You are on page 1of 66

BÀI GIẢNG HỌC PHẦN

“NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TỰ HỌC”

Đào Thị Oanh-Viện NCSP

A/ ĐẶT VẤN ĐỀ
Giảng viên được xem là người định hướng, tổ chứcđể sinh viên lĩnh hội kiến
thức, kĩ năng nghề nghiệp. Để công việc giảng dạy có hiệu quả, giảng viên
phải có hiểu biết vừa rộng vừa sâu về những gì liên quan đến lĩnh vực chuyên
môn. Người giảng viên đích thực luôn tìm kiếm cách thức cập nhật càng
nhiều càng tốt những gì đang được phổ biến về môn học của họ nhằm giữ cho
môn học luôn mới, đồng thời phát triển khả năng dạy học của mình. Nhu cầu
liên tục học hỏi còn liên quan đến chính bản chất của việc học tập. Bởi tri
thức là cái không ngừng phát triển, những điều biết hôm nay không bao giờ
giống với điều sẽ được biết ngày mai. Cho nên, để nắm, sở hữu tri thức, người
ta luôn phải vật lộn để làm cho những điều đã biết luôn được cập nhật, đồng
thời còn phải biết trình bày chúng cho học sinh của mình. Việc chủ động học
tập tạo ra ở người giáo viên sự tự tin suy nghĩ một cách độc lập, và dưới con
mắt của các chuyên gia về học tập thì đây được xem là bước chuyển tiếp
mang tính chuyên nghiệp của một người giáo viên bởi “đó là khi một thế giới
mới được mở ra, một quyền lực mới đạt được và một người giáo viên mới
được sinh ra – một giáo viên có thể độc lập xác định được điều gì là tốt nhất
cho học sinh của mình”. Các nghiên cứu cho thấy, những giảng viên được
nhiều sinh viên nhớ đến nhất và nhớ lâu nhất là những người nắm vững môn
học của mình, dạy môn học đó với sự nghiêm túc và tình yêu to lớn, tự tin
trong sự hiểu biết của họ, vui sướng khi hiểu được một điều mới mẻ. Đó là
những người thường xuyên có mặt tại bàn đọc sách của thư viện, băn khoăn
về kết quả của một thử nghiệm, chia sẻ suy nghĩ về lời bình của một cuốn
sách, khám phá ra ý nghĩa của một bức tranh, nói về quá trình học hỏi với sự
chân thành...Đồng thời chia sẻ với sinh viên của mình để giúp họ biết cách tự
học thông qua kinh nghiệm bản thân. Những niềm vui sướng giản dị đó chính
là những điều mà mỗi người học cần ở người thầy của họ. Bằng cách đó,
sinh viên có thể sẵn sàng đáp ứng những yêu cầu của việc học tập từ phía
giảng viên, và lại tiếp tục thúc đẩy giảng viên trên con đường tự học hỏi.
B/ THÔNG TIN CHUNG VỀ HỌC PHẦN

Học phần “Nâng cao chất lượng tự học” cung cấp cho học viên một số
kiến thức cơ bản về cơ sở tâm sinh lí của hoạt động tự học, một số cách rèn
luyện kĩ năng tự học. Trên cơ sở đó gợi ý để học viên vận dụng vào quá trình
tự học của bản thân và hướng dẫn học sinh, sinh viên tự học một cách hiệu
quả, như: Xác định mục tiêu tự học hiệu quả; Lập kế hoạch tự học phù hợp,
khả thi;Nghiên cứu tài liệu học tập;Tự giải quyết các vấn đề học tập với tư
cách là một hoạt động tự học.

C/ MỤC TIÊU HỌC PHẦN


Saukhihọcxonghọcphầnnày, họcviêncó thể:
- Cập nhật, vận dụng những kiến thức, kĩ năng vào nâng cao chất lượng tự
học của bản thân, qua đó nâng cao hiệu quả giảng dạy;
- Hướng dẫn cho sinh viên của mình những kĩ năng tựhọc hiệuquả;
- Sáng tạo ra những cách thức tự học mới phù hợp, hiệu quả với bản thân
và với sinh viên của mình.
D/ NỘI DUNG HỌC PHẦN
Chương 1: Hoạt động học tập và kĩ năng tự học
1.1.Bản chất của hoạt động học tập
1.2.Cơ sở tâm sinh lí của hoạt động học tập
1.2.1. Cơ sở sinh lí của hoạt động tự học
1.2.2. Cơ sở tâm lí của hoạt động tự học
1.3. Kĩ năng tự học
1.3.1. Tự học là gì?
1.3.2.Kĩ năng tổ chức bản thân
1.3.3.Kĩ năng tổ chức việctự học
1.3.4.Kĩ năng tổ chức môi trường tự học tối ưu
Câu hỏi và bài tập thực hành chương 1
Chương 2: Kĩ năng lập kế hoạch tự học hiệu quả
2.1. Xác định mục tiêu tự học
2.1.1. Ý nghiã của việc xác định mục tiêu
2.2.2. Các bước xác định mục tiêu hiệu quả
2.2. Lập kế hoạch tự học hiệu quả
2.2.1. Xác định những việc ưu tiên cho những thời điểm thích hợp
2.2.2. Lập thời gian biểu
2.3. Sử dụng thời gian vào tự học
2.3.1. Đối phó với sự trì hoãn
2.3.2. Quản lí thời gian hiệu quả
2.4. Kiểm tra và điều chỉnh kế hoạch tự học
2.4.1. Kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch tự học
2.4.2. Điều chỉnh kế hoạch tự học
Câu hỏi và bài tập thực hành chương 2
Chương 3: Kĩ năng nghiên cứu tài liệu học tập
3.1. Phương pháp đọc sách hiệu quả
3.1.1. Thói quen làm giảm hiệu quả đọc sách
3.1.2. Kĩ năng đọc sách hiệu quả
3.2. Phương pháp ghi chú hiệu quả
3.2.1. Phương pháp ghi chú truyền thống
3.2.2. Bản đồ tư duy – công cụ ghi chú tối ưu
3.3. Lưu giữ và khai thác tài liệu học tập
3.3.1. Sử dụng túi hồ sơ
3.3.2. Sử dụng CNTT
Câu hỏi và bài tập thực hành chương 3
Chương 4: Kĩ năng tự giải quyết vấn đề
4.1. Bản chất của tự giải quyết vấn đề
“Tự học” và “Nghiên cứu khoa học”
4.1.1. “Tự học” và “Nghiên cứu khoa học”
4.1.2.Chu trình tự học ở người lớn – quá trình tự giải quyết vấn đề
4.2. Một số phương pháp tự học tích cực
4.2.1. Học qua lỗi
4.2.2.Học qua tham gia nghiên cứu khoa học
4.2.3. Học nhóm
4.3. Rèn luyện phương pháp tự học phải trở thành một mục tiêu học tập của
học sinh, sinh viên
Câu hỏi và bài tập thực hành chương 4

