You are on page 1of 9

THE ASIAN INTERNATIONAL SCHOOL

Website: asianintlschool.edu.vn

CÂU HỎI THAM KHẢO HỌP PHỤ HUYNH


Chương trình Tiếng Anh Quốc tế
Năm học 2023-2024
A. CHƯƠNG TRÌNH - PHONG CÁCH HỌC
1. Chương trình học ở trường Quốc tế Á Châu có giống với các trường khác không? Chẳng
hạn như trường công?
Trường dạy song song 2 chương trình: chương trình của Bộ GD&ĐT Việt Nam và chương trình Tiếng
Anh quốc tế giảng dạy theo phương pháp hiện đại với phương châm “Tâm hồn Việt Nam, giáo dục thế
giới”.

2. Đây là trường Quốc tế, có phải vì thế mà trường xem trọng việc học tiếng Anh hơn môn
tiếng Việt?
Trường nhắm đến 2 mục tiêu: học sinh học tốt chương trình Việt Nam đồng thời học tốt chương trình
Quốc tế để thỏa mãn:

● Vào đại học của Việt Nam nếu không có nguyện vọng du học

● Đủ trình độ du học Đại học ở nước ngoài trong tương lai.

Nên nhà trường xem trọng cả hai chương trình.

3. Chương trình Tiếng Anh buổi chiều có phải dạy theo chương trình Anh văn quốc tế
không? Học Anh văn buổi chiều theo chương trình đào tạo nào?
Từ năm học 2014-2015 nhà trường thay đổi chương trình Tiếng Anh Quốc tế theo chuẩn của chương
trình Quốc tế theo chuẩn giáo dục bậc phổ thông của Hoa Kỳ (AERO Common Core Plus Standards).

4. Chương trình Tiếng Anh quá nặng?


Chương trình Tiếng Anh được nhà trường thiết kế theo đúng trình độ của học sinh theo từng cấp độ và
được giảng dạy theo phương pháp giáo dục hiện đại trong đó các em học và hiểu bài ngay tại lớp. Thời
lượng chương trình cũng vừa phải, không quá nhiều, không quá ít, phù hợp với khả năng của các em.
Điều này đã được nhà trường theo dõi, đánh giá và luôn cải tiến trong nhiều năm qua và đã đạt được
nhiều thành công trong công tác đào tạo Tiếng Anh cho các em học sinh.

5. Tôi thấy chương trình học và thời khóa biểu học xen kẽ chương trình Tiếng Anh và Tiếng
Việt có gây áp lực về thời gian học và chất lượng học của học sinh hay không?
1
Trường luôn cân nhắc và thận trọng trong việc sắp xếp thời khóa biểu nhằm tạo hiệu quả đào tạo cao
nhất. Việc áp dụng TKB xen kẻ giữa 2 chương trình Tiếng Anh và Tiếng Việt mục đích giúp các em có
cơ hội học tập với những giáo viên giỏi, có năng lực chuyên môn mà nhà trường muốn bố trí toàn thời
gian.

6. Chương trình Anh văn quốc tế kết thúc, hs đạt những bằng cấp gì?
Nếu hs theo học từ đầu cấp, cuối lớp 5 hs sẽ lấy chứng chỉ FLYER của Đại học Cambridge – Anh quốc;
cuối lớp 9 hs sẽ lấy chứng chỉ KET, PET, FCE của Đại học Cambridge – Anh quốc; cuối lớp 12 hs sẽ
lấy chứng chỉ TOEFL ibt của ETS, Cục Khảo thí – Hoa Kỳ hoặc FCE của Đại học Cambridge – Anh
quốc.
Học sinh học liên tục tại Trường Quốc tế Á Châu từ lớp 6-12 không bị Fail khi tốt nghiệp sẽ nhận được
High School Diploma.

7. Con tôi theo học ở trường này từ lớp 6-12, vậy sau khi tốt nghiệp THPT trình độ TA của
con tôi có đủ để thi vào các trường ĐH ở nước ngoài?
Chương trình Tiếng Anh của trường được chia theo các cấp độ từ Starter đến TOEFL iBT theo chương
trình của Anh quốc và Hoa Kỳ với đầy đủ các môn học từ kỹ năng Tiếng Anh, khoa học xã hội, toán
học, khoa học tự nhiên và các môn năng khiếu nghệ thuật … Do đó, nếu theo học từ đầu cấp thì đến
cuối cấp các em sẽ đủ khả năng để lấy chứng chỉ TOEFL quốc tế (khuyến khích và dần đi đến bắt buộc
đối với HS lớp 12 từ năm 2014-2015) và được trang bị đầy đủ kiến thức thi vào các trường ĐH ở nước
ngoài hoặc tiếp tục theo học tại trường Đại học quốc tế Sài Gòn thuộc tập đoàn giáo dục quốc tế Á
Châu.

