You are on page 1of 3

Hiểu về học CẤP TỐC IELTS như nào cho đúng.

Từ bao giờ cái IELTS nó gắn nhiều với từ “cấp tốc” thế này. Thực sự trăn trở mất
ăn mất ngủ với 2 từ “ cấp tốc” của các bạn học sinh bây giờ.
Học sinh của cô, một bạn học xong lớp 12, sau khi ôn 1 tháng đạt 6.5, 1 bạn khác
học lớp 12, học gần 3 tháng đạt 7.5 luôn, nhưng cái nền tảng tốt của các bạn ấy là 12
năm ăn học đấy ạ. Đạt điểm như thế, cô vẫn bảo các em ấy cần cảm ơn các thầy cô đã
hướng dẫn em ở trên lớp ý.
Vấn đề tiếp theo là, cái giai đoạn 1 lấy background mới là cái khó, người ta mất 12
năm, bây giờ mình chỉ có 2 tháng để xây lại cái móng ấy, vậy mình cần học cái gì ở
giai đoạn này thì lại là việc của cô rồi.
Không thể tách việc học ngữ pháp với việc học IELTS được, như thế các e sẽ mất
12 năm nữa đấy, chứ ko phải là 2 tháng đâu. Vì thế cô luôn hướng dẫn và khuyến
khích các em học hiện tượng ngữ pháp nào đó không phải để khoanh khoanh mấy cái
đáp án là xong mà cần phải ứng dụng vào trong bài viết bài nói thì vừa nhớ đc lâu lại
vừa có tính ứng dụng.
Cô không ít lần ngao ngán khi nghe các em học sinh so sánh, có đứa nó học có nửa
tháng lên 5.0, có đứa nó học ngay vào bài thi, học cấp tốc luôn cơ lại phải giải thích,
thì thôi, hôm nay cô dành thời gian dốc bầu tâm sự vậy.
Có 3 giai đoạn quan trọng trong cái “sự học” IELTS.
Giai đoạn 1:
- Nghe: Nghe thật nhiều các tài liệu phong phú để input thật nhiều, ngoài ra có thời
gian nghe thêm film, nhạc hoặc talk show để thay đổi không khí và có động lực nữa.
Giai đoạn này học nghe rất quan trọng vì Nghe là kỹ năng đòi hỏi thời gian, và sự
luyện tập kiểu mưa dầm thấm lâu. Hơn nữa học sinh hầu hết ít được tiếp xúc với môn
nghe vì kiểu học nặng ngữ pháp ở trường.
Giai đoạn này các e sẽ thấy học nghe thật “ đau khổ”. Nhiều khi nghe đến ù tai mà
cũng ko hiểu gì, hãy “ bình tĩnh”. Vì đơn giản đôi khi cô để các e nghe với các nguồn
nghe khác nhau, thậm trí các e còn nghe trong vô thức, tức là nghe tự do, không cần
phải cố hiểu hay làm bài tập gì cả, đơn giản là nghe để “ thưởng thức” nghe để làm
quen với âm thanh, làm quen với sóng âm thanh ý các em ạ.
Tất nhiên tài liệu nghe phù hợp sẽ rất qua trọng, tuỳ từng trình độ của học viên mà các
e sẽ được gợi ý nghe các tài liệu khác nhau.
Nhưng nhìn chung, giai đoạn này các e nghe chưa phải để làm các dạng bài của bài thi
IELTS, không chăm chăm chỉ muốn nghe để làm đc bài, chọn được đáp án, mà nghe
còn để tích luỹ từ vựng, học phát âm, tăng sự hiểu biết về các vấn đề xã hội, nói
chung là luyện “nghe hiểu”
Với các em ít được tiếp xúc với nghe thì các em ơi, các em đừng “tham lam” đòi hỏi
nghe được ngay, nếu nghe mà nó lại rõ ràng, rành rọt luôn ý thì cá e hiểu nhầm về
IELTS rồi. Các em phải chấp nhận là nghe 1 lần không được, nghe 2, 3 lần thậm chí
nghe 4,5 và nhiều hơn thế.
- Nói: Luyện phát âm, bước đầu hình thành thói quen nói phản xạ tự nhiên.
Nói cũng là kỹ năng mà nhiều học sinh ít được thực hành, giai đoạn này các em bước
đầu hình thành thói quen nói. Cô nhấn mạnh là mới chỉ là “thói quen” nói thôi.
Từ việc các em học phát âm, rồi học nghe các e bước đầu nói những cụm từ những
câu đơn giản, hãy nói to thành lời, ghi âm lại và nghe lại giọng của mình và chỉnh
từng chút từng chút một.
Và một lần nữa đừng “ tham lam” mà muốn mình nói hay ngay được.
Cô vẫn phải nói đi nói lạ điều này, nếu các em cảm thấy nản thì đó là vì các em quá
“tham lam”.
- Đọc: Hình thành kỹ năng đọc hiểu:
Hình thành nhé, là hình thành đấy, hình thành kỹ năng đọc hiểu. Ý cô chính xác là
hình thành thôi, nhiều em chưa từng có kỹ năng này, không thể biến không thành có
trong 1 nốt nhạc đâu các em ạ.
Hãy học “extensive reading”, tức là giai đoạn này các em hãy tranh thủ đọc thật
nhiều, thật phong phú các chủ đề tất nhiên mức độ hơi khó hơn với tầm hiểu của