E/ ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT BÀI GIẢNG


CHƯƠNG 1: HỌAT ĐỘNG HỌC TẬP VÀ KĨ NĂNG TỰ HỌC
1.1.Bản chất của hoạt động học tập
Học tập theo phương pháp nhà trường là một dạng hoạt động nhận thức, là
một dạng hoạt động tinh thần/tâm lí, nhằm lĩnh hội kinh nghiệm xã hội – lịch
sử nói chung, tri thức, kĩ năng, kĩ xảo nói riêng, chuẩn bị để học sinh trở
thành chủ thể thực sự của hoạt động lao động. Nó không làm biến đổi các vật
thể thực, quan hệ thực, mà nó phản ánh sự vật, quan hệ…mang lại cho chủ thể
các hình ảnh, tri thức về sự vật và quan hệ đó. Bằng hoạt động nhận thức, con
người phân tích, tổng hợp, khái quát, ghi nhớ các hình ảnh ấy. Và nếu có thực
hiện một sự biến đổi nào đó, thì chính là biến đổi các hình ảnh này (biến đổi
sự vật trong biểu tượng), đổi mới tư duy, chuẩn bị cho biến đổi thực tế. Hoạt
động nhận thức chuẩn bị cho hoạt động lao động.
Là một hoạt động đặc thù của con người, hoạt động học tập có đầy đủ các
đặc điểm cơ bản của hoạt động con người, đó là:
a/ Bao giờ cũng có đối tượng: là các tri thức, kĩ năng, kĩ xảo…
b/ Bao giờ cũng do chủ thể tiến hành: là học sinh.
Nói đến tính chủ thể là muốn bao hàm trong đó tính tích cực, khả năng làm
chủ bản thân. Tất nhiên, để chủ thể thực hiện hoạt động, cần có các điều kiện
khách quan tương ứng (điều kiện xã hội và công cụ/phương tiện phù hợp).
Tính chủ thể thể hiện ở chỗ: mỗi học sinh phải tự mình bắt não làm việc, biến
vốn kinh nghiệm xã hội - lịch sử của loài người thành phẩm chất, năng lực
hoạt động của cá nhân mình;
c/ Bao giờ cũng được vận hành theo nguyên tắc gián tiếp: thông qua bộ máy
công cụ lao động giữ vai trò trung gian giữa chủ thể lao động và đối tượng lao
động, gồm: công cụ kĩ thuật (tri thức về kĩ thuật, máy móc, kĩ năng công
nghệ) và công cụ tâm lí (tiếng nói, chữ viết, con số, kí hiệu, hình ảnh…). Cá
nhân học sinh dùng bộ máy công cụ này để điều khiển hoạt động học tập của
mình;
d/ Bao giờ cũng có mục đích xác định: đó là để lĩnh hội tri thức, kĩ năng, kĩ
xảo, nhằm thỏa mãn nhu cầu nhận thức, hình thành các năng lực chuẩn bị
hành trang bước vào cuộc sống;
e/Có bản chất xã hội – lịch sử: hoạt động học tập vận hành trong các mối
quan hệ xã hội. Các quan hệ này chứa đựng nội dung lịch sử do các thế hệ
trước để lại, đồng thời cũng là các quan hệ đang diễn ra trong môi trường
sống của cá nhân học sinh. Ngoài ra, còn có mối quan hệ với thế hệ sau –
trách nhiệm tương lai. Hoạt động học tập của học sinh trong nhà trường do
thầy và trò là chủ thể cùng nhau tiến hành, tức là do một tập thể/nhóm cùng
thực hiện;
f/Có cơ sở tự nhiên (“vật chất”) là bộ não và hoạt động thần kinh cấp cao
của não: là một hoạt động trí óc/tâm lí, học tập là quá trình tiêu hao năng
lượng thần kinh, quá trình huy động các chức năng của não, của các giác
quan…Hoạt động thần kinh cấp cao của não là cơ sở sinh lí thần kinh của
hoạt động tâm lí, trong đó có học tập.
g/ Là một hoạt động mang tính xã hội, có tính tương tác cao: quá trình học
tập diễn ra và được thực hiện trong các mối quan hệ người – người đa dạng,
phong phú.
Những đặc điểm nêu trên cho thấy, để thực hiện hoạt động học tập theo
phương pháp nhà trường, học sinh cần đáp ứng các yêu cầu nhất định về phát
triển mặt sinh lí, tâm lí, xã hội. Hay nói cách khác, con người ở mỗi giai đoạn
phát triển khác nhau sẽ tổ chức thực hiện hoạt động học tập một cách khác
nhau. Điều này gợi ý để các nhà sư phạm có những cách thức tác động phù
hợp với người học.
1.2. Cơ sở tâm sinh lí của hoạt động tự học
1.2.1. Cơ sở sinh lí của hoạt động tự học
Như trên đã nói, học tập là một dạng hoạt động lao động đặc biệt của con
người. Hoạt động tâm lí phức tạp này có cơ sở tâm sinh lí của nó và vận hành
theo những quy luật riêng của một hoạt động trí óc. Chính vì vậy, để tổ chức
tự học có kết quả cần phải có hiểu biết về những yếu tố đó để vận dụng chúng
vào quá trình tự học. Học tập trước hết là một hoạt động lao động, vì vậy nó
có bản chất sinh lí học của bất cứ một hoạt động lao động nào ở con người.
Đó là sự vận hành các chức năng của cơ thể con người, về thực chất là sự tiêu
hao năng lượng thần kinh, năng lượng cơ bắp, là sự huy động các chức năng
của não, của các cơ quan cảm giác…Hiểu bản chất sinh lí học của lao động sẽ
giúp hiểu rõ hơn về bản chất tâm lí của lao động, bởi cái tâm lí trong lao động
không thể tách rời và cô lập với cái sinh lí.
Xét từ góc độ của khoa học Tổ chức lao động thì bất cứ một hệ thống lao
động nào (dù là chân tay hay trí óc) cũng bao gồm 3 thành tố là: 1/ Con người
với tư cách là chủ thể của lao động; 2/ Máy móc với tư cách là công
cụ/phương tiện lao động; 3/ Môi trường nơi diễn ra hoạt động lao động (bao
gồm môi trường vật lí vi mô và môi trường xã hội). Để hoạt động lao động có
hiệu quả, cần làm cho các yếu tố này thích ứng với nhau một cách tốt nhất,
tức là, phải có sự tổ chức chúng một cách hợp lí để tối ưu hóa mối quan hệ
giữa các thành tố với nhau. Điều này cũng hoàn toàn đúng với hoạt động tổ
chức tự học. Trong hệ thống này, con người là thành tố quan trọng nhất vì
thực hiện hoạt động lao động, đồng thời tạo ra máy móc và môi trường lao
động để tạo ra các giá trị xã hội. Nếu xem xét thêm có thể thấy rõ yếu tố
người đồng nghĩa với yếu tố tâm lí. Công nhận sự có mặt của yếu tố này là
phải tính đến vai trò và tầm quan trọng của nó. Các yếu tố tâm lí hợp lại trở
thành công cụ tâm lí cùng với công cụ lao động giúp con người thực hiện hoạt
động phù hợp với mục đích đặt ra.
* Bộ não con người – cơ sở sinh lí thần kinh của tổ chức tự học.
Trong quá trình tiến hóa, bộ não con người phát triển ở các giai đoạn khác
nhau đi từ phần nguyên thủy nhất (“não bò sát”) cho đến phần cao cấp nhất
(“đại não”). Mỗi phần có hoạt động tương đối khác biệt, song trong hoạt động
học tập của con người thì tất cả chúng đều cùng tham gia ở mức độ khác
nhau, trong đó vỏ não (não cấp cao) nằm ở lớp ngoài cùng và cao nhất của bộ
não là bộ phận quan trọng của hoạt động tư duy (giúp hình thành khả năng
suy luận, đặt mục tiêu và lập kế hoạch, phát triển ngôn ngữ, lĩnh hội những
khái niệm trừu tượng).
Hoạt động thần kinh cấp cao của não là cơ sở sinh lí thần kinh của các hiện
tượng tâm lí, trong đó có học tập. Đó là hoạt động đảm bảo quan hệ phức tạp,
chính xác và tinh vi của toàn bộ cơ thể đối với thế giới bên ngoài. Hoạt động
này do các bán cầu đại não thực hiện. Các nhà khoa học nghiên cứu thấy,
trong não có sự phân công chặt chẽ giữa các vùng trên vỏ não, theo nghĩa mỗi
vùng là cơ sở vật chất của một hiện tượng tâm lí tương ứng. Nguyên tắc
“phân công” này lại kết hợp với nguyên tắc “liên kết” rất nhịp nhàng, theo
nghĩa: mỗi hoạt động tâm lí có cơ sở vật chất là một hoặc một vài hệ thống
chức năng. Các hệ thống chức năng này được thực hiện bởi nhiều tế bào não
từ các khối chức năng cơ bản của toàn bộ não tham gia.
a/Khối năng lượng đảm bảo điều hành trương lực vỏ não và trạng thái
thức tỉnh. Để đảm bảo các quá trình tâm lí diễn ra một cách đầy đủ, con
người phải ở trong trạng thái thức tỉnh tối ưu. Tương tự, để thực thi một hoạt
động có tổ chức, có mục đích, cần phải đảm bảo trương lực tối ưu của vỏ não.
Khối này được cấu trúc theo dạng lưới thần kinh “không chuyên biệt” thực
hiện chức năng của mình bằng con đường thay đổi trạng thái lan tỏa dần.
Khối chức năng thứ nhất chủ yếu nằm trong khuôn khổ của thân não, của các
tổ chức gian não và các phần giữa của vỏ não mới. Bộ máy cho phép điều
chỉnh trạng thái này tương ứng với từng nhiệm vụ được đặt ra trước cơ thể.
Đối với hoạt động tổ chức tự học, vai trò của khối chức năng này là tổ chức
hoạt hóa việc học, tức là quá trình tạo động cơ của việc học, bởi vì não phải
được hoạt hóa, đảm bảo trương lực vỏ não ở mức độ nhất định thì hoạt động
học tập mới được bắt đầu theo đúng nghĩa.
b/ Khối tiếp nhận, xử lí, lưu giữ thông tin. Khối này phân bố ở phía sau bán
cầu não và bao gồm các vùng thị giác (chẩm), thính giác (thái dương), cảm
giác chung (đỉnh) của vỏ và các cấu trúc dưới vỏ. Bộ máy của khối chức năng
này đều có cấu trúc thứ bậc, bao gồm vùng cấp I (phóng chiếu) là nơi tiếp
nhận thông tin và phân tích chúng thành các yếu tố cấu thành nhỏ nhất, vùng
não cấp II (phóng chiếu, liên hợp) là nơi mã hóa (tổng hợp) các yếu tố cấu
thành, vùng não cấp III (“vùng mở”) là nơi đảm bảo hoạt động đồng thời của
nhiều hệ cơ quan phân tích, đưa ra các biểu tượng dựa trên các hình thức tổ
hợp của hoạt động nhận thức. Trong hoạt động tổ chức tự học thì khối chức
năng này đảm bảo việc thực hiện tự học của chủ thể, qua đây có thể biết rõ
cách học của học sinh là ở mức độ tái hiện hay sáng tạo.
c/ Khối lập trình, điều khiển và kiểm soát các hình thức hoạt động phức
tạp. Một khía cạnh khác của đời sống tâm lí con người là sự tổ chức hoạt
động tâm lí có ý thức. Đó là quá trình con người lên kế hoạch, chương trình
hành động; theo dõi việc thực hiện để điều chỉnh hành vi tương ứng với kế
hoạch hoặc chương trình đã đề ra; kiểm tra hoạt động của bản thân bằng cách
so sánh kết quả hành động với mục đích ban đầu và chỉnh sửa những sai sót
nếu có. Phục vụ cho các công việc này là bộ máy khối chức năng thứ ba của
não – khối lập trình, điều khiển và kiểm soát diễn biến của hành động đang
diễn ra. Các bộ phận của khối chức năng thứ ba này nằm ở phần phía trước
bán cầu não.
Có thể nói, trong việc tổ chức tự học nhất thiết phải có sự tham gia của cả
3 khối chức năng nói trên của não, đồng thời việc tổ chức tự học thực sự phải
bao gồm các hành động nêu trên. Như vậy, tổ chức tự học được bắt đầu trước
hết bằng việc tổ chức vận hành não.
Bộ não có hàng tỉ tế bào. Riêng vỏ não có hơn 100 tỉ tế bào hoạt động,
được gọi là các nơ ron. Bản thân mỗi nơ ron đều có sức mạnh lớn hơn hầu hết
các máy tính trên hành tinh này. Tuy nhiên, không phải số lượng nơ ron này
quyết định trí thông minh mà chính là các kết nối giữa chúng.Mỗi nơ ron có
khả năng tạo ra 20 nghìn mối liên kết với các nơ ron khác. Khi cá nhân hoạt
động (nhìn, lắng nghe, làm một việc gì đó có chủ định), não bộ sẽ được kích
thích và tạo ra những mối liên kết giữa các nơ ron, giúp con người trở nên
thông minh. Do vậy, để học tập tốt cần rèn luyện bộ não thường xuyên theo
cách làm những việc đòi hỏi một mức độ khó khăn nhất định. Quá trình suy
nghĩ kích thích não bộ tạo ra nhiều kết nối thần kinh vì vậy, cảm giác ”Khó
hiểu” là một cảm giác tốt bởi khi đó, bộ não phải đối mặt với một việc vượt ra
ngoài khả năng của nó, khi đó, buộc cá nhân phải suy nghĩ để cố gắng hiểu
vấn đề. Các chuyên gia khuyên rằng, nếu chúng ta không thành thạo việc gì
thì hãy thực hiên việc đó nhiều hơn. Họ cũng đưa ra lời khuyên về những
cách thức để kích thích não bộ phát triển, đồng thời, những cách cần tránh vì
làm cản trở sự phát triển của não bộ.
*Hai bán cầu não: Bên trong vỏ não có sự phân chia công việc riêng biệt.
Các chức năng chủ yếu của não cấp cao như suy luận logic, diễn thuyết, phân
