You are on page 1of 18

Kính gửi các vị PHHS,

Xin cảm ơn các vị PPHS đã quan tâm tới khóa học.

Để giúp các vị PH có thêm thông tin để đưa ra quyết định về việc cháu có phù
hợp với lớp, và sau này có nên học tiếp hay không, thầy giáo xin cung cấp một
số thông tin ban đầu dưới hình thức hỏi đáp như sau để các vị PH nắm được.

Học IELTS để làm gì? Có phải chỉ để lấy chứng chỉ để được xét tuyển
thẳng vào Đại học? Nếu trường Đại học của cháu muốn thi vào không
dùng chứng chỉ IELTS để xét tuyển hay chỉ cộng điểm thưởng thì việc học
IELTS có còn cần thiết hay không?

Mặc dù việc học IELTS để lấy chứng chỉ xét tuyển vào đại học là mục tiêu hang
đầu của nhiều phụ huynh hiện nay, việc học IELTS còn có nhiều lợi ích khác,
ngay cả khi trường mà cháu thi vào có thể không sử dụng việc xét tuyển thẳng
bằng chứng chỉ IELTS hay chỉ sử dụng chính sách cộng điểm cho HS có chứng
chỉ, đó là:

1. VIệc học IELTS lấy chứng chỉ quốc tế là bắt buộc nếu cháu đi du học,
hoặc xin học bổng đi học dài hạn hay ngắn hạn nước ngoài. Ngay cả
khi anh/chị không có kế hoạch cho cháu đi du học, cơ hội xin học bổng
có thể đến với cháu bất cứ lúc nào và cháu cần chuẩn bị trước để nắm
bắt cơ hội, chứ lúc đó mới học để lấy chứng chỉ thì không kịp.
2. Việc học IELTS giúp cháu trong công việc sau này. Việc sử dụng tiếng
Anh trong nghe nói đã trở thành xu thế tất yếu trong công việc – đây
cũng là trọng tâm của IELTS, trong khi cháu học trên lớp thường chỉ là
ngữ pháp, không thể nghe nói gì được trong công việc sau này. Hiện nay
đi học, đi làm … trong cơ quan nhà nước hay tư nhân cũng đều cần
chứng chỉ tiếng Anh uy tín, và điều này sẽ càng đúng hơn trong 5-10
năm tới, khi các cháu đến tuổi đi làm. Trong các loại chứng chỉ tiếng ANh
trong và ngoài nước, IELTS được coi là chứng chỉ uy tín và lâu đời nhất,
không bị thay đổi về chính sách ảnh hưởng trong khi các chứng chỉ khác
lúc được công nhận, lúc không.
3. Việc học IELTS giúp cháu không phải học lại tiếng Anh ở trường Đại
học. DÙ trường cháu có xét tuyển thẳng bằng chứng chỉ hay không, thực
tế là lên đại học các cháu cũng sẽ phải học tiếng Anh. Tuy nhiên chất

1
lượng giảng dạy tiếng Anh ở trường ĐH còn rất hạn chế, khi mà lớp
đông và giáo viên không phải ai cũng dạy tốt. Thực tế ngay cả sinh viên
bây giờ cũng phải đi học IELTS thêm ngoài trường vì học ở trường chất
lượng không đảm bảo. Do đó, nếu có chứng chỉ IELTS trước khi vào đại
học, cháu sẽ được miễn học miễn thi tiếng Anh ở Đại học và do đó sẽ
không phải học lại tiếng Anh nữa.
4. Việc học IELTS ở thời điểm này là tốt nhất cho cháu. Ở độ tuổi này, các
cháu cần học tiếng Anh sớm nhất có thể, vì càng lớn việc học ngoại ngữ
sẽ càng khó. Ví dụ như phát âm của các cháu sẽ càng khó sửa hơn nếu
các cháu không học tiếng ANh, nhất là nghe – nói theo kiểu IELTS, trước
18 tuổi. Do đó, nếu không học và sửa tiếng Anh ngay lúc này, sẽ rất khó
để sửa và học tiếng Anh sau này (điều này các anh chị có thể cảm nhận
rõ, vì bản thân anh chị học tiếng Anh ở độ tuổi của mình sẽ thấy khó hơn
rất nhiều so với khi còn trẻ)
Lớp học tiếng Anh của thầy có khác gì so với các lớp học tiếng Anh khác?
Khác với những lớp học khác chủ yếu để ôn thi, luyện thi theo hình thức thi cử
ở Việt Nam còn nặng về ngữ pháp và từ vựng, khóa học này hướng tới việc hai
mục đích như sau.

