You are on page 1of 4

TÍNH HIỆU QUẢ CỦA PHƯƠNG PHÁP GHI ÂM KHI HỌC TIẾNG

TRUNG QUỐC 
SVTH: Lê Phương Thủy Tiên, Đỗ Hương Giang,
Đinh Thúy Lan – Lớp 1T20C
GVHD: ThS Nguyễn Thị Thanh Huyền

Tóm tắt

Bắt đầu từ học phần 2B1, giáo viên dạy kỹ năng khẩu ngữ yêu cầu chúng tôi ghi âm bài khóa
trước buổi học. Sau một thời gian, chúng tôi thấy việc học khẩu ngữ tiến bộ hơn rất nhiều. Chính vì
vậy, đề tài nghiên cứu khoa học Tính hiệu quả của phương pháp ghi âm khi học tiếng Trung Quốc đã
được ra đời với mục đích tìm hiểu, hướng dẫn các bạn sinh viên biết cách sử dụng hiệu quả, hợp lý
phương pháp ghi âm giọng nói, nhằm mang đến cho các bạn sinh viên một cách thức học tập hiệu
quả hơn, dễ dàng hơn thích hợp với thời đại công nghệ số.

Từ khóa: ghi âm; phương pháp; hiệu quả

I. Đặt vấn đề
Trong bối cảnh dịch bệnh phức tạp như những năm gần đây, việc học trực tuyến ở các
trường đại học diễn ra ngày một nhiều hơn. Không thể phủ nhận được rằng, học trực tuyến đã và
đang là một phương thức an toàn nhất cho học sinh sinh viên, khiến chúng ta vừa có thể giữ
vững tiến độ học tập, vừa không phải lo ngại đến vấn đề dịch bệnh làm ảnh hưởng đến sức khoẻ.
Thế nhưng, mọi việc đều có hai mặt, việc không thể đến trường học trực tiếp cũng không ngoại
lệ. Học trực tuyến đã khiến một phần không nhỏ các bạn học sinh, sinh viên, cụ thể là sinh viên
khoa Trung Quốc trường Đại học Hà Nội gặp phải rất nhiều khó khăn. Chẳng hạn những vấn đề
mang tính khách quan như: thiếu thiết bị học tập hay thiếu bị chất lượng không tốt, các vấn đề
mạng phát sinh khiến việc nghe giảng gặp khó khăn, hay những nhân tố xung quanh gây xao
nhãng việc học tập; những vấn đề mang tính chủ quan như: vốn từ vựng của sinh viên còn thiếu,
không bắt kịp, không tiếp cận được những kiến thức giảng viên truyền đạt…nguyên nhân ấy
khiến việc học phát âm trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Những vấn đề kể trên đã ảnh hưởng
không nhỏ đến việc học tập, đến thành tích của sinh viên.
Xét thấy những vấn đề trên làm ảnh hưởng không nhỏ đến các bạn học sinh, sinh viên
chuyên ngành ngoại ngữ nói chung và các bạn sinh viên khoa tiếng Trung Quốc Trường Đại học
Hà Nội nói riêng, bài nghiên cứu này mong muốn tìm hiểu, giới thiệu phương pháp ghi lại bài
giảng và ghi âm giọng nói. Phương pháp này nhằm mang đến cho các bạn sinh viên một cách
học tập hiệu quả hơn, dễ dàng hơn, hợp với thời đại công nghệ số, khiến việc học online không
còn là một rào cản ngăn bản thân đến với tri thức. Mục đích của bài nghiên cứu là tìm hiểu,
hướng dẫn các bạn sinh viên biết cách sử dụng hợp lý hai phương pháp trên vào việc phát triển
các kỹ năng học trong giai đoạn thực hành tiếng, đưa ra những gợi ý khắc phục, cải thiện các lỗi
sai phát âm phổ biến như: cách bật hơi, biến điệu, lẫn lộn giữa các thanh điệu,…
Bài nghiên cứu được thực hiện thông qua việc thu thập, tổng hợp, phân tích, đánh giá các
số liệu khảo sát, điều tra thực tế, tổng hợp tài liệu liên quan.
II. Nội dung nghiên cứu
1. Những vấn đề liên quan đến phương pháp ghi âm
1.1. Khái niệm
Ghi âm là việc ghi lại tất cả những âm thanh được phát ra, có thể là giọng nói, âm nhạc,
âm thanh đặc biệt,... Tính năng ghi âm này đã xuất hiện rộng rãi trên tất cả điện thoại thông
minh, máy tính, máy tính bảng, máy tính xách tay,... và cũng có những thiết bị được phát minh ra
chỉ để phục vụ việc ghi âm như máy ghi âm,…
1.2. Tác dụng của phương pháp ghi âm
Ghi âm giọng nói vốn đã có nhiều tác dụng thực tế. Phương pháp này giúp sinh viên xây
dựng tính tự học, có ý thức chuẩn bị bài trước mỗi buổi học. Khi được yêu cầu ghi âm bài khóa,
sinh viên phải có sự tìm hiểu về từ vựng, cấu trúc câu, ngữ cảnh của bài khoá. Chuẩn bị bài đã là
học một lần, nghe giảng chính là học lần hai, điều này giúp sinh viên nhớ từ vựng tốt hơn, có
nhiều thời gian trao đổi với giảng viên, chuẩn bị được nhiều câu hỏi về những điều mình thắc