8. Đội ngũ giáo viên cả Việt Nam lẫn nước ngoài qua tiêu chuẩn nào thì được giảng dạy?
Giáo viên của trường được tuyển chọn rất kỹ. Giáo viên phải tốt nghiệp đại học và trải qua các khâu
tuyển chọn của nhà trường, riêng giáo viên nước ngoài còn phải có thêm chứng chỉ giảng dạy Tiếng
Anh. Nếu đạt, giáo viên sẽ được nhà trường phân công theo đúng chuyên môn và năng lực. Trường sẽ
không hợp tác với bất cứ ai không tuân thủ qui định hoặc không đáp ứng được yêu cầu của nhà trường.

9. Chương trình Tiếng Anh quốc tế sao còn nhiều giáo viên Việt Nam dạy?
Trong chương trình Tiếng Anh quốc tế, đối với các cấp độ thấp, tất cả các tiết học ngoài GV nước
ngoài, trợ giảng có trách nhiệm trợ giúp hs hiểu bài. Cấp độ càng cao, số tiết GVNN càng nhiều và số
tiết GVNN độc lập (không có trợ giảng) cũng sẽ tăng.

10. Tại sao nhà trường hay thay đổi giáo viên bộ môn? Điều này ảnh hưởng rất lớn đến kết
quả học tập của học sinh.
2
Yêu cầu của nhà trường với giáo viên rất cao, do đó có một số giáo viên trong thực tế giảng dạy chưa
đáp ứng được yêu cầu của nhà trường nên nhà trường buộc phải thay đổi để trình độ dạy và học của
trường đạt kết quả tốt.

11. Xin hỏi về chương trình Tiếng Anh quốc tế (cách dạy và học) như thế nào?
Mỗi giáo viên có phương pháp giảng dạy riêng của mình và mỗi môn học/ kỹ năng đều có cách học
riêng. Do đó học sinh cần nắm được yêu cầu môn học và tham khảo kinh nghiệm học tập từng môn từ
giáo viên bộ môn. Một số phương pháp các em có thể tự áp dụng cho mình là đọc sách báo Tiếng Anh,
nghe đài, xem các kênh nước ngoài bằng Tiếng Anh trên truyền hình cáp (Discovery Channel, BBC
World, CNN-The World’s News Leader, …), tham gia các CLB Tiếng Anh, trao đổi trực tiếp với
GVNN và bạn bè. Và trên hết các em cần chuẩn bị bài và học bài đầy đủ theo yêu cầu của môn học.
Nhà trường khuyến khích tất cả các em tham gia các CLB tại trường như CLB học thuật (Toán, Khoa
học, Lịch sử, Địa lý …), CLB thể thao, CLB âm nhạc, hoặc tham gia các workshop. Các hình thức sinh
hoạt CLB này giúp các em phát triển kỹ năng cập nhật, tìm kiếm thông tin, thảo luận theo nhóm và trình
bày trước lớp, qua đó giúp các em tự tin làm chủ bản thân và nâng cao khả năng thể hiện bản thân trước
tập thể.

12. Mặc dù học từ tiểu học đến giờ (trường quốc tế) nhưng khả năng nghe nói của con tôi rất
chậm so với các bé cùng lứa tuổi học trường khác?
Theo phân phối chương trình, mỗi tuần học sinh có 1 tiết Speaking (GVNN) và 1 tiết Listening (GVTG)
học tại lớp dưới sự hướng dẫn trực tiếp của giáo viên nhưng thật ra các em được luyện kỹ năng nghe-
nói ở tất cả các môn học như History, Geography, Literature, Drama, Math, Science, … Hầu hết các em
học sinh lớp 5 chuyển tiếp từ Trường Tiểu học Quốc tế đều nói Tiếng Anh rất tốt, trường hợp của cháu
có thể còn nhút nhát hoặc chưa tự tin thể hiện bản thân mình trước người khá nên kỹ năng nghe nói
chưa được luyện tập nhiều. Phụ huynh nên hỗ trợ nhà trường khuyến khích, động viên em mạnh dạn
hơn, không sợ nói sai, chỉ cần các em chịu nói thì chắc chắn sau 1 thời gian khả năng nghe nói của các
em nhất định sẽ có cải thiện.

