You are on page 1of 5

Họ và tên: PHẠM CÔNG VŨ – K11

Theo anh/chị, sinh viên thuộc khối ngành đào tạo của anh/chị cần tự
học những gì?Anh/chị hãy đề xuất biện pháp nâng cao năng lực tự
học cho sinh viên khối ngành mình đang giảng dạy?
Trả lời:
Bản thân em là một người giáo viên, giảng viên bộ môn giáo dục quốc
phòng và an ninh theo được biết thì hiện nay môn học GDQP và AN
là môn học bao gồm kiến thức khoa học xã hội, nhân văn, khoa học tự
nhiên và khoa học kĩ thuật quân sự và thuộc nhóm các môn học
chung, cung cấp cho người học nhiều lý luận và các thực tiển bổ ích,
có tỉ lệ lý thuyết chiếm trên 70% chương trình môn học. Môn học
GDQP và AN hiện đang được giảng dạy ở tất cả nhà trường từ bậc
phổ thông cho đến đại học, cùng với sự quan tâm, chỉ đạo của Đảng,
nhà nước trong công tác GDQP và AN cho sinh viên cho thấy môn
học có vị trí, vai trò khá quan trọng, là điều kiện cho thế hệ trẻ tu
dưỡng phẩm chất đạo đức và rèn luyện năng lực thực tế, là một giải
pháp hiệu quả, có tác động rất lớn đối với sự thành công trong quá
trình thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược của đất nước đó là:
Xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Giáo dục
quốc phòng - an ninh cho học sinh, sinh viên là một trong những
nhiệm vụ quan trọng góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện.
Nhưng do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan từ hai phía
người dạy, người học, chất lượng dạy và học môn GDQP và AN trong
nhà trường hiện nay còn bị xem nhẹ, chưa được đầu tư đúng mức, nên
không thể phát huy hết nhiệm vụ, chức năng đối với xã hội.
Do đó theo em nghĩ với môn học này của em sinh viên cần phải tự
học những vấn đề sau:
Ngoài những kiến thức học trên lớp các em cần tự học các tự học các
kiến thức trên các phương tiện thông tin đại chúng ví dụ như tình hình
quốc phòng an ninh của nước ta trên các báo đài, chương trình thời
sự..
Các tài liệu liên quan đến môn học trong thư viện ví dụ các tài liệu
lịch sử chiến tranh Việt Nam, văn kiện đại hội của Đảng,..
Ngoài ra các môn thực hành các em có thể tự ôn luyện tập ví dụ các
thao tác băng bó vết thương trong chiến tranh đây hoàn toàn là những
kiến thức thực tế nên rất bổ ích cho các em.
Các em còn được tự rèn luyện những kĩ năng mềm trong cuộc sống
như: kĩ năng xử lí tình huống khi gặp hỏa hoạn, kĩ năng cấp cứu ban
đầu tai nạn thông thường, cách xử lí, băng bó vết thương, cách ăn
uống, sinh hoạt theo kế hoạch, cách sử dụng thời gian không lãng phí,
sống tự lập,… Một hai ngày đầu các em còn bỡ ngỡ, rụt rè nhưng
ngay sau đó các em đã hòa nhập với điều kiện học tập và rèn luyện
mới. Những kĩ năng mềm học được sẽ giúp các em vững tin hơn vào
bản thân trong cuộc sống, phục vụ tốt hơn nhiệm vụ học tập khi quay
trở lại trường.
Để nâng cao được năng lực tự học với bộ môn của em, SV cần
phải rèn luyện một số kỹ năng sau:
- Kỹ năng chuẩn bị bài: Hoạt động chuẩn bị bài học ở nhà vô
cùng quan trọng, quyết định không nhỏ đến chất lượng học tập, trước
hết phải đọc và nghiên cứu tài liệu trước khi lên lớp nghe giảng (đọc
chiếm 10% tiếp thu nội dung bài), những nội dung chưa hiểu hoặc
hiểu chưa sâu cần đánh dấu lại và đặt ra những câu hỏi để giáo viên
giải đáp.
- Kỹ năng nghe giảng: Nghe GV giảng bài là một trong những
hoạt động cơ bản của quá trình học tập trên lớp. Vì vậy phải ttaajp
trung cao (ý thức, chú ý, trí nhớ, các giác quan…), cố gắng không
phân tán tư tưởng; không được vừa nghe vừa xem giáo trình khi giáo
viên đang giảng; không được làm việc riêng; không nghĩ đến những
việc không liên quan đến bài giảng; không được tỏ thái độ khó chịu,
dị ứng với giáo viên khi bài giảng không hay, không đầy đủ.
- Kỹ năng ghi chép: Muốn ghi chép tốt SV cần chú ý kết hợp
nhiều giác quan (mắt, tai, tay …), tập trung nghe, hiểu vấn đề rồi tốc
ký theo ý hiểu của mình; ghi theo dàn ý của GV và thêm dàn ý của
mình; ghi bằng những ký hiệu, viết tắt riêng; tập trung vào những nội
dung chính, những điểm quan trọng nhất mà GV thường nhấn mạnh
qua ngữ điệu, qua việc nhắc lại nhiều lần; chú ý đến các bảng tóm tắt,
các sơ đồ và các tài liệu trực quan khác mà GV đã giới thiệu. Lưu ý
khi ghi: Chính xác, đầy đủ các định nghĩa, định luật, quy luật, công
thức, khái niệm; ghi theo trình tự có tính logic để dễ hiễu, dễ nhớ;chỗ
nào không ghi kịp thì bỏ trống để bổ sung sau.
