You are on page 1of 11

Chủ đề “CÁC NGUYÊN NHÂN SINH VIÊN HỌC KÉM TIẾNG ANH TẠI

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH” PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài

Trong những năm gần đây thế giới đang trong thời kì hội nhập và phát triển. Do đó
các nước trên toàn thế giới, trong đó có Việt Nam đã cùng nhau nỗ lực thiết lập các
mối quan hệ hợp tác cùng nhau đi lên đẩy mạnh ở nhiều lĩnh vực. Vì vậy, nhu cầu
sử dụng tiếng Anh là nhu cầu cần thiết của hầu hết tất cả mọi người, đặc biệt là với
sinh viên đại học. Việc sử dụng tiếng anh thành thạo sẽ giúp cho sinh viên có thể
mở rộng được mối quan hệ , mở mang tri thức cả trong và ngoài nước. Đặc biệt sẽ
giúp cho sinh viên có nhiều cơ hội xin việc và thăng tiến trong công việc sau này.
Tuy nhiên, bên cạnh nhiều lợi ích đó thì cũng có một số vấn đề khi học tiếng anh ở
sinh viên như thiếu vốn từ vựng, giao tiếp còn ấp úng… Vì thế đã có nhiều nghiên
cứu về nguyên nhân sinh viên học kém tiếng anh , chẳng hạn như nghiên cứu về
“Các yếu tố ảnh hưởng đến việc học tiếng anh của sinh viên đại học Việt Nam” của
Trương Công Bằng (2017), “The Causes Of English Language And
Literature Students’ Poor English Skills At Kandahar University” của Javed
Sahibzada , Assistant Khadem , Sayed Mohammad Ali Hussaini (2018), “Factors
Affecting Teaching And Learning English In Vietnamese Universities” của Thi
Tuyet (2013), Factors Affecting Students’ Attitudes towards Learning English as a
Foreign Language in a Tertiary Institution of Vietnam của Lê Xuân Mai, Lê Xuân
Thảo (2021). Đánh giá được những khó khăn trên và giải pháp khắc phục, đó cũng
là lý do nhóm chọn đề tài “Nguyên nhân sinh viên học kém tiếng anh tại thành phố
Hồ Chí Minh”. Thông qua đề tài này, nhóm sẽ tìm hiểu sâu hơn về các nguyên nhân
ảnh hưởng đến việc học tiếng Anh ở sinh viên , từ các yếu tố bên ngoài hay bên
trong và chúng ảnh hưởng như thế nào đến việc học tiếng anh ở sinh viên. Từ
đó có thể làm rõ đưa ra các đề xuất giúp khắc phục theo hướng tích cực nhất.

2. Mục tiêu nghiên cứu


2.1. Mục tiêu chính
Tìm hiểu các nguyên nhân sinh viên học kém tiếng anh tại thành phố Hồ Chí Minh

2.2. Mục tiêu cụ thể

• Khả năng thành công.


• Gia đình.
• Yêu thích.
• Tương lai.
• Điểm cuối kỳ.
• Giới tính.

3. Câu hỏi nghiên cứu


1) Khả năng thành công có phải là một trong những nguyên nhân tác động đến
việc sinh viên học kém Tiếng Anh ?
2) Gia đình có vai trò như thế nào đến việc tác động đến việc sinh viên học kém
Tiếng Anh ?
3) Yêu thích có tác động như thế nào đến việc sinh viên học kém Tiếng Anh?
4) Tương lai liệu có phải là nguyên nhân thực sự ảnh hưởng đến sinh viên học kém
Tiếng Anh ?
5) Mức độ ảnh hưởng của Điểm cuối kỳ đến việc sinh viên học kém Tiếng Anh
như thế nào ?
6) Giới tính có tác động lớn như thế nào đến việc sinh viên học kém Tiếng Anh
như thế nào ?