mắc ở bài học mới, từ đó không khí buổi học sôi nổi hơn và đạt được hiệu quả tốt nhất. Lợi ích
lớn nhất mà việc ghi âm giọng nói mang tới đó chính là cải thiện kỹ năng phát âm. Khi đọc bài
hay giao tiếp bình thường, sinh viên sẽ không nhận thức được vấn đề trong phát âm của mình.
Việc ghi lại giọng nói sẽ giúp sinh viên tự phát hiện ra lỗi phát âm và hướng tới việc sửa đổi nó.
Khi ngữ âm chuẩn rồi thì sinh viên cần luyện đọc nhiều để có giọng điệu mềm mại hơn, tự nhiên
hơn. Việc luyện nói nhiều lần cũng khiến cho sinh viên có ngữ cảm tốt hơn, đây là yếu tố rất
quan trọng trong việc học ngoại ngữ. Khi áp dụng phương pháp ghi âm giọng nói này, sinh viên
có thể cảm nhận được kỹ năng nghe của mình cũng được cải thiện. Vì khi nói chuẩn rồi mới
nghe hiểu được. Hơn nữa, do thời gian lên lớp có hạn, nhờ phương pháp ghi âm, giáo viên cũng
có thể sửa lại những chỗ sai sót trong phát âm, giao tiếp cho học sinh trong thời gian rảnh của
mình, không chỉ phụ thuộc vào khoảng thời gian trên lớp. Phương pháp tự ghi âm còn có thể tạo
ra một không gian luyện nói an toàn hơn cho những bạn mới học ngoại ngữ nhưng ngại giao tiếp
hay phát biểu trước lớp. Thời gian mới bắt đầu học tiếng Trung có rất nhiều bạn sinh viên năm
nhất loay hoay với bộ môn nghe-nói này. Đặc biệt trong thời điểm dịch bệnh vẫn diễn biến phức
tạp như hiện nay, đây là phương pháp tự học rất hiệu quả. Việc học trực tuyến còn kéo dài đồng
nghĩa rằng sinh viên không có nhiều điều kiện luyện nói trực tiếp với bạn bè hoặc giảng viên để
được sửa phát âm, cũng như học hỏi về kỹ năng giao tiếp. Đây là thiệt thòi và khó khăn lớn với
các bạn sinh viên năm nhất, năm hai. Có thể nói, ghi âm giọng nói là một phương pháp linh
động, hiệu quả, hợp lý, phù hợp với bối cảnh hiện nay, trợ giúp lớn đối với các bạn sinh viên mới
học ngoại ngữ. Không phủ định rằng trong tương lai, ghi âm giọng nói sẽ là một phương pháp
phổ biến và hữu dụng đối với sinh viên học ngoại ngữ nói chung và sinh viên khoa tiếng Trung
Quốc Trường Đại học Hà Nội nói riêng. Chúng mình muốn đưa ra những tác dụng phương pháp
ghi âm giọng nói này nhằm giúp các bạn tìm được một cách học tập đúng đắn và hiệu quả nhất.
1.3. Các phương thức ghi âm
Học sinh có thể:
 Sử dụng trực tiếp ứng dụng Ghi âm được mặc định sẵn trên điện thoại thông minh
(Ghi âm) hoặc trên laptop (Voice Recorder)
 Cài đặt và sử dụng các ứng dụng có tính năng ghi âm như: 配音秀 (Peiyinxiu app),
企鹅 Fm, 喜马拉雅, Hello Chinese, Rosetta Stone, Super Chinese,..
 Sử dụng tính năng nhận diện giọng nói ở thanh tìm kiếm Google, bàn phím điện
thoại,..
 Sử dụng máy ghi âm
2. Khảo sát tình hình học bằng phương pháp ghi âm khi học thực hành tiếng
Trung của sinh viên năm thứ hai khoa tiếng Trung Quốc
Để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình nghiên cứu, chúng tôi đã tiến hành khảo sát
thông qua Google Biểu mẫu về tình hình học bằng phương pháp ghi âm khi học Thực hành tiếng
của những sinh viên năm hai chuyên ngành tiếng Trung Quốc. Dựa trên kết quả khảo sát này,
chúng tôi đã tiến hành thống kê, phân tích, tổng hợp để đưa ra những kết luận khách quan và có
được những tư liệu hữu ích cho bài nghiên cứu.
2.1. Khảo sát sinh viên
2.1.1. Nội dung khảo sát
Mức độ sử dụng và hiệu quả của phương pháp ghi âm trong việc học Thực hành
tiếng của sinh viên khoa tiếng Trung Quốc
Link khảo sát: https://tinyurl.com/4e4k7yam
2.1.2. Kết quả khảo sát
Qua 5 ngày khảo sát, chúng tôi đã nhận được 150 phản hồi hợp lệ. Trong số đó,
có 36,7% là phản hồi của các bạn sinh viên năm nhất, 46% phản hồi của các bạn sinh viên năm
hai, 11,3% của các bạn sinh viên năm ba và 6% phản hồi của các bạn sinh viên năm tư.
2.1.3. Đánh giá kết quả khảo sát
a. Thực trạng
Phần lớn những đối tượng tham gia điền khảo sát có trình độ nghe và nói tiếng
Trung ở mức khá, lần lượt là 45,3% và 46%. Đứng thứ hai là trình độ trung bình với số lượng lần
lượt là 24% và 30,7%.

You might also like