1. Thứ nhất, khóa học giúp các cháu có thể đạt được điểm cao nhất có thể
trong khả năng/năng lực của các cháu trong bài thi đạt chứng chỉ quốc
tế IELTS. Với chứng chỉ này các cháu có thể sử dụng để đi du học, để xét
tuyển thẳng vào đại học, để được miễn học ở bậc đại học, và sau này là
xin việc làm v.v.
2. Thứ hai, vì khoa học này phát triển cả bốn kỹ năng nghe-nói-đọc-viết
bằng tiếng Anh nên những gì các cháu học không phải chỉ để đơn thuần
luyện thi mà còn để cho các cháu có thể sử dụng được sau này khi đi
làm, đi học… Xét cho cùng đó mới là mục đích quan trọng nhất vì thực tế
có những bạn đạt được điểm IELTS cao nhưng chưa chắc đã biết giao
tiếp và xử lý tình huống học tập ở nước ngoài (do vẫn tiếp tục lối học tủ,
học văn mẫu để chép lại khi thi …). Trái lại, khóa học này hướng tới việc
mục tiêu cách để các cháu có thể sử dụng tiếng Anh không phải chỉ để đi
thi mà còn học có phương pháp, có tư duy phương Tây và có sự tự tin,
đam mê học tiếng Anh cho cả cuộc đời và công việc của các cháu sau này
nữa.

2
Ví dụ tiêu biểu là khóa học sẽ chỉnh sửa phát âm của các cháu “từ đầu”. Có thể
nói phát âm là kỹ năng “tệ” nhất của người Việt Nam khi phát âm sai từ bé và
không có người chỉnh sửa hay hướng dẫn (ngay cả ở trường các cháu thì
không phải thầy cô nào cũng phát âm tốt hay quan tâm sửa cho các cháu). Do
đó khi phải sử dụng tiếng Anh để nghe nói sau này các cháu thường thất bại,
hay nói cũng chỉ ở mức hiểu được chứ không phải là hay/chuẩn để người nghe
thấy có thiện cảm và muốn giao tiếp tiếp. Điều này nếu không sửa sớm, mà cứ
tiếp tục chú trọng vào ngữ pháp, từ vựng … như hiện nay sẽ càng trở nên tồi tệ
và khó sửa, thậm chí đến một tuổi nào đó thì sẽ trở thành cố tật (nói ngọng)
không thể sửa được (như nhiều người lớn nói tiếng Anh ở Việt Nam hiện nay).

Lớp có kiểm tra đầu vào, có phân loại học sinh, có chọn HS theo trình độ
không? Nếu không thì làm sao biết cháu có học được lớp không?

Thầy giáo KHÔNG chủ trương kiểm tra hay phân loại học sinh từ đầu vào vì
những lý do sau:

Thứ nhất, không phải học sinh nào yếu cũng là do dốt, kém, không học được
tiếng Anh. Có thể các cháu chưa hứng thú, chưa học tốt … là do chưa có
phương pháp dạy và học phù hợp. Thực tế nhiều HS của thầy đầu vào chỉ có
3.0-4.0 IELTS tức là khá yếu, nghe nói viết không được nổi câu nào, nhưng sau
khi học xong cũng thi được 6,5-7,0, cá biệt một số cháu còn 7,5 – chứng tỏ các
cháu một khi đã hợp phương pháp và có hứng thú được khơi dậy bởi phương
pháp thì sẽ học tốt hoặc ít nhất là tốt hơn. Do đó việc kiểm tra đầu vào không
có ý nghĩa nhiều với thầy giáo. Điều có ý nghĩa hơn là sự nỗ lực và say mê của
cháu được thầy khuyến khích như thế nào để vượt khó học tốt trong quá trình
học.

Thứ hai, sẽ rất nhàn cho thầy nếu thầy chọn các cháu giỏi vào học, vì như thế
thầy sẽ không tốn nhiều sức mà học sinh vào có thành tích cao thầy sẽ càng có
‘tiếng’ là ‘dạy giỏi’. Tuy nhiên, thầy giáo quan niệm là giáo dục không phải chỉ
dành riêng cho những cháu giỏi, xuất sắc, và thầy cũng không cần tiếng tăm
nếu chỉ lợi dụng cái giỏi của một số cháu có sẵn. Ngược lại, tất cả các cháu, đặc
biệt đã ở thành phố, thì PHẢI biết nghe nói tiếng Anh, vì tiếng Anh là cái cháu
PHẢI biết trong thời đại này và sau này, nếu không muốn sau này xã hội bị đào
thải. Do đó cháu yếu có thể không thi điểm cao, nhưng vẫn phải học để sau này

3
còn có nền tảng để sống và làm việc được vì bây giờ làm gì cũng cần có tiếng
Anh, nhất là thứ tiếng Anh giao tiếp, thực chất, được quốc tế công nhận như
IELTS.