- Kỹ năng tương tác trong quá trình học: SV cần chuẩn bị kỹ và
đặt ra nhiều câu hỏi để tương tác với GV, thúc đẩy động lực học tập
của người học.
- Kỹ năng làm việc theo nhóm: Khi trở thành sinh viên, có rất
nhiều cơ hội để rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm, thông qua các bài
tập hay đề tài trên lớp. Đây là cơ hội rất tốt cho sinh viên được học
hỏi rèn luyện và cọ xát, tuy nhiên, để làm việc nhóm hiệu quả, cần lưu
ý: Trau dồi kỹ năng và rèn luyện tinh thần tự chủ trong học tập; chủ
động và tích cực để hấp thụ được tối đa sự truyền đạt, hướng dẫn của
giảng viên; sinh viên cần phải thay đổi lại cách tư duy, cách suy nghĩ
trong học tập. Để làm được điều đó thì cần có sự nhìn nhận, đóng góp
ý kiến thẳng thắn của nhóm trưởng, các thành viên tích cực ở trong
nhóm; mọi thành viên trong nhóm cần phải có một sự tôn trọng khi ai
đó trình bày quan điểm, ý kiến; giữa các thành viên với nhau nên có
sự động viên, sự khen ngợi khi ai đó làm được gì hay, kể cả các bạn
đóng góp ít thì cũng tìm cách khen ngợi khích lệ nhau. 
- Kỹ năng khái quát hoá, hệ thống hoá kiến thức: Khái quát hoá,
hệ thống hoá kiến thức là một trong các biện pháp, thao tác tư duy
logic quan trọng, đạt hiệu quả cao trong học tập và nghiên cứu. Nó có
tác dụng làm phong phú thêm kiến thức đã học bằng một tư tưởng
mới, xem  xét các vấn đề đã học dưới góc độ mới. Giúp người học
không chỉ củng cố những điều đã học mà còn có thể sắp xếp chúng
thành hệ thống chặt chẽ và lý giải được ý nghĩa sâu xa của kiến thức.
Bởi vậy rèn luyện kĩ năng hệ thống hóa trong tự học có vị trí quan
trọng trong phát triển năng lực tư duy cho người học. Một số kỹ năng
khái quát hoá, hệ thống hoá kiến thức: Xác định nhiệm vụ học tập;
phân tích, xác định nội dung kiến thức cần hệ thống hóa; xác định mối
liên hệ giữa các kiến thức; hoàn thiện sơ đồ,bảng hệ thống hóa kiến
thức.
Thực tế giảng dạy cho thấy dù giáo viên có dạy giỏi, có kiến
thức sâu rộng và trình độ nghiệp vụ vững vàng đến mấy, nếu sinh
viên (SV) không chịu khó học tập, đào sâu nghiên cứu, mở rộng thêm
kiến thức bằng cách học tập độc lập thì chất lượng học tập cũng
không thể cao. Trong điều kiện học tập ở nhà trường như nhau nhưng
kết quả học tập của sinh viên khác nhau rõ rệt, điều đó phần lớn là do
kỹ năng tự học của mỗi sinh viên. Một số kỹ năng tự học cần thiết cho
sinh viên
- Kỹ năng xây dựng kế hoạch: Lập kế hoạch tự học là việc xây
dựng kế hoạch cho những hoạt động cụ thể nhằm thực hiện được các
nhiệm vụ mà mục tiêu đề ra. Mỗi cá nhân khi xây dựng kế hoạch học
tập cụ thể cần phải hiểu rõ mục tiêu và tính toán những bước đi thích
hợp. Khi lập kế hoạch cần phải suy nghĩ về những gì sẽ làm, chuẩn bị
tốt nhất để đạt được hiệu quả học tập cao và phải đặt câu hỏi là tại sao
chúng ta phải làm như thế. Hiện nay, đa số sinh viên thực hiện các
nhiệm vụ học tập còn mang tính tùy tiện, gặp đâu học đó, chưa hình
dung được toàn bộ công việc mình đang và sẽ làm như thế nào. Trong
khi đó một khối lượng công việc lớn mà sinh viên phải hoàn thành lại
chỉ thực hiện trong một thời gian hạn chế. Vì vậy, người học cần phải
sử dụng thời gian một cách tiết kiệm và hiệu quả, bằng cách phân
phối công việc một cách khoa học, đặc biệt chú ý đến thời gian tự
học. Khi xây dựng kế hoạch sinh viên cần nắm vững một số yêu cầu
sau: Xác định đầy đủ các công việc cần làm; xác định yêu cầu của
từng công việc; phân phối thời gian hợp lý cho từng công việc; sắp
xếp các công việc một cách hợp lý; nắm được yêu cầu của kế hoạch.
- Kỹ năng tìm kiếm tài nguyên học tập: Muốn nâng cao kĩ năng
bản thân, ngoài những bài giảng của giảng viên, còn có thể tìm kiếm,
đào sâu những kiến thức từ sách, tạp chí, trang web… Đặc biệt, trong
thời đại internet bùng nổ hiện nay, có rất nhiều nguồn tài liệu phong
phú.
Tuy nhiên, trước quá nhiều thông tin trên mạng internet hiện nay,
không phải ai cũng có kỹ năng tìm kiếm tài liệu nhanh và chính xác.
Vì thế, cũng cần rèn luyện cho mình kỹ năng chọn lọc thông tin.
- Kỹ năng đọc sách và tài liệu tham khảo: Để việc đọc sách có
chất lượng và hiệu quả, cần đọc theo một quy trình nhất định, nếu
không chúng ta sẽ mất thời gian mà không thu được nhiều kết quả và
không lưu giữ được những thông tin cần thiết. Vì vậy việc đọc sách
cần được thực hiện nghiêm túc và tuân theo các yêu cầu sau: Đọc có
suy nghĩ; đọc có hệ thống; đọc có chọn lọc; đọc có ghi nhớ.

You might also like