You are on page 1of 20

Phần 2 : Công nghệ sản xuất tinh bột khoai mì

1. Thu mua
- Từ tháng 9 đến tháng 11 hàm lương tinh bột trong củ sắn còn thấp do đó thu
hoạch đến đâu chế biến đến đó.

- Sang tháng 12 đến tháng 2 năm sau hàm lượng tinh bột trong củ đã khác, thêm
nữa cần giải phóng đất cho vụ mới. Vì vậy nguyên liệu thu hoạch về không chế
biến kịp cần được bảo quản bằng những phương pháp trên.

- Yêu cầu của nguyên liệu sản xuất:

Hiện nay chưa có quy định chung về nguyên liệu sắn đưa vào sản xuất tinh bột.
Tuy vậy mỗi nhà máy đều có những quy định cụ thể nhưng nhìn chung bao
gồm:

Củ nhỏ và ngắn ( Chiều dài 10cm, đường kính củ chỗ lớn nhất dưới 1.5cm):
Không quá 4%
Củ dập nát và gãy vụn không quá 3% ,lượng đất và tạp chất không quá 2%
Củ thối, củ có dấu vết chảy nhựa không quá 5%
Cuống sắn ngắn nếu chế biến ngay, cuống dài nếu phải bảo quản
Xác định lượng tinh bột bằng phương pháp tỷ trọng.
2. Tiếp nhận nguyên liệu
Sắn được vận chuyển về các nhà máy bằng các phương tiện: xe tải, xe kéo…
Tại khâu thu mua của nhà máy có bố trí cầu cân, dụng cụ kiểm tra trữ lượng bột
trong nguyên liệu, bản tra tỷ trọng… nhằm xác định trọng lượng của sắn và
hàm lượng tinh bột để từ đó định hướng việc sản xuất và định giá mua nguyên
liệu. Xe tải sau khi đi qua cầu cân sẽ đổ ở bãi tập kết.

3. Quy trình sản xuất:

a. Công đoạn rửa củ


Mục đích: Loại bỏ tạp chất như đất đá, rơm, rễ, bóc sạch sẽ lớp vỏ lụa và tạp
chất bên ngoài củ sắn. Việc làm này nhằm mục đích ngăn ngừa tạp chất lẫn vào
búa đập và máy nghiền làm mòn, mẻ dao, gây tắc nghẽn trong quá trình băm, thậm
chí có thể gây cháy động cơ. Mặt khác, các tạp chất lẫn vào trong bột thành phẩm
tăng chỉ số độ tro giảm chất lượng cảm quan.

Phương pháp tiến hành: Sau khi ngâm sắn được đưa lên các băng tải, băng cao
su. Trên bề mặt băng tải có những vân hình chữ V sẽ giữ lại 1 phần đất, đá, vỏ
luạ…Băng tải có tác dụng vận chuyển sắn đi qua 1 cái bồn, tại đây sắn sẽ được rửa
sạch các tạp chất.

Qua lồng chà và máng rửa, củ được tách đi một phần vỏ và hầu hết bụi đất để
tránh đưa tạp chất vào bột.
Củ sắn

Xe nâng

Thùng phễu

Băng tải

Bụi vỏ
Lồng chà củ

Máng rửa củ Nước rửa

Củ sạch
b. Công đoạn nghiền và tách xơ
Củ được băm và đưa vào nghiền bằng máy chuyên dùng thành chóa bột rồi
đưa lên các ly tâm để rửa và tách nước củ và xơ.

Nghiền sắn là khâu quan trọng, liên quan tới hiệu suất thu hồi tinh bột.
Trong giai đoạn này các thành tế bào sắn bị phá vỡ để giải phóng tinh bột.
Những hạt tinh bột sắn được giải phóng khỏi tế bào sẵn được gọi là tinh
bột tự do, số còn lại gọi là tinh bột liên kết. Có sự biến đổi vật lý ( thay đổi
kích thước nguyên liệu, miếng sắn sau quá trình băm sẽ được nghiền thành
khối bột nhão mịn , có độ ẩm khoảng 80%) và biến đổi hóa học ( do
nghiền đã giải phóng các enzim trong tế bảo, trong đó có enzim thủy phân
tinh bột, oxy hóa khử polyphenotoxydaza sẽ làm sản phẩm có màu. Do đó
ở quá trình tách dịch bào tiếp theo cần phải thực hiện nhanh để tránh hiện
tượng này.