Nói như vậy cũng không có nghĩa thầy quảng cáo như cách nói tràn lan trên
mạng ngày nay là “cháu nào cứ học thầy là sẽ thành công”. Cái này tùy thuộc
vào cả sự nỗ lực cố gắng của các cháu nữa. Và các cháu, dù không đòi hỏi phải
xuất sắc hay giỏi, thì cũng cần có nền tảng nhất định khi tham gia khóa học.
Một mốc tham khảo là cháu nên có điểm TB môn tiếng Anh hiện ở mức 8.0 trở
lên nếu muốn tham gia khoa học này. Còn nếu thấp hơn thì ít nhất cháu cũng
phải là người rất chăm chỉ, chịu khó, thì dù 6,0 hay 7,0 thì cũng vẫn có thể học
và tiến bộ được.

Nếu một trong những mục tiêu của khóa học là chứng chỉ IELTS thì IELTS
là gì? Điểm thế nào là đạt?

Bài thi IELTS là bài thi tiếng Anh quốc tế. Điểm IELTS được công nhận ở tất cả
các nước và trường trên thế giới, đặc biệt là Châu Âu, Châu Úc, Châu Á. Tại Mỹ,
bài thi TOEFL phổ biến hơn, nhưng điểm IELTS cũng được chấp nhận rộng rãi.

IELTS trở thành lợi thế lớn của thí sinh thi đại học tại Việt Nam (Tham khảo
bài viết tại https://vnexpress.net/loi-the-cua-thi-sinh-so-huu-ielts-trong-xet-
tuyen-dai-hoc-4413552.html#box_comment hay dưới phần hỏi đáp này)

Bài thi IELTS được tính theo thang điểm 9 là tối đa, và là bài thi chấm điểm rất
khắt khe. Không giống như điểm 8-9 ở Việt Nam thường là phổ biến và dễ
dàng, chỉ có giáo viên tiếng Anh và người thông thạo tiếng Anh như người bản
ngữ mới được 8-9 trong IELTS. Học sinh các trường chuyên Anh có điểm phổ
biến là 7-8 IELTS. Còn đa phần học sinh các trường không chuyên Anh thì
điểm thấp hơn nhiều. Đạt điểm khoảng 6.0 IELTS đã là giỏi và ngang bằng với
sinh viên đại học về tiếng Anh. Do đó thoạt nghe qua điểm 5-6 IELTS là rất
thấp theo chuẩn Việt Nam, trong khi lại là điểm khá giỏi trong hệ tính điểm rất
khắt khe của quốc tế.

Thực tế, lên điểm trong IELTS không dễ dàng như nhiều người tưởng. Theo
tính toán và nghiên cứu trên thế giới, trung bình để lên được 0.5 điểm trong
IELTS, học sinh thường phải học 3 đến 6 tháng liên tục (5 ngày/tuần, 2
4
ca/ngày) trong môi trường bản ngữ hoàn toàn bằng tiếng Anh. Quá trình này ở
Việt Nam càng khó hơn, vì không có môi trường tiếng, việc học tiếng Anh bị
ngắt quãng bởi tần suất học và áp lực học tập của các cháu ở trường vốn đã rất
lớn. Thực tế ngay tại các trường Đại học của một trường Sư phạm tiếng Anh,
sinh viên học 2-4 năm liên tục (4 buổi/tuần) bằng tiếng Anh thường cũng chỉ
lên được 1-2 điểm IELTS khi tốt nghiệp. Do đó, nếu không có phương pháp
dạy và học phù hợp, việc HS THPT lên được 1-2 điểm trong khoảng thời gian
1-2 năm (tần suất 2 buổi/tuần) là khó khăn.

Trong hệ thống giáo dục phổ thông tại Việt Nam, nhìn chung các cháu cần đạt
điểm 4.0-4.5 khi học hết lớp 12.

Tuy nhiên, để được xét tuyển vào các trường đại học (có xét tuyển hồ sơ)
trong cả nước nói chung, các cháu cần đạt điểm 5.0-5.5 trở lên.

Để được xét tuyển vào các trường đại học top đầu (có xét tuyển hồ sơ) trong
cả nước (vd. một số chương trình của Đại học Ngoại thương v.v.), các cháu cần
đạt điểm 6.0-6,5 trở lên.

Để xin học vào các trường đại học trên thế giới, các cháu cần đạt ít nhất 5,5 trở
lên.

Để xin học bổng một phần vào các trường đại học trên thế giới, các cháu cần
đạt ít nhất 6,5 trở lên

Để xin học bổng toàn phần vào các trường đại học trên thế giới, các cháu cần
đạt ít nhất 7,0 trở lên.

Ngoài ra, điểm IELTS càng cao (trên 5.5) thì các cháu được miễn học tiếng Anh
tại nhiều trường đại học ở Việt Nam và nhận luôn điểm tối đa cho các môn đó.

Chính sách tuyển thẳng của các trường có thể khác nhau trong từng năm. Các
PH có thể tham khảo thông tin dưới đây nếu chưa nắm được.

5
Đại học quy đổi điểm IELTS thế nào
Với IELTS 5.5, thí sinh có thể được quy đổi thành 7,5 đến 12 điểm môn tiếng
Anh khi xét tuyển đại học.