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


4.1. Đối tượng
Đối tượng nghiên cứu: Những nguyên nhân sinh viên học kém Tiếng Anh ở thành
phố Hồ Chí Minh
Đối tượng khảo sát: Những sinh viên tại những trường đại học ở thành phố Hồ Chí
Minh
4.2. Phạm vi nghiên cứu
• Phạm vi thời gian: 10/08/2022 – 07/09/2022
• Phạm vi không gian: tại những trường đại học ở thành phố Hồ Chí Minh
• Số lượng : 180 sinh viên tại các trường đại học ở thành phố Hồ Chí Minh
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
5.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài
Nghiên cứu không chỉ đưa ra những nguyên nhân ảnh hưởng đến việc sinh viên học
kém Tiếng Anh ở thành phố Hồ Chí Minh, đề xuất được mô hình nghiên cứu và còn có thể
trở thành tiền đề cơ sở cho những nghiên cứu mai sau.
5.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Từ các kết quả phân tích, có thể đúc kết ra được những nguyên nhân lớn và nhỏ để từ
đó có thể đưa ra các đề xuất giúp khắc phục theo hướng tích cực nhất .Giúp sinh viên có
thể nhìn thấy rõ những nguyên nhân chính ảnh hưởng, nâng cao những thế mạnh và tìm
cách khắc phục được những điểm bất lợi của mình trong việc học Tiếng Anh.
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Các khái niệm

Sinh viên: Theo Luật Giáo dục đại học định nghĩa sinh viên như sau: “Sinh
viên là người đang học tập và nghiên cứu khoa học tại cơ sở giáo dục đại học, theo
học chương trình đào tạo cao đẳng, chương trình đào tạo đại học” (Vũ Thùy Hương,
2018)

Khả năng thành công: niềm tin vào khả năng thành công học tiếng Anh tại đại
học.(Trương Công Bằng, 2017)

Tương lai : là những dự kiến tham gia học các lớp tiếng Anh ngoài trường đại
học tại thời điểm hiện tại và tương lai sau khi tốt nghiệp. (Trương Công Bằng,
2017)

