You are on page 1of 5

2B> NỘI DUNG HỌC TẬP THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ

MINH
- Thực trạng đạo đức, lối sống trong sinh viên hiện nay
Đạo đức HCM là đạo đức cách mạng nêu cao chủ nghĩa tập thể, tiêu diệt
chủ nghĩa cá nhân.
Đi vào nền kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế, một
nền đạo đức mới đã và đang hình thành cùng với công cuộc đổi mới của
Đảng. Đó là nền đạo đức phát huy những giá trị truyền thống của dân
tộc: yêu nước, thương người, cần, kiệm, liêm, chính. Phần lớn sinh viên
vẫn giữ được lối sống tình nghĩa, trong sạch, sống có bản lãnh và trách
nhiệm.
Nhưng việc hội nhập quốc tế cũng gây ra ảnh hưởng không nhỏ cho giới
trẻ hiện nay. Lối sống thực dụng chạy theo danh lợi bất chấp đạo lý và
những tác động của âm mưu “diễn biến hoà bình” do các thế lực phản
động thực hiện đã tác động vào đạo đức công dân, tâm tư tình cảm của
sinh viên, thanh niên trí thức. Hậu quả là sinh viên bị phai nhạt niềm tin,
không mục tiêu, không có ý chị nên dễ dàng bị lợi dụng. Sống dựa dẫm,
thiếu trách nhiệm, thờ ơ với gia đình và xã hội. Sa vào hút chích, nghiện
ngập. Thiếu trung thực, gian lận thi cử, mua điểm, mua bằng cấp,…
- Học tập và làm theo tấm gương đạo đức HCM
HCM không chỉ là một nhà đại đức học mà còn là một tấm đạo đức vô
song. Điều này đem lại cho tư tưởng và tấm gương đạo đức của Bác sức
sống mãnh liệt và sự cỗ vũ lớn lao cho nhân dân Việt Nam cũng như nhân
dân trên thế giới đấu tranh vì dân chủ, tiến bộ xã hội. Sinh viên và thanh
niên trí thức cần học tập và làm theo tấm gương HCM. Dưới đây là một
số nội dung cơ bản:
Một là, trung với nước, hiếu với dân, suốt đời đấu tranh cho sự nghiệp
giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người.
Đây là chuẩn mực đạo đức nền tảng, điều chỉnh hành vi giữa cá nhân với
cộng đồng. Trung, hiếu là các khái niệm đạo đức truyền thống, nhưng
được HCM sử dụng và đưa vào những nội dung mới.
Trung với nước: yêu nước, gắn liền với yêu CNXH, trung thành với lý
tưởng, con đường cách mạng mà đất nước, dân tộc đã lựa chọn, có trách
nhiệm bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước.
Hiếu với dân: Thương dân, quý dân, lấy dân làm gốc, chăm lo mọi mặt
đời sống nhân dân một cách tự giác, đấu tranh giải phóng quần chúng
nhân dân để dân trở thành người chủ và làm chủ.
Tấm gương vì nước, vì dân, suốt đời đấu tranh cho sự nghiệp giải phóng
dân tộc, giải phóng xã hội, giải phóng con người của Bác đã được nhân
dân thế giới và bạn bè quốc tế thừa nhận. Họ dùng những lời lẽ đẹp đẽ
nói về Bác : “Nhà cách mạng triệt để’’, “Nhà hoạt động quốc tế thần
thoại’’,…..
Hai là, học cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, đời riêng trong sáng,
nếp sống giản dị và đức khiêm tốn phi thường.
Cần tức là lao động cần cù, siêng năng, tự lực cánh sinh, có kế hoạch,
sáng tạo và có năng suất cao.
Kiệm là tiết kiệm sức lao động, thì giờ, tiền của của nhân dân, của nước,
của bản thân, tiết kiệm từ cái nhỏ đến cái to, không phô trương, hình
thức, xa xỉ, hoang phí....
Liêm là “Luôn luôn tôn trọng của công, của dân”, liêm khiết trong mọi
hoàn cảnh “không tham địa vị, không tham tiền tài. Không tham sung
sướng. Không ham người tâng bốc mình”.
Chính “nghĩa là không tà, thẳg thắn, đứng đắn” đối với mình đối với
người và đối với việc. “Việc thện thì dù nhỏ mấy cũg làm, việc ác thìdù
nhỏ mấy cũng tránh”.
Về chí công vô tư, theo Hồ Chí Minh là “khi làm bất cứ việc gì cũng đừng
nghĩ đến mình trước, khi hưởng thụ thì mình nên đi sau”, “phải lo trước
thiên hạ, vui sau thiên hạ”.
Ba là, học đức tin tuyệt đối vào sức mạnh của nhân dân, kính trọng nhân
dân và hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân; luôn nhân ái, vị tha, khoan
dung và nhân hậu với con người.
HCM có tình thương bao la với con người. Tình thương gắn liền với niềm
tin vào sức mạnh và trí tuệ của nhân dân. Luôn dạy đội ngũ cán bộ phải
là “người đầy tớ trung thành của nhân dân”, luôn gần dân, hiểu tâm lý,
yêu cầu, nguyện vọng của nhân dân; thường xuyên lắng nghe ý kiến của
dân, không được lên mặt “quan cách mạng”, cậy quyền, cậy thế, đè đầu,
cưỡi cổ dân. Bác nói: “Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân
liệu cũng xong” hay “gốc có vững thì cây mới bền, xây lầu thắng lợi trên
nền nhân dân” .
Lòng nhân ái, khoan dung của Bác bắt nguồn từ đại nghĩa của dân tộc.
Ở HCM, thương người là một tình cảm lớn nên khi làm cách mạng, HCM
đặt vấn đề tự do đi đôi với hạnh phúc. Đó là biểu hiện của chủ nghĩa nhân
văn cộng sản. Người được suy tôn như: “một ông thánh cộng sản”, “một
con người của huyền thoại’’.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm Sở Nông Bác hồ thăm phố vỡ lòng tại phố Hàng
Lâm Hà Nội và sử dụng thử chiếc máy cấy Than, Hà Nội năm 1958
tại ruộng thí nghiệm của Sở (7-1960)