Năm 2022, nhiều đại học tiếp tục đưa chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế vào xét tuyển theo hướng quy
đổi điểm chứng chỉ thành điểm môn Tiếng Anh rồi cộng với điểm hai môn thi tốt nghiệp THPT,
hoặc kết hợp với học bạ THPT. Chỉ tiêu phân bổ cho phương thức xét tuyển kết hợp chứng chỉ
ngoại ngữ quốc tế, trong đó phổ biến là IELTS, ở khoảng 5-20%.

Hiện, các trường chưa công bố đề án do Bộ Giáo dục và Đào tạo chưa ban hành quy chế tuyển
sinh năm 2022. Tuy nhiên, nhiều trường đã thông báo mức quy đổi điểm chứng chỉ IELTS sang
điểm môn tiếng Anh để sử dụng cho phương thức xét tuyển kết hợp, thậm chí bắt đầu nhận hồ sơ
xét tuyển theo phương thức này.

Đa số trường quy đổi với chứng chỉ IELTS từ 5.5 trở lên, một số lấy từ 5.0 như Đại học Bách
khoa Hà Nội hay Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Đạt IELTS 6.5 trở lên, thí sinh được quy
đổi thành 10 điểm tiếng Anh vào nhiều trường như Đại học Luật Hà Nội, Học viện Tài chính,
Bách khoa Hà Nội, Mở Hà Nội và TP HCM. Đại học Kinh tế quốc dân và Thương mại đặt mức
quy đổi vượt khung 10, lên tới 15-16 điểm.

Mức quy đổi IELTS sang điểm môn Tiếng Anh trong các tổ hợp xét tuyển năm 2022 của một số
trường không nhiều thay đổi so với năm ngoái, cụ thể như sau:

Trường Quy đổi điểm IELTS

4.5 5.0 5.5 6.0 6.5 7.0 7.5 8.0-9.0

Đại học Luật Hà Nội 9 9,5 10 10 10 10

Đại học Kinh tế quốc dân 10 11 12 13 14 15

6
Học viện Tài chính 9,5 10 10 10 10 10

Đại học Thương mại 12 13 14 15 16 16

Đại học Bách khoa Hà Nội 8,5 9 9,6 10 10 10 10

Đại học Quốc gia Hà Nội 8,5 9 9,25 9,5 9,75 10

Đại học Công nghiệp Hà Nội 8 9 10 10 10 10

Học viện Báo chí và Tuyên truyền 7 8 9 10 10 10 10

Đại học Mở Hà Nội 9 9,5 10 10 10 10

Đại học Mở TP HCM 7 8 9 10 10 10 10 10

Đại học Tôn Đức Thắng 7 7,5 8 8,5 9 9,5 10

Xét tuyển kết hợp điểm thi tốt nghiệp THPT với chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế được những trường
đại học đầu tiên đưa vào đề án tuyển sinh năm 2017 và trở nên phổ biến hơn kể từ năm 2018. Từ
chỗ chỉ có trường kinh tế áp dụng, nhiều trường thuộc khối kỹ thuật cũng đã đưa phương thức
xét tuyển này vào.

Hiện, các trường khối ngành công an như Học viện Quốc tế, Chính trị Công an Nhân dân, An
ninh Nhân dân, Cảnh sát Nhân dân cũng đưa chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế vào làm một trong
những tiêu chí xét tuyển. Đại học khối Y Dược như Y Hà Nội, Y Dược TP HCM hay Y Dược
(Đại học Quốc gia Hà Nội) ưu tiên hoặc xét tuyển kết hợp với thí sinh có chứng chỉ IELTS.

Là trường đầu tiên đưa IELTS cùng các chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế vào tuyển sinh, Đại học
Kinh tế quốc dân cho biết việc quy đổi chứng chỉ quốc tế thay cho điểm Tiếng Anh trong các tổ

7
hợp có môn này giúp các trường lựa chọn được nhiều thí sinh chất lượng bởi chứng chỉ quốc tế
có uy tín và chất lượng cao hơn.

Một số thông tin cập nhật từ năm 2021 về điểm IELTS thay thế cho
điểm thi tốt nghiệp và thi đại học

Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, những năm gần đây, học sinh đạt IELTS 4.0 trở lên
(hoặc tương đương) sẽ được miễn thi tốt nghiệp môn tiếng Anh và quy đổi thành số điểm tương
ứng. Theo tiêu chí này, ngày càng nhiều trường đại học áp dụng quy đổi điểm IELTS thành điểm
xét tuyển đại học.

Bảng quy đổi điểm IELTS sang điểm thi dùng để xét tuyển vào một số trường năm 2021.
Ảnh: IELTS Fighter.