13. Vì sao nhà trường lại không có lớp Tiếng Anh cho những em mới có trình độ Tiếng Anh
thấp? (trường ngoài chuyển vào)
Các học sinh trường ngoài chuyển vào được xếp lớp dựa trên điểm thi đầu vào. Những em có trình độ
Tiếng Anh chưa cao được xếp vào các lớp Starter, là cấp độ Tiếng Anh đầu tiên của trường trong đó các
em được học những kiến thức cơ bản nhất làm nền tảng cho các cấp độ Tiếng Anh tiếp theo. Đối với
từng lớp Starter nói riêng hay các cấp độ khác nói chung, GVNN và trợ giảng có từng cách dạy phù hợp
với các em. Nhà trường có tổ chức các lớp học phụ đạo hoàn toàn miễn phí cho các em chưa theo kịp
với các bạn hoặc các em có thể gặp trực tiếp các thầy cô để hỏi bài. B ên cạnh đó nhà trường cũng có
3
chương trình EDP để giúp các bạn học sinh chưa đạt trình độ so với lứa tuổi có thể tham gia học và thi
vượt cấp.

14. Vì sao chương trình Tiếng Anh quốc tế lại không bố trí trợ giảng cho những lớp có nhiều
học sinh yếu Anh văn. Theo tôi được biết lớp con tôi đang học có rất nhiều học sinh từ các trường
công lập chuyển lên nên trình độ Tiếng Anh rất kém. Thiết nghĩ là nhà trường phải có kế hoạch
và bố trí trợ giảng để giúp các em có sự tiến bộ? Mong được hồi đáp.
Nhà trường hướng đến việc đào tạo cho các em kỹ năng học tập độc lập. Do đó việc sắp xếp một số
môn do GVNN giảng dạy mà không có giáo viên trợ giảng là điều kiện thuận lợi giúp các em không ỷ
lại và tự nỗ lực từ chính bản thân mình. Hơn nữa cách bố trí hiện nay tạo cho các em cảm giác du học
tại chỗ, nhà trường tin rằng với nỗ lực vượt qua những khó khăn lúc đầu các em sẽ giỏi hơn rất nhiều
sau này.

15. Có nhiều môn học áp dụng phương pháp mới: “Thầy trò cùng thảo luận” nhưng tôi thấy
học sinh rất thụ động và chưa quen với cách giảng dạy này. Như vậy phương pháp này có đảm
bảo chất lượng và kết quả học tập của học sinh?
Nhằm giúp học sinh năng động và tự tin hơn, nhà trường áp dụng nhiều phương pháp giáo dục mới
trong đó có phương pháp “Thầy trò cùng thảo luận”. Phương pháp này giúp giáo viên bao quát lớp hơn,
có điều kiện trao đổi với học sinh để hiểu học sinh hơn, từ đó rút ngắn khoảng cách giữa thầy-trò làm
học sinh cảm thấy lớp học thân thiện và gần gũi hơn giữa các thành viên, giúp các em tự tin mạnh dạn
bày tỏ ý kiến và thể hiện bản thân mình. Phương pháp này giúp các em nhớ bài lâu hơn và thật sự đảm
bảo chất lượng giảng dạy cũng như kết quả học tập của các em.

16. Chương trình buổi chiều bài rất ít, có môn chưa ghi bài.

Chương trình buổi chiều của trường dạy theo phong cách quốc tế - thầy trò cùng thảo luận. Do đó, phần
lớn bài học được giáo viên photo hoặc được học trên phòng máy. Học sinh chủ yếu nghe giảng, đối
thoại, thảo luận và hiểu bài tại lớp.

17. Tại sao học tiếng Anh mà không cho học sinh mang theo Kim Tự Điển?
Nhằm tạo cho học sinh chịu khó nhớ từ, không ỷ lại vào tự điển nhiều và khả năng suy luận tốt, nhà
trường khuyến khích các em học sinh kỹ năng đoán từ. Cách học này giúp các em nhớ từ lâu hơn. Bên
cạnh đó, trong mỗi lớp đều có trợ giảng nên việc mang kim tự điển là không cần thiết.
Hơn nữa, trong tương lai các em học sinh sẽ tham gia các kỳ thi Toefl quốc tế và kỹ năng đoán từ là cực
kỳ quan trọng vì các em không thể biết được nghĩa tất cả các từ mới trong Tiếng Anh trong các lĩnh vực
khác nhau.
4
18. Trường mình là trường quốc tế nên Tiếng Anh rất được chú trọng nhưng con tôi về than
phiền rằng lớp học Tiếng Anh buổi chiều rất ồn nhiều lúc cháu không tập trung học được. Nhà
trường nên khắc phục tình hình để việc học có hiệu quả cao?
Chương trình Tiếng Anh của trường được giảng dạy theo phong cách quốc tế trong đó học sinh đóng
vai trò chủ động, có tư duy độc lập, tự do sáng tạo và trực tiếp đối thoại, thảo luận và hiểu bài tại lớp.
Do đó, trong lớp học giáo viên đóng vai trò là người hướng dẫn còn tất cả học sinh trong lớp mới thật
sự là người tham gia hoạt động tạo ra bầu không khí học tập và thảo luận sinh động.