1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước và ngoài nước theo khung
khái niệm
Với bối cảnh hiện nay, thì đã có rất nhiều bài nghiên cứu về chủ đề về những nguyên
nhân ảnh hưởng đến việc học Tiếng Anh ở sinh viên. Một trong số đó cũng có rấ t nhiều bài
nghiên cứu trong nước cũng có sự liên quan đến việc tác động đến việc học kém Tiếng Anh
ở sinh viên.
Theo trong tài liệu nghiên cứu của tác giả Trương Công Bằng “Các Yếu Tố Ảnh
Hưởng Đến Việc Học Tiếng Anh Của Sinh Viên Đại Học Việt Nam” trên Tạp chí Khoa học
Ngôn ngữ và Văn hóa, Tập 1, Số 2 vào năm 2017 . Tác giả tiến hành lấy được 38 thông tin
từ 1.207 sinh viên từ ba trường đại học tại thành phố Hồ Chí Minh và chia thành 12 nhóm
, 6 nhóm nam và 6 nhóm nữ . Tác giả tập trung nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc
học tiếng anh của sinh viên Đại học Việt Nam. Qua nghiên cứu cho thấy các yếu tố ảnh
hưởng đến việc học tiếng anh của sinh viên như : Gia đình , Khả năng thành công , Giá trị
sử dụng , Tương lai , Điểm cuối kỳ , Giới tính … Từ việc nghiên cứu trên tác giả đã cho
thấy yếu tố khả năng thành công (niềm tin vào khả năng học ) là yếu tố quan trọng nhất
ảnh hưởng đến kết quả học tiếng Anh của sinh viên. Tiếp theo điểm cuối kỳ là yếu tố lớn
thứ hai ảnh hưởng đến kết quả học tiếng Anh . Kế cuối là giá trị sử dụng là yếu tố thứ ba
gây ảnh hưởng đến kết quả học tiếng anh của sinh viên.
Javed Sahibzada , Assistant Khadem , Sayed Mohammad Ali Hussaini công bố công
trình “Nguyên nhân khiến sinh viên ngôn ngữ và văn học Anh kém tiếng Anh Kỹ năng tại
Đại học Kandahar” trên tạp chí hàng tháng vào năm 31/10/2018. Tác giả tiến hành thu
thập 100 sinh viên và 6 giảng viên. Tác giả tập trung nghiên cứu các nguyên nhân của
Ngôn ngữ &Văn học Anh khiến cho kỹ năng kém tiếng anh của sinh viên tại Đại học
Kandahar. Qua nghiên cứu cho thấy các nguyên nhân của Ngôn ngữ &Văn học Anh khiến
cho kỹ năng kém tiếng anh của sinh viên t như giáo viên không chuyên nghiệp , chương
trình giảng dạy không phù hợp, thiếu tài liệu và công cụ học tập , thiếu sự hứng thú của
sinh viên … Từ việc nghiên cứu trên tác giả đã cho thấy nguyên nhân không có giáo viên
chuyên nghiệp là nguyên nhân quan trọng nhất ảnh hưởng đến kỹ năng học tiếng Anh của
sinh viên. Tiếp theo chương trình giảng dạy không phù hợp là nguyên nhân lớn thứ hai ảnh
hưởng đến kỹ năng học tiếng Anh của sinh viên. Tiếp đến thiếu tài liệu và công cụ học tập
là nguyên nhân lớn thứ ba ảnh hưởng đến kỹ năng học tiếng Anh của sinh viên. Cuối cùng
là thiếu sự hứng thú của sinh viên là nguyên nhân thứ tư gây ảnh hưởng đến kỹ năng học
tiếng Anh của sinh viên.
Lê Xuân Mai,Lê Thanh Thảo công bố công trình “Các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ của
sinh viên đối với việc học tiếng Anh như một ngoại ngữ trong một cơ sở giáo dục đại học
của Việt Nam” năm 2021. Yếu tố thái độ học tập của học sinh chắc chắn ảnh hưởng đến
kết quả học tập của các em. Nghiên cứu này khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ học
tiếng Anh của sinh viên Việt Nam trong các trường đại học ở khu vực sông Mekong nhằm
giúp các nhà giáo dục địa phương nâng cao chất lượng dạy và học tiếng Anh ở khu vực
được coi là “vùng trũng” trong nền giáo dục Việt Nam. Nghiên cứu này được thực hiện
một cách định tính, sử dụng các cuộc phỏng vấn có cấu trúc để thu thập dữ liệu từ 69 sinh
viên năm thứ nhất. Nghiên cứu cho thấy các yếu tố bên trong và bên ngoài ảnh hưởng đến
thái độ của sinh viên. Về yếu tố bên trong, sự tự tin, sẵn sàng chấp nhận rủi ro, lo lắng, tò
mò và nhận thức về tầm quan trọng của tiếng Anh trong tương lai của học sinh đã ảnh
hưởng đáng kể đến thái độ học tiếng Anh của học sinh. Mặt khác, Nghiên cứu đã tìm thấy
một số yếu tố bên ngoài, bao gồm tài liệu giảng dạy và học tập, nội dung, thiết kế chương
trình giảng dạy và các yếu tố liên quan đến giáo viên, bao gồm nhân cách của giáo viên,
kiến thức chuyên môn, giao tiếp của giáo viên và thái độ của giáo viên.
Thi Tuyet Tran công bố công trình “Các tác nhân ảnh hưởng đến việc học và dạy tiếng
Anh của các sinh viên Việt Nam” ở Hà Nội, năm 2013. Mục tiêu của tài liệu là tìm hiểu
những tác nhân đến việc dạy và học tiếng Anh ở Việt Nam. Nghiên cứu này được thực hiện
một cách định tính, sử dụng các cuộc phỏng vấn có cấu trúc để thu thập dữ liệu từ 10 sinh
viên năm cuối. Nghiên cứu cho thấy các yếu tố bên trong và bên ngoài ảnh hưởng đến thái
độ của sinh viên. Về yếu tố bên trong, sự tự tin, sẵn sàng chấp nhận rủi ro, lo lắng, tò mò
và nhận thức về tầm quan trọng của tiếng Anh trong tương lai của học sinh đã ảnh hưởng
đáng kể đến thái độ học tiếng Anh của học sinh. Mặt khác, Nghiên cứu đã tìm thấy một số
yếu tố bên ngoài, bao gồm tài liệu giảng dạy và học tập, nội dung, thiết kế chương trình
giảng dạy và các yếu tố liên quan đến giáo viên, bao gồm nhân cách của giáo viên, kiến
thức chuyên môn, giao tiếp của giáo viên và thái độ của giáo viên.
1.3. Những vấn đề/ khía cạnh còn chưa nghiên cứu
Việc học kém Tiếng Anh là một vấn đề không mới nhưng chưa bao giờ là cũ ở Việt
Nam trong thời kì hội nhập, đặc biệt là các bạn sinh viên. Tuy nhiên do sự hạn chế về mặt
kiến thức, kinh nghiệm, và nguồn lực thời gian, tài chính nên nhóm em khó có khả năng
tiếp cận được nên cũng sẽ hạn chế về sự đa dạng và số lượng. Do đó, việc dựa trên các
luồng ý kiến, các tri thức, nghiên cứu của các tiền bối đi trước, cũng như các ý kiến của
các bạn sinh viên thông qua việc khảo sát cũng là một phần không thể thiếu và đóng góp
một tỉ trọng không nhỏ trong bài nghiên cứu này. Việc nghiên cứu này sẽ là một viên gạch
tảng để bổ sung cho các bài nghiên cứu trước nhanh chóng tiếp cận được các góc nhìn khác
nhau để từ đó tiến gần hơn đến các vấn đề quan trọng hơn.
NỘI DUNG – PHƯƠNG PHÁP
2.1. Nội dung
• Khả năng thành công.
• Gia đình.
• Yêu thích.
• Tương lai.
• Điểm cuối kỳ.
• Giới tính.