Trường ĐH Ngoại thương


Trường ĐH Ngoại thương tuyển sinh theo 6 phương thức:

8
- Xét tuyển dựa trên kết quả học tập THPT dành cho thí sinh tham gia thi học sinh giỏi quốc gia;

- Kết hợp giữa chứng chỉ quốc tế và kết quả học tập dành cho thí sinh hệ chuyên và hệ không
chuyên;

- Xét tuyển dựa trên kết quả các kỳ thi Đánh giá năng lực do ĐH Quốc gia Hà Nội và ĐH Quốc
gia TP HCM tổ chức trong năm 2021;

- Xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2021;

- Xét tuyển thẳng;

- Xét tuyển kết hợp giữa chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế và kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2021,
trong đó:

Đối với học sinh học THPT chuyên: Xét tuyển với chứng chỉ quốc tế 6.5 IELTS trở lên và điểm
trung bình 3 năm THPT 8.0 trở lên.

Đối với học sinh không chuyên: Xét chứng chỉ quốc tế 6.5 IELTS trở lên và kết quả thi THPT
Quốc gia đối với hai môn thi năm 2021 đạt từ điểm sàn xét tuyển theo thông báo của trường ĐH
Ngoại Thương.

Điểm IELTS 6.5 sẽ được quy đổi thành 8.5, IELTS 7.0 tương đương điểm 9.0, IELTS 7.5 quy
đổi thành 9.5 và từ IELTS 8.0-9.0 sẽ quy đổi thành điểm 10.

Trường ĐH Bách khoa Hà Nội


Đại học Bách khoa Hà nội dự kiến sử dụng 3 phương thức xét tuyển:

- Xét tuyển tài năng;

- Xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT;

- Xét tuyển dựa trên kết quả Kỳ thi đánh giá tư duy (tổ chức thi riêng) với khoảng 7.000 chỉ tiêu.

9
Theo đó, những thí sinh có chứng chỉ IELTS Academic 5.0 trở lên (hoặc tương đương) có thể
đăng ký quy đổi thành điểm môn tiếng Anh tốt nghiệp khi sử dụng các tổ hợp có môn tiếng Anh
để xét tuyển. Nhà trường không áp dụng quy đổi chứng chỉ IELTS đối với thí sinh tham dự bài
kiểm tra tư duy do Trường ĐH Bách khoa Hà Nội tổ chức.

Trường ĐH Kinh tế Quốc dân


Đại học Kinh tế Quốc dân cho phép quy đổi điểm tiếng Anh với các phương thức xét tuyển sau:

- Xét tuyển thẳng;

- Xét tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2021;

- Xét tuyển kết hợp theo đề án tuyển sinh của trường.

Trong đó điểm xét tuyển được xác định như sau: Điểm xét tuyển = điểm quy đổi + tổng điểm 2
môn xét tuyển + điểm ưu tiên (nếu có).

Với IELTS 5.5 điểm, thí sinh sẽ được quy đổi thành 10 điểm tiếng Anh; từ 8.0-9.0 sẽ được quy
đổi thành 15 điểm. Chứng chỉ IELTS phải đảm bảo còn thời hạn hai năm tính đến ngày 1/6 đạt
IELTS 5.5 trở lên và sẽ xét từ cao xuống thấp cho đến khi hết chỉ tiêu. Như vậy, số điểm IELTS
càng cao thì lợi thế trong việc xét tuyển càng lớn.

Khối Đại học Quốc gia Hà Nội


ĐH Quốc Gia Hà Nội xét tuyển đại học theo phương thức tương tự mọi năm.

- Xét tuyển thẳng theo Quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

- Xét tuyển kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT;

- Xét tuyển theo kết quả kỳ thi đánh giá năng lực;

- Xét tuyển các thí sinh có chứng chỉ quốc tế.

10
Đối với thí sinh xét tuyển bằng chứng chỉ IELTS thì phải đạt tối thiểu IELTS 5.5 trở lên và có
tổng điểm hai môn còn lại trong tổ hợp xét tuyển đạt tối thiểu 12 điểm (trong đó bắt buộc có môn
Toán hoặc Ngữ văn).

Bảng quy đổi điểm chứng chỉ tiếng Anh quốc tế của ĐH Quốc gia Hà Nội.

Vậy học xong khóa học các cháu có thể thi được bao nhiêu điểm?

Đã từng là học sinh, các anh chị PHHS cũng sẽ hiểu việc học tập và thành tích
của các cháu phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó phần chính là nỗ lực của các
cháu, kế đến là sự hướng dẫn của thầy giáo. Do đó thầy giáo hướng tới các

11
cháu đạt được điểm 6.0-6,5 khi hết khóa học - một bức điểm đủ để các cháu
xin tuyển thẳng vào đại đa số các trường đại học trong cả nước và trên thế giới
như đã trình bày ở trên, nhưng việc các cháu có thể đạt được thấp hơn hay ít
hơn hay cao hơn mức điểm đó thì còn phải phụ thuộc vào nỗ lực của các cháu.
Thực tế cho thấy học sinh của thầy đã có những bạn được 7.5 hay 8.0 và được
tuyển thẳng vào các trường đại học uy tín nhất trong cả nước nhưng cũng có
những cháu, mặc dù là thiểu số, không đạt được mục tiêu trên vì chưa thực sự
chăm chỉ, nỗ lực.

