You are on page 1of 4

Vào thời gian đầu, ngành Hàn Quốc học tại Mỹ chuyên đào tạo về nhân văn.

Theo thời
gian các chương trình đào tạo đã được mở rộng phạm vi và ưu tiên cho nghiên cứu khoa
học xã hội, nghiên cứu chính sách và nghiên cứu xuyên quốc gia. Điều đó cho thấy ngành
Hàn Quốc học đang trong thời kỳ chuyển tiếp và phát triển. Tuy nhiên, ngành Hàn Quốc
học tại các trường đại học Mỹ cũng đang gặp một số vấn đề bất cập như sau:
1. Lớp học tích hợp dành cho sinh viên gốc Hàn Quốc và sinh viên không phải người
Hàn Quốc
Điều khó khăn nhất trong bài giảng tiếng Hàn của các trường đại học tại Mỹ là
sinh viên Hàn Quốc và sinh viên không phải là người Hàn Quốc được phân bố
trong cùng một lớp học. Những sinh viên đã sinh ra và lớn lên tại Hàn Quốc họ
được tiếp xúc với bố mẹ, người thân mỗi ngày, vì vậy khả năng phát âm và kĩ
năng nghe nói ở mức độ đáng kể và khác biệt với sinh viên không phải là người
Hàn. Khác với tiếng Hàn, các chương trình tiếng Trung, Nhật có lịch sử lâu đời
hơn thì các bài giảng được thiết lập riêng để phân biệt sinh viên bản ngữ, họ chỉ
tập trung vào kĩ năng đọc, viết cho những sinh viên đó. Một số trường đại học đã
bắt đầu giảng dạy các lớp học tiếng Hàn cho đến trình độ trung cấp bằng cách chia
lớp học thành hai nhóm (gốc Hàn/không có gốc Hàn) và đạt được kết quả học tập
hiệu quả. Tuy nhiên hầu hết các trường đại học khác có quy mô tương đối nhỏ,
nên không thể đảm bảo ngân sách cho sự phân chia hai lớp riêng biệt. Việc giảng
dạy hai nhóm sinh viên cùng một lúc trong một lớp học gây ra môi trường học tập
kém hiệu quả cho không chỉ sinh viên gốc Hàn mà còn cả sinh viên nước ngoài. Vì
sinh viên Hàn Quốc thường dẫn đầu các lớp học, nên hầu hết sinh viên nước ngoài
sẽ không thể theo kịp tiến độ lớp học. Và nếu điều này xảy ra, sinh viên Hàn Quốc
và sinh viên nước ngoài sẽ bị chia rẽ trong lớp học . Nếu giáo viên không tích cực
hỗ trợ, sẽ không chỉ có vấn đề trong việc tạo ra bầu không khí lớp học hiệu quả mà
còn cả những sinh viên nước ngoài sẽ mất đi hứng thu trong việc học tiếng Hàn.
Thực tế rằng, tiếng Hàn là một trong những ngôn ngữ khó học nhất đối với những
sinh viên đã có ngôn ngữ gốc là tiếng Anh cũng có thể coi là một nguyên nhâ làm
mất đi sự hứng thú. Một trong những yếu tố quan trọng nhất cho sự phát triển của
tiếng Hàn tại các trường đại học Mỹ là số lượng sinh viên tham gia. Nếu số lượng
người muốn giảng dạy tiếng Hàn tăng lên thì lớp học sẽ được mở thêm, còn số
lượng sinh viên tăng lên thì có thể nhậ thêm hỗ trợ về việc bổ nhiệm giảng viên
hoặc mở lớp học. Điều này cũng liên quan mật thiết đến việc thành lập ngành Hàn
Quốc học. Nếu như cầu giảng dạy tiếng Hàn đối với các sinh viên không phải
người Hàn có số lượng lớn thì việc mở chuyên ngành Hàn Quốc học không phải là
việc khó. Vì vậy, việc tách biệt các lớp tiếng Hàn cho hai nhóm sinh viên là điều
cần thiết để có một nền giáo dục phù hợp với tiêu chuẩn. Vì vậy, các trường đại
học Mỹ cần thảo luận về phương án tách sinh viên Hàn Quốc và sinh viên không
phải người Hàn ra để giảng dạy. Điều này là điều cần thiết để mở rộng và phát
triển ngành Hàn Quốc học tại Mỹ.
