You are on page 1of 19

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP.

HCM
KHOA CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM

TIỂU LUẬN

TÊN ĐỀ TÀI : QUÁ TRÌNH CHƯNG CẤT TRONG SẢN XUẤT CỒN
ETYLIC

SVTH: Nhóm 16 GVHD: Nguyễn Thị Thu Huyền

Trưởng nhóm: Nguyễn Thị Mỹ Duyên Mssv: 2005201061


Cao Thị Trúc Xinh Mssv: 2005200250
Nguyễn Như Mai Mssv: 2005200137
Võ Thị Bảo Yến Mssv: 2005201153

Tp Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 10 năm 2022


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP. HCM
KHOA CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM

TIỂU LUẬN

TÊN ĐỀ TÀI : QUÁ TRÌNH CHƯNG CẤT TRONG SẢN XUẤT CỒN
ETYLIC

SVTH: Nhóm 16 GVHD: Nguyễn Thị Thu Huyền

Trưởng nhóm: Nguyễn Thị Mỹ Duyên Mssv: 2005201061


Cao Thị Trúc Xinh Mssv: 2005200250
Nguyễn Như Mai Mssv: 2005200137
Võ Thị Bảo Yến Mssv: 2005201153

Tp Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 10 năm 2022


MỤC LỤC
MỤC LỤC...................................................................................................................1
MỤC LỤC HÌNH ẢNH................................................................................................2
MỤC LỤC BẢNG BIỂU..............................................................................................2
LỜI CAM ĐOAN.........................................................................................................3
LỜI CẢM ƠN...............................................................................................................4
LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................................... 5
I. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA RƯỢU VÀ CỒN......................................................5
II. CƠ SỞ KHOA HỌC................................................................................................6
1. Phân biệt rượu và cồn................................................................................................6
2. Khái niệm chưng cất.................................................................................................7
3. Phân loại chưng cất...................................................................................................7
4. Các phương pháp chưng cất cồn...............................................................................8
5. Cơ sở lý thuyết về chưng cất cồn etylic.....................................................................9
III. Mục đích công nghệ và phạm vi thực hiện..............................................................9
IV. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH CHƯNG CẤT RƯỢU............9
1. Tiêu chuẩn cồn sau chưng cất.................................................................................10
2. Phân loại cồn theo TCVN-71..................................................................................10
3. Các biến đổi của nguyên liệu..................................................................................11
V. CÁC PHƯƠNG PHÁP CHƯNG CẤT CỒN.........................................................11
1. Chưng cất gián đoạn................................................................................................11
2. Quá trình chưng cất bán liên tục..............................................................................12
3. Chưng cất liên tục...................................................................................................13
KẾT LUẬN.................................................................................................................16
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................17

1
MỤC LỤC HÌNH ẢNH

Hình 1: Sơ đồ chưng cất gián đoạn............................................................................12


Hình 2: Sơ đồ chưng cất bán liên tục.........................................................................12
Hình 3: Sơ đồ chưng cất liên tục................................................................................14

MỤC LỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1: Chỉ tiêu hoá lý................................................................................................10


Bảng 2: Ưu nhược điểm của chưng cất gián đoạn.......................................................12
Bảng 3: Ưu nhược điểm của phương pháp bán liên tục...............................................13
Bảng 4: Ưu nhược điểm của phương pháp chưng cất liên tục.....................................15

2
LỜI CAM ĐOAN
Chúng em xin cam đoan đề tài: “Quá trình chưng cất trong sản xuất cồn Etylic” này là
do chính chúng em thực hiện.
Các nội dung trình bày trong tiểu luận là trung thực, không sao chép. Các tài liệu tham
khảo sử dụng trong bài được trích dẫn nguồn và chú thích rõ ràng.

