trường đại học công lập ở Hà Nội, Việt Nam. Kết
quả nghiên cứu là các sinh viên mong muốn học tiếng Anh mạnh mẽ và sẵn sàng nắm bắt
cơ hội để cải thiện trình độ tiếng Anh của mình. Hơn nữa, họ không chỉ thừa nhận tầm
quan trọng của việc học tiếng Anh cho việc học tập và sự nghiệp trong tương lai, mà họ
còn học ngôn ngữ này vì sở thích cá nhân, vì mục đích giao tiếp và vì người khác.
1.2.7 Giải pháp trong việc học tiếng Anh

Qua kết quả nghiên cứu Diana S. Rahman & Wening Sahayu (2020) đã cho thấy
cơ sở để phát triển triển động cơ học ngoại ngữ của học sinh một cách tối đa là sử dụng
các loại động cơ mà hầu hết giáo viên ngoại ngữ chưa áp dụng được. Và đề ra các biện
pháp giúp việc học tiếng Anh của học sinh được cải thiện hơn như giáo viên ngoại ngữ
nên có hiểu biết sâu sắc về chúng cũng như có thể có các phương pháp và cách khác nhau
để nhằm tạo động lực cho học sinh trong lớp học ngoại ngữ.

1.3 Động cơ học tập ngoại ngữ thứ nhất và ngoại ngữ thứ hai của sinh viên
Trong nghiên cứu “So sánh động cơ học tập ngoại ngữ thứ nhất và ngoại ngữ thứ hai
của sinh viên Việt Nam: Trường hợp một trường Đại học tại Thành Phố Hồ Chí Minh”,
Lưu Hớn Vũ (2022) đã khảo sát toàn bộ 45 sinh viên đang theo học ngành Quản trị kinh
11
doanh (chương trình tiếng Anh) của một trường đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh. Các
sinh viên này hiện đang theo học ngoại ngữ thứ nhất là tiếng Anh, ngoại ngữ thứ hai là
tiếng Trung Quốc. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng, về mặt tổng thể, sinh viên đang
theo học ngành Quản trị kinh doanh (chương trình tiếng Anh) của một trường đại học tại
Thành phố Hồ Chí Minh có động cơ học tập ngoại ngữ thứ nhất cao hơn động cơ học tập
ngoại ngữ thứ hai.Về mặt các phạm vi cụ thể: phạm vi ngôn ngữ sinh viên, phạm vi
người học, phạm vi môi trường học tập, thì động cơ học tập ngoại ngữ thứ nhất cũng cao
hơn động cơ học tập ngoại ngữ thứ hai.
Trong phạm vi ngôn ngữ, động cơ học ngoại ngữ thứ nhất xuất phát từ mong muốn
bản thân, nhưng động cơ học ngoại ngữ thứ hai có thể là do sự yêu cầu khách quan. Trên
phạm vi người học, sinh viên cố gắng học ngoại ngữ thứ nhất cũng như ngoại ngữ thứ hai
có thể vì sự kì vọng của gia đình, của bản thân. Cuối cùng là trên phạm vi môi trường học
tập, hứng thú học tập ngoại ngữ thứ nhất của sinh viên có lẽ là kết quả học tập, chất
lượng môn học và không khí lớp học. Nhưng với học tập ngoại ngữ thứ hai thì hứng thú
học tập được quyết định bởi giáo viên là không khí lớp học.
1.4 Tăng cường động cơ học tập cho sinh viên
Để hiểu rõ hơn về ngoại ngữ theo như được biết về tăng cường động cơ học tập ngoại
ngữ chuyên ngành cho sinh viên các trường Đại học và Cao đẳng của Nguyễn Viết Dũng
(2011) đã tổ chức quá trình dạy học, kiểm tra theo định hướng giúp sinh viên tự chủ:
Tính tự chủ của sinh viên trong học tập là yêu cầu và cũng là điều kiện cần trong việc đào
tạo theo học chế tín chỉ. Việc dạy học ngoại ngữ chuyên ngành cần được thiết kế và tổ
chức sao cho sinh viên có thể chủ động chọn lựa nội dung, thời gian và khối lượng phù
hợp với nhu cầu và điều kiện của họ. Việc kiểm tra theo yêu cầu sẽ giúp sinh viên tự
đánh giá và tự điều chỉnh việc học tập ngoại ngữ của mình. Đưa thực tế nghề nghiệp có
yêu cầu sử dụng ngoại ngữ chuyên ngành vào quá trình đào tạo: Việc dạy học ngoại ngữ
chuyên ngành hiện nay vẫn còn mang tính hàn lâm và lớp học vẫn là một loại “tháp
ngà”. Đời sống nghề nghiệp có sử dụng ngoại ngữ cần được giới thiệu không chỉ ở dạng
viễn cảnh mà phải hiện diện trực tiếp trong quá trình đào tạo qua các hình thức: Tổ chức,
giới thiệu các tình huống nghề nghiệp thật (hoặc giả định), các tư liệu thật, các đối tượng
giao tiếp thật ngay trong giờ học và trong các sinh hoạt ngoại khóa. Đưa sinh viên đến
với thực tế nghề nghiệp có nhu cầu sử dụng ngoại ngữ qua các hình thức dạy học theo dự
án và làm việc nhóm.