Ly tâm chiết: vì sau khi nghiền ta thu được dung dịch cháo là hỗn hợp của
các hạt tinh bột, , vỏ tế bào, dịch bào, các phần tử tế bào nguyên và một
lượng nước. Do đó cần phải tách lượng bã thô ra khỏi dịch.
Củ sạch

Dao băm

Máy nghiền

Ly tâm chiết 1 Nước rửa củ mì

Nước Ly tâm chiết 2 Băng tải (thải bã) Xe tải

Ly tâm chiết 3 Xơ, dịch

Dịch bột

Rửa bột
c. Công đoạn tinh chế tách mủ , tách nước

Dịch bột

Máy phân ly

Máy ly tâm tách nước

Bột ướt sạch

Dịch bột được cho qua máy phân ly hay kết hợp với máy phân ly và máy lắng ở tốc
độ cao để tách mủ mì (chủ yếu là chất đam của mì). Dịch bột sạch được ly tâm tách
nước thành bột ướt sạch sẵn sàng cho sấy.

Việc tách nước có tác dụng làm giảm thời gian vi sinh vật tiếp xúc với tinh bột và
loại bỏ những chất hòa tan trong nước. Những chất này nếu không được loại bỏ thì
sau sẽ được sấy khô cùng với tinh bột và sẽ làm giảm màu trắng của tinh bột và tăng
độ tro của tinh bột. Mặt khác quá trình này còn làm giảm lượng nước có trong tinh
bột. Tinh bột sau khi ly tâm độ ẩm khoảng 38 - 40%. Tách loại được hầu hết các tạp
chất có khả năng tan trong nước như các polyphenol, acid amin, HCN,…Đây là tinh
bột thành phẩm ướt dùng làm nguyên liệu trong các ngành công nghiệp khác. Nếu
cần bảo quản lâu thì phải sấy khô hoặc dự trữ bằng cách ngâm nước, định kỳ gạn
nước bên trên thay nước sạch đảm bảo tinh bột luôn ngập trong nước.

d. Công đoạn sấy và hoàn tất


Bột ướt(35-40%ẩm)

Tháp sấy khí động Lò cấp nhiệt Dầu FO

Hệ thống thu hồi

Tháp làm nguội Không khí

Máy rây

Đóng bao

Bột ướt được đánh tơi, được đưa vào luồng gió nóng của tháp sấy khí động để sấy
khô nhanh và được thu hồi qua hệ thống cyclone. Sau đó bột nóng được cho qua
tháp làm nguội rồi đưa vào rây đóng bao.

Mục đích của việc sấy ;à tách một lượng nước đáng kể để ta có thể bảo quản sản
phẩm dễ dàng hay đưa vào chế biến các sản phẩm từ tinh bột khoai mì.

Trong công nghiệp sản xuất tinh bột khoai mì, ta tiến hành sấy tinh bột sạch , ướt
thu được sau khi tách nước bằng hệ thống sấy khí thổi( sấy khí động ). Thiết bị sấy
khí thổi có kết cấu rất đơn giản, gọn , vốn đầu tư ít, sấy vật liệu khô đều, năng
suất cao. Tuy nhiên nhược điểm là tiêu tốn nhiều năng lượng.

Trong quá trình sấy xảy ra quá trình biến đổi hóa lý và vật lý:
Biến đổi vật lý: tinh bột sau khi sấy có hiện tượng có thể tích và khối lượng riêng
tăng, giảm khối lượng do nước bay hơi, các hạt tinh bột tách rời nhau ra và khối
tinh bột đạt một độ xốp nhất định. Nguyên nhân gây ra sự biến đổi vật lý nói trên
chủ yếu là do sự thoát ẩm. Màu sắc của sản phẩm tinh bột tăng về độ trắng, sáng
hơn. Nguyên nhân là do thay đổi khả năng hấp thụ và phản xạ ánh sáng của vật
liệu do tác động của nhiệt độ cao.
Biến đổi hóa lý: hơi nước từ khối tinh bột ướt dưới tác dụng của tác nhân sấy bị
bốc hơi đi, làm cho độ ẩm của khối tinh bột giảm rất nhiều và đạt đến độ ẩm an
toàn phù hợp với quá trình bảo quản.
Sau khi sấy bao giờ cũng có 1 lượng tinh bột bị vón cục yêu cầu phải làm tơi. Mặt
khác có thể lẫn tạp chất cần phải loại ra. Do đó cần phải làm tơi và rây mịn.
Phần 2 : Cân bằng vật chất cho từng khâu
A. Các thông số ban đầu cho quá trình tính toán
 Nồng độ chất khô của nguyên liệu, thành phẩm qua các công đoạn
STT Thành phần Nồng độ chất khô
1 Khoai mì củ 30% - 40%
2 Cháo thu được sau khi nghiền 28%
3 Đưa vào thiết bị tách chiết lần 1 20%
4 Sau tách chiết lần 1 45%
5 Đưa vào tách chiết làn 2 30%
6 Sau tách chiết lần 2 24%
7 Đưa vào tách chiết lần 3 19%
8 Sau tách chiết lần 3 14%
9 Dịch bột vào máy phân ly 37%
10 Bột ướt sạch trước khi sấy 60%
11 Tinh bột sau sấu 86% - 88%