tích không gian, mỗi thứ cơ bản tập trung vào một lĩnh vực riêng biệt. Sự
phân chia quan trọng nhất là phân chia đơn giản giữa hai bán cầu não do
Roger Sperry và Robert Ornstein nghiên cứu đưa ra và đã giành giải Nobel
cho thành tựu của họ trong lĩnh vực nghiên cứu này. Nhờ đó mà ngày nay
chúng ta biết được mỗi bên của vỏ não chủ yếu đảm nhận các loại hình tư duy
đặc trưng khác nhau.
Não trái đảm nhận:
- Phân tích và lập luận logic
- Những sự việc xẩy ra liên tiếp
- Các con số và khả năng toán học
- Các khả năng ngôn ngữ và từ vựng
- Lối suy nghĩ tuyến tính
- Suy nghĩ lí trí và kinh nghiệm
Não phải đảm nhận:
- Sáng tạo
- Khả năng trực giác
- Sự cảm thụ âm nhạc
- Sự tưởng tượng và ngủ mơ vào ban ngày
- Lối suy nghĩ ngẫu nhiên, lộn xộn
- Cảm thụ nghệ thuật (màu sắc, hoa văn, nhận thức không gian).
Tuy có sự phân chia như vậy, song hoạt động của bộ não tinh vi hơn thế rất
nhiều. Một bên thống lĩnh hơn 90% vỏ não so với bên kia, nhưng bên yếu hơn
cũng rất linh hoạt với khả năng tiếp thu không hề thua kém.
*Các cách kích thích não bộ:
Điều khiển sóng não:
Có 4 loại sóng não tương ứng với 4 trạng thái tư duy cơ bản của đời sống con
người.
- Sóng Beta: ”Tỉnh táo và hoạt động” (giao tiếp, lái xe, phân tích, lập kế
hoạch), làm các công việc hàng ngày. Trạng thái này tốt nhưng không phải là
trạng thái tốt nhất cho việc học;
- Sóng Theta: Khi định gác lại công việc để đi ngủ hoặc trạng thái khi ”suy
tưởng sâu xa” nào đó;
- Sóng Delta: Sóng chậm nhất, khi chúng ta đang ngủ sâu;
- Sóng Alpha: trạng thái thư giãn thật sự sau khi được nghỉ ngơi, hay ”Suy
ngẫm tỉnh táo”. Có một chút căng thẳng, và là trạng thái thuận lợi nhất để học
tập.
Cách thúc đẩy bộ não hoạt động:
- Nghe một loại nhạc cổ điển (Ba Rốc);
- Liên tục đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi;
- Hàng ngày cố gắng giải đáp các câu hỏi mới mẻ, phức tạp;
- Học hỏi kiến thức mới ở bên ngoài sách giáo khoa;
- Cố gắng tìm lời giải đáp cho các chủ đề hoặc nội dung học tập khó;
- Hiểu rõ rằng: Khó hiểu và mắc lỗi trong học tập là cách để trở nên học
giỏi hơn.
Các cách cản trở sự phát triển não bộ:
-Bỏ qua những nội dung khó, phức tạp;
-Không dám đặt câu hỏi khi chưa hoàn toàn hiểu vấn đề;
-Trả lời ”Không biết” và không cảm thấy bận tâm về câu trả lời đó;
- Chỉ đọc những vấn đề dễ tiếp thu;
- Chép bài của bạn;
- Không dám phát biểu trong giờ học.
1.1.2. Cơ sở tâm lí của hoạt động tự học
* Chú ý – điều kiện của tự học:
“Chú ý” là sự tập trung ý thức vào một đối tượng, sự vật nào đó để định
hướng hoạt động, đảm bảo điều kiện thần kinh - tâm lí cần thiết cho hoạt động
tiến hành có kết quả. Học tập là một hoạt động đòi hỏi tập trung cao độ trong
những khoảng thời gian dài vào những kiến thức mới và làm việc với kiến
thức đó để nó trở thành một phần vĩnh viễn trong trí nhớ dài hạn. Như vậy,
muốn tổ chức việc học tập, cá nhân phải biết làm chủ chú ý của mình (chú ý
có chủ định): biết hướng chú ý của mình tới những đối tượng học tập (sức tập
trung chú ý - khối lượng chú ý); có khả năng tập trung lâu dài vào đối tượng
học tập (sự bền vững của chú ý); có khả năng di chuyển sự tập trung từ đối
tượng này sang đối tượng khác (sự di chuyển chú ý). Điều này cho thấy,
không phải ngẫu nhiên mà các chuyên gia về phương pháp học tập khẳng
định rằng “tập trung là kĩ năng học tập siêu việt số 1”. Biết tập trung tối đa và
lâu dài vào việc học tập, biết tập trung đúng mức vào các đối tượng học tập
không phải là việc dễ dàng, mà đòi hỏi một trình độ phát triển nhất định về
mặt tâm lí ở cá nhân. Chú ý phát triển theo hoạt động của chủ thể. Trong công
tác sư phạm cần lưu ý đến đặc điểm lứa tuổi của chú ý cũng như đặc điểm chú
ý của từng cá nhân học sinh.
* Trí nhớ - chìa khóa của tự học:
Trí nhớ là một điều kiện của sự chuyển hóa từ nhận thức cảm tính lên nhận
thức lí tính, đồng thời là một thành phần tạo nên nhân cách, có vai trò quan
trọng đối với hoạt động sống nói chung và hoạt động học tập nói riêng. Trí
nhớ được hiểu là quá trình ghi lại (tạo vết), giữ lại (củng cố vết) và làm xuất
hiện lại (tái hiện-từ những dấu vết làm sống lại những hình ảnh) những gì cá
nhân thu được trong hoạt động sống của mình. Các quá trình này có thể được
xem là các giai đoạn của trí nhớ và mỗi giai đoạn đại diện cho một cấp độ
tăng cường khác nhau. Trí nhớ là một quá trình thống nhất bao gồm trong nó
nhiều quá trình riêng lẻ gắn bó chặt chẽ với nhau theo các quy luật nhất định.
* Xúc cảm - động cơ và hành động ý chí:
- Khi phản ánh thế giới khách quan, con người không chỉ nhận thức thế giới
đó, mà còn tỏ thái độ của mình với nó nữa. Những hiện tượng tâm lí biểu thị
thái độ của con người đối với những cái mà họ nhận thức được, hoặc làm ra
được, được gọi là xúc cảm và tình cảm của con người (khi xem những bức
tranh đẹp, nghe những bản nhạc hay…, ta không chỉ tri giác chúng, mà còn có
những rung động kèm theo). Xúc cảm, tình cảm có vai trò to lớn trong đời
sống, hoạt động của con người, giúp con người khắc phục khó khăn trở ngại
trong quá trình hoạt động, xác định mục đích, đưa ra những quyết định, tìm ra
cách thức đi tới đích. Đối với hoạt động học tập của học sinh, xúc cảm tình
cảm giữ một vị trí vô cùng quan trọng bởi vừa là điều kiện, vừa là nội dung,
vừa là phương tiện giáo dục. Xúc cảm có liên quan với hoạt động nhận thức,
là động cơ, là nguồn động lực mạnh mẽ kích thích sự tìm tòi, sự khám phá
sáng tạo của con người trong quá trình nhận thức. Sự phát triển xúc cảm của
con người có tính quy luật, biểu hiện khác nhau ở các giai đoạn phát triển
khác nhau, do đó trong công tác giáo dục học sinh cần lưu ý đến điều này.
- Một đặc điểm nổi bật của hoạt động con người là tính tự giác, biểu hiện
trước hết ở tính có chủ định, có dự kiến, có mục đích. Trước khi thực hiện
hoạt động thì con người đã có những dự định, đã ý thức được mục đích và đã
có nguyện vọng đạt được mục đích ấy và lập kế hoạch để tổ chức hoạt động.
Học tập là một hoạt động trí óc phức tạp thường đáp ứng đồng thời một vài
động cơ làm cho hoạt động ấy có ý nghĩa về nhiều mặt (nhu cầu về tri thức
trong một lĩnh vực nào đó, mong muốn có được một vị trí cao trong tập thể,
mong muốn có được một phần thưởng nào đó từ cha mẹ…). Vì thế, vấn đề
động cơ trong hoạt động học tập ở học sinh rất quan trọng. Về những động cơ
thúc đẩy học sinh học tập, còn có hứng thú, đó là cơ sở tạo ra khát vọng hoạt
động nhận thức, là điều kiện quan trọng của lao động sáng tạo.
- Ý chí là một phẩm chất tâm lí của cá nhân, một thuộc tính tâm lí của nhân
cách và là hình thức tâm lí điều chỉnh hành vi tích cực nhất ở con người vì là
sự kết hợp cả mặt năng động của trí tuệ, lẫn mặt năng động của tình cảm đạo
đức. Ý chí được biểu hiện ở năng lực thực hiện những hành động có mục
đích, những hành động đòi hỏi phải có sự nỗ lực khắc phục khó khăn.
Những phẩm chất của ý chí gồm: tính mục đích (khả năng đặt ra những
mục tiêu phù hợp và tuân thủ thực hiện các mục tiêu đó), tính độc lập (khả
năng thực hiện hành động một cách tự tin, tự giác), tính quyết đoán (khả năng
ra quyết định kịp thời), tính kiên trì (khả năng duy trì nỗ lực để đạt mục đích)
và tính tự chủ (khả năng làm chủ/kiểm soát bản thân). Có thể thấy, đối với
việc tự học, tất cả các phẩm chất này đều cần thiết, bởi học tập là một dạng
lao động nghiêm túc, khó khăn nhất, phức tạp nhất, đòi hỏi sự nỗ lực thường
xuyên tuân theo những yêu cầu cụ thể.
* Các quá trình nhận thức:
Học tập trước hết là một quá trình nhận thức, là quá trình phản ánh hiện
thực, cả khách quan lẫn chủ quan, cả cái đã qua lẫn cái sẽ tới, cả các quy luật
phát triển của hiện thực. Hoạt động học tập bao gồm nhiều quá trình nhận
thức khác nhau, ở những mức độ phản ánh khác nhau: cảm giác, tri giác, tư
duy, tưởng tượng…Những quá trình này cho ra những sản phẩm khác nhau
như: hình tượng, biểu tượng, khái niệm…và có liên quan rất chặt chẽ với
nhau, rất cần thiết để giúp việc tự học đạt kết quả.
Chẳng hạn, cảm giác là hình thức định hướng đầu tiên, là nguồn nguyên
liệu để con người tiến hành những hình thức nhận thức cao hơn, là điều kiện
quan trọng để đảm bảo trạng thái hoạt hóa của vỏ não, cần thiết đối với khâu
đầu tiên của học tập. Các thao tác tư duy như: phân tích, tổng hợp, khái quát
hóa…giúp giải quyết các nhiệm vụ học tập, được huy động thường xuyên
trong lúc học tập của học sinh. Còn tưởng tượng cần thiết cho bất cứ một hoạt
động nào của con người, trong đó có hoạt động tự học. Ý nghĩa quan trọng là
nó cho phép ta hình dung được kết quả của hoạt động trước khi bắt tay vào
hoạt động. Sự hình dung không chỉ giới hạn ở kết quả cuối cùng mà cả những
kết quả trung gian. Nó giúp cá nhân định hướng hoạt động bằng cách tạo ra
mô hình tâm lí về những sản phẩm cuối cùng, do đó có ý nghĩa hỗ trợ cho
việc biến mô hình thành sản phẩm. Trong hoạt động tự học, tưởng tượng tham
gia vào tất cả các khâu, từ xác định mục tiêu, lập kế hoạch, cho đến khâu
kiểm tra đánh giá kết quả.
* Ngôn ngữ:
Ngôn ngữ có liên quan đến tất cả các quá trình tâm lí ở con người, nó tổ
chức và điều chỉnh các quá trình tâm lí đó. Nó là yếu tố quan trọng quyết định
sự khác biệt về chất của tâm lí người so với tâm lí động vật.
Ngôn ngữ có hai chức năng chính: là công cụ của giao tiếp và công cụ của
tư duy. Không có ngôn ngữ, đặc biệt là ngôn ngữ bên trong, thì tư duy của
con người sẽ không có tính trừu tượng và tính khái quát. Con người không chỉ
biểu đạt những suy nghĩ của mình và tiếp thu ý nghĩ của người khác nhờ ngôn
ngữ, mà họ còn suy nghĩ bằng từ nữa. Mối quan hệ giữa tư duy và ngôn ngữ
được thể hiện trong ý nghĩa của các từ. Mỗi từ đều có quan hệ với một sự vật
nhất định và gọi tên sự vật đó. Khi gọi tên các sự vật, từ còn tách ra trong các
sự vật ấy các dấu hiệu xác định để căn cứ theo đó mà quá trình khái quát hóa
các sự vật được thực hiện. Như vậy, không có ngôn ngữ thì không thể có sự
tư duy khái quát – logic.
Tâm lí học và Sinh lí học hiện đại đã phát hiện ra rằng, bất kì một ý nghĩ
nào, dù cho con người có muốn hay không muốn nói ra, cũng đều được hình
thành bằng ngôn ngữ bên trong với sự tham gia của những cử động của bộ
máy ngôn ngữ. Khi đó, ngôn ngữ trải qua giai đoạn nói bên trong (không
thành tiếng), điều chỉnh bên trong. Các cử động ngôn ngữ không thấy được
bằng mắt thường, nhưng có thể ghi lại được bằng các thiết bị đặc biệt. Khi
giải quyết các nhiệm vụ tư duy phức tạp thì quá trình nói bên trong kéo dài
thời gian hơn. Hoạt động cao nhất của hệ thống cấu âm được nhận thấy vào
lúc xuất hiện những trở ngại gay cấn trong tư duy, trong những điều kiện đòi
hỏi phải có phương pháp mới để giải quyết nhiệm vụ. Những điều này cho
thấy, nếu không có sự tham gia của ngôn ngữ bên trong thì ý nghĩ không thể
được hình thành.
1.3. Kĩ năng tự học
1.3.1. Tự học là gì?
Để hiểu được khái niệm “Tự học”, cần phải hiểu một khái niệm có liên quan
với nó là “Học tập”. Theo Tâm lí học, “Học tập” là một hoạt động đặc thù