2. Sách giáo khoa tập trung vào việc học ngôn ngữ
Vấn đề sách giáo khoa tiếng Hàn tại các trường đại học Mỹ là một vấn đề quan
trọng tồn tại lâu dài trong giáo dục tiếng Hàn ở nước ngoài. Trong “tiếng Hàn tổng
hợp” có chứa bài giảng văn hóa Hàn Quốc, người học chỉ có được thông tin cơ bản
nhưng thực tế không giúp ích nhiều trong việc cải thiện giao tiếp. Nội dung liên
quan đến văn hóa của hầu hết sách giáo khoa được xuất bản để giáo dục tiếng Hàn
tại các trường đại học chỉ bao gồm giáo dục kiến thức đơn giản về văn hóa, nội
dung không đủ để liên kết với bối cảnh văn hóa xã hội thực tế để hỗ trợ giao tiếp.
Ngoài ra, các chủ đề liên quan đến văn hóa Hàn Quốc được trình bày trong sách
giáo khoa này rất khó tìm ra điểm liên quan giữa các chủ đề. Vì lý do này, mỗi
trường đại học ở Mỹ đang thực hiện giáo dục tiếng Hàn và văn hóa Hàn Quốc
dưới nhiều hình thức khác nhau. Trên quan điểm đào tạo ngôn ngữ thì có thể thấy
rằng tiêu chuẩn giáo dục đang được thực hiện một cách khá phù hợp nhưng từ
quan điểm giáo dục về văn hóa thì vẫn chưa đạt đúng tiêu chuẩn. Ngoài việc nâng
cao năng lực giao tiếp của sinh viên, việc mở rộng sang học văn hóa liên quan đến
ngôn ngữ đó cũng rất quan trọng. Vì vậy, để làm được điều này, cần phải phát
triển bộ sách giáo khoa vừa có hệ thống kiến thức ngôn ngữ vừa mang tính văn
hóa. Hơn nữa viêc phát triển sách giáo khoa có kiến thức văn hóa phải có hệ thống
rõ ràng chứ không phải tạm thời, ngẫu hứng theo cách của giáo viên. Vì vậy, đào
tạo ngôn ngữ kết hợp với văn hóa phải được thực hiện song song và bổ trợ lẫn
nhau. Tuy nhiên đây lại là một vấn đề lớn của giáo dục tiếng Hàn tại các trường
đại học Mỹ.
Bên cạnh sách giáo khoa truyền thống còn phải xây dựng tài liệu học tập, tài liệu
nghe nhìn, … để đáp ứng nhu cầu nghiên cứu của sinh viên và giảng viên. Ngoài
ra cũng nên phát triển các bài giảng trực tuyến để phục vụ các mục đích khác nhau
trong quá trình học tập.