TP.HCM, ngày 10 tháng 10 năm 2022


Sinh Viên Thực Hiện
Nhóm 16

3
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành bài tiểu luận này, nhóm chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến
Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Công Nghiệp Thực Phẩm Thành phố Hồ Chí Minh
vì đã tạo mọi điều kiện về cơ sở vật chất với hệ thống thư viện hiện đại, đa dạng các
loại sách, tài liệu thuận lợi cho việc tìm kiếm, nghiên cứu thông tin.
Nhóm chúng em xin cảm ơn giảng viên bộ môn Cô Nguyễn Thị Thu Huyền đã giảng
dạy tận tình, chi tiết để chúng em có đủ kiến thức và vận dụng chúng vào bài tiểu luận
này.
Do chưa có nhiều kinh nghiệm về nội dung để tài cũng như những hạn chế về kiến
thức, trong bài tiểu luận chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong
nhận được sự nhận xét, ý kiến đóng góp, phê bình từ phía Cô và các bạn để bài tiểu
luận của nhóm chúng em được hoàn thiện hơn.
Lời cuối, nhóm chúng em xin kính chúc Cô nhiều sức khỏe và thành công trên con
đường giảng dạy.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!
TP Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 10 năm 2022
Sinh Viên Thực Hiện
Nhóm 16

4
LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay các ngành công nghiệp nói chung và công nghiệp sản xuất thực phẩm nói
riêng đang từng bước đổi mới về công nghệ để tạo ra những sản phẩm có chất lượng
tốt hơn, đáp ứng tối đa nhu cầu thị hiếu. Một trong những ngành công nghiệp đang
phát triển, đóng góp vào ngân sách nhà nước một khoản không nhỏ là ngành sản xuất
các sản phẩm lên men. Trong số đó phải kể đến ngành công nghiệp sản xuất rượu cồn.
Hiện nay, hầu hết các nước trên thế giới dùng cồn để pha chế rượu và cho các nhu cầu
khác như: y tế, nhiên liệu và nguyên liệu cho các ngành công nghiệp khác.
Ngày nay cùng với sự phát triển vượt bậc của nền công nghiệp thế giới và nước nhà,
các ngành công nghiệp khác cần rất nhiều hóa chất có độ tinh khiết cao. Chưng cất là
quá trình dùng nhiệt để tách hỗn hợp chất lỏng cũng như các hỗn hợp khí lỏng thành
các cấu tử riêng biệt dựa vào độ bay hơi khác nhau của các cấu tử trong hỗn hợp ở
cùng một nhiệt độ. Do đó nhóm chúng tôi đã chọn tìm hiểu đề tài về “Quá trình chưng
cất trong sản xuất cồn etylic”. Qua đề tài này chung tôi muốn cung cấp cho mọi người
một số kiến thức tổng quan liên quan đến chưng cất, các quá yếu tố ảnh hưởng đến
quá trình chưng cất cồn và cuối cũng là các phương pháp và thiết bị chưng cất cồn.

I. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA RƯỢU VÀ CỒN


Từ xa xưa loài người đã biết sản xuất ra rượu etylic làm đồ uống. Ngày nay
nghề làm rượu-cồn đang phát triển và chiếm tỷ lệ khá lớn trong các ngành kinh tế
quốc dân. Trong tiến trình hội nhập và phát triển, ngành công nghiệp Việt Nam đang
tạo ra những bước ngoặt mới làm thay đổi bộ mặt nền kinh tế.
Công nghiệp nói chung và công nghiệp sản xuất thực phẩm nói riêng đang từng
bước đổi mới về công nghệ để tạo ra những sẩn phẩm có chất lượng tốt nhất, đáp ứng
tối đa nhu cầu thị hiếu. Một trong những ngành công nghiệp đang phát triển, đóng góp
vào ngân sách nhà nước một khoản không nhỏ là ngành sản xuất các sản phẩm lên
men. Trong số đó phải kể đến ngành công nghiệp sản xuất rượu cồn.
Ngày nay, công nghệ sản xuất rượu – cồn vẫn còn đang phát triển và chiếm tỷ
lệ khá lớn trong các ngành kinh tế quốc dân . Rượu với tư cách là đồ uống rất đa dạng
và có nhiều mẫu mã khác nhau. Nói chung, người ta có thể chia ra thành rượu mạnh
( khoảng trên 40 %cồn ), rượu thông thường ( khoảng 30 – 40 %cồn ), và rượu nhẹ
( dưới 30 %cồn ). Ở các nước Phương Tây người ta sản xuất rượu trắng được gọi là
Vodka, như ở Nga và một số nước khác, rồi chứa trong các thùng gỗ sồi thường có
màu nâu vàng nhạt đến màu nâu sẫm với các hương vị khác nhau và có tên gọi khác
nhau.
Tình hình tiêu thụ các loaị rượu trên thế giới có thể tới 4-6 lít/người/năm (tính
ra cồn 100), không tính bia và rượu vang. Ngoài công dụng làm đồ uống, rượu cồn
etylic còn có khả năng làm nguyên liệu cho một số ngành kinh tế quan trọng: làm
dung môi hữu cơ, nhiên liệu, dùng trong y tế, trong mỹ phẩm pha nước hoa, trong
5
dược để trích ly các hoạt chất sinh học, sản xuất axit axetic và giấm ăn, sản xuất các
loại este có mùi thơm, trong cao su tổng hợp và nhiều hợp chất khác.
Tổng hợp về tình hình sản xuất rượu và tiêu thụ rượu hiện nay: Tính dến năm
2004 cả nước có 72 đơn vị sản xuất rượu công nghiệp với công suất 103 triệu lít/ năm,
sản lượng đạt 76,3 triệu lít/ năm, khai thác 74% công suất thiết kế, trong đó sản lượng
rượu nhẹ có ga đạt 10,6 triệu lít, rượu vang, champagne đạt 24,2 triệu lít. Rượu mạnh
và các loại khác 15,95 triệu lít, cồn công nghiệp dùng cho sản xuất và xuất khẩu
khoảng 25,5 triệu lít. Ngoài ra còn có khoảng trên 300 cơ sở dân tự nấu rượu, tự tiêu
thụ với sản lượng ước khoảng 242 triệu lít.
Việc kiểm soát chất lượng chất lượng sản phẩm của các cơ sở này gặp nhiều
khó khăn nên ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người tiêu dung do uống phải rượu còn
nhiều độc tố, kém chất lượng, lãng phí lương thực và gây thất thu lớn cho ngân sach
Nhà nước.
Nhìn chung, ngành công nghiệp rượu ở Việt Nam hiện nay vẫn chưa phát triển,
công nghệ thiết bị lạc hậu, chất lượng sản phẩm chưa cao, chủng loại sản phẩm nghèo
nàn, chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Nguyên nhân là
do thiếu vốn để đầu tư, đổi mới thiết bị công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm. Do
đó khả năng cạnh tranh kém…Trong khi đó, rượu nấu bằng phương pháp thủ công
chưa thể quản lý, rượu lậu, rượu giả trốn thuế chưa có biện pháp khả thi để ngăn chặn,
càng gây khó khăn cho việc tiêu thụ sản phẩm rượu của các doanh nghiệp nhà nước.
Ngày nay cùng với sự phát triển vượt bậc của nền công nghiệp thế giới và nước
nhà, các ngành công nghiệp cần rất nhiều hoá chất có độ tinh khiết cao. Chưng cất là
quá trình dùng nhiệt để tách một hỗn hợp lỏng ra thành các cấu tử riêng biệt dựa vào
độ bay hơi khác nhau của các cấu tử trong hỗn hợp ở cùng một nhiệt đo.
Ta có thể phân biệt chưng cất ra thành quy trình một lần như trong phòng thí
nghiệm để tách một hóa chất tinh khiết ra khỏi một hỗn hợp, và chưng cất liên tục,
như trong các tháp chưng cất trong công nghiệp.
II. CƠ SỞ KHOA HỌC
1. Phân biệt rượu và cồn
Cồn:
- Hay còn gọi ethanol, ethyl alcohol, ancol etylic
- Công thức hóa học C2H5OH
- Chất lỏng không màu, mùi đặc trưng, vị cay
- t ° = 78,3 ° C
- Khối lượng riêng ở 15°C: 0,79356 g/m
- Hoá rắn ở -114,15°C