12
2. Các khía cạnh chưa được đề cập trong tài liệu
Qua tổng quan vấn đề nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy hầu hết các nhà nghiên cứu
đã đi khá sâu vào những khía cạnh như: thực trạng của việc học tiếng Anh cũng như nêu
rõ được các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định các yếu tố tác động đến việc học tập. Các
nhà nghiên cứu trước đó cũng đưa ra được những giải pháp, những gợi ý để giúp người
học tránh được những khó khăn khi lựa chọn tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai để học.
Nhưng hầu hết chưa có nghiên cứu nào về vấn đề này được thực hiện trên đối tượng là
sinh viên Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM. Nhìn nhận thực tế thì hiện nay, việc
sinh viên đã và đang phải đối mặt với một số rào cản trong việc học ngoại ngữ là một
điều đáng quan tâm, đặc biệt là trên đối tượng sinh viên Trường ĐH Công Nghiệp TP Hồ
Chí Minh. Nhóm thực hiện nghiên cứu lần này nhằm phân tích sâu hơn về các yếu tố gây
trở ngại, khó khăn trong vấn đề học tập của các sinh viên. Qua đó, đưa ra một vài giải
pháp mang tính thực tế nhằm tăng cao động cơ và động lực học tiếng Anh của sinh viên
ngày nay.

13
NỘI DUNG – PHƯƠNG PHÁP
1. Thiết kế nghiên cứu
Phương pháp thu thập thông tin định lượng được sử dụng trong nghiên cứu là khảo sát
bằng bảng hỏi. Việc tìm hiểu những khó khăn của sinh viên trường Đại học Công nghiệp
TP.HCM khi học tiếng Anh là một vấn đề đa chiều, có mối quan hệ giữa nhiều khía cạnh
khác nhau từ khách quan và chủ quan liên quan đến bản thân của mỗi người do đó việc
sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng sẽ phù hợp, chính xác và tiết kiệm đối với
đề tài nghiên cứu này. Phương pháp này cho phép nhà nghiên cứu nắm bắt được một
lượng lớn thông tin chỉ trong một khoảng thời gian ngắn và chi phí cũng thấp hơn so với
các thiết kế nghiên cứu khác. Hơn nữa, do nghiên cứu được thực hiện với số lượng lớn
người tham gia nên kết quả nghiên cứu có thể khái quát một cách chính xác nhất về các
yếu tố khó khăn ảnh hưởng đến việc học tiếng Anh của sinh viên trường Đại học Công
nghiệp TP.HCM. Dựa vào phương pháp thu thập thông tin khảo sát bằng bảng hỏi có thể
nắm bắt được những vấn đề mà sinh viên gặp phải khi học tiếng Anh và đưa ra biện pháp
thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả học Tiếng Anh của sinh viên Đại học Công Nghiệp TP
Hồ Chí Minh. Kết quả thu được đo lường theo thang đo tỷ lê và thang đo quãng.
2. Chọn mẫu
Chọn mẫu

Nghiên cứu được tiến hành tại trường ĐH Công Nghiệp TP HCM, địa chỉ 12 Nguyễn
Văn Bảo, phường 4, quận Gò Vấp, TP HCM.

 Dân số nghiên cứu


Sinh viên thuộc Trường ĐH Công Nghiệp TP HCM.