của con người. Nó được điều khiển bởi mục đích tự giác là lĩnh hội những tri
thức, kĩ năng, kĩ xảo mới, phương pháp lĩnh hội những tri thức đó, những
hình thức hành vi, các dạng hoạt động nhấtđịnh và các giá trị. Hoạt động đặc
thù đó có mục đích cơ bản, trực tiếp, là “học” và là học có chủ định. Vì vậy,
hoạt động này chỉ có thể thực hiện được khi con người đạt đến trình độ có thể
điều chỉnh những hành động của mình theo một mục đích đã được ý thức (vào
khoảng 5-6 tuổi). Bản chất của học tập là quá trình nhận thức tích cực, độc
lập, sáng tạo, hướng vào làm thay đổi chính chủ thể thông qua việc làm thay
đổi khách thể của hoạt động. Động lực thúc đẩy học tập là những động cơ nảy
sinh từ các nhu cầu cá nhân, trong đó, có ý nghĩa hơn cả là những động cơ
gắn liền với việc thỏa mãn nhu cầu nhận thức cũng như gắn với việc vận dụng
tri thức nhằm giải quyết những mục đích thực tiễn nhất định.
Theo nghĩa rộng, “tự học” là quá trình người học tự quyết định việc lựa
chọn mục tiêu học tập, nội dung học tập, cách thức học tập, các hoạt động học
tập và các hình thức, phương pháp kiểm tra đánh giá thích hợp. Từ đó tổ
chức, xây dựng, kiểm tra, kiểm soát tiến trình học tập của cá nhân mình. Nhìn
chung, tự học theo nghĩa này được hiểu là quá trình học tập một cách tự giác,
chủ động và độc lập.
Theo nghĩa hẹp, “tự học” là quá trình học sinh giải quyết các nhiệm vụ học
tập theo yêu cầu của giáo viên mà không giáp mặt thầy (hay, là quá trình học
sinh học tập một cách tự giác, độc lập nhằm giải quyết những nhiệm vụ học
tập mà giáo viên giao cho để về nhà làm.). Theo cách hiểu này thì tự học được
xem như một giai đoạn hay một khâu của quá trình học tập, tức là hoạt động
học tập của học sinh khi không có thầy hướng dẫn và nằm ngoài phạm vi nhà
trường, với mục đích là củng cố những kiến thức, kĩ năng đã được học trên
lớp hoặc chuẩn bị cho các nội dung sẽ được học, thông qua việc học/làm/thực
hiện các nhiệm vụ mà giáo viên giao về nhà.
Ngày nay, tự học không chỉ là một kĩ năng học mà là một phẩm chất nhân
cách của con người sống trong xã hội hiện đại. Trở thành một người học tập
thành công không còn là vấn đề về lựa chọn hay chỉ là sự ưu tiên, mà là sự
cần thiết để tồn tại và phát triển trong “thời đại thông tin”.
Để tự học đạt kết quả mong muốn, trước hết, người học cần biết cách tổ
chức tự học một cách khoa học, hợp lí. Lâu nay, “Kĩ năng tổ chức” được đề
cập đến rất nhiều trong các tài liệu liên quan tới đào tạo nguồn nhân lực ở
nước ngoài cũng như trong nước, bởi một hoạt động chỉ có thể đạt được kết
quả tối ưu nếu như nó được tổ chức tốt. Ngân hàng Thế giới đã gọi thế kỉ 21
là kỉ nguyên của kinh tế dựa vào kĩ năng (skills Based Economy). Vậy, kỹ
năng nào là cần thiết cho mỗi con người để thành công trong công việc và
cuộc sống? Xung quanh vấn đề này đã có nhiều nghiên cứu nhằm đưa ra danh
sách các kĩ năng khác nhau để đảm bảo cho con người có thể thích ứng tốt
nhất với xã hội hiện đại. Bộ Lao Động Mỹ đưa ra danh sách gồm 13 kĩ năng
cơ bản cần thiết để thành công trong công việc trong đó có “Kĩ năng học cách
học” và “Kĩ năng tổ chức công việc hiệu quả”. Năm 2002, nước Úc có xuất
bản cuốn sách “Kĩ năng hành nghề cho tương lai”, trong đó đề cập đến những
kiến thức và kĩ năng nhất thiết người lao động phải có, bởi đó là các kỹ năng
cần thiết không chỉ để có được việc làm, mà còn để phát triển nghề nghiệp
thông qua việc phát huy tiềm năng cá nhân và đóng góp vào định hướng chiến
lược của đơn vị công tác. Danh sách gồm 8 kĩ năng, với “Kĩ năng lập kế
hoạch và tổ chức công việc” (đứng thứ 5), “Kĩ năng quản lí bản thân” (đứng
thứ 6) và “Kĩ năng học tập” (đứng thứ 7). Cơ quan chứng nhận Chương trình
và Tiêu chuẩn (về đào tạo) của Anh cũng đưa ra danh sách các kĩ năng quan
trọng đối với người lao động gồm 6 kĩ năng, trong đó “Kĩ năng tự học và
nâng cao năng lực cá nhân” đứng thứ 3. Cục Phát triển Lao động Singapore
đã thiết lập hệ thống các kĩ năng hành nghề bao gồm 10 kĩ năng. Trong danh
sách này, “Kĩ năng tổ chức nơi làm việc ” và “Kĩ năng an toàn lao động và vệ
sinh sức khỏe” đứng thứ 9 và 10. Ở Việt Nam, trong nhiều chương trình đào
tạo các kĩ năng mềm cho người lao động, bên cạnh các kĩ năng khác, như: kĩ
năng lắng nghe, kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng quản lí bản thân…, chúng ta
đều có thể tìm thấy “Kĩ năng lập kế hoạch và tổ chức công việc”.
“Tự học” và “Tổ chức tự học” là một trong những vấn đề đang rất được quan
tâm ở nước ta hiện nay vì nó được xem là một trong những yếu tố quyết định
chất lượng dạy học trong nhà trường nói chung và ở trường phổ thông nói
riêng.
Đổi mới giáo dục phổ thông ở nước ta hiện nay nhấn mạnh vào phát triển khả
năng tự học ở học sinh. Đổi mới phương pháp dạy học nhấn mạnh đặc biệt
vào việc dạy cho học sinh cách thức tự học, tự nghiên cứu, tự tìm tòi, nhưng
không chỉ với tư cách là một người thừa hành/thực hiện, mà hơn thế, phải là
một người biết tự tổchức, tự quản lí hoạt động học tập của cá nhân mình một
cách hiệu quả. Thực tế giáo dục phổ thông hiện nay ở nước ta cho thấy, phần
lớn học sinh gặp rất nhiều lúng túng trong tổ chức tự học. Theo kết quả của
nhiều nghiên cứu, một trong những nguyên nhân chủ yếu của thái độ tiêu cực
đối với việc chuẩn bị bài ở nhà của học sinh (đối phó, chậm trễ, không đầy
đủ, lãng phí thời gian…) là những thiếu sót trong việc tổ chức học tập. Vì
vậy, có ảnh hưởng lớn đến chất lượng đổi mới giáo dục đã được khởi xướng
và triển khai trong những năm qua. Trên thực tế, càng ở bậc học cao thì yêu
cầu đối với việc tổ chức hợp lí việc học tập của học sinh càng lớn, bởi khối
lượng bài vở nhiều và yêu cầu tính tự giác, độc lập đối với việc học tập cũng
cao hơn nhiều so với trước.
Trong thực tế dạy học hiện nay, hoạt động học tập của học sinh, sinh viên là
một quá trình được chia thành hai giai đoạn: Giai đoạn học tập ở trên lớp,
dưới sự tổ chức hướng dẫn trực tiếp của giáo viên; và giai đoạn học ở nhà, do
người học tự tổ chức. Tự học ở nhà là một bộ phận hợp thành, là giai đoạn
tiếp nối và phát triển bài học trên lớp. Đây là một khâu quan trọng có ảnh
hưởng trực tiếp đến toàn bộ quá trình học tập của người học, bởi lẽ kiến thức
mà học sinh tiếp thu được chỉ thực sự bền vững nếu chúng được ôn tập, củng
cố thường xuyên bằng một hệ thống bài tập hoặc việc làm ngoài giờ lên lớp.
Hơn nữa, trong tình hình hiện nay, khi phương pháp dạy học đang có những
đổi mới theo hướng tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh, thì việc
học tập ở nhà càng trở nên quantrọng. Mức độ tích cực, độc lập của người học
khihọc trên lớp phụ thuộc phần lớn vào kếtquả công việc chuẩn bị bài ở nhà
của họ.
Nhận thức được điều này, xã hội nói chung, ngành Giáo dục-đào tạo nói
riêng đã có những quan tâm nhất định, thiết thực. Để giúp học sinh có kiến
thức và kĩ năng tổ chức tự học ở nhà, gần đây đã xuất hiện một số chương
trình tư vấn trên truyền hình, đài phát thanh, trên mạng internet hoặc tại các
trung tâm tư vấn tâm lí, tạo ra các diễn đàn trao đổi kinh nghiệm học tập giữa
học sinh với nhau hoặc giữa giáo viên với học sinh…Các hoạt động này đã có
những tác dụng nhất định đối với học sinh, đặc biệt học sinh THPT là đối
tượng đang phải chuẩn bị cho những kì thi rất quan trọng. Tuy nhiên, các trao
đổi chủ yếu vẫn dừng ở kinh nghiệm do các cá nhân tích lũy trong quá trình
học tập của bản thân.
Tham khảo một số tài liệu nước ngoài cho thấy, khi đề cập đến việc tổ
chức tựhọc, các nhà nghiên cứu dùng thuật ngữ “học tập có tổ chức” theo
nghĩa người học huy động các mặt khác nhau của nhân cách vào quá trình tự
học, như: nhận thức, xúc cảm, hành vi. Bởi học tập không phải là một quá
trình nhận thức thuần túy, một quá trình thu hút duy nhất bộ não lí trí, mà nó
còn là một quá trình xúc cảm. Một số tác giả (Yiannis Gabriel & Dorothy S.
Griffiths) tiếp cận nghiên cứu vấn đề từ lí thuyết trí tuệ xúc cảm và lí thuyết
kiến tạo xã hội, nhấn mạnh vào khía cạnh xúc cảm của học tập, xem việc tổ
chức tự học trước hết là việc quản lí tổ chức các xúc cảm của các nhân, vì đó
là cơ sở của việc hình thành động cơ tự học. Đây là một quan điểm tiếp cận
mới hiện nay đáng được quan tâm tham khảo. Hiện nay còn nhiều sinh viên
nghĩ rằng họ chỉ cần học tập cố gắng và chăm chỉ là có thể đạt thành tích tốt
do vậy đã không chú ý đúng mức để biết cách học hiệu quả. Hệ quả của
phương pháp học không tốt là lãng phí thời gian, thành tích học tập kém,
thậm chí thi rớt dẫn đến chán nản, thất vọng và bất mãn. Vì thếnhiều chuyên
gia nước ngoài về phương pháp học tập đã nghiên cứu đề xuất những cách tổ
chức tự học hiệu quả cho đối tượng là học sinh, sinh viên nhằm đưa ra các chỉ
dẫn để sinh viên thực hiện nhằm quản lí tốt hơn việc học tập của bản
thân.Chẳng hạn, “Phương pháp P.O.W.E.R” bao gồm 5 yếu tố cơ bản là: 1)
Chuẩn bị/sửa soạn – Prepare (quá trình học tập chỉ thực sự bắt đầu khi sinh
viên chuẩn bị tích cực các điều kiện cần thiết để tiếp cận môn học như đọc
trước giáo trình, tìm tài liệu có liên quan, chuẩn bị tâm thế…); 2) Tổ chức -
Organize (người học biết tự sắp xếp việc học tập của mình một cách có mục
đích và có hệ thống); 3) Làm việc – Work (học tập phải đi đôi với “làm việc”
một cách có ý thức: lắng nghe, ghi chép, thảo luận, thực hành làm bài tập…);
4) Đánh giá – Evaluate (sinh viên phải biết tự đánh giá sản phẩm học tập của
bản thân, là một hình thức phản tỉnh để ý thức được việc điều chỉnh để nâng
cao trình độ); 5) Suy nghĩ lại/Lật lại vấn đề - Rethink (sinh viên biết nhìn
nhận lại vấn đề đã nhận thức để có cách điều chỉnh phương pháp và điều kiện
tự học). Cũng ở đây, còn có một việc làm rất có ý nghĩa là giải lao, giải trí,
tiêu khiển (Recreate) đúng cách để phục hồi năng lượng thể chất và thần kinh
đã mất trong quá trình học tập. Thứ tự nêu trên của các yếu tố cũng đồng thời
là các bước của một quá trình tự học hiệu quả.
Kếtquảchothấy, nhữngkhó khăntrongviệcchuẩnbịbàiởnhà dườngnhư là chung
đốivớihọcsinhtrêntoànthếgiới, bởihọctậplà mộthoạt độngrất đặcthù,
đòihỏiởngườithựchiệnnó cùngmộtlúcphảihuy độngnhiềuyếutốchủquanvà
kháchquankhácnhau, nhấtlà trong điềukiệnphảihoàntoàntựgiác. Điều này
không chỉ đúng với những học sinh gặp thất bại trong học tập, mà đôi khi
cũng đúng ngay cả với những học sinh học giỏi.Một kết quả nghiên cứu của
nước ngoài cho thấy, hầu hết học sinh (và cả sinh viên đại học) ở các nước
trên thế giới đều tự đánh giá có chung những khó khăn phổ biến trong học tập
sau đây:
- Trí nhớ kém;
- Thích trì hoãn công việc;
- Lười biếng;
- Nghiện chơi điện tử, xem tivi, internet;
- Gặp khó khăn trong việc hiểu bài giảng;
- Dễ dàng bị xao lãng;
- Khả năng tập trung ngắn hạn;
- Mơ màng trong giờ học trên lớp;
- Sợ thi cử;
- Hay phạm lỗi do bất cẩn;
- Bị áp lực từ phía gia đình;
- “Có quá nhiều thứ để học và quá ít thời gian”;
- Không có động lực học;
- Dễ dàng bỏ cuộc;
- Thầy cô dạy không lôi cuốn;
- Không có hứng thú đối với môn học.