2.2. Phương pháp


- Phương pháp thu thập dữ liệu : Sử dụng bảng câu hỏi để khảo sát sinh viên với số
lượng 180 sinh viên ở TP. Hồ Chí Minh. Các câu hỏi sẽ liên quan đến các thói quen nguyên
nhân trong khi học Tiếng Anh, nhằm cung cấp thông tin về suy nghĩ của họ về “Nguyên
nhân học kém Tiếng Anh đối với sinh viên trên khu vực TP. Hồ Chí Minh”.Những câu hỏi
được chọn lọc kỹ càng nhằm có thể thu thập ý kiến một cách chuẩn xác , tốt nhất.
- Phương pháp phân tích dữ liệu : Sử dụng hệ số Cronbach’s alpha để phân tích độ
tin cậy của thang đo nhằm kiểm tra tính chính xác từ các dữ liệu đã thu thập. Sau đó phân
tích hồi quy (sig = 0.000) cho thấy các mức độ quan trọng của các yếu tố: Khả năng thành
công(86,4%), Gia đình(72,8%), Yêu thích(63,8%), Tương lai(97%), Điểm cuối kỳ(100%),
Giới tính(89%). Cuối cùng sẽ đưa ra kết luận về các nguyên nhân ảnh hưởng đến việc học
kém Tiếng Anh ở sinh viên.
2.3. Quy trình nghiên cứu
Xác Định vấn đề nghiên
c ứu

Đặt câu hỏi

Viết giả thuyết nghiên cứu khảo


sát

Tìm kiếm và tổng hợp dữ liệu


từ các bài nghiên cứu

Xây dựng mô hình thang đo


‘’’

Phương pháp nghiên cứu Sử dụng bảng câu hỏi khảo sát
180 sinh viên để điều chỉnh
thang đo

Phân tích bằng phần mềm


SPSS để loại bỏ biến nhỏ
hơn

Kiểm tra lại và viết báo


cáo
nghiên cứu
2.4. Chọn mẫu

Phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên theo cụm cho phép khái quát hóa kết quả nghiên
cứu cho toàn bộ dân số nghiên cứu. Do không có khung mẫu nghiên cứu nên chọn
mẫu nghiên cứu theo cụm là phương pháp chọn mẫu khả thi nhất. Đổng thời giúp
nhà nghiên cứu tiết kiệm được chi phí, thời gian và có thể dễ dàng tiếp cận được đối
tượng hơn.