 Cỡ mẫu
Áp dụng theo công thức tổng thể xác định được quy mô:

- z: là giá trị phân phối ứng với độ tin cậy p: ước tính tỉ lệ của tổng thể.

- e: sai số cho phép.

14
-p:là ước tính tỉ lệ tổng thể

Trong đó:

· Độ chính xác là 96%

· z = 2,054

· p = 0,5

· e = 0,05

Công thức tính:

Như vậy, nhóm chọn cỡ mẫu n = 422

Cỡ mẫu: 422/32.000 sv của trường ĐH Công Nghiệp TP HCM. Là sinh viên nhất, năm
hai, năm ba và năm tư thuộc các Khoa của trường. Dựa trên nguyên tắc chọn mẫu, kích
cỡ mẫu càng lớn thì kết quả nghiên cứu càng chính xác và độ tin cậy cao hơn.

 Cách tiếp cận dân số mẫu


Nghiên cứu quyết định dùng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên theo Khoa để chọn mẫu
khảo sát. Dân số nghiên cứu sẽ được chia thành cụm theo năm Khoa: Cơ khí ,Điện, Công
nghệ thông tin, Quản trị kinh doanh và Thương mại - Du lịch,.... theo phương pháp chọn
ngẫu nhiên phân tầng.

 Chiến lược chọn mẫu


Vì dân số nghiên cứu được chọn là sv trường ĐH Công Nghiệp TP HCM, số lượng sv tại
trường khá đông. Vậy nên, nhóm nghiên cứu quyết định chọn phương pháp ngẫu nhiên
thuận tiện trên 422 sv thuộc các khóa đang theo học tại trường ĐH Công Nghiệp TP
HCM. Phương pháp này giúp nhóm nghiên cứu ít tốn phí và thời gian mà vẫn đem lại kết
quả cao trong thời gian thực hiện khảo sát.

3. Phương pháp nghiên cứu

Mục tiêu Phương pháp thu thập Phương pháp xử lý dữ


dữ liệu liệu

Khảo sát thực trạng học Khảo sát bằng bảng câu Sử dụng thống kê mô tả

15
Tiếng Anh của sinh viên hỏi sinh viên tại trường
Đại học Công Nghiệp TP Đại học Công Nghiệp TP
Hồ Chí Minh. Hồ Chí Minh.

Đánh giá những khó khăn Khảo sát bằng bảng câu Sử dụng thống kê mô tả
của sinh viên Đại học hỏi sinh viên tại trường
Công Nghiệp TP Hồ Chí Đại học Công Nghiệp TP
Minh khi học Tiếng Anh. Hồ Chí Minh.

Đưa ra một số biện pháp Nghiên cứu lý thuyết và Suy luận logic
thích hợp nhằm nâng cao kết quả khảo sát
hiệu quả học tập của sinh
viên Đại học Công Nghiệp
TP Hồ Chí Minh trong
việc học Tiếng Anh.

3.1. Công cụ thu thập thông tin: bảng câu hỏi khảo sát
Khảo sát trực tiếp bằng bảng hỏi trên đối tượng 422 sinh viên của trường Đại học
Công Nghiệp TP.HCM. Bảng hỏi được đưa ra bao gồm các câu hỏi đóng và được thiết kế
trên mẫu Google Form. Sau khi thu được kết quả khảo sát, tiến hành xử lý thông tin, dữ
liệu và đưa ra đánh giá và nhận xét.
Ưu điểm:
- Khai thác được nhiều khía cạnh của vấn đề.
- Thu thập được số lượng lớn thông tin.
- Tiết kiệm được nguồn nhân lực, chi phí và không mất nhiều thời gian.
- kết quả nghiên cứu được có thể khái quát.
Nhược điểm:
- Độ tin cậy của các thông tin thu thập được có thể bị ảnh hưởng do người tham gia trả
lời không trung thực, chính xác hoặc người tham gia có thái độ không nghiêm túc khi
điền phiếu câu hỏi khảo sát.
- Cần nhiều thời gian để xử lý thông tin thu được từ khảo sát.

