You are on page 1of 16

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

KHOA CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM

--------------oOo-------------

BÁO CÁO BAO GÓI THỰC PHẨM


Tiểu luận
Tìm hiểu bao bì của sản phẩm Coca-cola

Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Trọng Thăng


Nhóm : 05

Hà Nội, tháng 11/2021

1
I. Tìm hiểu về coca
Coca-cola (hay còn gọi là coke) là nhãn hiệu nước ngọt được đăng ký năm
1893 tại Mỹ. Cha đẻ của Coca-cola là dược sĩ John Pemperton, ông phát hiện ra
loại thức uống này và đem bán nó vào năm 1886 và theo cách hiểu của người
dân thời đó coca-cola là một loại thuốc uống vì nó có màu nâu đen và mọi
người đều xem nó là thuốc uống chứ không phải là loại nước giải khát đơn
thuần. Sau này khi mua lại coca-cola, Asa Griggs Candle- nhà lãnh đạo tài ba
bậc nhất của coca-cola đã chuyển biến suy nghĩ của người dân Mỹ về hình ảnh
của coca-cola, ông cho những người tiêu dùng của mình hiểu thứ “thuốc uống”
coke là một loại nước uống ngon lành và tươi mát. Cho đến nay coke vẫn trung
thành với tiêu trí này của hãng.
Cái tên coca cola xuất phát từ tên lá coca và hạt cola, hai thành phần chính của
nước ngọt coca-cola. Do điều này nên coca-cola đã có thời kỳ bất ổn vì người ta
quy kết Asa Candle là người gây nghiện cho thế giới.
Hiện nay cola-cola có mặt trên 200 quốc gia và luôn được đánh giá là thương
hiệu đáng giá nhất trên thế giới với giá trị thương hiệu đạt mức 70 tỷ đô la.
Theo số liệu thực tế cho thấy, một trong bốn loại nước ngọt được tiêu thụ nhiều
nhất ở Mỹ hiện nay là nước có gas, trong đó doanh số bán lẻ đạt đến con số 61
tỷ USD mỗi năm. Dựa trên nghiên cứu “thương hiệu toàn cầu tốt nhất” năm
2015 của Interbrand, coca-cola xếp thứ 3 về mức độ giá trị thương hiệu và
thương mại
Công ty coca- cola đã đầu tư 150 triệu USD kể từ khi trở lại Việt Nam năm
1994 và có 3 nhà máy ở Hà Nội, Đà Nẵng và Tp HCM với rất nhiều sản phẩm
đa dạng như coca-cola Light (hay Diet coca-cola kiêng), coca-cola chery, ngoài
ra còn có vị chanh dây, chanh và cà phê, …

2
II. Tìm hiểu về quy trình sản xuất coca cola:

1. Nguyên liệu:

- Nước có ga – Khoảng 90% Coca-Cola là nước. Phần có ga là carbon dioxit


tinh chế, làm cho thức uống xuất hiện trạng thái "nổi bóng khí" hoặc "sủi bọt".

- Đường – Hương vị ngọt ngào của Coca-Cola truyền thống (cũng như cảm giác


trong miệng) xuất phát từ đường. Coca-Cola Zero Sugar và Coke Light không
chứa đường, trong khi Coca-Cola Life được pha trộn đường và stevia chiết xuất
từ thực vật, chất làm ngọt không đường từ các nguồn tự nhiên.

- Màu Caramel – Một loại caramel rất đặc biệt được sản xuất đặc biệt cho Coca-
Cola, mang lại màu sắc đặc trưng cho sản phẩm.

- Axit photphoric – Vị chát của Coca-Cola là từ axit photphoric.

- Caffeine – Vị đắng nhẹ trong hương vị của Coca-Cola có nguồn gốc từ


caffeine

- Hương vị tự nhiên – Bản chất của công thức bí mật của Coca-Cola là sự pha
trộn của hương vị tự nhiên. Đây là bí quyết được bảo vệ và bí mật nhất của công
thức

2. Quy trình:

3
Thuyết minh quy trình nước giải khát có gas

1. Chuẩn bị nước

Nguồn nước sử dụng là nước giếng của khu công nghiệp sẽ được đưa qua hệ
thống xử lý nước của công ty. Thông qua xử lý tinh, xử lý tia cực tím rồi qua hệ
thống tách RO để tạo thành nước tinh khiết.