Các số liệu cho thấy khá nhiều điều khiến các nhà giáo dục phải quan tâm:
bên cạnh một số ít học sinh cố gắng, chăm chỉ học tập, còn khá nhiều học
sinh, nhất là học sinh ở nông thôn, về nhà ít học bài, làm bài. Điều tra cơ bản
ở một số vùng, thấy kết quả tự đánh giá của học sinh và đánh giá của giáo
viên như sau: có 3,7% học sinh chăm học; 96,3% học sinh có học bài nhưng
phần lớn trong số đó là học qua quýt cho xong; 15% học sinh không học bài
làm bài. Về nguyên nhân: có 19% học sinh cho rằng bài tập/bài học phải làm
ở nhà quá nhiều vì thế các em không có đủ thời gian để hoàn thành hết; 33%
nói rằng thầy cô không hướng dẫn học tập ở nhà cũng như ít kiểm tra việc học
bài làm bài của học sinh; 19% trả lời rằng cha mẹ không quan tâm đến việc
học ở nhà của con cái…
Nếu kết quả trên đây phản ánh đúng thực trạng thì tỉ lệ 3,7% học sinh
chăm học ở nhà là quá thấp, trong khi đó tỉ lệ học sinh lười học hoặc chỉ học
qua quýt để đối phó lại quá nhiều. Trong số các nguyên nhân được nhóm
nghiên cứu chỉ ra, thì nguyên nhân đầu tiên là do học sinh chưa có ý thức, thái
độ, động cơ học tập đúng đắn, dẫn đến chây lười, tắc trách, đối phó. Tiếp đến
là do học sinh thiếu phươngpháp học tập khoa học, đặc biệt là phương pháp tổ
chức tự học ở nhà. Rồi do các điều kiện cần thiết cho việc học tập ở nhà chưa
đảm bảo; hoặc do việc hướng dẫn kiểm tra đôn đốc củathầy côgiáo ở trường
có lúc, có nơi còn lỏng lẻo.
Học tập nói chung và tự học nói riêng là một dạng hoạt động đặc thù – hoạt
động trí óc. Nó được diễn ra theo những quy luật tâm-sinh lí nhất định, mà,
nếu học sinh nắm được và biết vận dụng chúng vào quá trình học tập thì có
thể sẽ thu được kết quả mong muốn.
1.3.2. Các kĩ năng tự học cơ bản
1.3.2.1. Nhóm kĩ năng tổ chức bản thân
Thuộc nhóm này có rèn luyện sức khỏe, rèn luyện tạo động cơ tự học, rèn
luyện khả năng tập trung vào công việc tự học, rèn luyện trí nhớ. Về mặt lí
thuyết, tất cả những điều này đều có liên quan với nhau chặt chẽ (theo nghĩa,
một thủ thuật có thể sử dụng để rèn luyện nhiều khả năng khác nhau), song,
trong rèn luyện thì đối với từng vấn đề sẽ có những thủ thuật mang tính đặc
thù.
a/ Rèn luyện sức khỏe bản thân
Muốn làm việc có hiệu quả, trước hết phải có một sức khỏe tốt. Nhưng
một sức khỏe tốt không tự nhiên có mà cần phải được rèn luyện thường xuyên
và đúng cách. Trong hoạt động học tập, rèn luyện sức khỏe về thể chất và tinh
thần có những ý nghĩa đặc biệt hơn. Hiện nay, đối với nhiều học sinh/sinh
viên, vấn đề này chưa được nhận thức một cách đầy đủ và sâu sắc. Hơn nữa,
cách thức rèn luyện sức khỏe bản thân của các em cũng cần được hướng dẫn.
* Ngủ đủ.
Ngủ được coi là một ”công cụ học tập” và được xếp ở thứ hạng rất cao.
Một bộ não luôn thiếu ngủ sẽ không bao giờ có thể làm việc được chính xác.
Ngủ là một cách bổ sung năng lượng cho bộ não, bởi học tập là một hoạt động
tiêu hao năng lượng thần kinh là chủ yếu. Tạo được một giấc ngủ có chất
lượng là điều được nghiên cứu nhiều và cho thấy, yếu tố quan trọng là sự yên
tĩnh và tâm trạng thoải mái trước khi bước vào giấc ngủ.
Giấc ngủ không chỉ quan trọng để duy trì sức khỏe thể chất và tinh thần ở
trạng thái tốt, mà còn là thành phần chính để chuyển thông tin từ trí nhớ ngắn
hạn vào trí nhớ dài hạn. Khi ngủ, bộ não không nghỉ ngơi hoàn toàn mà một
số vùng vẫn tiếp tục hoạt động. Các nghiên cứu cho thấy, tài liệu học tập nếu
được ôn lại trước khi ngủ sẽ được lưu trữ hiệu quả và dễ dàng được huy động
ra khi cần thiết (nhưng không nên học ngay trước khi ngủ, mà tốt nhất là
trước đó khoảng 30 phút để tránh căng thẳng).
* Thực hiện các bài thể dục thường xuyên hoặc chơi một môn thể thao ưa
thích nào đó là lời khuyên mà các chuyên gia về phương pháp học tập đưa ra
nhằm giúp học sinh tự bảo vệ sức khỏe. Đối với việc chuẩn bị học tập thì tốt
nhất là thực hiện các bài tập từ nhẹ đến trung bình (tập thở đúng cách, đi bộ
nhanh...đủ để ra mồ hôi). Đó là cách chủ động kích thích cơ thể tiết ra
endorphin (là một chất trong não làm gia tăng hệ thống đề kháng của cơ thể,
làm giảm đau và an thần) và tăng lưu thông máu, từ đó tăng lượng oxy lên
não, rất quan trọng đối với não cấp cao. Chú ý không bao giờ được phép để
bản thân rơi vào trạng thái mệt mỏi quá (tới hạn) vì sẽ ảnh hưởng xấu đến khả
năng tập trung và sức bền bỉ khi học tập.
* Bên cạnh việc trang bị kiến thức thì học sinh/sinh viên cũng cần có chế độ
ăn uống phù hợp để có sức khỏe tốt nhất.
Không nên lạm dụng các chất kích thích như cà phê, trà đặc hoặc các loại
thuốc như thuốc chống buồn ngủ... Các chất này không tốt cho thần kinh, nhất
là buổi tối, là thời điểm hệ thần kinh cần được nghỉ ngơi.
* Có chế độ nghỉ ngơi, thư giãn hợp lí, tích cực, phù hợp với sở thích và điều
kiện thực tế của bản thân vào những lúc giải lao hoặc rảnh rỗi như: đọc sách,
nghe nhạc, gặp gỡ bạn bè, ngủ, giải trí bằng cười, giải đố...
* Nhận thức những chu kì tỉnh táo của bản thân:
Sức làm việc của con người diễn ra theo một quy luật chung với 2 giai
đoạn thể hiện sự tỉnh táo khác nhau. Tuy nhiên, tùy theo từng công việc, từng
điều kiện, từng cá nhân cụ thể, thì độ dài của từng giai đoạn là khác nhau. Vì
thế, việc nhận thức được chu kì tỉnh táo của bản thân để lập kế hoạch tự học
cho phù hợp là điều được các chuyên gia khuyên làm. Vì đây cũng là một
cách tự bảo vệ sức khỏe thể chất cũng như tinh thần của cơ thể. Nó đồng thời
còn là một cách để quản lí tốt thời gian vì giúp kéo dài thời gian vật chất mà
chúng ta có (trong một phút minh mẫn sẽ làm được nhiều việc hơn so với
nhiều giờ không tỉnh táo).
Có thể tự theo dõi đánh giá độ tỉnh táo của bản thân vào những thời điểm
khác nhau trong một ngày bằng cách ghi lại cảm xúc cũng như kết quả của
công việc được thực hiện những lúc đó. Sau khoảng 1 tuần liên tục làm như
vậy có thể xác định được khá chính xác. Sau đó đem điều này áp dụng vào
xây dựng thời gian biểu. Theo dõi việc thực hiện thời gian biểu đó một thời
gian để điều chỉnh, chính xác hóa lại nhận thức này rồi điều chỉnh thời gian
biểu.
Cũng có thể rèn luyện để nới rộng thời gian tỉnh táo của bản thân bằng 3
cách đơn giản là: đảm bảo ngủ đủ; tập thể dục đều đặn (trong đó có chú ý tập
thở); tích cực chuẩn bị cho việc học tập (kiểm tra chỗ học, chuẩn bị trạng thái
tư duy...sẽ tạo ra tâm thế tốt cho bản thân).
b/ Tạo động cơ mạnh mẽ bằng cách làm chủ cảm xúc
* Tạo niềm tin, xây dựng giá trị tích cực
- Để có được quyết tâm, trước hết phải xây dựng được các giá trị tích cực
và có niềm tin vào những gì chúng ta xây dựng nên. Nghiên cứu cho thấy,
cách thức suy nghĩ của người thành công và người thất bại rất khác nhau.
Những người thành công luôn ”muốn thành công” vì thế họ sẵn sàng làm bất
cứ việc gì để thành công, chịu trách nhiệm cho những gì xảy ra và cố gắng để
thành công. Trong khi đó, những người thất bại ”thích/ước được thành công”,
do đó nếu không thànhh công cũng không có gì ghê gớm đối với họ, vì vậy,
họ chỉ sẵn sàng làm những việc thích làm, biện hộ, đổ lỗi cho người khác, tự
lừa dối bản thân. Những học sinh thất bại thường có khuynh hướng đổ lỗi cho
mọi người trừ chính bản thân mình: thầy giảng bài nhàm chán, bài quá khó,
tại bạn bè làm xao nhãng, cha mẹ không tạo điều kiện, hoặc tự lừa dối bản
thân rằng mọi việc cũng không đến nỗi quá tệ, rằng thực chất mình cũng đã
rất chăm chỉ…
- Học sinh phải tạo được giá trị của thành công trong học tập và tin rằng
mình sẽ thành công. Ở đây, có thể vận dụng một số yếu tố tâm lí học để rèn
luyện như tưởng tượng và điều khiển cảm xúc (ví dụ, hình dung tâm trạng của
bản thân khi gặp thất bại, hình dung tâm trạng của bản thân khi thành công...).
* Làm chủ cảm xúc
Hành động tạo ra kết quả, nhưng cảm xúc thúc đẩy con người hành động.
Tâm lí học đã chứng minh rằng, cảm xúc của con người là nguồn lực chính
thúc đẩy hành động và cách ứng xử của chúng ta trong mọi thời điểm. Chúng
ta cảm thấy như thế nào thì chúng ta làm như thế. Những cảm xúc tích cực
thúc đẩy hành động mạnh mẽ (”Hào hứng”, ”Đam mê”, ”Tự tin”, ”Phấn
khởi”...). Ngược lại, những cảm xúc tiêu cực như ”lo sợ”, ”hồi hộp”, ”căng
thẳng”, ”buồn phiền”, ”mệt mỏi”...ngăn cản hành động đạt được mục tiêu.
Những người luôn hành động nhất quán và thu được kết quả tốt đẹp là do họ
lựa chọn để có được cảm xúc tích cực vì chúng cho phép họ tận dụng tối đa
tiềm năng của bản thân.
Chính chúng ta tạo ra cảm xúc của mình. Đó là vì, ở mỗi thời điểm nhất
định, cảm xúc của con người do hai yếu tố quyết định là trạng tháicơ thể và
cách con người nhận thức về sự việc, hiện tượng xung quanh chúng ta.
Tình trạng cơ thể tác động trực tiếp đến cảm xúc. Khi cơ thể con người
được nghỉ ngơi thoải mái thì sẽ cảm thấy tràn đầy sinh lực, hoàn toàn ngược
lại với khi bị mất ngủ hoặc không được nghỉ ngơi. Thêm vào đó là cảm giác
chán nản, mệt mỏi, phiền muộn, người thì đau nhức...Vì thế, cần chăm sóc
cho cơ thể ở điều kiện tốt nhất có thể thông qua chế độ ăn uống và luyện tập.
Ta biết rằng, ngôn ngữ là công cụ trao đổi tư tưởng của con người, bao
gồm ngôn ngữ nói và ngôn ngữ cơ thể. Việc nghiên cứu hệ thống ngôn ngữ cơ
thể mới được bắt đầu vào khoảng những năm 60 của thế kỉ 20. Cho đến nay,
các nhà khoa học đã quan sát và ghi chép được khoảng gần một triệu ám hiệu
và tín hiệu vô thanh trong đó có tư thế thân thể bao gồm tư thế của tay, cánh
tay, đầu, chân, bàn chân...Người ta đã thống kê, phân tích và khái quát một số
tư thế cũng như ý nghĩa của chúng. Chẳng hạn, mười ngón tay chạm vào nhau
thành hình tháp tỏ rõ con người cứng rắn, tự tin hay kiêu hãnh. Mu bàn tay:
áp hai mu bàn tay ra phía sau lưng làm cho con người ta cảm thấy tự nhiên,
bình tĩnh, ung dung, gặp hiểm nguy không hốt hoảng lo sợ. Đó là đức tính tự
tin của con người cương trực, mưu lược. Nắm chặt tay: tay nắm chặt, môi
mím tỏ rõ tinh thần quyết tâm, sẵn sàng hoàn thành nhiệm vụ. Nó còn có ý
nghĩa tỏ rõ thái độ hy vọng, mong đợi, trông chờ ở kết quả công việc. Theo
nghĩa rộng, ngôn ngữ cơ thể bao gồm cả nét mặt, ánh mắt, nụ cười, dáng vẻ
điệu bộ...Các nhà tâm lí học cho biết, dáng vẻ điệu bộ có ảnh hưởng đến cảm
xúc của chúng ta. Chẳng hạn, khi chúng ta phiền muộn, tư thế thường là ủ rũ,
mắt nhìn xuống, hơi thở nông và chậm, giọng nói nhẹ, thấp, cơ mặt chùng
xuống...Còn những khi chúng ta vui vẻ, phấn khởi, dáng vẻ của chúng ta khác
hẳn: vai thẳng, mắt mở to và tập trung hơn, hơi thở mạnh và sâu hơn, giọng
nói to và cao, cơ mặt căng hơn...Đó là vì, mỗi cảm xúc có một dáng vẻ điệu
bộ riêng gắn liền với nó. Chúng ta khó có thể giữ điệu bộ vui vẻ nếu đang
cảm thấy đau buồn. Theo tâm lí học, tâm trí và cơ thể con người có liên kết
chặt chẽ với nhau thông qua hệ thần kinh trung ương. Vì vậy, có thể điều
khiển dáng vẻ điệu bộ của chúng ta để thay đổi cảm xúc của chúng ta (có thể
thoát ra khỏi sự chán nản bằng cách thay đổi dáng vẻ điệu bộ của mình). Kết
quả của mối liên kết này là nhận thức và dáng vẻ, điệu bộ của chúng ta tạo
thành một vòng tròn liền mạch:
Nhận thức