3. Thiếu chương trình đào tạo dành cho giáo viên tiếng Hàn
Việc tuyển dụng các giáo sư dạy tiếng Hàn tại các trường đại học Mỹ thường yêu
cầu các chuyên ngành liên quan đến Hàn Quốc học, nghĩa là bằng thạc sĩ trở lên
chuyên ngành ngôn ngữ, văn học, sư phạm, lịch sử,…và cũng như những người có
kinh nghiệm giảng dạy tiếng Hàn tại các trường đại học Mỹ. Điều này có thể do
thiếu người học chuyên ngành Hàn Quốc học tại các trường đại học Mỹ trong giai
đoạn đầu của giáo dục tiếng Hàn nhưng ngay cả bây giờ, khi các chuyên gia tiếng
Hàn đang tràn ngập, họ vẫn tuyển dụng giảng viên có chuyên ngành Hàn Quốc
học thay vì chuyên ngành ngôn ngữ Hàn. Ngoài ra, các trường đai học Mỹ yêu cầu
nhiều kỹ năng khác nhau mà mỗi giáo viên cần phải có :khả năng quản lý lớp hoc,
khả năng hiểu biết học sinh, khả năng tái xuất bản sách giáo khoa, kiến thức về
tiếng Hàn, khả năng sử dụng đa phương tiện và năng lực tiếng Anh nhưng lại
không mở các khóa đào tạo nghiệp vụ sư phạm cho họ, đây là một điều hết sức vô
lý. Một vấn đề nghiêm trong là trong số các giáo viên đó, kể cả những người
không có chuyên ngành liên quan đến sư phạm và những người có chuyên ngành
liên quan, sau khi tuyển dụng cũng không được đào tạo một cách có hệ thống.
Hiệp hội Giáo dục Hàn Quốc Bắc Mỹ (AATK) tổ chức hội thảo hàng năm cho các
giáo viên đang giảng dạy tại các trường đại học Mỹ và có thể được đào tạo liên
quan đến tiếng Hàn tại đó. Tuy nhiên ngoại trừ workshop này được tổ chức mỗi
năm một lần, hầu như không có chương trình đào tạo nào khác. Ngoài ra do có
những giáo viên vẫn chưa tham gia Hiệp hội Giáo dục Ngôn ngữ Hàn Quốc Bắc
Mỹ nên số lượng giáo viên giảng dạy tiếng Hàn mà không có trình độ chuyên môn
sư phạm vẫn còn tồn tại không ít.
Cũng như giáo dục các ngôn ngữ khác, có thể nói rằng vai trò của giáo viên rất
quan trọng. Người ta thường trích dẫn câu nói: “Chất lượng giáo dục không thể
vượt qua chất lượng của giáo viên” nhằm nhấn mạnh tầm quan trọng của giáo
viên trong môi trường giáo dục. Đúng là vẫn còn nhiều tranh cãi về câu nói này
nhưng không thể phủ nhạ rằng một trong những yếu tố quan trọng trong giáo dục
là giáo viên. Và theo quan điểm này, để trở thành một giáo viên giỏi, ngoài các
yêu cầu về trình độ học vấn và nhân cách mà một giáo viên cần có thì còn phải
phát triển năng lực giáo dục của bản thâ. Vì vậy việc các giáo viên tiếng Hàn tại
các trường đại học Mỹ được tiếp cạn các cơ hội đào tạo chuyên môn rất quan
trọng. Vì lý do này, giáo viên cần được tiếp cận với nhiều cơ hội khác nhau như
hội thảo để được đào tạo về phương pháp giảng dạy và chương trình giảng dạy
mới nhất. Ngoài ra giáo viên từ các chuyên ngành liên quan cũng được đào tạo
những nội dung mới về ngôn ngữ và cấu trúc ngôn ngữ. Thêm vào đó, cần tạo cơ
hội cho các cuộc họp định kỳ và thương xuyên hơn, đồng thời trải nghiệm các cơ
hội đào tạo khác nhau liên quan đến giáo dục tiếng Hàn. Nếu các nhà giáo dục
tiếng Hàn tại Mỹ có thể xây dựng mối quan hệ và tạo cơ sở để trao đổi với nhau
thì có thể tạo ra một môi trường hiệu quả hơn để giáo dục tiếng Hàn.