2. Gia nhiệt nấu

Nguyên liệu được chuẩn bị gồm: đường và nước.

Mục đích
4
 Mục đích chính của công đoạn này là nấu đường thành syrup để chuẩn bị cho
công đoạn phối trộn hương liệu và một số phụ gia theo công thức.
 Giúp các cấu tử đường đồng nhất vào hỗn hợp. Đường saccharose chuyển
hóa thành đường khử làm tăng tính ổn định của sản phẩm và làm tăng vị ngọt
dịu.
 Chuẩn bị cho công đoạn phối trộn hương liệu tiếp theo.

Phương pháp thực hiện

 Cho nước vào bồn nấu có cánh khuấy bằng motơ điện, sau đó cho đường (RE
và DE) vào bồn sao cho lượng nước bằng 5 lần tổng khối lượng đường. Áp
suất hơi gia nhiệt được điều chỉnh lên 26 Psi. Nhiệt độ khối dịch đường
khoảng 90oC.
 Nấu khoảng 2 giờ đến khi dung dịch đạt 90oC, xuất hiện bong bóng sôi và
đồng nhất thì thực hiện tiếp công đoạn tiếp theo.

3. Phối trộn hương liệu, màu, acid điều vị

Mục đích

Hòa tan các cấu tử hương liệu, màu, acid điều vị vào dung dịch. Tạo hương vị
đặc trưng cho sản phẩm.

Phương pháp thực hiện

 Khi nhiệt độ khối syrup đạt 90oC thì tiến hành cho hỗn hợp các phụ gia, màu
và acid điều vị vào rồi tiếp tục khuấy cho đồng nhất.
 Tiếp tục cho nước vào nồi nấu để đạt nhiệt độ khối syrup ở 80oC thì cho hỗn
hợp hương liệu vào. Ngừng gia nhiệt, xả van hơi quá nhiệt từ nồi ra ngoài và
vẫn tiếp tục khuấy.

4. Lọc

Mục đích

5
 Loại bỏ các tạp chất trong quá trình thao tác thực hiện và trong quá trình vận
hành máy.
 Loại bỏ các tạp chất vật lý có thể có trong nguyên liệu đường và nước.
 Chuẩn bị cho công đoạn bão hòa CO2

Phương pháp thực hiện

Syrup được tháo ra khỏi nồi nấu và qua màng lọc để loại bỏ các tạp chất có
trong syrup.

5. Bão hòa CO2

 Bão hòa CO2 là quá trình nạp CO2 vào trong nước giải khát đến một giá trị
nồng độ nhất định tùy theo yêu cầu công nghệ.
 Trong công đoạn này, sử dụng CO2 tinh khiết dùng trong thực phẩm dạng
lỏng được cung cấp từ các nhà máy sản xuất bia, cồn được nén với áp suất
cao trong các bình nén.

Mục đích

 Bão hòa CO2 giúp cho sự tiêu hóa tốt, tăng cường khả năng chống vi sinh
vật, giúp bảo quản sản phẩm lâu hơn.
 Góp phần tạo hương vị đặc trưng của sản phẩm có gas, mặc dù bản thân
CO2 không có vị nhưng khi hòa tan trong nước sẽ tạo ra một lượng nhỏ acid
cùng với vị chua của acid trong hương liệu đủ tạo nên vị chua cho dung dịch.
 Các bọt khí CO2 tự do kích thích vòm miệng, chúng sủi lên trên bề mặt làm
cho sản phẩm hấp dẫn hơn.
 Chuẩn bị cho công đoạn chiết rót và ghép mí.

Phương pháp thực hiện

 Dịch bán thành phẩm sau khi lọc sẽ được chuyển vào các bồn nạp CO2 và
thêm nước để đạt thể tích tính toán trước là 1500 lít.
 Tiến hành hạ nhiệt dung dịch bán thành phẩm trong bồn xuống 0 – 2oC bằng
các ống truyền nhiệt được bố trí dạng xoắn bên trong bồn. Ở nhiệt độ này tạo

6
điều kiện thích hợp cho CO2 ngậm trong nước nên ta tiến hành nạp khí
CO2 vào.
 Sau khi nhiệt độ đạt 0 – 2oC thì tiến hành nạp CO2 từ bình CO2 lỏng.
 Quá trình hấp thụ CO2 thường kéo dài khoảng 2 – 3 giờ, để hấp thụ CO2 tốt
thì phải nạp CO2 từ từ để tạo điều kiện cho sự trao đổi trong và ngoài sẽ giúp
cho CO2 hấp thụ đều trong dung dịch.
 Kết thúc quá trình nạp CO2 ta thu được dung dịch nước ngọt bán thành phẩm.