16
- Nhà nghiên cứu cần phải có các kỹ năng tổng hợp, phân tích và diễn giải các số liệu
thống kê.
Bảng câu hỏi khảo sát được xây dựng với mục đích tìm hiểu những khó khăn của sinh
viên trường Đại học Công Nghiệp TP.HCM khi học tiếng Anh, có bố cục các phần như
sau:
Phần A: Thông tin các nhân của người tham gia khảo sát.
Phần B: Nội dung khảo sát, bao gồm các phần:
Phần I: Khai thác thông tin về thực trạng học tiếng Anh của sinh viên Đại học
Công Nghiệp TP.HCM bao gồm điểm đầu vào, các điểm số khác…
Phần II: Khai thác thông tin về những khó khăn của sinh viên ĐH Công Nghiệp
TPHCM khi học và áp dụng các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết tiếng Anh.
Phần III: Khai thác thông tin về phương tiện học tập và phương pháp học tập của
sinh viên ĐH Công Nghiệp TPHCM khi học tiếng Anh.
Phần IV: Khai thác thông tin về các giải pháp, đề xuất nghiên cứu hiệu quả để cải
thiện những khó khăn trong việc học tiếng Anh của sinh viên ĐH Công Nghiệp TPHCM.
4. Quy trình thu thập dữ liệu
- Khảo sát bằng phiếu câu hỏi vì đây là phương pháp ít tốn kém và dễ dàng thực hiện,
có thể thu được một lượng lớn thông tin trong một khoảng thời gian ngắn.
- Thời gian tiến hành khảo sát từ tháng 5/2023 đến tháng 2/2024.
- Người khảo sát sẽ đến trường Đại học Công Nghiệp TP Hồ Chí Minh hoặc ở lớp học
xin phép mỗi sinh viên dành 1 ít thời gian riêng và phát phiếu cho họ.
- Một người sẽ mất khoảng 5-10 phút để hoàn thiện phiếu khảo sát rồi gửi lại cho người
khảo sát.
- Sau đó, người khảo sát thu thập lại phiếu đã phát. Quy trình được lặp lại nhiều lần cho
đến khi người khảo sát thu thập đủ số lượng phiếu đã đề ra.
5. Xử lý dữ liệu
 Mục tiêu 1
Sử dụng phương pháp thống kê mô tả: tính phần trăm, tính trung bình, tính số lượng sinh
viên trong số người được chọn làm khảo sát có đang xem việc học tiếng Anh là một cách
đối phó để có thể qua môn hay là đang chú tâm học một cách thật sự.
17
 Mục tiêu 2
Sử dụng phương pháp thống kê mô tả để đánh giá những khó khăn của sinh viên Đại học
Công Nghiệp TP Hồ Chí Minh khi học Tiếng Anh
 Mục tiêu 3
Sử dụng phép suy luận logic để tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến việc học tiếng Anh
của sinh viên ĐH Công Nghiệp TP Hồ Chí Minh. Từ đó, đưa ra một số biện pháp thích
hợp nhằm nâng cao hiệu quả học tập cho sinh viên.

18
CẤU TRÚC DỰ KIẾN CỦA LUẬN VĂN
Luận văn gồm có 04 chương
Chương I: Cơ sở lý luận
1.1 Các khái niệm cơ bản của đề tài: động cơ học tập, quá trình học tập, tự học, tiếng
Anh, thái độ học tập, khả năng người sử dụng tiếng Anh, học ngôn ngữ 2.
1.2 Các nghiên cứu trong nước
1.3 Các nghiên cứu ngoài nước
1.4 Các khía cạnh chưa được đề cập
Chương II: Thực trạng học tiếng Anh của sinh viên Trường Đại học Công Nghiệp
Tp Hồ Chí Minh
2.1 Thực trạng học tiếng Anh của sinh viên Trường Đại học Công Nghiệp Tp Hồ Chí
Minh
2.2 Các yếu tố tác động đến việc học tiếng Anh của sinh viên Trường Đại học Công
Nghiệp Tp Hồ Chí Minh
Chương III: Giải pháp khắc phục khó khăn trong việc học tiếng Anh.
3.1 Cơ sở đề xuất giải pháp
3.2 Đề xuất giải pháp nhằm tăng động cơ học tiếng Anh.
Chương IV: Kết luận và kiến nghị
4.1 Kết luận
4.2 Kiến nghị
4.3 Một số vấn đề, khía cạnh còn hạn chế trong đề tài

19
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
Nghiên cứu sẽ được tiến hành từ.