4. Mất cân bằng trong phương pháp giảng dạy liên quan đến giáo dục ngữ pháp
Trong giáo dục ngôn ngữ truyền thống, việc tiếp thu ngôn ngữ của con người được
coi là một hình thành thói quen và chấp nhận các kỹ năng ngôn ngữ được cải thiện
thông qua việc tiếp thu các quy tắc ngữ pháp. Do đó, giáo dục ngữ pháp được đặt
ở vị trí trung tâm của giáo dục ngôn ngữ, vì vậy cũng hình thành các lớp học ngữ
pháp. Tuy nhiên, giáo dục ngôn ngữ gần đây đang dần phát triển thành phương
pháp lấy kỹ năng giao tiếp làm trung tâm, trong quá trình này giáo dục ngữ pháp
đã bị suy thoái. Tuy nhiên sự suy thoái của ngữ pháp đã dẫn đến sự mất cân bằng
trong giáo dục ngôn ngữ chẳng hạn như thiếu khả năng đọc hiểu và viết. Nói cách
khác xu, xu hướng gần đây tập trung vào kỹ năng nói và theo đuổi tính trôi chảy
trong giao tiếp đã để lại hậu quả là “thiếu tính chính xác trong việc sử dụng ngôn
ngữ”. Điều này cũng được thể hiện thông qua hiện tượng học sinh tham gia lớp
học tiếng Hàn ở trình độ trung cấp trở lên mặc dù trình độ nghe nói đã đạt ở một
trình độ nhất định nhưng vẫn phàn nàn về độ khó của kỹ năng đọc viết. Vì vậy
giáo dục tiếng Hàn phải được tiến hành cân bằng giữa ngôn ngữ nói và ngôn ngữ
viết, giữa ngữ pháp và giao tiếp. Phương pháp giáo dục ngữ pháp truyền thống vẫn
dừng ở mức độ tiếp thu kiến thức ngôn ngữ, và rõ ràng giáo dục ngôn ngữ nhằm
mục đích giao tiếp. Tuy nhiên, trong giáo dục ngôn ngữ, việc thành thạo một ngôn
ngữ tức là bạn có thể nói lưu loát ngôn ngữ đó mà sử dụng từ vựng, ngữ pháp
chính xác. Vì vậy, điều cần thiết là nên khôi phục lại sự cân bằng trong giáo dục
ngôn ngữ Hàn Quốc.
5. Thiếu tính đa dạng trong các bài giảng Hàn Quốc học
Hiện tại, giáo dục tiếng Hàn hầu hết ở các trường đại học Mỹ chỉ giới hạn ở việc
giáo dục ngôn ngữ để cải thiện trình độ tiếng Hàn của sinh viên trong các lĩnh vực
khác nhau hơn là chức năng học thuật của nó. Vì vật, nếu cá giáo sư dạy tiếng Hàn
tại Mỹ dạy các môn học phi ngôn ngữ, những môn học đó có xu hướng tập trung
vào các bài giảng về văn hóa tổng hợp. Nói cách khác, ngoài các lớp học tiếng
Hàn, các lớp học liên quan đến Hàn Quốc học chỉ tập trung vào các lớp học văn
hóa liên quan đến truyền thông, phim truyền hình hơn là các bài giảng chuyên
ngành như lịch sử hoặc văn học. Điều này có thể coi là nguyên nhân gây cản trở
nghiên cứu sâu sắc về Hàn Quốc học vì chỉ thông qua học ngôn ngữ hoặc giảng
dạy nhập môn văn hóa học hơn là các lớp học nghiên cứu về Hàn Quốc. Ngoài ra,
sẽ không thể thành lập chuyên ngành Hàn Quốc học nếu không có các bài giảng về
văn học hay lịch sử. Điều này có thể được coi là ngăn cản việc đào tạo các nhà
nghiên cứu về Hàn Quốc học bằng cách yêu cầu những sinh viên quan tâm sâu sắc
đến tiếng Hàn chỉ giới hạn trong giảng dạy ngôn ngữ. Thiết lập các vị trí giảng
viên cho nhiều chuyên gia nghiên cứu Hàn Quốc học dựa trên hỗ trợ tài chính
cũng như tạo cơ hội mở các bài giảng nghiên cứu Hàn Quốc đa dạng. Đây sẽ là
một cách tốt để ngành Hàn Quốc học phát triển và mở rộng.

You might also like