Khóa học kéo dài bao lâu và tại sao?


Khoa học sẽ kéo dài 1.5-02 năm (tùy khả năng tiếp thu của các cháu), một
khoảng thời gian có thể là khá dài hơn so với những khóa học tiếng Anh cấp
tốc khác, tuy nhiên để đạt được mục tiêu kép như đã nói ở trên thì quãng thời
gian trên thực ra là rất ngắn. Thực tế, các cháu học ở trường 12 năm mà ra
cũng còn không thể nói nghe được gì đáng kể, thì nếu các cháu có thể đạt được
mục tiêu đó trong 02 năm với thầy thôi thì đã là nhanh gấp 5-6 lần bình
thường và hiệu quả là vượt trội rồi.

Ngược lại, nếu các vị phụ huynh lại muốn các cháu được điểm IELTS thật
nhanh mà không chú trọng tới việc các cháu sử dụng tiếng Anh sau này thế
nào … thì khóa học này không thực sự phù hợp, và do đó cá vị có thể cân nhắc
chuyển cháu sang những trung tâm luyện tiếng Anh cấp tốc khác.

Vậy học IELTS lúc nào là phù hợp?

Học tiếng Anh nói chung và IELTS nói riêng lúc nào cũng được, nhưng theo
kinh nghiệm của thầy thì các cháu nên học tiếng Anh vào đầu hay giữa năm
lớp 10. Lý do là sau 2 năm học với thầy, các cháu có thể có chứng chỉ khi vào
đầu/giữa lớp 12, và sử dụng được luôn để xét tuyển ĐH và miễn học tiếng Anh
ở ĐH (hay để nộp học bổng đi học NN).

Nếu học IELTS sớm hơn (lớp 10) , các cháu cần lưu ý là chứng chỉ IELTS chỉ có
thời hạn 02 năm và do đó có thể các cháu không sử dụng tối đa hóa được
chứng chỉ IELTS vào các mục tiêu nói trên.

12
Nếu học IELTS muộn hơn (vd. Lớp 11 hay 12), các cháu cần lưu ý là có thể sẽ
phải bỏ cuộc vì việc học IELTS không dễ, trong khi áp lực học ôn thi ĐH v.v. các
cháu sẽ làm các cháu phân tâm quá nhiều và không đảm bảo chất lượng.

Vậy trừ khi PHHS đã nắm được những bất lợi trên mà vẫn có quyết tâm cho
các cháu học thì thầy giáo không khuyên các cháu nên tham gia học khóa này
nếu thấy nó quá sớm hay quá muộn với mình.

Các con sẽ được lựa chọn vào lớp như thế nào? Thầy giáo sẽ đánh giá và
chọn các cháu ra sao?

Thầy giáo không chủ trương đánh giá học lực của học sinh từ đầu vì quan điểm
của thầy là: học sinh có yếu mới cần tới thầy. Yếu tố quan trọng nhất thầy đánh
giá học sinh là thái độ học tập nghiêm túc, và sự hợp tác từ phía phụ huynh
học sinh. Nếu đã có được hai điều này thì học sinh ngược lại có quyền được
đánh giá thầy giáo. Thực tế là một tới hai buổi đầu tiên là để các cháu làm quen
với thầy và phương pháp học tập. Sau buổi học, các phụ huynh thay vì việc lo
lắng hỏi thầy là con mình có học giỏi hay không, có nhất lớp hay không … thì
nên trao đổi với các cháu là có hiểu bài, có hợp với tính cách và phương pháp
dạy của thầy, có thấy hứng thú và có muốn học lâu dài hay không. Từ đó các
cháu sẽ là người quyết định có học tiếp hay không chứ không phải thầy giáo là
người quyết định các cháu có học tiếp hay không.

Tuy nhiên các PHHS cũng lưu ý là cũng sẽ có những quy định của trung tâm
trong việc lựa chọn HS, và trong trường hợp số lượng HS đăng ký đông như
hiện nay mà lớp chỉ nên có 15 cháu để đảm bảo chất lượng và sự sao sát của
thầy với trò nên có thể sẽ có sự lựa chọn vì chất lượng khóa học. Tuy nhiên
thầy giáo xin nhấn mạnh: không có chủ trương chọn các cháu giỏi xuất sắc …
để thầy “nhàn”, mà sẵn sàng nhận các cháu yếu, mất gốc … nhưng có quyết tâm
và nỗ lực để giúp các cháu tiến bộ. Yếu tố phụ, nếu có, để thầy và trung tâm lựa
chọn HS là sự cam kết, gắn bó và tin tưởng của PH dành cho khóa học (để
tránh trường hợp HS ra vào lớp quá thường xuyên, khiến ảnh hưởng tới các
bạn học khác). Vì vậy nếu các PHHS sau buổi học thử mà muốn đặt chỗ cho
con mình cần sớm liên hệ với trung tâm để đảm bảo chỗ học cho cháu (vì thầy
yêu cầu trung tâm là không tuyển thêm 15 trong suốt khóa học, và sau 1 năm

13
cũng sẽ không tuyển thêm bất cứ HS nào thêm dù sĩ số lớp có thay đổi ra sao)

Phương pháp của thầy là gì, có gì đặc biệt?

