You are on page 1of 4

PHƯƠNG PHÁP HỌC HIỆU QUẢ Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC

Đây là bản tóm tắt phương pháp học tập hiệu quả đối với sinh viên đại học. Để hiểu
chi tiết hơn các bạn có thể tham gia vào buổi Workshop chia sẻ về nội dung này. Nhấn
vào đây để mở Link đăng ký.
Bạn rất chăm học nhưng kết quả học tập lại không được như mong muốn? Có thể bạn
chưa có phương pháp học hiệu quả ở đại học hoặc chưa tìm ra phương pháp học tự học
hiệu quả cho bản thân.

Đa phần các bạn sinh viên khi mới làm quen với môi trường Đại học thường khá bỡ
ngỡ về cách học cũng như phương pháp học ở đại học hiệu quả, các bạn còn khá lúng
túng và phụ thuộc nhiều vào sách vở mà chưa đủ động tìm hiểu và tiếp thu kiến thức ở
bên ngoài. Vậy ở Đại học chúng ta cần có phương pháp học như thế nào cho hiệu quả
để cải thiện thành tích học tập?

1.XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU HỌC TẬP


Bạn cần có mục tiêu trước khi cày cuốc và có kế hoạch học tập cho riêng mình.

Xác định mục tiêu cũng là việc đầu tiên mỗi sinh viên cần phải làm. Bạn có thể đưa ra
những mục tiêu về thành tích học tập, học bổng, … trong các khoảng thời gian nhất
định: mỗi tháng, mỗi kỳ, mỗi năm… hoặc xác định mục tiêu dài hơn: ra trường tốt
nghiệp bằng gì, sẽ làm ở đâu…

Xác định mục tiêu cụ thể, gần gũi với bản thân thì càng dễ thực hiện. Việc đặt ra mục
tiêu giúp các bạn cố gắng thực hiện và nỗ lực nhiều hơn để đạt được mục tiêu đề ra.

Từ mục tiêu đó bạn sẽ thực hiện từng nhiệm vụ nhỏ để đạt được mục tiêu đề ra ban
đầu. Tuy nhiên mục tiêu của bạn không nên quá xa vời khiến bạn cảm thấy khó đạt
được, hãy thực hiện những nhiệm vụ nhỏ trước rồi tính đến những nhiệm vụ lớn lao
hơn.

Bạn có thể tham khảo cách đặt mục tiêu hiệu quả tại đây.
2.CHỦ ĐỘNG HỌC
Ở Đại học, giảng viên sẽ không quan tâm, không khuyến khích các bạn bị động trong
quá trình học, bạn nào càng tìm hiểu trước kiến thức ở nhà càng tốt. Đồng thời, giảng
viên lại càng không giảng bài bản theo tiến trình như cấp 3 và thường ưu tiên những
thắc mắc, những vấn đề nổi bật hơn.

Vì vậy, trước khi đến lớp, bạn cần:

Đọc giáo trình trước, và chú ý đến những khái niệm khó hiểu, có thể khoanh tròn lại để
lên lớp hỏi giảng viên.

Đặt câu hỏi cho những nội dung bài học.

Lập sơ đồ tư duy, coi đó là tài liệu tổng quát để định hình chung kiến thức sẽ học.

Trước khi tới lớp, hãy xem lại “bản đồ môn học”, mang theo một câu hỏi nào đó bạn
còn băn khoăn. Các thầy cô trên đại học rất thích sinh viên chủ động, nên đừng ngại ở
lại hỏi han.

Khi về nhà, hãy dành ít phút ôn lại những gì học được ngay.

3.TẠO TÂM THẾ TỐT KHI HỌC

L uôn tạo cho mình tâm trạng thoải mái khi ngồi vào học, khi đã ngồi vào bàn
học thì đầu óc phải tập trung, không để ý đến những chuyện không liên quan
nữa.

Đó cũng là cách tốt để bạn tiếp thu và có tinh thần học tốt hơn. Tạo cho mình sự thích
thú với môn học, muốn tìm hiểu, nghiên cứu nó. Như thế sẽ cho bản thân cảm giác
thích học và tiếp thu nhanh, nhớ lâu hơn. Đừng để bản thân bị gò ép hoặc mất tập
trung khi học.