19. Con tôi nói Tiếng Anh rất hay, tại sao phải học phụ đạo môn Tiếng Anh?
Danh sách phụ đạo dựa theo học lực trên lớp và kết quả kiểm tra. HS có thể nói Tiếng Anh hay nhưng
chưa giỏi đều các kỹ năng và môn học khác nên vẫn cần phụ đạo.

20. Đối với những học sinh học buổi chiều chưa tốt, đề nghị giáo viên trợ giảng theo sát kèm
cặp học sinh. Đề nghị giáo viên ghi rõ vào tập báo về cho phụ huynh biết học sinh ghi thiếu bài và
học yếu phần nào?
Sĩ số của mỗi lớp rất ít do đó tình hình học tập của mỗi em được giáo viên theo dõi sát sao và tận tình
hướng dẫn khi các em gặp khúc mắc hoặc sẵn lòng giảng lại khi các em không hiểu bài. Giáo viên
thường xuyên thu lại tập chấm để kiểm tra các em có chép bài đầy đủ không hay có đúng chính tả
không. Do đó phụ huynh có thể theo dõi tình hình học tập bằng cách kiểm tra báo bài và tập ghi chép
của các em. Ngoài ra, một số tiết học giáo viên chỉ cho học trên tài liệu photo nên phụ huynh có thể hỏi
con em mình cho xem phần bài tập trong tài liệu photo.

21. Yêu cầu bán đĩa Tiếng Anh cho học sinh?
Nhà trường chỉ thu tiền giáo trình, còn đĩa CD học sinh được giáo viên cho nghe tại lớp trong tiết
Listening. Nếu học sinh có nhu cầu luyện nghe thêm ở nhà, phụ huynh có thể mua tại nhà sách Đại
Trường Phát (207/6 Nguyễn Văn Thủ, P. Đa Kao, Q1) hoặc các nhà sách ngoại văn khác.

B. SINH HOẠT NGOẠI KHÓA


22. Có phải mỗi tháng nhà trường tổ chức cho HS đi dã ngoại 01 lần hay không?
Hàng tháng nhà trường đều tổ chức sinh hoạt ngoại khóa cho học sinh dưới nhiều hình thức: tham quan,
học tập các kỹ năng sống, giao lưu với các ngôi sao, tư vấn tâm sinh lý, tham gia các hoạt động văn
nghệ, sinh hoạt cộng đồng, làm công tác từ thiện ,… để các em vừa chơi vừa học (ngoại trừ những
tháng có thi học kỳ để các em dành thời gian tập trung cho việc ôn thi).

5
23. Con tôi kể rằng đi dã ngoại ở trường rất chán, nhà trường có thể tổ chức hoạt động ngoại
khóa nào hấp dẫn tạo sự vui vẻ, thoải mái cho hs không?
Nhà trường luôn hướng đến việc tạo ra không khí vui vẻ thoải mái cho học sinh trong những lần sinh
hoạt ngoại khóa, do đó mỗi tháng nhà trường luôn thay đổi các hình thức sinh hoạt để tạo sự đa dạng và
hấp dẫn cho học sinh.

24. Tại sao trường không tổ chức các hoạt động khác như: ngày chủ nhật xanh, làm vệ sinh
môi trường cảnh quan trường học, lớp học để bé tham gia?
Trường luôn đa dạng hóa các hình thức sinh hoạt ngoại khóa dành cho học sinh. Ngoài hình thức dã
ngoại, trường còn tổ chức dưới nhiều hình thức như: Tư vấn tâm sinh lý và kỹ năng sống lứa tuổi, các lễ
hội, giao lưu cùng các ngôi sao, các hoạt động ủng hộ từ thiện … Nhằm đảm bảo sức khỏe cho học sinh
để các em học tốt hơn nên việc tham gia làm vệ sinh cảnh quan hay ngày chủ nhật xanh ủng hộ cộng
đồng … nhà trường dành quyền ưu tiên quyết định cho gia đình.