6. Chiết rót – ghép nắp

Mục đích

 Định lượng lon sản phẩm 330 ml.


 Ghép mí để bảo quản sản phẩm. Tạo giá trị cảm quan tốt đối với người sử
dụng.
 Thuận lợi cho quá trình phân phối, vận chuyển sản phẩm.

Phương pháp thực hiện

 Bán thành phẩm sau khi nạp bão hòa CO2 thì tiến hành bơm lên bồn và chuẩn
bị chuyển vào bồn chiết của máy chiết .
 Sau khi chiết vào từng lon, chai sẽ được băng chuyền chuyển vào máy ghép
nắp, ghép mí.
 Sau khi ghép nắp, băng chuyền sẽ chuyển thành phẩm ra khu vực tiếp nhận
để chuẩn bị cho công đoạn xử lý nhiệt tiếp theo trước khi đưa vào khu vực
bao gói thành phẩm.

7. Xử lý nhiệt

Mục đích

Các lon bán thành phẩm sau khi tạo thành có nhiệt độ 1 – 2 0C nên ta phải xử
lý nhiệt để nâng lên nhiệt độ thường tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình đóng
gói, vận chuyển và bảo quản.

7
Phương pháp thực hiện

Lon bán thành phẩm được xếp vào các rổ sẽ được hệ thống cẩu chuyển đến
bồn nước để giải nhiệt (lon nước ngọt từ 1 – 2 0C sẽ được giải nhiệt lên nhiệt độ
thường khoảng 300C). Nhờ đặc tính cảm quan của người công nhân để biết thời
điểm kết thúc quá trình giải nhiệt.

8. Hoàn thiện sản phẩm

Mục đích

Tăng giá trị cảm quan cho sản phẩm, thuận tiện cho quá trình vận chuyển,
bảo quản và tiêu thụ. Ngoài ra việc dán nhãn, vô thùng còn nhằm cung cấp
thông tin về sản phẩm, góp phần quảng bá thương hiệu cho công ty.

II.Đặc điểm của vật liệu bao gói coca cola:

1. Vai trò của bao gói:

Bao bì có nhiều vai trò khác nhau. Dưới đây là một số vai trò dễ nhận thấy nhất:
* Vai trò kỹ thuật:
- Bảo vệ sản phẩm: Đây là vai trò nguyên thủy nhất của bao bì. Bao bì giúp
bảo vệ sản phẩm bên trong tránh bị rung, khỏi bị vỡ, va đập và ảnh hưởng của
nhiệt độ, môi trường bên ngoài.
- Giúp ngăn cách: Vai trò của bao bì là ngăn cách không cho sản phẩm bị
dính bụi bẩn, nước. Bao bì còn ngăn cách sản phẩm không bị nhiễm khuẩn hay
oxy hóa.
- Giúp vận chuyển dễ dàng: Một số loại sản phẩm không có bao bì sẽ không
có khả năng vận chuyển. Ví dụ: muối, đường, cafe rang xay … trong trường
hợp này bao bì là phương thức hiệu quả, đơn giản mang sản phẩm đến người
tiêu dùng.

8
Bao bì giúp vận chuyển dễ dàng
*Vai trò trình diễn:
- Truyền tải thông tin: Một trong các vai trò cơ bản của bao bì là để truyền tải
thông tin. Những thông tin được in ấn bao gồm cả những thông tin bắt buộc
hoặc không bắt buộc như: tên sản phẩm, chức năng, thông tin nhà sản xuất,
thành phần cấu tạo, công dụng, hạn sử dụng …
- Marketing: Bao bì là vũ khí bí mật trong marketing. Bao bì giúp tác động và
khích lệ hành vi của người tiêu dùng. Ngày nay, vai trò bao bì ngày càng trở nên
quan trọng hơn trong việc xây dựng thương hiệu mạnh và nhất quán. Các doanh
nghiệp quan tâm đến thiết kế bao bì ấn tượng, chuyên nghiệp như một lợi thế
bán hàng hiệu quả. Hơn thế giúp doanh nghiệp tăng doanh số bán hàng và giảm
chi phí cho các hoạt động quảng bá sản phẩm.
2. Yêu cầu về vật liệu bao gói:
- Không gây độc hại cho sản phẩm và người tiêu dùng.
- Bảo đảm vệ sinh.
- Đảm bảo cho việc in ấn thông tin, hình ảnh về bao bì sản phẩm.
- Giữ được thành phần dinh dưỡng và mùi vị của sản phẩm.
- Cảm quan.
- Bảo vệ được tính nguyên vẹn của sản phẩm.