Cảm xúc

Dáng vẻ
điệu bộ
Sơ đồ 1: Mối quan hệ giữa tâm lí và dáng vẻ bên ngoài

Vì vậy, có thể rèn luyện quản lí cảm xúc thông qua:


- Chăm sóc cơ thể ở trạng thái sức khỏe tốt;
- Điều khiển dáng vẻ điệu bộ;
- Điều khiển để đưa bản thân vào trạng thái tối ưu;
- Mô phỏng dáng vẻ điệu bộ của người thành công (sử dụng trò chơi đóng
vai, giống như trẻ em mẫu giáo bắt chước khi chơi trò chơi đóng vai).
- Động cơ học tập cũng có thể được tạo ra từ những kích thích bên ngoài
có ý nghĩa tích cực.
c/ Rèn luyện khả năng tập trung để tổ chức tự học
Các chuyên gia về phương pháp học tập coi ”Tập trung” là một yếu tố
quantrọng số 1 trong học tập. Vì thế cần rèn luyện để có được khả năng này.
- Trước hết cần nắm được những yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến khả năng
tập trung, làm phân tán chú ý của cá nhân để tìm ra cách rèn luyện hiệu quả.
Nhìn chung, các nguồn gây nhiễu đến từ: môi trường bên ngoài; từ bên
trong cá nhân; thiếu mục tiêu rõ ràng.
Đối với học sinh, các yếu tố thuộc môi trường bên ngoài như tiếng ồn, ánh
sáng, không khí, các tác động thị giác xung quanh đều có thể làm phân tán
chú ý của các em một cách nghiêm trọng. Chẳng hạn: ghế ngồi học không
thoải mái, mặt bàn học quá cao hoặc quá thấp, chiếu sáng tồi, chỗ học quá
nóng hoặc quá lạnh, âm nhạc, các cuộc chuyện trò của người khác từ bên
cạnh, tivi, bạn bè quấy rầy, những việc khác cần phải làm...Trong khi đó,
những nguồn phân tán từ bên trong còn đáng sợ hơn. Bởi vì, cho dù chỗ học
là nơi yên tĩnh, bàn ghế ngồi thoải mái dễ chịu, chiếu sáng tốt...thì vẫn có thể
mất tập trung do các yếu tố chủ quan. Đó thường là những căng thẳng có liên
quan đến nguồn gốc cơ thể hoặc cảm xúc, như: mâu thuẫn với bạn bè hoặc
với gia đình, lo lắng về các bài kiểm tra sắp tới, hay do bị thiếu ngủ, chế độ ăn
uống không tốt, trong người đang có bệnh...Đôi khi thiếu tập trung lại là do
thiếu một mục tiêu rõ ràng, cụ thể, vì thế cá nhân không thấy được mối liên
quan có ý nghĩa giữa công việc đang làm với những mục tiêu xa hơn.
Loại bỏ được những nhân tố này, đồng thời nắm được cơ sở tâm sinh lí của
một số chức năng tâm lí như chú ý, ý chí, trí nhớ, tư duy... sẽ giúp học sinh
rèn luyện khả năng tập trung suy nghĩ và tổ chức tự học được tốt hơn.
Trên thực tế, khó có thể loại bỏ tất cả các yếu tố. Tuy nhiên, có thể kiểm
soát được nhiều yếu tố. Cá nhân cần quyết định kiểm soát những gì trong khả
năng và lờ đi những gì vượt quá tầm kiểm soát của mình trong quá trình tự
học. Một số thủ thuật đơn giản có thể thực hiện là:
* Loại bỏ tivi. Nhiều học sinh thích xem tivi, nghe nhạc, trò chơi điện tử.
Những thứ này làm phân tán chú ý rất nghiêm trọng, vì thế cần phải được loại
bỏ hoàn toàn cho đến khi học bài xong. Có thể đó sẽ là những phần thưởng
sau khi hoàn thành việc học bài.
* Chuẩn bị môi trường học tập và chuẩn bị tâm thế là cách trợ giúp tập trung
dễ dàng nhất và có hiệu quả nhanh nhất bằng cách tạo ra một môi trường cảm
xúc và tinh thần tích cực để học tập như: trang trí làm phong phú thêm chỗ
học tập của mình, kiểm tra nguồn sáng, kiểm tra đồ dùng học tập, dán những
thông điệp tích cực lên xung quanh chỗ ngồi...
* Xác định mục tiêu và mục đích học tập cho từng buổi học một cách:
- Thực tế (ví dụ cần hoàn thành một việc gì đó trong một giờ);
- Cụ thể và rõ ràng (ví dụ, học thuộc 2 bài chứ không phải ”vài trang”, giải 5
bài tập chứ không phải ”vài bài”);
- Khả thi (có thể nói ra khi đã hoàn thành);
- Phù hợp với những ưu tiên trong danh mục công việc của cá nhân;
- Có ý nghĩa và đáng khen thưởng(ví dụ, sau khi học xong sẽ được đi xem bộ
phim yêu thích).
* Lập các danh mục và tận dụng chúng
Vận dụng một đặc điểm của trí nhớ (những gì đang làm dở dang thì sẽ nhớ
và ngược lại) để viết ra tất cả những công việc tuy là bình thường nhưng lại
cần phải làm trong cùng thời gian đó (sinh nhật mẹ, trả lời thư của bạn, đi
thăm ông bà...) vào các danh mục công việc. Điều này sẽ giúp loại bỏ sự căng
thẳng do phải nhớ những việc đó (là nguồn tác nhân gây mất tập trung) mà ta
vẫn không bị mất thông tin (nghĩa là chúng sẽ không bị quên hẳn).
* Cũng có thể lập một danh sách riêng những việc gây áp lực hoặc lo lắng
lên cá nhân bởi chúng ngăn cản tập trung học tập. Việc viết ra những điều
khiến ta lo lắng hoặc những rắc rối đó rồi để qua một bên hoặc đưa vào trong
một ”bộ hồ sơ” sẽ giúp tạm thời khuây khỏa. Tất nhiên, việc làm này không
giải quyết được vấn đề nhưng có thể thường xuyên di dời rắc rối ra khỏi ý
thức trong một thời gian để ta có thể tập trung vào việc học.
* Cuối cùng, phương pháp tốt nhất để trở thành con người tập trung là không
bao giờ cho phép mình làm một việc gì mà không tập trung (rèn luyện ý chí).
d/ Một số cách rèn luyện trí nhớ
Học tập gắn liền với trí nhớ vì trí nhớ đóng vai trò quan trọng trong việc nắm
được tri thức, củng cố kinh nghiệm. Do đó, biết cách rèn luyện để có một trí
nhớ tốt là điều vô cùng cần thiết đối với học sinh. Hơn nữa, có thể nói đây là
điều học sinh gặp khó khăn nhiều nhất trong quá trình học tập. Ngày nay việc
học thuộc lòng hầu như không được một bộ phận giáo viên quan tâm bởi
nhiều lí do. Vì vậy, nhiều học sinh đãđến THCS rồi mà vẫn không thuộc được
một câu thơ, một đoạn cửu chương. Mỗi khi cần đến lại phải giở sách hoặc
máy tính. Nhiều em hiện nay ngồi vào bàn là xem bài chứ không phải là học
bài. Mà cứ xem xem như thế, dù hết ngày cũng không thể nào học thuộc nổi
một câu thơ, một công thức toán học hay một từ ngữ tiếng nước ngoài. Dạy
học tích cực là rèn luyện phát triển trí thông minh, tư duy sáng tạo chứ không
phải nhồi nhét cho học sinh một mớ kiến thức khô khan nhưng nếu không có
trí nhớ, không có những yếu tố cơ bản của tri thức được tiếp nhận bằng trí
nhớ thì học sinh không thể có cơ sở để phát triển trí thông minh cũng như tư
duy sáng tạo. Cho nên, trong hoàn cảnh hiện nay, việc cho học sinh học thuộc
lòng những kiến thức cơ bản vẫn là cần thiết. Có điều,phải tránh lối học vẹt
theo kiểu “…rắn là loài bò…sát không chân…”.
Để nhớ tốt một thông tin, cần có sự quan sát kĩ, sự tập trung và động cơ
của hành động quan sát đó.
Trí nhớ dài hạn không hạn chế khả năng ghi nhớ thông tin, nhưng để sử
dụng nó tối ưu cần có sự cố gắng trong việc lựa chọn trước thông tin. Để làm
được điều đó, cần phải tuân theo một số nguyên tắc nhất định. Ở đây quy luật
vềquá trình quên cần được đặc biệt chú ý. Đó là vì, việc học tập đòi hỏi phải
đọc càng nhiều càng tốt, song trên thực tế chúng ta không thể nhớ hết những
gì đã đọc. Như vậy, cần phải biết được, trong quá trình đọc và học tập, chúng
ta thường quên như thế nào và hay quên những gì. Ngoài ra, khả năng của con
người không phải là không có giới hạn, vì thế ta cũng còn phải biết quên đi
những gì không cần thiết phải nhớ để bảo vệ sức khỏe trí não.
* Nghiên cứu những người có trí nhớ phi thường, các nhà khoa học đã khám
phá ra ở họ một số nguyên tắc cơ bản được áp dụng để ghi nhớ và lưu giữ
thông tin gồm:
- Sự hình dung là một nguyên tắc rất quan trọng nhất vì trí nhớ làm việc theo
hình ảnh do vậy ta có khuynh hướng nhớ hình hơn nhớ từ. Khi hình ảnh trong
óc càng rõ ràng sống động bao nhiêu thì ta càng dễ nhớ và nhớ lâu bấy nhiêu.
Lí do khiến đa số học sinh quên kiến thức là vì họ cố gắng ghi nhớ từ ngữ.
Vấn đề ở đây là phải biết cách chuyển từ ngữ thành hình ảnh để dễ dàng lưu
vào não bộ.
- Sự liên tưởng là nguyên tắc quan trọng thứ hai để ghi nhớ tốt. Đó là tạo ra
mối liên kết giữa những việc chúng ta cần nhớ. Các liên kết này sẽ tạo ra một
mục lục dưới dạng chuỗi liên kết trong óc, giúp ta dễ dàng lần tìm lại thông
tin. Liên kết các hình ảnh là một quá trình hết sức quan trọng của trí nhớ.
- Làm nổi bật sự việc bằng cách sử dụng các chi tiết hài hước hoặc các chi tiết
vô lí. Điều này giúp làm nổi bật thông tin vì tránh được sự đơn điệu, bởi vì
con người có khuynh hướng ghi nhớ những sự việc buồn cười, khác thường
(đặc điểm tính nổi bật của thông tin).
- Sự tưởng tượng. Con người có khuynh hướng nhớ những sự việc tự mình
tưởng tượng ra (tính chủ quan của trí nhớ), đặc biệt khi ta dùng nhiều giác
quan để tưởng tượng. Điều đó có nghĩa là, càng sử dụng nhiều giác quan để
tưởng tượng thì càng ghi nhớ nhanh và nhớ lâu. Con người cũng có khuynh
hướng ghi nhớ những sự việc tạo cảm xúc mạnh mẽ (lo sợ, hạnh phúc, giận
dữ, yêu thương, đau đớn), vì vậy cũng nên dùng trí tưởng tượng để tạo cảm
xúc mạnh mẽ.
- Màu sắc cũng là một tác động trí nhớ mạnh mẽ. Đó là lí do chúng ta nên
dùng nhiều màu sắc khi ghi chú. Các nghiên cứu cho thấy, màu sắc có thể
tăng cường trí nhớ lên tới 50%. Tuy nhiên, về phương diện khả năng tâm lí
của con người, thì không nên lạm dụng việc mã hóa, vì khi có quá nhiều màu
sắc được sử dụng cùng một lúc, sẽ làm khó phân biệt hơn.
- Âm điệu. Các nhà khoa học cho rằng, âm điệu giúp tăng khả năng ghi nhớ và
nhớ lại thông tin vì kích hoạt bán cầu não phải, là bán cầu não thường bị bỏ
quên khi chúng ta học tập (thường dễ thuộc và nhớ bài hát hơn, học thơ ca dễ
nhớ hơn…). Vì thế có thể tạo ra những âm điệu riêng cho những thông tin ta
cần ghi nhớ.
- Chỉnh thể luận cũng giúp ghi nhớ thông tin tốt hơn. Đó là việc học bằng
cách nhìn sự việc trong một bức tranh tổng quát. Việc phân tích các mối liên
kết của thông tin đó vào các khái niệm tổng quát sẽ giúp ta ghi nhớ tốt hơn là
học từng chi tiết riêng biệt.
Trí nhớ ngắn hạn được chuyển thành trí nhớ dài hạn bằng cách thường
xuyên ôn tập (như sơ đồ dưới đây):

Sơ đồ 2: Chuyển từ trí nhớ ngắn hạn sang trí nhớ dài hạn

* Sau đây là một số gợi ý biện pháp rèn luyện trí nhớ:
- Ôn lại sớm và ôn luyện thường xuyên. Về nguyên tắc, những thông tin
được lặp đi lặp lại sẽ được nhớ lâu hơn. Việc bắt đầu quá trình ôn lại phải
càng sớm càng tốt vì nghiên cứu cho thấy, sau 24 giờ, chúng ta có thể quên
80% kiến thức vừa được học. Điều này có nghĩa là cần ôn bài vào đúng thời
điểm trí nhớ đang ở đỉnh cao. Nghiên cứu cho thấy, lần ôn bài đầu tiên nên
bắt đầu sau khi học 10 phút vì lúc này khả năng ghi nhớ đạt đỉnh điểm rồi sau
đó giảm từ từ. Những lần ôn tập tiếp theo nên lần lượt diễn ra sau 24 giờ, sau
1 tuần, sau 1 tháng, và sau 3 đến 6 tháng. Bằng cách đó, những liên kết trong
não trở nên bền vững hơn đồng thời việc học bài trở nên dễ dàng hơn, tiết
kiệm được thời gian hơn.