NGƯỜI THỰC
STT CÔNG VIỆC THỜI GIAN (THÁNG)
HIỆN

1 2 3 4 5 6 7

Tổng quan về đề
tài

1 Bùi Thị Kim Nho - Lý do chọn đề tài

Bùi Thị Kim Nho - Mục tiêu nghiên


2
cứu

3 Bùi Thị Kim Nho - Câu hỏi nghiên cứu

Bùi Thị Kim Nho - Đối tượng và phạm


4
vi nghiên cứu

Bùi Thị Kim Nho - Ý nghĩa khoa học


5
và thực tiễn

Tổng quan tài liệu

Tất cả các thành viên Tìm tài liệu lý


6
thuyết có liên quan

Tất cả các thành viên Tìm tài liệu nghiên


7
cứu trong nước

Tất cả các thành viên Tìm tài liệu nghiên


8
cứu nước ngoài

9 Nguyễn Hoàng Thi Những khía cạnh


chưa được đề cập

20
đến

Nội dung - Phương


pháp

Nguyễn Trương
10 Thiết kế nghiên cứu
Minh Sang

11 Hoàng Văn Đến Chọn mẫu

Bùi Thị Kim Nho Phương pháp nghiên


12
cứu

Nguyễn Hoàng Thi -Phiếu khảo sát


13 Bùi Thị Kim Nho -Cấu trúc dự kiến
luận văn

Chỉnh sửa và hoàn


14
chỉnh đề tài

15 Trương Yến Nhi Thiết kế PowerPoint

16 Nguyễn Hoàng Thi Trình bày đề tài

21
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt

Sách
1. Phan Ngọc Quốc, 2015. Cách học tiếng Anh thần kỳ. Hà Nội: NXB. Thế Giới.
2. Vũ Thùy Linh, 2017. Bí mật phương pháp học tiếng Anh siêu tốc. Hà Nội: NXB.
Đại học Quốc gia Hà Nội.
Bài báo
3. Đặng Thị Vân Anh, 2014. Tìm hiểu thái độ của sinh viên đối với việc học tiếng
Anh và các hoạt động học trên lớp. Tạp chí Khoa học Giáo dục Kỹ thuật, số 30,
trang 73-79.
4. Đỗ Thanh Loan và Đỗ Thị Huyền, 2021. Một số giải pháp tăng động lực học tiếng
Anh trực tuyến cho sinh viên không chuyên ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô theo
đề án học kết hợp tại trường Đại học Công nghiệp Hà Nội. Tạp chí Khoa học và
Công nghệ, tập 57 (số 6), trang 164-168.
5. Huỳnh Thị Mỹ Duyên và Nguyễn Hiệp Thanh Nga, 2021. Khó khăn trong việc
nghe hiểu tiếng Anh của sinh viên không chuyên. Tạp chí Nghiên cứu khoa học và
Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô, số 11, trang 127-136.
6. Lê Viết Dũng, 2011. Tăng cường động cơ học tập ngoại ngữ chuyên ngành cho
sinh viên các trường Đại học và Cao đẳng. Ngôn ngữ & Đời sống, số 12, trang 6-
10.
7. Lưu Hớn Vũ, 2022. So sánh động cơ học tập ngoại ngữ thứ nhất và ngoại ngữ thứ
hai của sinh viên Việt Nam: Trường hợp một trường Đại học tại Thành Phố Hồ
Chí Minh. Tạp chí Khoa học – Trường Đại học Mở Hà Nội, số 92, trang 56-63.
8. Nguyễn Đình Như Hà và Trần Quốc Thao, 2019. Các yếu tố ảnh hưởng đến nhu
cầu học tiếng Anh của sinh viên không chuyên. Tạp chí Khoa học Đại học Mở
Thành phố Hồ Chí Minh, 15(1), trang 216-229.
9. Nguyễn Quyết và Lê Thị Kim Thoa, 2018. Ứng dụng mô hình hồi quy logic thứ
bậc phân tích kết quả học môn tiếng Anh của sinh viên trường Đại học ngoài công
lập tại Thành phố Hồ Chí Minh. Tạp chí Giáo dục, số 444, trang 48-54.
10. Nguyễn Thanh Dung, 2012. Động cơ học ngoại ngữ và một số biện pháp thúc đẩy
động cơ học tiếng Anh cho sinh viên. Tạp chí Giáo dục, số 293, trang 43-50.