6
- Cháy với ngọn lửa không sáng lắm và toả nhiệt 1 g E cho 7 cal.
- Tan trong nước với bất kì tỉ lệ nào.
Rượu:
Rượu: (hay còn gọi là alcohol, cồn). Những hợp chất hữu cơ trong phân tử có
một hay nhiều nhóm OH nỗi với nguyên tử cacbon no (nếu hợp chất có nhóm OH ở
nguyên tử cacbon không no của dãy mạch không vòng thì được xếp vào loại enol, hợp
chất có nhóm OH ở cacbon của vòng thơm, được xếp vào loại phenol).
Tùy theo số lượng nhóm OH có trong phân tử mà phân biệt monol, điol và
poliol.
Thuật ngữ Alcohol còn được dùng để chỉ ancol etylic 90° trở lên (tên thông
dụng là cồn 90° ).
Thường các loại đồ uống có chứa cồn được chia theo nồng độ cần có bên trong:
- Keima (kefir): sữa lên men, có nồng độ nhiều nhất là 3%
- Bia: 1 – 12%, thường ở vào khoảng 5%
- Rượu vang: 7 – 14% thường vào khoảng 12%
- Rượu mùi: khoảng 15 – 75%, thông thường dưới 30%
- Rượu mạnh: thường vào khoảng 30 – 55%
2. Khái niệm chưng cất
Chưng cất là một phương pháp tách dùng nhiệt để tách hỗn hợp chất lỏng cũng
như các hỗn hợp khí lỏng thành các cấu tử riêng biệt dựa vào độ bay hơi khác nhau
của các cấu tử trong hỗn hợp (nghĩa là khi ở cùng một nhiệt độ, áp suất hơi của các
cấu tử khác nhau). Là phương pháp phổ biến nhất dùng để tách hoàn toàn hỗn hợp các
cấu tử dễ bay hơi có tính chất hòa tan một phần hoặc hòa tan hoàn toàn vào nhau.
3. Phân loại chưng cất
Phân loại theo nguyên lý làm việc
Gồm 3 loại: chưng cất đơn giản, chưng bằng hơi nước trực tiếp, chưng cất chân
không
- Chưng cất đơn giản : dùng để tách các hỗn hợp gồm có các cấu tử có độ bay
hơi khác nhau. Phương pháp này dùng để tách sơ bộ và làm sạch các cấu tử khỏi tạp
chất
- Chưng bằng hơi nước trực tiếp: dùng để tách các hỗn hợp gồm các chất khó
bay hơi và tạp chất không bay hơi, thường được ứng dụng trong trường hợp chất được
tách không tan trong nước

7
- Chưng cất chân không: dùng trong trường hợp cần hạ thấp nhiệt độ sôi của
cấu tử. Ví dụ như trường hợp các cấu tử trong hỗn hợp dễ bị phân hủy ở nhiệt độ cao
hay trường hợp các cấu tử có nhiệt độ sôi quá cao
Phân loại theo áp suất làm việc
- Áp suất thấp
- Áp suất thường
- Áp suất cao
Phân loại theo phương pháp cấp nhiệt ở đáy tháp
- Cấp nhiệt trực tiếp
- Cấp nhiệt gián tiếp
Phân loại theo thiết bị chưng cất
- Nồi chưng cất: rượu có mùi vị của các chất đi kèm tạo hương thơm nhưng hơi
gắt, cần ủ lâu để dịu hơn, thời gian ủ tối thiểu là 2 năm trong những thùng gỗ sồi.
Rượu sẽ ngấm mùi vị của gỗ sồi đã hơ tạo vị thơm ngon.
- Cột chưng cất liên tục: rượu rất tinh khiết có theerr đóng chai ngay không cần
ủ nhưng thiếu mùi vị đặc trưng. Phương pháp này rất kinh tế và được dùng để sản xuất
ở quy mô lớn.
4. Các phương pháp chưng cất cồn
- Chưng luyện gián đoạn
+ Thời gian cất 6-8h
+ Năng suất thấp
+ Nồng độ không ổn định
+ Tốn năng lượng
Phương pháp này sử dụng khi nhiệt độ sôi của các cấu tử khác xa nhau, không
đòi hỏi sản phẩm có độ tinh khết cao, tách hỗn hợp lỏng ra khỏi tạp chất không bay
hơi, tách sơ bộ hỗn hợp nhiều cấu tử
- Chưng luyện liên tục là quá trình được thực hiện liên tục nghịch dòng và nhiều đoạn
- Chưng luyện bán liên tục (chưng gián đoạn, luyện liên tục)
Đây là quá trình chưng cất gián đoạn và tinh luyện liên tục kết hợp lại
Thiết bị tinh luyện được đặt các đĩa tiếp liệu nên ở các mức khác nhau sẽ thu
được các sản phẩm khác nhau ( dầu fusel ở dưới đáy nhiệt độ =101-105 độ C )