 Tỷ lệ mất chất khô

STT Nơi mất chất khô Tỷ lệ % mất chất khô


1 Mất đi khi tách dich lần 1 2%
2 Lần 2 2%
3 Lần 3 2%
4 Chất khô trong bã 40%
5 Chất khô thoát vào nước sau khi ly tâm 1.5%

 Tỷ lệ hao hụt qua các công đoạn


STT Công đoạn % Hao hụt
1 Ngâm, rửa, cắt khúc 6% nguyên liệu trước khi nghiền
2 Nghiền 2% theo tạp chất
3 Tách chiết 0,5% lượng dịch bào thải ra
4 Tách bã 3%
5 Tách tinh bột 0,26% lượng nước tách
6 Sấy 0,1% lượng tinh bột ra khỏi thiết
bị sấy
B. Tính toán cân bằng vật chất cho từng khâu
Với năng suất là 50 tấn tinh bột thành phẩm / ngày, làm việc mỗi ngày 3 ca, mỗi ca
làm việc 8 tiếng , một năm làm việc 300 ngày.
Ta sẽ tính cân bằng vật chất theo mỗi giờ sản xuát.
Khấu sấy

Q1 , W 1  Sấy  QC ,W C

QW

Ta giả sử rang các chất khô khác tinh bột trước khi sấy là không dáng kể, nghĩa là
hàm lượng của chất khô của bột ướt cũng chính là hàm lượng tinh bột trong bột ướt
Lượng tinh bột ra khỏi thiết bị sấy :
50T
G F= = 2, 083 (T/h)
24 h

Độ ẩm cân bằng của tinh bột ra khỏi thiết bị sấy là: W C = 12% - 14%
Độ ẩm của bột ướt trước khi vào thiết bị sấy: W 1 = 38% - 55%
Thất thoát tinh bột theo khí thải:
TT KT = 0.1% QC = 0,001× 2,083 = 0,002083 (T/h)

Ta có phương trình cân bằng vật chất:


Q1( 100 - W 1) = QC (100 - W C ) + 0,001 × QC

Q1 ( 100−W 1 ) +0,0001 ×Q C
Q 1=
100−W 1

Ta chọn 100 - W C =12%, W 1=40% thì năng suất của bột ướt vào thiết bị sấy là
2,083 (100−12 ) +0,001 ×2,083
Q1 =
100−40
= 3,055 (T/h)
Lượng ẩm tách ra:
QW = Q1−QC = 3,055 – 2,083 = 0,972 (T/h)

Khâu tách tinh bột

Q2 , W 2  Tách tinh bột  Q1 ,W 1

T 1 t1

Phần trăm hàm lượng tinh bột có trong bột ướt:


X 1= 100 - W 1= 100 – 40 = 60%

Nồng độ dịch bột vào thiết bị li tâm ta chọn là X 2 = 37%


Lượng dịch bột vào thiết bị li tâm Q2 (T/h)
Lượng nước được tách T 1(T/h)
Nồng độ chất khô thoát vào nước thải ta chọn khoảng t 1=1,5% lượng nước tách
Nồng độ tinh bột tự do thoát vào nước ta chọn khoảng t ' 1= 0,26% lượng nước tác
Cân bằng vật chất :
Q2 × X 2 = Q1 × X 1+ T 1 × t 1

Q2 = Q1 +T 1

 Q2 × X 2 = Q1 × X 1+ ( Q2−Q1 ¿ × t 1
 Q2 = (60 – 1,5)/(37–1,5) × 3,055 = 5,034 (T/h)
Lượng nước tách được :
T 1=Q2−Q1=5,034−3,055=1,979(T/h)

Hàm lượng chất khô có trong nước thải:


C 1 = T 1 × t 1= 1,5/100 × 1,979 = 0,03 (T/h)