Kích cỡ mẫu được xác định theo công thức Cochran (1977):

𝑧2. 𝑝. (1 − 𝑝) 1,80.0,5. (1 − 0.5)


𝑛= 𝜀2 = 0.052 = 180 (sinh
viên)

Vậy kích thước mẫu phù hợp là n=180

Trong đó:

+ z là giá trị phân phối ứng với độ tin cậy là 1,80 độ tin cậy 95%.

+ p: ước tính tỉ lệ của tổng thể là 50%.

+ 𝜀: sai số cho phép là 5%.

CẤU TRÚC DỰ KIẾN CỦA LUẬN VĂN Chương 1. Cơ sở lí thuyết về nguyên nhân
sinh viên học kém Tiếng Anh tại thành phố Hồ Chí Minh
1.1 Một số khái niệm
1.2 Khái niệm về sinh viên .
1.3 Các nguyên nhân ảnh hưởng đến việc học kém Tiếng Anh ở sinh viên
Chương 2. Thực trạng của nguyên nhân ảnh hưởng đến việc học kém Tiếng
Anh ở sinh viên
2.1 Thực trạng tình hình học kém Tiếng Anh ở sinh viên hiện nay
2.2 Những vấn đề khi học Tiếng Anh ở sinh viên
2.3 Đánh giá chung
Chương 3. Kết quả nguyên cứu và đề xuất
3.1 Cơ sở đề xuất các giải pháp
3.2 Nguyên tắc xác định giải pháp
3.3 Đề xuất các biện pháp

KẾ HOẠCH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

STT Nội dung công việc Thời gian thực hiện Người thực hiện Ghi chú

1 Xác định đề tài và mục Tuần 1 Tất cả các thành


tiêu nghiên cứu viên

2 Tìm kiếm , sàng lọc các lý Tuần 2 Tất cả các thành


thuyết , tài liệu có liên viên
quan cả trong và ngoài
nước

3 Tìm hiểu mục tiêu chính Tuần 3 Tất cả các thành


và mục tiêu cụ thể viên

4 Tìm ra phương pháp Tuần 4 Tất cả các thành


viên
nghiên cứu

5 Tìm hiểu về luận điểm , Tuần 5 Tất cả các thành


luận cứ viên

6 Viết đoạn văn tóm tắt Tuần 6 Tất cả các thành


viên

7 Viết lý do chọn đề tài Tuần 7 Tất cả các thành


viên

8 Sửa các lỗi trình bày, lỗi Tuần 8 Tất cả các thành
chính tả. Hoàn thành bài viên
tiểu luận

9 Nộp bài tiểu luận nhóm Tuần 9 Tất cả các thành


viên
PHỤ LỤC PHIẾU KHẢO SÁT Ý KIẾN CỦA SINH VIÊN VỀ CÁC NGUYÊN
NHÂN SINH VIÊN HỌC KÉM TIẾNG ANH TẠI VIỆT NAM

(Chào bạn, nhóm mình đang nghiên cứu về lợi ích và tác hại của việc sống thử đối với sinh
viên Thành phố Hồ Chí Minh. Ý kiến của bạn rất quan trọng để giúp các sinh viên có thể
nhận thức rõ hơn về lợi ích cũng như tác hại của việc sống thử hiện nay. Nhóm hi vọng là
bạn sẽ dành chút thời gian quý báu của mình để thực hiện khảo sát này. Nhóm cam đoan
rằng những câu trả lời của bạn sẽ được bảo mật và chỉ sử dụng cho mục đích học tập và
nghiên cứu. Rất mong bạn khảo sát giúp nhóm.)

I. Thông tin sinh viên

Họ và tên: ...............................................................................................................

Giới tính:

Nam

Nữ

Khác

Bạn là sinh viên năm mấy?

Năm 1

Năm 2

Năm 3

Năm 4

II. Bảng câu hỏi khảo sát

STT Nguyên nhân ảnh hưởng đến việc Đồng ý Không Đồng ý
học kém Tiếng Anh tại thành phố
Hồ Chí Minh
1 Khả năng thành công
2 Gia đình
3 Yêu thích
4 Tương lai
5 Điểm cuối kỳ

6 Giới tính

You might also like