8
Các loại khác bốc hơi ở nhiệt độ thấp hơn nên bay cao hơn do đó thu nhận ở
đĩa cao hơn.
Sản phẩm tạo thành gồm: cồn đầu nhiều tạp chất tách riêng. Chỉ dùng để pha
vecni, làm cồn đốt,sát trùng hoặc đem xử lý lại ( cồn sản phẩm, dầu fusel)
5. Cơ sở lý thuyết về chưng cất cồn etylic
Do các chất lỏng có áp suất hơi khác nhau tại cùng một nhiệt độ nên quá trình
chưng cất dựa trên nhiệt độ sôi khác nhau của các chất lỏng tham gia. Vì có áp suất
hơi khác nhau nên khi đưa năng lượng vào hệ thống, chất có áp suất hơi cao hơn (hay
nhiệt độ sôi thấp hơn) bốc hơi nhiều hơn các chất khác, vì thế mà trong quá trình
chưng cất, nồng độ chất có nhiệt độ sôi thấp hơn trong phần cất cao hơn là ở trong hỗn
hợp ban đầu.
Khi chưng cất ta thu được nhiều cấu tử và thường thì bao nhiêu cấu tử sẽ thu
được bấy nhiêu sản phẩm. Nếu xét hệ đơn giản chỉ có 2 hệ cấu tử thì ta thu được 2 sản
phẩm: sản phẩm đỉnh chủ yếu gồm gồm cấu tử có độ bay hơi lớn (nhiệt độ sôi nhỏ),
sản phẩm đáy chủ yếu gồm cấu tử có độ bay hơi bé (nhiệt độ sôi lớn). Ví dụ, đối với
hệ nước – acid acetic sản phẩm đỉnh là nước, sản phẩm đáy chủ yếu gồm acid acetic
và một ít nước.
Sự khác biệt giữa chưng cất và cô đặc: chưng cất là quá trình trong đó cả dung
môi và chất tan đều bay hơi, còn cô đặc thì chỉ có dung môi bay hơi.
III. Mục đích công nghệ và phạm vi thực hiện
Mục đích khai thác: tách và nâng cao nồng độ của một cấu tử nào đó trong hỗn
hợp. Ví dụ, trong sản xuất ethanol, dịch sau khi lên men có nồng độ ethanol tương đối
thấp. Để thu ethanol có nồng độ cao, người ta thực hiện quá trình chưng cất
Mục đích hoàn thiện: tách các hợp chất thô làm tăng độ tinh sạch của ethanol
thành phẩm.
IV. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH CHƯNG CẤT
RƯỢU
Quá trình chưng cất rượu chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố sau:
- Nguyên liệu: Trong quá trình chưng cất, nồng độ các cấu tử trong hỗn hợp
ban đầu là yếu tố cần quan tâm. Nồng độ cấu tử Ethanol càng thấp thì quả trình chưng
cất sẽ diễn ra càng phức tạp, năng lượng sử dụng càng lớn.
- Sự chênh lệch nhiệt độ sôi giữa nước và ethanol, chênh lệch nhiệt độ sôi giữa
ethanol và các hợp chất hữu cơ bay hơi khác ảnh hưởng đến độ sạch của rượu sau
chưng cất.
- Các thông số công nghệ như nhiệt độ, áp suất, nước lạnh ngưng tụ...
- Thiết bị sử dụng và phương pháp thực hiện cũng là những yếu tố then chốt
9
tới chưng cất rượu.
1. Tiêu chuẩn cồn sau chưng cất
Theo TCVN 7043-2013, cồn pha chế phải đạt được các yêu cầu về chỉ tiêu cảm quan
và hóa lý như sau :
Chỉ tiêu cảm quan
- Trạng thái: chất lỏng trong suốt
- Màu sắc: không màu
- Mùi: đặc trưng của ethanol. Tuy nhiên, tùy theo nguồn gốc nguyên liệu sản
xuất mà mùi của sản phẩm có thể thay đổi đôi chút.
Chỉ tiêu hóa lý
- Mỗi cơ sở sản xuất sẽ tự xây dựng mức giá trị cho các chỉ tiêu hóa lý của sản
phẩm dựa trên bảng tiêu chuẩn chung của nhà nước. Dưới đây là một ví dụ.
Bảng 1: Chỉ tiêu hoá lý