Mục tiêu đầu tiên của thầy trong những buổi đầu không phải là luyện thi hay
làm đề ngay, mà là làm sao cho các cháu không còn sợ học tiếng Anh, có
phương pháp học tập và có đam mê học tập. Do đó những cháu nào quá xuất
sắc hoặc quả rồi có thể cảm thấy lớp rất dễ trong giai đoạn đầu (nhưng thầy
cũng sẽ chỉ ra cho các cháu là không nên chủ quan vì nhiều cái cháu đã biết
chưa chắc đã đúng). Ngược lại những bạn nào sợ, mất gốc trong việc học tiếng
Anh nhưng chỉ cần có quyết tâm phải có ý thức thì hoàn toàn có thể theo được
lớp. Phương pháp chính của thầy là về sau các cháu có thể tự giác học tập,
không cần bố mẹ ép hay nhắc nhở thì mới đi học và làm bài tập. Nếu sau một
vài tuần đầu mà thầy giáo không làm được mục tiêu này và các cháu không
làm được như thế thì lúc đó khoa học sẽ không còn phù hợp với các cháu nữa.

Tôi vẫn còn điều muốn trao đổi, vậy liên lạc với thầy bằng cách nào?

Các vị PH liên lạc với thầy giáo (SĐT: 0983536788) vào lúc 10h-11h tối hàng
ngày (sau giờ dạy hàng ngày của thầy) nếu muốn trao đổi thêm về việc học của
cháu hay của lớp nói chung.

Trong trường hợp các vị PH muốn có buổi gặp mặt trao đổi chung (online) có
thể đăng ký qua Trung tâm để xếp một cuộc gặp với thầy để cùng trao đổi
trước khi quyết định, cũng như trong quá trình học tập.

Trân trọng cảm ơn PHHS

TS. Vũ Hải Hà

(ĐH Ngoại Ngữ, ĐH Quốc Gia, Hà Nội)

14
Lợi thế của thí sinh sở hữu IELTS trong xét
tuyển đại học
Bắt đầu được các đại học đưa vào làm một trong những tiêu chí xét tuyển từ
năm 2017, chứng chỉ tiếng Anh quốc tế ngày càng phổ biến và quan trọng với
học sinh.

Ở kỳ xét tuyển đại học năm 2021, Nguyễn Thanh Phương, cựu học sinh THPT Xa La (Hà Nội)
sớm biết kết quả trúng tuyển vào Học viện Ngoại giao theo phương thức xét tuyển chứng chỉ
tiếng Anh kết hợp điểm học bạ. Với IELTS 7.5 và kết quả học tập THPT nổi bật, em vào được
ngôi trường mơ ước mà không phải quá lo lắng với kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT bởi chỉ cần
tốt nghiệp, em sẽ đủ điều kiện nhập học.

Giống Phương, rất nhiều học sinh, đặc biệt ở các thành phố lớn, cũng học và thi lấy các chứng
chỉ ngoại ngữ quốc tế, phổ biến hơn cả là IELTS. Việc này đem lại nhiều lợi ích như giúp nâng
cao trình độ ngoại ngữ - yếu tố quan trọng trong học tập, nghiên cứu và nghề nghiệp sau này;
được miễn thi tốt nghiệp THPT môn tiếng Anh (nếu đạt IELTS 4.0); miễn các học phần tiếng
Anh ở trường đại học (tùy quy định từng trường).

Đặc biệt trong bốn năm trở lại đây, IELTS giúp học sinh nâng cao khả năng trúng tuyển đại
học. Năm 2021, có hơn 30 trường từ Bắc chí Nam, từ công lập tới tư thục sử dụng chứng chỉ này
trong xét tuyển đại học chính quy. Năm nay, chưa có thống kê đầy đủ, nhưng phần lớn các
trường không thay đổi nhiều về phương án tuyển sinh, nên dự kiến có một số lượng tương tự áp
dụng chính sách ưu tiên đối với IELTS.
Điều này góp phần khiến chứng chỉ tiếng Anh - được triển khai từ năm 1989 và thu hút hàng
triệu thí sinh toàn cầu tham dự mỗi năm - trở nên phổ biến hơn tại Việt Nam. Không chỉ ở các
thành phố lớn, học sinh ở nhiều tỉnh, thành cũng bắt đầu tìm hiểu khi nhận ra tầm quan trọng của
chứng chỉ này.