chúng ta 1 chút, cái này là việc của cô rồi, các em đọc sách nào ở nguồn gì đã có giáo
trình của Ngân lo.
Nhưng nên nhớ nguyên tắc là các em nên đọc nguồn tài liệu hơi khó hơn với trình độ
của các em thì các em mới học những điều mới mẻ, mới dần xây dựng thêm được vốn
từ vựng nhé.
- Viết: Trau dồi ideas, vốn kiến thức xa hội, hình thành viết câu.
- Học ngữ pháp định hướng ielts: Tức là học ngữ pháp mang tính ứng dụng vào bài thi
chứ ko phải cái ngữ pháp học và làm bài ngữ pháp khoanh khoanh rồi lại ko tự dùng
đc khi viết và nói.
Nói chung:
Đây là giai đoạn rất khó khăn, có thể nói là khó khăn nhất, là thời gian các em, đặc
biệt các em mất gôc nhưng lại muốn cấp tốc sẽ thấy thật dao động, xao xuyến, mông
lung muốn bỏ cuộc. cô biết hết.
Các em ạ, các em sẽ cảm thấy như kiến thức sao mà nhiều thế, sao mà cái gì cũng
mới, đây là giai đoạn quá độ, có thể các em chưa cảm nhận được mình tiến bộ ở giai
đoạn này.
Một lần nữa, cô vẫn phải nói lại điều này, nếu các em cảm thấy nản thì đó là vì các
em quá “ tham lam”.
Giai đoạn 2:
Đây mới là giai đoạn các em học các chiến lược làm bài cho từng dạng bài cụ thể.
Như là dạng “heading matching” thì làm như nào, dạng “True /Fasle/ Not Given” thì
xử lý làm sao, cái này rất quan trọng vì có thể các em có từ vựng tốt mà ko có kỹ năng
điểm cũng ko cao đc.
- Viết: Bây giờ cũng mới là lúc các em học các dạng viết Luận đặc trưng của kỳ thi,
học từ vựng theo chủ điểm thi và cách nâng cấp câu lên band điểm mình mong muốn.
- Nói: luyện nói trôi chảy hơn các chủ đề nói thường gặp
Nói chung:
Các em thấy đấy. nếu nói về “thương mại” để “câu khách” đặc biệt là mấy khách
thích cấp tốc thì học ngay cái này là các khách ấy rất thích, nhưng tại sao cô không
làm thế.
Giai đoạn 1 là lúc các em xây lại cái nền cho mình, hãy tưởng tượng các em đang xây
1 ngôi nhà, thì đây là lúc các em xây cái móng cho ngôi nhà đó, cái móng cần phải
vững chắc thì ngôi nhà mới có thể xây tiếp lên cao được.
Ở gai đoạn 1, có nhiều học sinh sẽ sao xuyến tự hỏi sao mình chưa thấy “ cấp tốc” ở
đâu cả, mình muốn cấp tốc cơ mà, mình muốn 2,3 tháng lấy 5.0, 5.5 cơ mà.
Hãy bình tĩnh,
Mấy cái format, mấy cái khung của bài luận, mấy cái câu hay ho khi nói, học 3 hôm là
xong, quan trọng là trong cái khung ấy, các e có kiến thức để chèn vào hay không cái
này mới quan trọng.
Giai đoạn 3:
- Luyện đề
- Làm quen áp lực phòng thi
- Luyện nói viết theo bộ đề dự đoán tương ứng với thời điểm thi.
Lưu ý quan trọng:
Đầy là lộ trình cho toàn bộ quá trình học, cho dù bạn đang bao nhiêu điểm cũng cần đi
hết 3 giai đoạn này. Tuy nhiên thời gian nên giành cho từng giai đoạn của mỗi người
sẽ khác nhau. Cái này cần người có kinh nghiệm để nhìn ra được lộ trình.
Ví dụ:
Bạn A: Mục tiêu 7.0 học từ đầu có khoảng 1 năm để học thì cô gợi ý: ( tất nhiên lộ
trình chi tiết còn phải được điều chỉnh tuỳ từng cá nhân nữa)
Giai đoạn 1 học 8 tháng
Giai đoạn 2 học 3 tháng
Giai đoạn 3 học 1 tháng
Bạn B: Mục tiêu 4.5 học từ đầu có 3 tháng.
Giai đoạn 1 học 2 tháng
Giai đoạn 2 học 1,5 tháng
Giai đoạn 3 học nửa tháng
Bạn C: Chưa học IELTS bao giờ, mục tiêu 7.0 trong nửa tháng.
Có thể lúc test đầu vào vì chưa biết dạng của IELTS bao giờ nên các bạn ấy chỉ đạt
5.0 thôi nhưng chỉ cần hướng dẫn luộn vào giai đoạn 2 và 3, vẫn có thể đạt 7.0 nếu cái
kiến thức nền của bạn đã có.
Chốt lại là:
- Vai trò của giáo viên không phải chỉ là đứng giảng bài mà quan trọng hơn là biết
giai đoạn nào thì học cái gì, nghe đọc tài liệu nào, với bạn x có tính chất như này thì
nên ưu tiên học gì, bạn y có tính chất như kia thì phải làm sao.
- Để lên được lộ trình chi tiết và phù hợp với từng cá nhân học sinh nó cần nhiều hơn
mỗi cái điểm đầu vào, và hãy ngừng so sánh với đứa nọ đứa kia, cô chỉ tiếc là các em
không có đủ niềm tin, trên đường đi còn mải mê ngó nghiêng đuổi hoa bắt bướm sẽ
khó có thể đến đích được.

You might also like