Sơ đồ 3: Đường biểu diễn sự quên

- Sử dụng kết hợp nhiều giác quan và nhiều hành động cùng một lúc sẽ
giúp nhớ nhanh và lâu hơn. Tương tự, có thể sử dụng nhiều liên tưởng giác
quan để cải thiện trí nhớ như thị giác, mùi vị, âm thanh, song các nghiên cứu
cho thấy quan trọng nhất là thị giác vì trí nhớ rất cần thiết cho bộ máy thị
giác, vì vậy, cần tập trung phát triển các liên tưởng thị giác của mình.

Sơ đồ 4: Kết quả ghi nhớ ở những hành động học tập khác nhau
- Chia nhỏ thời gian cho các công việc khác nhau. Dựa theo hiệu ứng “đầu
tiên” và hiệu ứng “mới đây” của trí nhớ (tức là chúng ta thường nhớ những
thông tin học lúc đầu và lúc cuối tốt hơn), để bố trí việc học thuộc lòng phù
hợp, vừa không lãng phí thời gian mà vẫn nhớ được nhiều thông tin. Muốn
thế, phải chia nhỏ thời gian học thuộc lòng ra làm nhiều khoảng. Các nhà
nghiên cứu cho biết, thời gian học lí tưởng nhất trong mỗi lần là 2 tiếng và
khoảng thời gian tối đa có thể tập trung cho một bài học là khoảng 30-45
phút. Vì vậy, ta nên chia khoảng thời gian 2 tiếng thành 4 giai đoạn nhỏ với
mỗi giai đoạn dài 30 phút. Ở mỗi giai đoạn ta tập trung học trong 25 phút.
Giữa các khoảng đó có thể nghỉ giải lao 5 phút. Bằng cách này ta sẽ có 8 đỉnh
ghi nhớ thông tin và những khoảng thời gian trí nhớ suy giảm (hiện tượng
quên) sẽ rút ngắn đi nhiều. Kết quả là ta ghi nhớ được thông tin tốt hơn trong
khi thời gian học được tận dụng hiệu quả tối đa.
- Các chuyên gia nghiên cứu về cải thiện trí nhớ còn cho rằng, nếu chúng
ta thay đổi hoạt động trong mỗi khoảng thời gian 30 phút, có thể thu được
nhiều lợi ích lớn hơn. Cách này được gọi là “học tập xen kẽ”. Khi học lối đan
xen như thế sẽ thấy đầu óc tỉnh táo hơn, dễ thuộc hơn. Lí do là học như vậy sẽ
hạn chế được sự cản trở của ức chế xuống sau và ức chế lên trước (ức chế
ngược) do tính chất gần giống nhau của tài liệu học trước với tài liệu học sau
(mức độ gần giống nhau càng lớn thì sự cản trở càng mạnh) và do khoảng
cách thời gian học giữa tài liệu trước và tài liệu sau (nếu khoảng cách là nhỏ
thì ảnh hưởng của hai loại ức chế càng mạnh). Chẳng hạn, nếu học xen kẽ
theo thứ tự Toán, Văn và Sinh học thì có thể làm giảm sự cản trở đối với tính
gần giống nhau xuống tới mức thấp nhất. Đồng thời, vận dụng quy luật về sức
làm việc để ngăn ngừa sự mệt mỏi đến sớm, nên có nghỉ giải lao nhẹ giữa hai
tài liệu học. Cũng cần lưu ý rằng, nếu như sau khi học xong một tài liệu mà ta
chuyển sang học một tài liệu khác khó hơn thì ảnh hưởng của ức chế lên trước
sẽ càng lớn do đó sẽ khó nhớ hơn. Ngoài ra, nếu không nhớ kĩ tài liệu học
trước và tài liệu học sau, thì cũng dễ làm nảy sinh ức chế xuống sau và ức chế
lên trước. Vì vậy, khi học xen kẽ là phải học đâu chắc đó, tuyệt đối không
được nôn nóng bởi nếu không sẽ xảy ra hiện tượng “làm nhanh chóng hỏng”
làm mất thời gian lại không hiệu quả.

Sơ đồ 5: Các đỉnh ghi nhớ

- Nhóm tài liệu lại. Do hiệu ứng tương tự của trí nhớ (những thông tin liên
quan với nhau được ghi nhớ dễ hơn), cần sắp xếp các tài liệu có các yếu tố
giống nhau để ôn cùng nhau. Với cách này, chỉ riêng việc phân loại thông tin
cũng đã giúp ích cho quá trình ghi nhớ rất nhiều.
- Tạo ra các liên tưởng mạnh mẽ, nghĩa là tạo ra mối liên kết giữa những
việc chúng ta cần nhớ. Các liên tưởng dễ thực hiện nhất là liên tưởng cảm xúc
và liên tưởng thị giác. Cách tốt nhất để thực hiện liên tưởng thị giác là sử
dụng “Bản đồ tư duy” của Tony Buzan. Ngoài ra, tính ý nghĩa của thông tin là
một đặc điểm của trí nhớ, vì vậy, bất cứ khi nào có thể được thì ta hãy cố
gắng gán cho thông tin những ý nghĩa riêng.
Cơ sở của trí nhớ là những mối liên hệ hoặc liên tưởng. Nếu là những tài liệu
liên quan mật thiết với tài liệu cũ hoặc giữa những bộ phận có mối liên hệ
chặt chẽ thì học rất chóng thuộc. Những tài liệu hình tượng trực quan dễ nhớ
hơn những tài liệu ngôn từ trừu tượng hoặc các lí luận toán học. Những tài
liệu tác động đến tình cảm, hứng thú, sở thích của con người thường dễ nhớ
hơn những tài liệu chung chung. Vì vậy, các chuyên gia khuyên rằng, nếu có
thể, thì nên biến những tài liệu khó nhớ dưới dạng thơ ca, hò vè...có vần có
điệu thì học sẽ nhanh thuộc và nhớ được lâu hơn, bởi thơ ca thường giàu hình
tượng, giàu cảm xúc, dễ để lại trong con người những ấn tượng sâu đậm. Hơn
nữa, vần và nhịp điệu còn làm tăng mối liên hệ giữa các từ, giữa các đoạn
trong bài thơ làm cho tất cả trở thành một chỉnh thể do đó giúp ta dễ dàng nhớ
lại và tái hiện. Nhiều giáo viên đã bỏ công sức soạn những định lí toán học,
các quy tắc ngữ pháp... dưới dạng các câu ca dao để giúp học sinh dễ đọc, dễ
nhớ.
- Làm các thẻ nhớ và thường xuyên giữ theo bên mình để có thể mở ra bất
cứ khi nào có thời gian rảnh mà không muốn để nó trôi qua vô ích như: lúc
đợi ôtô buýt, khi chờ một người bạn để cùng đi học,...