Hàm lượng tinh bột tự do có trong nước thải :


S1 = T 1 × t ' 1= 0,26/100 × 1,979 = 0,0051 (T/h)
Rửa bột
H1

Q3 , X 3  Rửa dịch bột  Q2 , X 2

T 2 t2

Nồng độ chất khô vào quy trình rửa ta chọn X 3 =¿ 28%


Lượng dịch bột đưa vào rửa Q3(T/h)
Nồng độ chất khô trong quá trình rửa sau khi đưa nước vào ta chọn X ' 3 = 20%
Lượng nước đưa vào để pha loãng H 1(T/h)
Lượng nước rửa thải ra T 2(T/h)
Hảm lượng chat khô trong nước rửa ta chọn t 2= 2% lượng nước sau khi rửa
Nồng độ tinh bột tự do thoát vào nước ta chọn t ' 2=0,2% lượng nước sau khi rửa
được.
Cân bằng vật chất :
Q 3 + H 1 = Q 2+ T 2

Q3 × X 3 = ¿ ¿ H 1 ¿× X ' 3

Q3 × X 3= Q2 × X 2+ T 2 × t 2

Q3 × X 3= Q2 × X 2+ T 2 × t 2

 Q3 × X 3 =¿) × X ' 3 = Q2 × X 2 + T 2 × t 2
Từ đó ta có :
' '
Q2 (X 2−X 3) = T 2 ( X 3−t 2 ¿
'
Q2 (X 2− X 3 )
5,034(37−20)
 T 2=
X 3−t 2
'
20−2
= = 4,754 (T/h)
 Vậy lượng nước rửa thải ra T 2=¿4,754 (T/h)
Lượng dịch bột đưa vào thiết bị rửa là
(Q2 +T 2)× X ' 3 ( 5,034+ 4,754 ) 20
Q3 ¿
X3 = 28 = 6,991(T/h)
Lượng nước đưa vào để pha loãng:
H 1 = Q2+ T 2−¿ Q3= 5,034 + 4,754 −¿ 6,991 = 2,797 (T/h)

Hàm lượng chat khô có trong nước sau khi rửa:


C 2 = T 2 × t 2= 2/100 × 4,754= 0,095 (T/h)

Hàm lượng tinh bột tự do có trong nước thải sau khi rửa :
S2 = T 2 × t ' 2= 0,2/100 × 4,754 = 0,0095 (T/h)

Khâu tách dịch bào ( chiết lần 3 )

H2

Q4 , X 4  Tách dịch (chiết 3)  Q3 , X 3

T 3 t3

Lượng dịch bột thô đưa vào chiết lần 3 Q4 (T/h)


Nồng độ chất khô trong dịch bột thô vào thiết bị chiết ta chọn X 4 = 19%
Nồng độ chất khô trong thiết bị chiết sau khi đưa nước vào để pha loãng ta chọn
X ' 4 = 14%

Lượng nước đưa vào để pha loãng H 2(T/h)


Lượng nước rửa thải ra T 3(T/h)
Hảm lượng chấtt khô trong dịch bào thải ra ta chọn t 3= 2% lượng dịch thải.
Nồng độ tinh bột tự do thoát vào dịch bào ta chọn t ' 3=0,2% lượng dịch thải.
Cân bằng vật chất :
Q4 + H 2 = Q3+ T 3

Q4 × X 4= ¿ ¿ H 2 ¿× X ' 4

Q 4 × X 4= Q 3 × X 3 + T 3 × t 3

 Q4 × X 4=¿) × X ' 4 = Q3 × X 3 + T 3 × t 3
Từ đó ta có :
' '
Q3 (X 3−X 4 ) = T 3 ( X 4 −t 3 ¿
'
Q3 (X 3− X 4 )
6,991(28−14 )
 T 2=
X 4 −t 3
' =
20−2
= 5,437 (T/h)
 Vậy lượng dịch thải ra T 3=¿5,437 (T/h)

Lượng dịch bột đưa vào thiết bị chiết lần 3 là


(Q3 +T 3)× X ' 3 ( 6,991+5,437 ) 14
Q4 ¿
X4 = 19 = 9,157(T/h)
Lượng nước đưa vào để pha loãng:
H 2 = Q3+ T 3−¿ Q4 = 6,991 + 5,437 – 9,157 = 3,271 (T/h)

Hàm lượng chat khô có trong nước sau khi rửa:


C 3 = T 3 × t 3= 2/100 × 5,437= 0,109 (T/h)