STT TÊN CHỈ TIÊU ĐƠN VỊ ĐO MỨC CHẤT LƯỢNG


1 Độ cồn % v/v Không thấp hơn 96,5

2 Aldehyde ( tính theo mg/l Không lớn hơn 2


aldehyde acetic)
3 Rượu cao phân tử mg/l Không lớn hơn 3
4 Ester ( tính theo ethyl mg/l Không lớn hơn 25
acetate
5 Acid tổng mg/l Không lớn hơn 12
6 Methanol Không phát hiện

7 Fufurol Không phát hiện

2. Phân loại cồn theo TCVN-71


Chỉ tiêu chất lượng Cồn loại I Cồn loại II
Nồng độ rượu Etylic, %V ≥ 96 95
Hàm lượng aldehyt tính theo Aldehytaxetic, mg/l 8 20
Hàm lượng este tính theo Axetat etyl, mg/l ≤ 30 50
Hàm lượng dầu fusel tính theo alcol izoamylic và
30 60
izobutylic với hỗn hợp 3:1, mg/l
Hàm lượng Metanol, %V 0, 006 0,1
Hàm lượng axit tính theo axit axetic, mg/l 9 18

10
Không Không
Hàm lượng furfurol
được có được có
Thời gian oxy hoá, phút 25 20
Màu sắc Trong suốt, không màu

3. Các biến đổi của nguyên liệu.


Các biến đổi chính trong quá trình chưng cất rượu chủ yếu là sự thay đổi pha
diễn ra trong suốt quá trình chưng cất. Kèm theo sự thay đổi pha, sự thay đổi thành
phần hóa học trong hu pha lòng và khí diễn ra theo khuynh hướng. Trong pha lỏng,
các lúc càng giàu các cấu tử bay hơi, trong phủ khi càng lúc càng giàu các cấu tử dễ
bay hơi. Sự thay đổi về thành phần hóa học thưởng dẫn đến sự thay đổi các tỉnh chất
hóa lý khác như tỷ trọng, độ nhớt, khả năng truyền nhiệt và các tinh chất về nhiệt
động lực học.
V. CÁC PHƯƠNG PHÁP CHƯNG CẤT CỒN
1. Chưng cất gián đoạn
1.1 Đặc điểm
Phương pháp này sử dụng khi nhiệt độ sôi của các cấu tử khác xa nhau, không
đòi hỏi sản phẩm có độ tinh khết cao, tách hỗn hợp lỏng ra khỏi tạp chất không bay
hơi, tách sơ bộ hỗn hợp nhiều cấu tử.
1.2 Nguyên lý
Quy trình:
Giấm chín được bơm vào thùng chưng cất 1, sau đó mở hơi đun cho tới sôi.
Hơi rượu bay lên theo chiều cao tháp 2 được nâng cao nồng độ ra khỏi tháp vào thiết
bị ngưng tụ và làm lạnh 3 rồi vào thùng chứa.