9
4. Chai thủy tinh trong bao gói coca cola:
a. Đặc điểm:
*Ưu điểm:
- Trơ về mặt hóa học (không phản ứng với bất kỳ loại thực phẩm nào).
- Bền cơ học, có thể chịu được áp suất trong và ngoài.
- Không thấm khí, chất bay hơi và ẩm.
- Ngăn sinh vật hại.
- Chịu được nhiệt nên dễ thanh trùng, tiệt trùng.
- Có thể bảo vệ được thực phẩm khỏi ánh sáng hại.
- có thể tái sử dụng và tái chế.
- Có thể nhìn thấy thực phẩm bên trong.
- Dễ trang trí bề mặt, dễ làm mờ tạo dáng.
- Không gây ô nhiễm môi trường.
* Nhược điểm:
- Dễ nứt vỡ khi thay đổi nhiệt độ quá nhanh.
- Chịu va chạm kém.
- Nặng.
- Mảnh thủy tinh vỡ có thể gây nguy hiểm cho người tiêu dùng do mảnh vỡ lẫn
vào trong thực phẩm.
- Khó in trực tiếp nhãn mác lên bao bì.
- Đắt tiền hơn các loại vật liệu bao gói khác.
b. Vai trò của chai thủy tinh bao gói trong bao gói coca cola:
+ Ít bị ăn mòn hóa học bởi môi trường kiềm và axit, an toàn cho
người sử dụng.
+ Có thể tái sử dụng nhiều lần nhưng phải có chế độ rửa an toàn,
vệ sinh, hạn chế gây ô nhiễm môi trường, giúp tiết kiệm năng.
lượng và chi phí.
+ Trong suốt có thể nhìn rõ màu sản phẩm tăng giá trị cảm quan.
+ Có khả năng chịu được áp suất nén bên trong cao.
+ Dẫn nhiệt kém giúp bảo quản sản phẩm tốt hơn.
+ Khả năng chống xuyên thấm tốt.
+ Tạo cảm giác an toàn, sạch sẽ, sang trọng
+ Vỏ chai coca- cola là một minh chứng cụ thể với thiết kế độc đáo
10
mang tính biểu tượng, dễ nhận biết.
III. Quy trình bao gói coca cola:
1. Thiết bị:
* Cấu tạo của hệ thống máy chiết rót chai thủy tinh:
Thường thì máy chiết rót sẽ được thiết kế ba trong một với các hệ thống như súc
rửa chai, định lượng, chiết rót và đóng nắp. Vì thế, chúng có sự tham gia của
nhiều chi tiết máy móc khác nhau. Trong đó, hệ thống chiết rót và đóng nắp
chai thủy tinh sẽ được cấu tạo từ một máy tái – tráng rửa chai, máy chiết rót,
máy đóng nắp, bộ phận thay đổi loại chai… Điều này giúp quá trình chiết rót và
hoàn thiện sản phẩm được tiến hành tự động, tuần tự.

Cụ thể cấu tạo của hệ thống này bao gồm:


– Máy tải và tráng rửa chai
Máy với công suất lớn, tiết kiệm điện năng vì thế được nhiều doanh nghiệp tin
tưởng lựa chọn. Khi làm việc, những chiếc chai thủy tinh từ 30 – 200ml sẽ được
đưa vào thiết bị này. Tại đây, chai sẽ được tráng rửa, vệ sinh sạch sẽ cả trong
lẫn ngoài trước khi đưa đến khu vực chiết rót.
Thường thì máy có thể tải và tráng rửa từ 30 – 100 chai/ phút, khoảng 1.800 –
6.000 chai/ giờ. Doanh nghiệp khi vận hành có thể cài đặt để đảm bảo công suất
theo đúng như mong muốn và nhu cầu khác nhau.
– Máy chiết và đóng nắp chai
Chai thủy tinh sau khi được tráng rửa xong sẽ được băng tải đưa qua hệ thống
máy chiết rót. Với thiết kế số lượng vòi chiết khác nhau, chúng sẽ đổ đầy dung
dịch cần chiết vào bên trong chai với thể tích được cài đặt sẵn.
Chai sai khi được đổ đầy dung dịch sẽ chuyển qua khu vực đóng nắp chai. Theo
đó, mỗi một đầu đóng nắp có thể đảm bảo hoàn thành từ 20 – 40 chai/ phút.
– Bộ phận thay đổi loại chai
11
Việc sử dụng bộ phận này trong dây chuyền chiết rót chai thủy tinh giúp các
doanh nghiệp chủ động thay đổi kích cỡ, loại chai cần chiết rót hơn. Thường thì
một doanh nghiệp khi sản xuất sẽ có nhiều sản phẩm vì thế việc thay đổi thể
tích các chai chiết là nhu cầu cần thiết.
Việc sử dụng bộ phận này giúp doanh nghiệp linh hoạt hơn trong việc chiết rót,
hoàn thiện các sản phẩm theo nhu cầu.
– Băng tải plastic
Trong máy chiết rót chai thủy tinh đây là bộ phận quan trọng. Căn cứ vào diện
ích mặt bằng lắp đặt, quý khách hàng có thể sử dụng hệ thống băng tải dài hay
ngăn, thắng hay dạng mâm xoay khác nhau.
– Máy dán nhãn tự động
Đây là loại máy quan trọng giúp hoàn thiện sản phẩm theo hướng sản xuất tự
động. Thiết bị này sẽ kết nối với máy chiết rót và đóng nắp chai nhờ vào hệ
thống băng tải Plastic. Tem dán sẽ được gắn lên chai thủy tinh với công suất
làm việc trung bình từ 40 – 100 chai mỗi phút.
Thực tế, mỗi sản phẩm đều có thương hiệu, logo định danh đơn vị sản xuất.
Chính vì thế công đoạn này rất quan trọng. Ngoài logo, thông tin nhãn còn bao
gồm ngày sản xuất, hạn sử dụng và thông tin chi tiết về sản phẩm, nếu có.
– Bàn tập hợp sản phẩm
Đây chính là nơi tập kết những chai thủy tinh đã thành phẩm, chuẩn bị đóng
thục hoặc co màng đóng lốc để nhập kho, kiểm tra chất lượng trước khi đưa ra
thị trường.
*Tính ưu việt của thiết bị
- Độ tin cậy và tính nhất quán , đảm bảo chính xác đồng đều
- Điều khiển đơn giản, dễ dàng
- Nâng cấp công suất dễ dàng theo nhu cầu sản xuất
- Tiết kiệm chi phi sản xuất, nâng cao sức cạnh tranh
- Vận hàng đơn giản
- Dễ vệ sinh đảm bảo tuổi thọ máy
- Tự động dịch chuyển chai và dồn chai thủy tinh sát vào nhau, tự động tráng
rửa chai thủy tinh, tự động chiết rót, tự động đóng nắp chai thủy tinh.

2. Quy trình làm việc của máy chiết rót:


 Quá trình rửa
Ở máy rửa chai: chai được rửa sạch lần lượt bằng NaOH nóng, nước ấm và cuối
cùng là nước công nghệ. Thời gian rửa chai khoảng 15 phút. Để đảm bảo độ
sạch an toàn cho chai thì sau khi rửa sạch chai cần được kiểm tra và cho kết quả
không màu với chỉ thị Phenolphtalein 0,1%, chai không vỡ, nứt hoặc còn cặn
bẩn. Nếu chai không đạt yêu cầu thì loại bỏ khỏi dây chuyền hoặc xử lý lại để
sử dụng lần sau. Chai đạt yêu cầu được chuyển đến máy chiết rót nhờ băng tải.
Tại đây nước ngọt sẽ được chiết vào chai theo nguyên tắc đẳng áp.