15
Thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT năm 2021 tại TP HCM. Ảnh: Quỳnh Trần

Cụm từ "chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế" hay cụ thể hơn là IELTS, TOEFL xuất hiện trong đề án
tuyển sinh của Đại học Kinh tế quốc dân từ 2017. Theo đó, thí sinh có IELTS 6.5 hoặc TOEFL
ITP 575, TOEFL iBT 90 trở lên và có tổng điểm hai môn tại kỳ thi THPT quốc gia năm 2017 -
gồm Toán và một môn khác Tiếng Anh - từ 15 trở lên thuộc diện được xét tuyển kết hợp. Không
nêu cụ thể chỉ tiêu cho đối tượng này, nhưng tổng chỉ tiêu xét tuyển kết hợp (gồm hai nhóm đối
tượng khác) năm đó chỉ 5-10%. Không nhiều người lúc đó để ý tới phương thức này.

Đến năm 2018, thêm một số trường như Đại học Ngoại thương hay Sư phạm kỹ thuật TP HCM
đưa chứng chỉ tiếng Anh quốc tế vào xét tuyển. Từ chỗ chỉ các trường kinh tế top đầu tiên phong
sử dụng IELTS, nhiều trường thuộc khối kỹ thuật như Đại học Bách khoa Hà Nội và TP HCM
hay các trường đào tạo y dược như Đại học Y Hà Nội, Y Dược TP HCM hay Y Dược (Đại học
Quốc gia Hà Nội) cũng ưu tiên hoặc xét tuyển kết hợp với thí sinh có chứng chỉ IELTS.

16
Năm 2021, các trường thuộc khối công an gồm Học viện Quốc tế, Chính trị Công an Nhân dân,
An ninh Nhân dân, Cảnh sát Nhân dân cùng Đại học An ninh Nhân dân và Cảnh sát Nhân dân
cũng ghi tên vào nhóm này.

Khi xét tuyển có sử dụng điểm IELTS, các trường thường theo ba hướng: xét tuyển kết hợp
với điểm hai môn thi tốt nghiệp THPT gồm Toán và một môn khác Ngoại ngữ (như Đại học
Ngoại thương, Kinh tế Quốc dân), xét tuyển kết hợp với học bạ THPT (Học viện Ngoại giao,
Báo chí và Tuyên truyền) hoặc ưu tiên trong xét tuyển (Đại học Y Hà Nội, Dược Hà Nội, Y
Dược TP HCM).
Phương thức của Học viện Ngoại giao năm ngoái là một ví dụ về xét tuyển kết hợp với học bạ
THPT. Trường này xét tuyển thẳng thí sinh có điểm trung bình cộng kết quả học tập của ba học
kỳ bất kỳ lớp 10, 11 và học kỳ I năm học lớp 12 đạt từ 8.0 trở lên kết hợp chứng chỉ IELTS 7.0
trở lên. Với ưu tiên xét tuyển, Đại học Y Hà Nội quy định thí sinh muốn vào ngành Y - ngành có
điểm cao nhất, mà có chứng chỉ IELTS 6.5 sẽ được áp dụng điểm trúng tuyển thấp hơn không
quá 3 so với bình thường.

Với xét tuyển kết hợp, điểm IELTS được quy sang thang điểm 10, mức quy đổi cũng rất đa dạng
và tùy thuộc từng trường. Nhiều trường IELTS ở mức 5.0-5.5 đã được quy đổi thành 8-9 điểm.
IELTS 6.0 tương đương 9-10. Một số trường yêu cầu mức IELTS cao hơn. Năm vừa rồi, Đại học
Kinh tế Quốc dân thậm chí quy mức 8.0 IELTS sang thành 15 điểm, tạo ra động lực rất lớn để thí
sinh sử dụng chứng chỉ này. Điểm quy định này sẽ được cộng kết hợp với các yếu tố khác, tùy
từng trường.

17
Mức quy đổi của một số đại học.

Đến nay, chưa có bất cứ trường đại học nào tuyển thẳng thí sinh chỉ dựa vào chứng chỉ tiếng
Anh. EILTS chiếm khoảng 5-20% tổng chỉ tiêu xét tuyển của mỗi trường, việc hàng loạt trường
ở nhiều ngành nghề, lĩnh vực sử dụng IELTS cùng một số chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế trong xét
tuyển khiến chứng chỉ này dần trở nên quen thuộc, quan trọng và được thí sinh tận dụng trong
cuộc chạy đua giành lợi thế vào đại học.

Năm 2022, các đại học vẫn tiếp tục đa dạng phương thức tuyển sinh, trong đó chứng chỉ ngoại
ngữ quốc tế vẫn được ưa chuộng, bên cạnh những chứng chỉ năng lực quốc tế khác như SAT,
ACT hay A-Level.

18

You might also like