You are on page 1of 2

Tách xác thô:

Dịch sữa tinh bột thu được từ máy mài sẽ được bơm qua thiết bị tách xác thô.
+ Sơ bã, các phân tử lớn sẽ bị giữ lại trên lưới lọc đưa sang máng rồi hòa với nước
sạch đem đi lọc rồi chiết lần cuối nhằm thu hồi triệt để lượng tinh bột còn lại trong
bã. + Dịch sữa tinh bột lọt qua lưới lọc chảy vào thùng chứa chờ bơm đi tách dịch
bào lần 1.
Dịch sữa bột trong giai đoạn này người ta hiệu chỉnh nồng độ chất khô trong
khoảng 3 -5 Be.
Tách dịch bào:
Dịch bào sau khi khoát khỏi củ tiếp xúc với oxy của không khí sẽ nhanh chóng bị
oxy hoá tạo thành các hợp chất có màu. Tinh bột dễ hấp thụ màu của dịch bào làm
cho tinh bột không trắng, khó tẩy rửa bằng nước. Trong các nguyên liệu củ đều có
Tirozin và men Tirozinaza, chúng nằm trong dịch bào của củ. Tirozin là axit amin
thuộc nhóm tạo hương. Dưới tác dụng của Tirozinaza, Tirozin kết hợp thêm gốc
Hydro để tạo thành melanin. Dưới tác dụng của Tirozinaza dịch bào có màu hồng,
pH= 6-6,6. Giai đoạn sau dưới tác dụng của men Cromooxydaza sẽ chuyển màu
đen. Để khắc phục hiện tượng này cần ngâm nguyên liệu trong nước vôi để hạn
chế hoạt động của Tirozinaza, trước khi nghiền đưa trở lại môi trường trung tính và
tách dịch bào ngay sau khi nghiền. Tách dịch bào sớm, tinh bột sẽ giữ nguyên tính
chất hoá lý tự nhiên.
Tách dịch bào lần 1:
Quá trình phân ly tách dịch bào được thực hiện trong máy ly tâm.
Nguyên tắc: nhờ vào sự chênh lệch về tỉ trọng giữa dịch bào và tinh bột, dùng lực
li tâm để tách dịch bào ra khỏi dịch sữa tinh bột. Dịch sữa tinh bột từ thùng chứa
được bơm qua 2 decanter, lưu lượng điều tiết cho vào 2 thiết bị này khoảng 20 – 25
m3/h. Khi dịch sữa tinh bột vào bên trong thiết bị với tốc độ ly tâm lớn, tinh bột bị
văng ra xung quanh thành bên trong của thiết bị và được vít tải chạy ngược với
thiết bị cào tinh bột ra ngoài. Trong quá trình này người ta vẫn cho nước vào để
khống chế 5 -15 Be.
Tách xác tinh lần 2:
Dịch sữa tinh bột sau khi tách dịch bào lần 1 được bơm qua thiết bị tách xác tinh.
+ Phần xác không lọt qua lưới ở đi chiết và lọc lần cuối cùng với bã thô nhằm thu
hồi triệt để lượng tinh bột trong bã.
+ Dịch sữa tinh bột lọt qua vải lọc để đưa đi tách dịch bào lần 2.
Trong quá trình này người ta vẫn cho nước vào liên tục để hiệu chỉnh nồng độ từ 4
– 10 Be.
Tách dịch bào lần 2:
Từ thùng chứa sau khi tách bã tinh, dịch sữa bột được bơm qua 2 máy phân ly 1 và
2 để tách dịch bào lần 2.
Trước khi vào máy, dịch sữa bột đi qua 2 cyclone để tách cặn bã và bụi đất với tốc
độ quay của máy là 4500 vòng/phút.
Trong công đoạn này ta tiếp tục cho nước vào để điều chỉnh nồng độ 8 – 14 Be,
pH= 6,0-6,5, lưu lượng nước vào 5m3/h1.4.8.
Tách xác lần cuối:
Sau khi tách dịch bào lần 2 xong, dịch sữa bột chảy xuống thùng chứa và được
bơm đến thiết bị tách bã mịn để tách phần bã còn lại.
Cấu tạo và nguyên tắc hoạt động: thiết bị phân ly giống ở phần tách xác thô và xác
tinh nhưng (khác là lớp vải lọc bên trong có kích thước lỗ vải nhỏ hơn), chỉ cho
tinh bột đi qua còn phần bã mịn được giữ lại thoát ra ngoài cùng với bã thô qua
khu chiết ép kiệt.
Lượng bã thô, tinh và mịn được đưa đến thiết bị tách xác tận dụng dịch sữa thu
được ở đây có nồng độ tinh bột thấp được bơm về phục vụ cho máy mài. Còn phần
bã đi ra phía ngoài ta thu được bã ướt nếu ở thiết bị ống kép hoặc đến thiết bị ép
băng thu được bã thô.

You might also like