4.KHÔNG CẦN QUÁ CHĂM CHỈ, HÃY CÓ CÁCH HỌC PHÙ HỢP VỚI BẢN
THÂN
Phương pháp học không phải là cái gì quá cao siêu. Để có cách học tốt, bạn cần lắng
nghe cơ thể trước, bạn nên biết mình phù hợp với cách học như thế nào.

Ví dụ, có những bạn tiếp thu kiến thức rất tốt qua việc nhìn, có bạn thì nghe người
khác nói, có bạn phải thực hành hoặc có bạn thì học qua cách viết lại sẽ nhớ lâu hơn.

Phương pháp học nào phù hợp với bạn, hãy tìm hiểu ngay trước khi quá muộn nhé.

5.HỌC NHÓM
Tham gia học nhóm là cách cực tốt để bạn phát huy khả năng của bạn thân và khai
thác kiến thức vẫn đang tiềm ẩn cũng như tiếp thu những kiến thức từ người khác.
Việc trao đổi bài học với bạn bè chắc chắn sẽ giúp bạn rất nhiều trong việc hiểu bài
học.
Những buổi học nhóm cùng nhau trao đổi, tranh luận, cùng giải bài tập, đặt ra câu hỏi
cùng nhau giải quyết nếu các thành viên trong nhóm biết phát huy hết năng lực của
bản thân và hiểu lẫn nhau thì sẽ cùng nhau học tốt hơn và đạt kết quả tốt.

6.SẮP XẾP THỜI GIAN HỌC HỢP LÝ

Khi học không nên chỉ tập trung học một môn trong thời gian dài như thế sẽ không
hiệu quả, mà phải học 2 hoặc 3 môn trong khi học, đổi môn sẽ giúp chúngta tiếp thu
tốt hơn, thường là chèn một môn lí thuyết và một môn giải bài tập.

Mỗi khi học không nên học xuyên suốt mà phải thư giãn, ví dụ như học một giờ thư
giãn một lần như là nghe nhạc khoảng 15 phút, hay làm những gì mình thích… thư
giãn để đầu óc không căng thẳng, khi đó học sẽ tiếp thu tốt hơn.

Thời gian học nên đồng đều, không nên ngày thì học quá nhiều, ngày thì lại không học
gì, điều này khiến kiến thức mà bạn tiếp thu được sẽ không cánh mà bay.
7.TÌM HIỂU KIẾN THỨC BÊN LỀ, KIẾN THỨC XÃ HỘI.

Nếu bạn chỉ chăm chăm học kiến thức trong sách vở, chắc chắn bạn sẽ không thể giỏi.
Vì vậy, bạn cần tìm hiểu thêm thông tin bên ngoài có liên quan đến nội dung bạn đang
học. Thường xuyên cập nhật thông tin trên báo, đài, tivi, hoặc đọc sách tham khảo là
cách tốt để bạn tiếp thu thêm kiến thức xã hội.

Ngoài ra, chúng ta nên sắp xếp thời gian tham gia hoạt động phong trào, tình nguyện,
của nhà trường để cho rèn cho mình khả năng tự tin, tăng khả năng giao tiếp và các kĩ
năng mềm. Trong thời đại đất nước đang hội nhập thì không chỉ học kiến thức ở nhà
trường mà phải học thêm nhiều kiến thức khác như: học ngoại ngữ, tin học.

Phát triển bản thân một cách toàn diện, không chỉ kiến thức trong sách vở mà bạn cũng
cần thực hành kiến thức đó, sử dụng kiến thức đó một cách nhuần nhuyễn.

Mong rằng, những kinh nghiệm, phương pháp học ở đại học trên đây đã hỗ trợ phần
nào cho việc học của bạn và hãy nhớ: dù học bất cứ ngành gì bạn cũng cần có niềm
đam mê và hứng thú với nó.

Đăng ký tham gia Workshop chia sẻ về phương pháp học hiệu quả

You might also like