Hàm lượng tinh bột tự do có trong nước thải sau khi rửa :
S3 = T 3 × t ' 3= 0,2/100 × 5,437 = 0,0109 (T/h)

Khâu tách bã( chiết lần 2 )


HS1 , e

Q5 , X 5  Tách bã (chiết 3)  Q4 , X 4

B, b
Lượng dịch bột đưa vào thiết bị Q5 (T/h)
Nồng độ chất khô trong dịch bột thô vào thiết bị chiết ta chọn X 5 = 30%
Nồng độ chất khô trong thiết bị chiết sau khi đưa nước có chứa SO2vào để pha
loãng ta chọn X ' 5 = 24%
Tỷ lệ SO2 trong dung dịch hấp thu: e = 0,05%
Lượng dung dịch hấp thụ SO2 đưa vào thiết bị tách bã HS1(T/h)
Lưỡng bã thải ra B(T/h)
Hàm lượng khô trong bã b = 40% lượng bã thải ra
Nồng độ tinh bột trong bã t ' b= 3% lượn bã thải ra
Cân bằng vật chất :
Q5 + HS1 = Q4 + B

e × HS1 + Q5 × X 5 = ( HS1 +Q5 ¿ X ' 5

e × HS1 + Q5 × X 5 = B × b+ Q4 × X 4

 ¿ B+Q4 ) × X '5 = B × b+ Q4 × X 4
Từ đó ta có :
B(b−X ' 5) = Q4 ( X ' 5 −X 4 ¿
'
(X 5− X 4 )× Q4 ( 24−19 ) 9,157
B= ¿
b−X ' 5 = 40−24 = 2,862(T/h)

Ta có:
HS1( X ' 5-e) = Q5( X 5 −X ' 5 ¿
 ¿B+Q4 )( X ' 5-e) = Q5( X 5 −e ¿
'
( B+Q4 )( X 5 −e) (2,862+9,157) ( 24−0 , 05 ) 9,157
 Q5 = X 5−e
= 30−0 , 05
= 9,611(T/h)
Lượng dung dịch hấp thụ SO2 đưa vào thiết bị là :
HS1= Q4 + B - Q5 = 2,862 + 9,157- 9,611 =2,408(T/h)

Lượng SO2 hấp thụ vào dung dịch HS1là :


GSO = e × HS1 = 0.05/100 ×2,408 = 0,0012(T/h)
2

Lượng chất khô trong bã :


C 3=¿B×b = 40/100 ×2,862 = 1,145 (T/h)

Lượng tinh bột trong bã:


S ' 4 = B ×t ' b = 3/100×2,862 = 0,086 (T/h)

Khâu tách dịch ( chiết lần 1 )


 Pha loãng sau khi tách lần 1

H3

Q '5 , X '5   Q5 , X 5
Pha loãng

Lượng cháo sau khi tách dịch lần 1 là Q ' 5(T/h)


Nồng độ chất khô của cháo sau khi tách dịch bào làn 1 ta chọn X ' 5 =45 %
Lượng nước pha loãng sau khi tách lần 1 là H 3 (T/h )
Cân bằng vật chất :
Q ' 5 + H 3=¿ Q5

Q '5 × X '5 = Q5 × X 5
Q × X5 9,611×30
5
 Q '5 ¿ X '
5
¿
45
= 6,407 (T/h)
Lượng nước pha loãng sau khi tách dịch bào là:
H 3= Q5−Q ' 5 = 9,611 – 6,407 = 3,204 (T/h)

 Công đoạn tách dịch

Q6 , X 6  Tách chiết 1  Q '5 , X '5

T 4 t4

Lượng cháo đưa vào thiết bị tách dịch lần 1 là Q6(T/h)


Nồng độ chat khô của cháo đưa vào thiết bị lần 1 ta chọn X 6 = 20%
Lượng dịch bào thải ra T 4 (T/h)
Nồng độ chất khô trong dịch bào thải ra ta chọn t 4=2% lượng dịch bào thải ra.
Nồng độ tinh bột tự do thoát vào dịch bào ta chọn khoảng t ' 4= 0,3% lượng dịch bào
thải ra.
Cân bằng vật chất
Q 6= Q ' 5+ T 4

Q6 × X 6 = Q ' 5 × X ' 5 +t 4 ×T 4

 Q6 × X 6 = Q' 5 × X ' 5 +¿ (Q6−Q '5 ¿ ×t 4


Q 6( X 6 - t 4) = Q ' 5( X ' 5-t 4)
'
Q' 5 (X 5−t 4 ) 6,407(45−2)
 Q6 =
X 6 −t 4
= 20−2
= 15,306 (T/h)
 T 4=8.8 99 (T/h)