Bác Hồ thăm nông dân đang gặt lúa


trên cánh đồng xã Hùng Sơn, huyện
Đại Từ, Thái Nguyên
Bốn là, học tấm gương ý chí về nghị lực tinh thần to lớn, quyết tâm vượt
qua mọi thử thách, gian nguy để đại được mục đích cuộc sống.
Cuộc đời cách mạng của HCM là một chuỗi những năm tháng gian khổ.
Hai lần ngồi tù, một lần nhận án tử hình, có giai đoạn hoạt động sôi nổi
được đánh giá cao, có giai đoạn bị hiểu nhầm, nghi kỵ… Song nhờ ý chí
và nghị lực HCM đã bình tĩnh, kiên cường vượt qua mọi thử thách, gian
nguy, bảo vệ được chân lý, giữ vững quan điểm cách mạng. Người làm
thơ để tự răn:
“Muốn nên sự nghiệp lớn
Tinh thần càng phải cao”.
Dũng cảm, quyết tâm, bền bỉ, bất khuất là những đặc trưng trong nhân
cách HCM. Một tờ báo nước ngoài viết: “Đằng sau cốt cách dịu dàng của
cụ Hồ là một ý chí sắt thép.Dưới cái bề ngoài giản dị là một tinh thần
quật khởi anh hùng khonng cò gì uy hiếp nổi”.
Hiện nay, để phong trào “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức
HCM” của sinh viên có hiệu quả phải có sự kết hợp từ nhiều yếu tố: sự
giáo dục, rèn luyện, nêu gương của mọi người trong xã hội, của bố mẹ,
cán bộ, đảng viên, thầy cô. Các cán bộ quản lý giáo dục và sự hướng
dẫn của dư luận xã hội, pháp luật.

Đoàn viên, thanh niên xã Tân Lâm thăm Thanh niên đi nghĩa vụ quân sự khi đủ 18
hỏi Mẹ Việt Nam Anh hùng Trần Thị Hiên, tuổi
ngụ tại ấp Bàu Hàm, xã Tân Lâm, huyện
Xuyên Mộc

You might also like