11
Hình 1: Sơ đồ chưng cất gián đoạn

Bảng 2: Ưu nhược điểm của chưng cất gián đoạn

Ưu điểm Nhược điểm

Nồng độ cồn không ổn định và giảm dần theo


thời gian
Đơn giản dễ thao tác
Năng suất thấp
Tốn năng lượng

2. Quá trình chưng cất bán liên tục

Hình 2: Sơ đồ chưng cất bán liên tục

Trong đó:
1. Thùng cất thô
2. Thùng ngưng tụ cồn thô

12
3. Thùng chứa cồn thô
4. Tháp tinh chế
5. Bình ngưng tụ
6,7,8. Bình làm lạnh
Nguyên lí làm việc:
  Giấm sau khi lên men được bơm vào thùng chứa. Vì làm việc gián đoạn nên
phái bố trí hai thùng song song nhưng làm việc so le để ôn định phần nào nồng độ cồn
thô trước khi vào tháp tinh. Thùng cất thô được đun trực tiếp bằng hơi có áp suất 0,8
÷1 kg/cm 2. Hơi rượu bay lên được ngưng tụ ở thùng ngưng tụ cồn thô rồi vào thùng
chứa cồn thô, tiếp đó liên tục đi vào tháp tinh chế. Ở tháp tinh chê cũng được đun
bằng hơi trực tiếp từ đĩa tiếp liệu (16÷18 tính từ dưới lên) xuống đáy nồng độ cồn
giảm dần đến đáy tháp còn 0,015÷0,03% rồi ra ngoài. Nhiệt độ đáy tháp phải 103-
105°C. Hơi rượu bay lên được tăng dần nồng độ, phần lớn được ngưng tụ ở bình
ngưng tụ rồi hồi lưu trở lại tháp. Một phần nhỏ chưa ngưng kịp còn chứa nhiều tạp
chất đâu được đưa sang ngưng tụ ở bình làm lạnh và lấy ra ở dạnh cồn đầu. Cần đầu
chỉ dùng pha vecni, làm cồn đốt, sát trùng hoặc đem xử lý và cất lại. Cồn sản phẩm
lấy ra ở dạng lỏng cách đĩa hồi lưu (từ trên xuống) khoảng 3÷6 đĩa, được làm lạnh ở
bình làm lạnh, rồi vào thùng chứa và vào kho. Cồn lấy ra ở đây tuy có nồng độ thấp
hơn (0,3÷0,5%V) so với hơi ở đỉnh nhưng chứa ít ester và aldehyde. Chất lượng cồn
thu được tuỳ thuộc vào chiều cao tháp và cách vận hành của từng xí nghiệp.

Bảng 3: Ưu nhược điểm của phương pháp bán liên tục


Ưu điểm Nhược điểm

Hiệu suất cao Chất lượng cồn thu được phụ thuộc vào
Dễ thao tác thiết bị
Ít tốn năng lượng Nồng độ cồn thấp
Có tính hiệu quả kinh tế

3. Chưng cất liên tục

13
Hình 3: Sơ đồ chưng cất liên tục

Trong đó:
1.Thùng cao vị chứa dấm chín
2. Bình hâm giấm
3. Bình tách CO 2và không khí ngưng
4. Tháp cất khô
5. Bình chống phụt giấm
6. Bình ngưng tụ cồn
7. Bình làm lạnh ruột gà
8. Tháp tinh chế
9. Bình ngưng tụ hồi lưu
10. Bình làm lạnh cồn và sản phẩm
11. Bình ngưng và làm lạnh dầu fusel
Nguyên lí làm việc:

14
Chưng luyện liên tục có thể thực hiện theo nhiều sơ đồ khác nhau: 2 tháp, 3
tháp hoặc 4 tháp. Trên các sơ đồ này người ta lại chia thành chưng luyện theo hệ
thống một dòng gián tiếp) hoặc hai dòng (vừa gián tiếp, vừa trực tiếp).
Sơ đồ chung luyện liên tục 2 tháp gián tiếp-1 dòng được thể hiện giấm chín
được bơm lên thùng cao vị chứa dấm chín, sau đó tự chảy vào bình hâm giấm. Ở đây,
giấm chín được hâm nóng tới 70÷80°C bằng ẩn nhiệt của hơi cồn thô, sau đó qua bình
tách CO 2 và khí không ngưng rồi vào tháp cất thô. Hơi cồn bay lên ngưng tụ ở bình
hâm giấm, phần chưa ngưng tụ tiếp tục sang ngưng ở bình ngưng tụ cồn. Toàn bộ cồn
thô ngưng ở bình hâm giấm, bình ngưng tụ cồn và bình làm lạnh ruột gà đi vào tháp
tinh chế ở đĩa thứ 16÷18 tính từ dưới lên. Tháp tinh cũng được cấp nhiệt bằng hơi |
nước có áp suất p = 0,8÷1 kg/cm 2. Hơi rượu bay lên được nâng cao dần nồng độ ra
khỏi tháp đi vào bình ngưng tụ hồi lưu. Tại đây điều chỉnh lượng nước làm lạnh để lấy
cồn đầu ra ở bình làm lạnh ruột gà, khoảng 3÷5% so với toàn bộ lượng cần đưa vào hệ
thống tháp. Số ngưng ở bình ngưng tụ hồi lưu được thu hồi ở lại tháp.
Cồn thành phẩm được lấy ra ở dạng lỏng cách đĩa hồi lưu 3 đến 6 đĩa và đoạn
làm lạnh ở bình làm lạnh còn và sản phẩm. Nhiệt độ đáy của 2 tháp luôn bảo đảm
103÷105°C. Nhiệt độ đỉnh tháp cất khô phụ thuộc nồng độ cồn trong giấm và thường
vào khoảng 93-97°C. Nhiệt độ đỉnh tháp tinh chế vào khoảng 78,3÷178,5°C. Nhiệt độ
thân tháp tinh ở vị trí cách đĩa tiếp liệu về phía trên 3÷4 đĩa khống chế ở 82-÷83°C.
Dầu fusel lấy ra ở dạng hơi từ đĩa thứ 6 đến 11 (tính từ dưới lên) được ngang và làm
lạnh ở bình ngưng và làm lạnh dầu fusel; sau đó đi vào thiết bị phân ly dầu hoặc cho
vào giấm chín cất lại, loại ra ở đáy tháp thô.
Hệ thống chưng luyện 2 tháp tuy có tiên tiến hơn so với chung luyện gián đoạn
và bán Liên tục nhưng chất lượng cồn vẫn chưa cao, hoặc muốn thu nhận được cồn tốt
phải lấy tăng lượng cồn đầu.
Bảng 4: Ưu nhược điểm của phương pháp chưng cất liên tục

Ưu điểm Nhược điểm

Ít tốn năng lượng Chất lượng cồn vẫn chưa cao


Dễ vận hành Tốn nhiều nguyên liệu
Hiệu suất cao

15
KẾT LUẬN
Thông qua đề tài “Quá trình chưng cất trong sản xuất cồn etylic” chúng tôi đã tìm hiểu
về khái niệm, mục đích và phạm vi thực hiện của quá chưng cất; quá trình chưng cất
có 3 phương pháp gồm chưng cất đơn giản, chưng cất bằng hơi nước trực tiếp và
chưng cất chân không; Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình chưng cất trong phần này
chúng tôi tìm hiểu về tiêu chuẩn của cồn sau chưng cất theo TCVN 7043-2013 và các
biển đổi trong quá trình chưng cất; cuối cùng là tìm hiểu về các phương pháp chưng
cất cồn trong phần này chúng tôi tìm hiểu về đặc điểm, nguyên lý hoạt động, ưu
nhược điểm và thiết bị của các phương pháp chưng cất gián đoạn, chưng cất bán liên
tục, chưng cất liên tục .Như ta đã biết rượu-cồn đã xuất hiện từ rất lâu và đã trở thành
mặt hàng ưu chuộng của người tiêu dùng chọn mua để sử dụng hoặc làm quà biếu cho
bạn bè, người thân và đặc biệt vào dịp Tết. Ngày nay, khi mà nền kinh tế ngày càng
phát triển, thì nhu cầu của con người ngày càng tăng. Do vậy các sản phẩm thực phẩm
cũng đòi hỏi chất lượng cao hơn, đa dạng và phong phú hơn. Đặc biệt đối với rượu-
cồn thì người tiêu dùng rất quan tâm đến độ tinh khiết của nó. Do đó chọn quá trình
chưng cất để sản xuất cồn etylic là thích hợp.

16
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lê Văn Việt Mẫn(chủ biên). Giáo trình công nghệ chế biến thực phẩm. Nhà
xuất bản Đại học quốc gia TPHCM.

2. Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TPHCM, Khoa Công nghệ thực phẩm,
Giáo trình Công nghệ sản xuất rượu bia nước giải khát
3. Nguyễn Văn Phước (1979), Kỹ thuật sản xuất rượu Etylic, Bộ Lương thực thực
phẩm.
4. Chưng cất rượu và cồn từ: https://123docz.net//document/3554661-chung-cat-ruou-
va-con.htm

17

You might also like