Khâu nghiền :
Pha loãng cháo sau khi nghiền
T 2 t2
Q7 , X 7   Q6 , X 6
Pha loãng

Lượng cháo sau nghiền là Q7 (T/h)


Nồng độ của cháo sau nghiền là X 7
Lượng nước thải ra từ khâu rửa tinh bột T 2(T/h)
Nồng độ chất khô có trong nước thải sau khi rửa tinh bột t 2= 2%
Theo cân bằng vật chất thì lượng cháo sau nghiền là:
Q7 = Q6 - T 2= 15,306 – 4,753 = 10,553 (T/h)

Nồng độ chất khô sau nghiền :


X 7 × Q7 +T 2 × t 2 = X 6 × Q6

X 6 ×Q6−T 2 ×t 2 0 ,2 ×15,306−4,753× 0 , 02
 X 7= Q7
= 10,553
= 28,16%
Tính lượng nguyên liệu cho máy nghiền:
Lượng tinh bột tự do có trong cháo sau khi nghiền:
S = (1−W C ) QC + TT KT + S1 + S3+ S ' 4 + S4
S = (1−¿0,12)2,08+0,001 ×2,08 +0,0051+0,0109+0,086+0,0267
S = 1,9612 (T/h)
Chọn tỉ lệ giải phóng tinh bột tự do khi nghiền là K = 0,9
Hàm lượng tinh bột tự do có trong củ ta chọn C= 25% lượng nguyên liệu
Hao hụt tinh bột theo tạp chất ta chọn khoảng t =2%
Lượng nguyên liệu đưa vào nghiền là :
S +0 , 02× S 1,9612(1+0 , 02)
Q8 =
C×K
= 0 ,25 × 0 ,9
= 8,891 (T/h)
Lượng nước đưa vào máy nghiền:
H4

Q8 , X 8  Pha loãng  Q7 , X 7

Theo phương thức cân bằng vật chất:


Q8 + H 4 = Q7

 H 4 =¿ Q7−Q 8 = 10,553-8,891=1,662 (T/h)


Q8 × X 8 = Q7 × X 7 => X 8=33 , 42 %

Lượng nguyên liệu ban đầu cần cho sản xuất:


Giả sử hao hụt trong giai đoạn bóc vỏ , rửa và cắt khúc khoảng 6%, khối lượng
nguyên liệu trước khi nghiền thi lượng nguyên liệu ban đầu cần cho sản xuất là
Q0=1 , 06 × Q8 ¿ 1 , 06 × 8,891=9,424(T/h)

Lượng nguyên liệu ban đầu đã xử lý cần cho sản xuất trong 1 ngày là :
Q = Q0 × 24 = 24×9,424= 226,176 (T/h)
Lượng nước để ngâm và rủa củ :
Lượng nước dao động từ 200%-400% so với khối lượng nguyên liệu, ta chọn 2,5
lần
H 5 = 2,5×Q 0 = 2,5 × 9,424 = 23,56(T/h)

Hiệu quả thu hồi tinh bột :


Lượng tinh bột thu được sau khi sấy là :
T Bt p = 2,083(1-0,12) = 1,833 (T/h)

Lượng tinh bột trong nguyên liệu trước khi nghiền :


TBnl = S +0,02S =1,9612(1+0,02) =2(T/h)
TBtp
 H= TB 100% =(1,833/2)100%= 91,65%
nl

Quá trình Thành phần T/h


Ngâm,rửa, cắt khúc Lượng nguyên liệu 9,424
Nghiền Lượng nguyên liệu trước khi nghiền 8,891
Lượng nước đưa vào máy nghiền 1,662
Lượng cháo sau nghiền 10,553
Tách chiết lần 1 Lượng nước pha loãng cháo sau nghiền 4,753
Lượng cháo đưa vào thiết bị tách chiết 15,306
Lượng cháo sau khi tách dịch bào lần 1 6,407
Tách chiết làn 2 Lượng cháo đưa vào thiết bị 9,611
Lượng S02 hấp thụ vào dung dịch 0,0012
Tách chiết lần 3 Lượng sữaa bột thô đưa vào thiết bị tách 9,157
chiết lần 3
Tách tinh bột Lượng sữa đưa vào thiết bị li tâm 5,034
Sấy Lượng tinh bột ướt đưa vào máy sấy 3,055

You might also like