25. Các lễ hội tổ chức cho học sinh tham gia nhưng lại không có động viên về kinh phí mà học
sinh hoàn toàn đầu tư 100% kinh phí, hơn nữa phần thưởng khích lệ lại chưa phù hợp với sự đầu
tư kinh phí của học sinh?
Lễ hội là một sân chơi nhằm tạo sự vui vẻ trong học tập cho học sinh. Tất cả lễ hội được tổ chức đều có
sự hỗ trợ của phụ huynh học sinh và nhà trường. Đây là truyền thống của nhà trường và thông lệ chung
của thế giới. Theo quan điểm của trường thì phần thưởng là sự khích lệ tinh thần chứ không phải về vật
chất.

C. SIU - HỢP TÁC QUỐC TẾ

26. Được biết nhà trường có trường ĐHQT liên thông lên vậy khi vào học con tôi có phải thi
tuyển không và trường sẽ đào tạo những ngành nào? Nhà trường có liên kết với các trường ĐH ở
nước ngoài không?
(Xem Flyer SIU)

27. AHS hiện nay là thành viên đang được kiểm định của CIS và có quan hệ với các trường
như: Suffolk University – Boston – Hoa Kỳ, Truman State University – Missouri – Hoa Kỳ, James
Cook Briabane University – Úc, Ritsumeikan University và Asia Pacific University – Nhật Bản, EF
Education First – Boston – Hoa Kỳ, New Buckinghamshire – Anh quốc, King College – Anh quốc.

28. SIU hiện nay là thành viên của IACBE và AACSB và có quan hệ hợp tác với các trường
như Suffolk University – Boston – Hoa Kỳ, Truman State University – Missouri – Hoa Kỳ,
6
Ritsumeikan University và Asia Pacific University – Nhật Bản, New Buckinghamshire – Anh quốc,
King College – Anh quốc.

29. CIS là gì?


CIS là từ viết tắt của Council of International Schools – Hội đồng các trường quốc tế. CIS là tổ chức
hàng đầu của thế giới về kiểm định và công nhận các trường đạt tiêu chuẩn quốc tế. Mục tiêu của CIS là
hỗ trợ các trường thành viên triển khai và đạt được những tiêu chuẩn cao nhất trong giáo dục quốc tế và
liên tục nâng cao chất lượng đào tạo học sinh.

IACBE là gì? IACBE – Hiệp hội Quốc tế các trường đào tạo ngành Kinh doanh - là tên viết tắt của The
International Assembly for Collegiate Business Education, là tổ chức chuyên về kiểm định và công
nhận các chương trình đào tạo ngành kinh doanh, với mục đích nâng cao chất lượng trong việc đạo tào
ngành kinh doanh bậc đại học và sau đại học.

AACSB là gì? AACSB hay AACSB International là từ viết tắt của The Association to Advance
Collegiate Schools of Business, tạm dịch là Hiệp hội phát triển giảng dạy doanh thương bậc đại
học. Được thành lập năm 1916, AACSB International là một tổ chức toàn cầu, phi lợi nhuận chuyên
về nâng cao và phát triển quản lý chất lượng giáo dục với các thành viên sáng lập như Columbia
University, Dartmouth College, Harvard University, New York University, Northwestern University,
The Ohio State University, Tulane University, Drake University, University of California, Berkeley,
University of Chicago, Purdue University, University of Illinois, University of Nebraska, University of
Pennsylvania, University of Pittsburgh,University of South Florida, University of South Florida St.
Petersburg, The University of Texas, University of Wisconsin–Madison, và Yale University. Hiện nay,
AACSB International đã hiện diện tại 70 quốc gia và vùng lãnh thổ với gần 1200 thành viên, trong đó
có 633 thành viên được thẩm định và công nhận chương trình. Thành viên AACSB International bao
gồm các trường chuyên đào tạo các ngành kinh doanh đến các doanh nghiệp, các tổ chức chính phủ, phi
lợi luận có mong muốn liên kết và hỗ trợ giảng dạy kinh doanh trên khắp thế giới. Bên cạnh chức năng
việc kiểm định chương trình, AACSB International còn mang đến các sản phẩm và dịch vụ hỗ trợ
nhằm phát triển không ngừng các chương trình giảng dạy doanh thương của các trường thành viên.