12
 Quá trình chiết rót
Băng tải vận chuyển chai vào vị trí khớp với các vòi chiết, chai được con đội
nâng lên bịt kín chai vào van chiết bằng vòng ép cao su. Vòng ép cao su có hình
nón cụt sao cho khi chiết nước ngọt được xả từ thành chai xuống tránh tạo bọt.
Khi chai đã vào đúng vị trí, van chiết sẽ chuyển động một đoạn ngắn qua hệ
thống cam, cam sẽ tác dụng với van hút chân không, lúc này van được khai
thông và bơm hút chân không sẽ hút không khí trong chai ra, ra khỏi cam, van
chân không được nhả ra, tiếp đó ở bồn chiết qua các cam sẽ tác dụng với cánh
bướm ấn cần đẩy ở van khí CO2 để đưa CO2 vào chai. Kế tiếp qua cam thứ ba sẽ
đóng bớt van cánh bướm để cân bằng áp suất giữa chai và bồn chiết, khi đạt đến
cân bằng áp, một van phụ sẽ tự động mở van nước ngọt, nước ngọt sẽ tràn
xuống chai theo nắp cao su hình nón cụt vào thành chai và đẩy CO 2 thoát trở về
bồn chiết. Khi nước đầy đến van bịt đầu (nút cao su) khí CO 2 không thể tiếp tục
thoát ra, gây chênh lệch áp, van nước ngọt sẽ tự động ngừng (đóng) cấp nước
ngọt.
 Quá trình đóng nắp
Chai thủy tinh đựng bia thuộc dạng chai có cấu tạo thành miệng dầy và có gờ,
được đậy bằng nắp mũ (nắp mũ miện- nắp phén). Nắp được làm bằng thép tráng
thiếc, thép mạ crom hoặc thép không gỉ, có thể được in, trang trí theo ý muốn.
Những tấm vật liệu được tráng cả hai mặt, mặt ngoài có tác dụng bảo vệ kim
loại và làm nền để in, sau khi in xong chúng được tráng thêm một lớp nữa để
bảo vệ lớp in. Lớp bên trong để bảo vệ kim loại và làm nền cho lớp lót. Những
tấm vật liệu này sẽ đi qua máy ép để tạo hình giống mũ miện với mép được gấp
nếp. Bên trong nắp có lớp đệm, lớp đệm này được làm bằng PVC hay đôi khi
làm bằng HDPE.
Chai sau khi đã được xiết nắp theo bộ phận băng truyền chuyển chai đến khu
vực kiểm tra nút chai. Cũng tương tự như việc kiểm tra vỏ chai sau khi rửa,
công việc này được thực hiện thủ công nhờ sự trợ giúp của đèn chiếu sáng và
một gương phản chiếu. Công nhân sẽ loại bỏ các chai có nắp bị hỏng.

13
Sau khi kiểm tra nút chai xong chai được chuyển qua máy phun mực dán nhãn,
in date bằng hệ thống băng tải để hoàn thiện sản phẩm.

3. Yêu cầu về sản phẩm trước và sau bao gói


* Yêu cầu của Coca cola trước khi đi vào quá trình bao gói:
Chỉ tiêu cảm quan:

Chỉ tiêu Yêu cầu


Màu sắc Đặc trưng cho sản phẩm
Mùi vị Đặc trưng cho sản phẩm
Trạng thái Dạng lỏng đồng đều, có thể chứa các phần không đồng
nhất đặc trưng của nguyên liệu

Chỉ tiêu lý hóa:


Chỉ tiêu Hệ số quan trọng
Độ trong 0,6
Màu 0.4
Mùi 1.2
Vị 1.8

* Yêu cầu của Coca cola sau khi qua quá trình bao gói:
Về chất lượng sản phẩm:
- Sau khi được đóng gói, nước ngọt vẫn phải đảm bảo còn giữ được những
chỉ tiêu cảm quan và chỉ tiêu hóa lý như ở công đoạn trước
- Sản phẩm không có mùi vị lạ, đảm bảo chất lượng cảm quan, dinh dưỡng
và vệ sinh an toàn thực phẩm
Về bao bì sản phẩm:
- Tất cả các chữ viết các chữ số hình ảnh, hình vẽ, dấu hiệu, kí hiệu,...ghi
trên bao bì phải rõ ràng không mập mờ
- Có khả năng chống nước, giữ được hương vị sản phẩm
- Độ cứng đảm bảo đủ để bảo vệ sản phẩm khỏi các va chạm nhẹ
- Bao bì phải đảm bảo hoàn toàn kín, không bị nứt vỡ

14
15
16

You might also like