You are on page 1of 3

Tầm quang trọng của việc học

Học để được tôn trọng và kính nể

-Học tập là việc vô cùng quan trọng đối với mỗi người. Từ thời cha ông ta việc học
được xem là tiêu chí đánh giá một người. Người có học sẽ được tôn trọng, kính nể
trong xã hội. Ngày nay, việc học càng quan trọng hơn nữa vì những tiến bộ của thế
giới, đòi hỏi mỗi người chúng ta cần có một lượng kiến thức rộng lớn để có thể tồn
tại và phát triển.
Học để thành người và biết yêu thương

Việc học không chỉ là quá trình trau dồi kiến thức mà còn là quá trình học hỏi về
những vấn đề tình cảm, đạo đức, lối sống. Học tập là để tiếp thu, thấu hiểu những
chuẩn mực đạo đức, rèn luyện về nhân cách và lối sống.
Học cho tương lai tốt đẹp

Xã hội càng phát triển thì các bạn cần phải đẩy mạnh đầu tư vào việc học của
mình. Học phải nghiêm túc và nghiêm khắc với bản thân thì các bạn mới thật sự
tiến bộ. Việc học chưa bao giờ là dư thừa hay vô ích. Chỉ khi không học hành thì
bạn mới trở thành người vô dụng cho xã hội. Khi có sự cố gắng trong học tập thì
bạn sẽ nhận lại những kết quả xứng đáng và đạt được thành tích mà mình mong
muốn. Khi đó, bạn sẽ tìm thấy được niềm vui trong học tập và biết được rằng có cố
gắng thì mới có kết quả tốt đẹp.

Hãy luôn nhớ rằng: Thành công chỉ đến với người siêng năng, chăm chỉ chứ không
đến với kẻ lười biếng. Trong việc học cũng như vậy, hãy cố gắng hết mình thì
trong tương lai không xa các bạn sẽ nhận được thành công mà mình mong muốn.
Học cho thế hệ sau

Học tập là việc không chỉ quan trọng đối với phụ huynh mà nó còn được xã hội đặc
biệt quan tâm, phải biết được trách nhiệm của bản thân để không ngừng học để
phấn đấu cho cuộc sống tốt đẹp sau này. Do vậy hãy cố gắng chăm chỉ học tập, rèn
luyện cho bản thân để mang lại thành công trong tương lai ngay khi còn trẻ nhé!

*Rèn luyện trong môi trường học tập:

+Để rèn luyện tốt trong môi trường học tập thì chúng ta cần: rèn luyện thể chất, rèn
luyện kỹ năng tự học,rèn luyện lỹ năng giao tiếp, rèn luyện kỹ năng làm việc
nhóm…
*Giải pháp nâng cao “tinh thần say mê học tập” trong thực tế sinh viên hiện nay.

- Tổ chức tốt bài giảng và cách giảng bài


Thực ra thì cho đến nay giảng bài vẫn thịnh hành như một phương pháp để phổ
biến
kiến thức cho học sinh, sinh viên. Nó đã tỏ ra là một công cụ không dễ bỏ qua.
Giảng giải là
phương pháp tốt nhất để truyền đạt các kiến thức chung và thông tin, nhất là trong
điều kiện lớp đông như ở nước ta hiện nay. Vấn đề là phải cải tiến phương pháp
này để lôi cuốn được sự chú ý hơn của người học. Dù nội dung có như thế nào thì
một bài giảng tốt đều phải được bố cục tốt và giảng giải một cách rõ ràng. Để sinh
viên dễ tiếp thu thì giảng viên phải phác thảo, định rõ, nhắc lại những khái niệm
quan trọng nhất, có minh hoạ phù hợp và tóm tắt ngắn gọn. Kỹ năng trình bày là
rất quan trọng và giảng viên phải luôn nhớ hướng sự chú ý của học viên vào nội
dung bài chứ không phải vào người giảng.

- Tăng cường đặt câu hỏi và khuyến khích người học đưa ra câu hỏi
Giảng viên có thể tạo sự tham gia tích cực của học viên bằng cách đưa ra nhiều câu
hỏi và khuyến khích họ đặt câu hỏi. Câu hỏi là phần cốt lõi của một quá trình học.
Giảng viên yêu cầu các sinh viên đặt câu hỏi, chú ý lắng nghe và đồng thời giảng
viên cũng phải thường xuyên đặt câu hỏi để buộc mỗi sinh viên phải tích cực suy
nghĩ tìm ý trả lời.
Nếu giảng viên biết lắng nghe các ý kiến trả lời của sinh viên, có đánh giá kết quả
học tập thông qua hỏi và trả lời câu hỏi trên lớp thì người học sẽ có thêm “động
cơ” để học tập tích cực hơn trong quá trình học trên lớp.
- Dùng những phương tiện để hỗ trợ trực quan
Dùng những hình minh hoạ trực quan để làm cho bài giảng bớt trừu tượng và sau
thời gian nói liên tục phải có giờ giải lao. Để học được một vấn đề, nhiều người đòi
hỏi phải được nhìn tận mắt ngay cả khi vừa được nghe về nó. Do vậy, giảng viên
nên sử dụng các phương tiện như: biểu đồ, đồ thị, bảng, máy chiếu, băng video để
hỗ trợ giảng dạy. Tuy nhiên, nếu dùng các phương tiện nghe nhìn chỉ để thay phấn
viết bảng thôi thì hậu quả sẽ tiêu cực bởi vì thực chất đó vẫn là phương pháp thuyết
trình một chiều. Mục đích việc dùng các phương tiện nghe nhìn là làm cho bài
giảng sinh động hơn, tiết kiệm thời gian viết bảng để giành thời gian cho giảng
viên giải thích, cho sinh viên đặt câu hỏi và thảo luận

- Chuẩn bị các tài liệu bổ sung


Trước khi giảng bài, nhất là khi giảng viên sử dụng bài giảng PowerPoint, nên
phân
phát đề cương bài giảng cho sinh viên. Các tài liệu này giúp người học dễ theo dõi
những ý chính, tóm tắt nội dung, phát triển các ý và áp dụng chúng. Ngoài ra giảng
viên có thể phát hay giới thiệu nguồn tài liêu đọc thêm liên quan để sinh viên có
thể nghiên cứu sâu hơn về vấn đề đã được giảng trên lớp..

- Minh hoạ bài giảng bằng các ví dụ, tình huống hoặc sự việc cụ thể
Thay vì tập trung cung cấp khái niệm, kiến thức (yêu cầu học thuộc), giảng viên
cần lấy ví dụ giải thích/minh hoạ khái niệm. Sử dụng các ví dụ quen thuộc để minh
hoạ về các quy tắc, nguyên lý, định nghĩa, học thuyết để sinh viên có thể hiểu
được.

- Phản hồi nhanh chóng với sinh viên .

- Đặt kỳ vọng cao cho sinh viên.

- Tôn trọng tài năng và phương pháp học đa dạng của sinh viên.

You might also like