22
11. Nguyễn Thị Lành & Phạm Thị Lương Giang & Nguyễn Thị Phương Thảo, 2018.
Thực trạng năng lực tiếng Anh của sinh viên không chuyên ngữ trường Đại học
Vinh. Tạp chí Giáo dục, số 436, trang 60-63.
12. Nguyễn Văn Lợi và Chung Thị Thanh Hằng, 2014. Các yếu tố ảnh hưởng năng
lực tiếng Anh của sinh viên sư phạm tiếng Anh, trường Đại học Cần Thơ. Tạp chí
Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, số 32, trang 67-74.
13. Quan Minh Nhựt và Phạm Phúc Vinh, 2014. Phân tích nhân số ảnh hưởng đến
việc học Anh ngữ của sinh viên khoa kinh tế & quản trị kinh doanh Trường Đại
học Cần Thơ. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, số 30, trang 89-95.
14. Trương Công Bằng, 2017. Những yếu tố ảnh hưởng đến việc học tiếng Anh của
sinh viên Việt Nam. Tạp chí Khoa học Ngôn ngữ và Văn Hóa, 1(2), trang 1-9.
15. Vũ Thị Mai Quế và Hồ Ngọc Trung, 2020. Các yếu tố làm giảm động lực học
tiếng Anh. Tạp chí Khoa học – Trường Đại học Mở Hà Nội, số 73, trang 19-26.
16. Vũ Minh Đức & Phạm Thị Hoàng Ngân, 2019. Thực trạng tự học tiếng Anh của
sinh viên đại học trường Đại học Điều dưỡng Nam Định. Tạp chí Giáo dục, số đặc
biệt kì 2,trang 310-312.
Luận văn, luận án, báo cáo khoa học
17. Phùng Văn Đệ, 2012. Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp học từ vựng
tiếng Anh của sinh viên không chuyên ngành tiếng Anh Trường Đại học Trà Vinh.
Luận văn Thạc sĩ. Đại học Trà Vinh.
Tài liệu tiếng nước ngoài
18. Bui, T. T. T., 2019. A study on second year English major students’ dificulties in
listening comprehension skills at HPU. Luận án Thạc sĩ. Đại học Dân lập Hải
Phòng.
19. Aljuaid, H., 2021. Student’s Motivation to Learn English as a Foreign Language
in the Context of Saudi Arabian Learners. Arab World English Journal, 12(3), pp.
242-256.
20. Diana S. Rahman & Wening Sahayu, 2020. How Do Foreign Language Teachers
Motivate Students in Language Learning?. Students in English Language and
Educaion, 7(1), pp. 181-193.
21. Erlangga, A. R., 2021. Student’s Motivation in Learning English Through English
Learning Videos Making. Social Science Studies, 1(3), pp. 177-189.
23
22. Liu, M., 2007. Chinese students’ motivation to learn English at the tertiary level.
Asian EFL Journal, 9(1), pp. 126-146.
23. Muhtarom & Azizatul Maghfiroh, 2021. Student Difficulties in English Learning
During Limited PTM Period. International Journal of Research on English
Teaching and Applied Linguistics, 2(2), pp. 10-14.
24. Nguyen, S. V. & Habók, A., 2020. Non-English-major students’ perceptions of
learner autonomy and factors influencing learner autonomy in Vietnam. Relay
Journal, 3(1), pp. 122-139.
25. Nguyen, S. V. & Habók, A., 2021. Vietnamese non-English-major students’
motivation to learn English: from activity theory perpective. Heliyon, 7, pp. 1-11.
26. Nguyen Thi Phuoc Loc, 2022. Language learning motivation of Vietnamese EFL
students and their attitudes towards classroom factors. HCMCOUJS-Social
Sciences, 12(1), pp. 63-78.
27. Ning, F., 2020. Study of English Learning Motivation of College Students.
Frontiers in Educational Research, 3(14), pp. 178-187.
28. Pham Ngoc Thach, 2020. Factors Influencing Interaction in an Online English
Course in VIETNAM. VNU Journal of Foreign Studies, 36(3), pp. 149-163.
29. Seven, M. A., 2020. Motivation in language learning and teaching. African
Educational Research Journal, 8(2), pp. 62-71.
30. Shi, J. and Fang, L., 2022. Sustainable Development of High School English
Learners in China: Motivation and Its Impact on Their English Achievement.
Sustainability, 4, pp. 1-19.

24
PHỤ LỤC
PHIẾU KHẢO SÁT

25

You might also like