30. Việc trở thành thành viên chính thức của CIS mang đến lợi ích gì cho học sinh và Trường
Á Châu?
- Đối với trường:

● đạt mục tiêu công nhận quốc tế; cải tiến các hoạt động của trường thông qua nhận xét và đánh

giá của các trường thành viên thuộc CIS;

7
● tuyển dụng và lựa chọn giáo viên - nhân viên trên toàn thế giới thông qua dịch vụ tuyển chọn

giáo viên và tìm kiếm lãnh đạo của CIS;

● được hỗ trợ tư vấn và hướng dẫn đăng kí nhập học bậc đại học cho học sinh thông qua Bộ phận

chuyên trách về giáo dục đại học của CIS;

● có cơ hội hợp tác và làm việc các nhà giáo dục quốc tế trên thế giới.

- Đối với học sinh:

● là thành viên của một tổ chức giáo dục quốc tế rất uy tín trên thế giới như CIS sẽ tạo ra giá trị

chất lượng được công nhận toàn cầu và học sinh của trường sẽ được hưởng những giá trị đó.

31. Hội đồng các trường quốc tế bao gồm những trường nào? Học sinh có được chuyển tiếp
sang các trường này không?
PH có thể tìm thấy danh bạ các trường quốc tế trên website của CIS: www.cois.org ở mục Directories/
Schools. Học sinh có thể chuyển tiếp du học nếu đáp ứng yêu cầu đầu vào của trường chuyển đến.

32. Ở Việt Nam đã có trường nào gia nhập tổ chức này chưa?
Một số trường ở Việt Nam hiện là thành viên chính thức của tổ chức này, đó là:

● Vinschool

● European International School Ho Chi Minh City

● Australian International School

● American International School

● Renaissance International School Saigon

33. Trường Quốc tế Á Châu có liên kết những trường nước ngoài nào không?

Trường có quan hệ với nhiều trường phổ thông và đại học ở nhiều nước. Cụ thể Đại học Suffolk
(Boston – Masachusset), Truman State (Missouri – Hoa Kỳ), James Cook (Úc), New Buckinghamshire
(UK), King College – Anh quốc …

34. Trường có tổ chức đi du lịch các nước cho phụ huynh không?

8
Mỗi năm vào dịp hè trường đều tổ chức cho các em đi du học hè kết hợp du lịch các nước sử dụng tiếng
Anh như: Mỹ, Canada, Anh, New Zealand, Singapore …

35. Nếu muốn đi du học thì trường có cho đi được không? Và kèm theo những điều kiện gì?
Ngay bây giờ có đi được không? Nhà trường có hỗ trợ gì (tư vấn, chọn trường) nếu hs có dự định
đi du học không? Gia đình muốn cho hs đi du học thì cần những tiêu chuẩn và điều kiện gì?
Trường có giới thiệu những trường nước ngoài cho hs đi du học không?

Việc du học của học sinh rất thuận lợi. Tuy nhiên đối với một số quốc gia, PH phải chứng minh được
với lãnh sự quán về tài chính và nhân thân.
Học sinh có thể đi du học vào giữa cấp, cuối cấp hoặc sau khi tốt nghiệp tú tài nhưng phải có trình độ
Anh văn tương đương cấp độ xin đi du học. Điều này thường thỏa mãn đối với các em học từ đầu hoặc
một số em đặc biệt chăm học và có năng khiếu ngoại ngữ thì có thể rút ngắn được thời gian. Nếu PH có
nguyện vọng, PH liên hệ với nhà trường để được tư vấn.

36. Điều kiện để được vào học tại Trường Đại học Quốc tế Sài Gòn (SIU)? Tham khảo tờ rơi.
37. Mục đích cách đổi chỗ ngồi? Đối với CTTAQT thì ổn nhưng với CTTV thì hs còn chép bài
nhiều, ngồi ngược hướng, phải nhìn lên bảng gây gây mỏi cổ, vẹo cột sống?
38. Trường có thể giới thiệu 1 số trường được đánh giá là tốt để con tôi đi du học? Điều kiện
tuyển sinh?
39. Tại sao thi CTTA lại dồn 1 ngày thi 3 môn và thi trong 3 ngày liên tục mà ko dàn trải ra
như CTTV?
40. CTTV có thi lại, cho hs cơ hội để lên lớp, tại sao CTTA lại ko có, hs có thể ôn bài trong dịp
hè và tháng 6 hoặc 7 quay lại trường để thi.

You might also like