Hình 1: Ví dụ về lập ”Thẻ nhớ” để ghi nhớ

- Ngủ để nhớ tốt hơn. Nghiên cứu chỉ ra rằng, giấc ngủ là yếu tố cần thiết để
có được trí nhớ tốt. Bên cạnh nhu cầu hiển nhiên đối với việc phải ngủ đủ để
duy trì sức khỏe và tinh thần tỉnh táo, thì, trên thực tế não còn sử dụng thời
gian ngủ để củng cố những thứ được lưu giữ trong trí nhớ dài hạn. Vì thế,
những gì học ngay trước khi đi ngủ sẽ được lưu lại nhanh chóng và hiệu quả.
Ngoài ra, não cũng cần có thời gian nghỉ để thực hiện các liên tưởng và những
kết nối cần thiết nhằm tạo ra trí nhớ dài hạn. Nhiều sinh viên thường than
phiền rằng: “Bài vở nhiều quá, chẳng làm sao nhớ hết được!”. Thực ra đó là
do các em đó chưa nắm được phương pháp ghi nhớ và cơ sở khoa học của nó.
Trước khi thực hiện các phương pháp được gợi ý ở trên, có một số điểm
cầnlưu ý là:
- Ôn luyện, ôn luyện và ôn luyện thường xuyên. Việc lặp đi lặp lại nhiều
lần một kích thích nào đó sẽ tạo thành mối liên hệ thần kinh bền vững trong
não, từ đó để lại dấu vết sâu đậm trong não.
- Hiểu rõ mục đích ghi nhớ. Việc đề ra nhiệm vụ phải “nhớ lâu” có tác
dụng rất lớn đối với trí nhớ có chủ định.
- Hoạt động tích cực và độc lập. Khi cá nhân tổ chức hoạt động tư duy tích
cực và độc lập (tức là hoạt động đòi hỏi phải động não) sẽ làm tăng hiệu quả
ghi nhớ. Điều này có nghĩa là, muốn ghi nhớ tốt nhất thì phải “làm” (vẽ hình,
kẻ bảng biểu, viết ghi chú…).
- Hiểu rõ ý nghĩa nội dung cần ghi nhớ sẽ nâng cao tính toàn diện, tính
chính xác và tính vững chắc của trí nhớ. Không ghi nhớ máy móc mà nên cố
gắng tạo ra thật nhiều mối liên hệ bằng cách gán cho tài liệu học tập những ý
nghĩa gần gũi.
- Sắp xếp hợp lí số lượng tài liệu cần ghi nhớ phù hợp với bản thân (khả
năng, thói quen, hứng thú…).
- Tính chất của tài liệu ảnh hưởng đến việc ghi nhớ. Tài liệu càng trực
quan, càng giàu hình tượng, giàu cảm xúc thì càng dễ nhớ và nhớ lâu.
1.3.2.2. Nhóm kĩ năngtổ chức việc tự học
* Xác định mục tiêu và mục đích học tập cho từng buổi học một cách: cụ thể
(đo lường được), thực tế, khả thi, phù hợp, có ý nghĩa theo nguyên tắc
SMART.
* Thực hiện kế hoạch là khâu quan trọng nhất, quyết định thành tích học tập ở
sinh viên. Vì thế cần hướng dẫn sinh viên:
- Phải cố gắng tập trung cao độ khi ngồi học;
- Không thực hiện nhiều việc cùng một lúc; không vừa học vừa nghe
nhạc, vừa xem vô tuyến…;
- Tự tạo hứng thú, niềm tin khi tự học;
- Tạo động lực cho việc học tập bằng suy nghĩ về những lợi ích có thể có
sau khi học (sẽ tìm được điều mới lạ và thú vị khi học, sẽ được thưởng sau khi
hoàn thành nhiệm vụ học tập, sẽ có được kết quả tốt vào kì thi tới,…);
- Sử dụng thời gian một cách tối ưu, có hiệu quả cao nhất; về cơ bản cần
tập trung giải quyết dứt điểm từng nhiệm vụ theo phương châm làm đâu gọn
đấy, học gì xong nấy, bài hôm nay không để ngày mai, học xong môn này
mới học môn khác. Tuy nhiên, để quá trình tự học đạt kết quả tốt nhất, cần
hiểu và vận dụng hợp lí một số yếu tố tâm líliên quan, chẳng hạn: một số quy
luật của chú ý, của trí nhớ, của tưởng tượng, của sức làm việc trí óc…đểcó thể
đạt được khối lượng học tập nhiều nhất trong một khoảng thời gian ít nhất.
- Những gì vượt quá khả năng thì đánh dấu lại để hỏi thầy/cô hoặc bạn
bè…;
- Quyết tâm khắc phục khó khăn do hoàn cảnh mang lại trong suốt quá
trình tự học (tiếng ồn, nhiệt độ không khí,…).
* Tự đánh giá việc thực hiện kế hoạch. Hướng dẫn sinh viên biết cách kiểm
điểm lại xem các nhiệm vụ đặt ra có hoàn thành hết không? Từng nhiệm vụ
có được hoàn thành tốt không? Kế hoạch đặt ra có hợp lí không? Những tồn
tại là gì? Nguyên nhân? Dự kiến cách khắc phục?...
1.3.2.3. Nhóm kĩ năngtổ chức môi trường tự học tối ưu
Môi trường học tập của người học là tất cả những gì có xung quanh hoạt
động học của người học, tạo điều kiện để người học học tập, bao gồm môi
trường vật chất và môi trường xã hội. Môi trường vật chất bao gồm một tổng
thể những yếu tố trong không gian, nơi hoạt động học tập diễn ra. Đó là bàn
ghế, các đồ dùng, tài liệu, phương tiện kĩ thuật để học tập (ví dụ, từ điển, máy
tính, máy ghi âm để học ngoại ngữ...). Còn môi trường xã hội là các mối quan
hệ giao tiếp, mối tương tác giữa các cá nhân diễn ra trong quá trình học tập.
Môi trường xã hội tạo nên bầu không khí tâm lí tích cực, là điều kiện hỗ trợ
cho các mối tương tác giữa người học với nhiệm vụ học tập. Môi trường học
tập tối ưu là môi trường hỗ trợ tốt cho người học: tích cực, chủ động, sáng tạo
và đạt được kết quả cao nhất. Tổ chức môi trường học tập là tổ chức môi
trường vật chất và môi trường xã hội sao cho đảm bảo được việc học tập diễn
ra thuận tiện, thoải mái, hiệu quả. Các chuyên gia về vấn đề này đã gợi ý
nhiều cách khác nhau mà chúng ta có thể tham khảo.
Khi môi trường sống sạch sẽ, trật tự, ngăn nắp, chúng ta sẽ cảm thấy thoải
mái và luôn ở trong tâm trạng tươi mới. Khi đó chúng ta có thể tập trung cao
độ vào công việc của mình. Một căn phòng bừa bộn có thể tiềm ẩn những rủi
ro cho sức khỏe và sự an toàn (chẳng hạn, có thể va vấp). Một yếu tố quan
trọng góp phần nâng cao chất lượng học tập là một chỗ ngồi học gọn gàng,
sạch sẽ, thuận tiện. Hiện nay, do điều kiện kinh tế mà việc bố trí một chỗ học
tập đầy đủ tiện nghi như mong đợi không phải là điều dễ dàng với phần lớn
các gia đình. Tuy nhiên, trong điều kiện tốt nhất có thể, cần trước hết đảm bảo
để chỗ học được sạch sẽ, gọn gàng, yên tĩnh. Có rất nhiều cách để làm cho nơi
ngồi học bài trở nên sinh động, hấp dẫn việc học, để có thể tự sáng tạo. Tất
nhiên còn phải đảm bảo các nguyên tắc về vệ sinh - an toàn lao động.
- Đối với việc học tập ở nhà, quan trọng nhất là chỗ học, hay chính xác
hơn, là bàn họccá nhân. Từ góc độ của Khoa học Tổ chức lao động, việc bố
trí một bàn học sao cho thuận tiện khi ngồi học là hoàn toàn có cơ sở khoa
học. Theo đó, tất cả những vật dụng cần thiết nhất cho buổi học/giờ học phải
được đặt ở trong ”vùng làm việc tối ưu” (tức là vòng cung trước mặt tính từ
khuỷu tay cho đến cổ tay) để tiện lấy dùng khi cần đến. Các đồ dùng phải sắp
xếp phù hợp với các vận động của con người để tránh mệt mỏi sớm (để không
phải với tay, không phải cúi lưng, không phải đứng lên ngồi xuống liên tục...).
Nghiên cứu cho thấy, nếu bàn học cá nhân được sơn 2 màu, cụ thể: 1/3 phía
trên sơn màu xanh lá cây non; còn 2/3 phía dưới, sát với phía học sinh, được
sơn màu vàng chanh, sẽ giúp giữ gìn thị lực tốt hơn, đồng thời có tác dụng
khích lệ tính tích cực học tập và khả năng tư duy. Trong khi đó, chân bàn sơn
màu cùng với màu nền nhà sẽ tạo cảm giác vững chãi, yên tâm đối với người
ngồi.
- Tổ chức môi trường học tập một cách khoa học, có hệ thống thực ra rất
đơn giản: có thể chuẩn bị vài túi đựng hồ sơ, kẹp giấy để đựng bài tập về nhà,
những ghi chép bài giảng ở trường; đầu tư thời gian phân loại những cuốn
sách trên giá sách theo chủ đề, theo môn học hoặc theo thể loại sách; thỉnh
thoảng kiểm tra đồ dùng xem đã được cất giữ một cách có hệ thống chưa, đặt
đồ dùng vào chỗ cũ sau khi sử dụng...để tiết kiệm thời gian tối đa khi học tập.
- Chuẩn bị sẵn sàng mọi thứ trước khi ngồi vào bàn học. Một trong những
cách sử dụng thời gian hiệu quả nhất là dành thời gian thu thập tài liệu học tập
và các thứ lặt vặt khác trước khi ngồi vào bàn và mở sách ra để khi đã ngồi
vào bàn thì thời gian học là chỉ để dành cho việc học mà thôi. Trước khi bắt
đầu học phải đảm bảo đã có tất cả mọi thứ cần thiết ngay trước mặt như: bút,
thước, sách vở và các tài liệu đọc thêm khác.
- Tạo ra nhiều thông điệp tích cực xung quanh chỗ ngồi học. Mục đích là
tạo ra một môi trường cảm xúc và tinh thần tích cực giúp cho việc học tập.
Các thông điệp tích cực có thể là những bức ảnh của bản thân mình, của gia
đình, của bạn bè, giấy khen, các phần thưởng, các bằng chứng nhận, các trích
dẫn, lời nhắc nhở, khẩu hiệu…
- Làm phong phú thêm môi trường học tập: ánh sáng, sự yên tĩnh, những liên
tưởng tích cực, các thông điệp đầy cảm hứng có thể được bổ sung bằng hoa,
cây cảnh, gỗ tự nhiên của bàn học. Nếu có điều kiện, các chuyên gia khuyên
nên sử dụng cả nút bịt tai, làm bằng bọt biển mềm để chặn tiếng ồn khi cần
thiết (hiện nay có bán trên thị trường).
Câu hỏi ôn tập và bài tập thực hành
1/ Thực hành khoanh tay trước ngực và đổi hướng.
2/ Liệt kê ra giấy những gì đã học để làm được mà không liên quan đến việc
học ở trường.
3/ Hãy chia sẻ kinh nghiệm tổ chức tự học của bạn với các đồng nghiệp và rút
tỉa những điều bạn cần học hỏi cho mình từ kinh nghiệm của đồng nghiệp.

CHƯƠNG 2: KĨ NĂNG LẬP KẾ HOẠCH HỌC TẬP HIỆU QUẢ


2.1. Kĩ năng xác định mục tiêu
Hiểu ngắn gọn, mục tiêu học tậplà kết quả cần đạt trong một giai đoạn học
tập xác định. Có mục tiêu chung/xa và mục tiêu cụ thể/gần. Để có thể đi tới
mục tiêu chung (mục tiêu xa), cần phải đạt được các mục tiêu gần (mục tiêu
cụ thể).
* Khi xác định mục tiêu chung cần trả lời các câu hỏi sau:
- Mục tiêu này có phù hợp với giá trị của bản thân hay không?
- Mục tiêu này có phản ánh các vấn đề chiến lược và các ưu tiên của bản
thân hay không?
- Mục tiêu chung có định hướng rõ cho hành động hay không?
- Mục tiêu chung có mang tính lâu dài hay không?
* Khi xác định mục tiêu cụ thể cần chú trọng tới kết quả cụ thể cần đạt và
có thể đo lường được. Chú ý nguyên tắc S – M – A – R – T (S – Specific: cụ
thể; M – Measureable : Đo được; A – Attainable : có thể đạt được; R – Result
– Oriented : định hướng kết quả; T – Time – bound: giới hạn thời gian)
* Khi xác định chương trình hành động cần trả lời các câu hỏi sau:
- Cần làm gì để đạt đến mục tiêu?
- Cần làm như thế nào?
- Các nguồn lực cần thiết để thực hiện là gì?
* Khi đề xuất tổ chức thực hiện, đánh giá và giám sát kế hoạch cần trả lời
các câu hỏi sau:
- Các hoạt động cần được thực hiện là gì ?
- Trong các hoạt động đã được xác định, hoạt động nào cần được làm
trước?
- Sắp xếp các hoạt động vào khung thời gian phù hợp nhất như thế nào?
- Cần ưu tiên những hoạt động nào?
- Sử dụng những nguồn lực nào?
- Cần đánh giá kết quả thực hiện theo tiêu chí nào?
2.1.1. Ý nghiã của việc xác định mục tiêu
Thông thường có bốn lĩnh vực cuộc sống cần được xác định mục tiêu, là: Học
tập và nghề nghiệp; Sức khỏe và thể thao; Tài chính và lối sống; Gia đình và
xã hội. Kinh nghiệm từ những người thành công cho thấy, các mục tiêu đặt ra
phải đủ hấp dẫn để cá nhân có đủ động lực hành động một cách kiên trì. Đó là
những mục tiêu lớn vượt xa khả năng hiện tại của cá nhân, song lại có thể làm
cho cá nhân cảm thây phấn khích, hào hứng hành động. Trên thực tế, có nhiều
người sau khi xác định mục tiêu rồi mà họ vẫn không muốn hành động bởi
những mục tiêu họ vạch ra không đủ hấp dẫn họ.
*Mục tiêu là động lực thúc đẩy cá nhân đi đến thành công, bởi vì:
- Mục tiêu dẫn dắt cho những quyết định và hành động của cá nhân;
- Mục tiêu thúc đẩy cá nhân hành động;
- Mục tiêu giải phóng tiềm năng con người;
*Tuy nhiên, nhiều người không có thói quen xác định mục tiêu bởi những lí
do sau:
- Thiếu tự tin vào bản thân;
- Không tin vào sức mạnh của mục tiêu;
- Sợ thất bại, sợ bị xấu hổ.
Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh sức mạnh của mục tiêu đối với
thành công của những người xác định rõ ràng cho mình những mục tiêu cụ
thể và to lớn (ví dụ, nghiên cứu thực hiện năm 1953 tại Đại học Yale trên các
sinh viên sắp tốt nghiệp; hay những người nổi tiếng trong thế giới đương đại
như: Tổng thống Bill Clinton, đạo diễn Steven Spielberg, Vận động viên thể
thao Tiger Woods...).
2.1.2.Các bước xác định mục tiêu hiệu quả
Bước 1: Viết ra cụ thể những gì cá nhân muốn đạt được;
Bước 2: Liệt kê tất cả những lợi ích và những lí do đối với việc đạt mục tiêu;
Bước 3: Lên kế hoạch hành động;
Bước 4:Xác định thời hạn cụ thể;
Bước 5: Tiếp thêm cảm xúc cho mục tiêu;
Bước 6: Lấy đà để hành động ngay tức thì.
Để thành công, một mục tiêu càng cụ thể và càng chi tiết càng hiệu quả vì
rõ ràng, dễ thực hiện, dễ kiểm soát đánh giá. Vì thế mục tiêu cần được mô tả
theo hướng có thể lượng hóa, ví dụ, “tôi sẽ nghiên cứu tại thư viện 3
lần/tuần”, hoặc “Tôi sẽ bỏ tiết không quá 1 lần/học kì”. Mục tiêu phải có tính
thách thức nhưng không được quá khó để thực hiện, tức là phải thực tế.
Ví dụ, xác định và xây dựng áp phích mục tiêu trong học tập, cho sức khỏe.
Xác định mục tiêu là điều quan trọng trước hết, nhưng điều đó không đảm
bảo rằng cá nhân sẽ thành công. Nếu mục tiêu không được hỗ trợ bằng những
hành động vững chắc thì mục tiêu chỉ dừng lại ở ước mơ. Do đó, cần phải
hành động. Để hành động, cá nhân cần tự thúc đẩy bản thân.
Có những gợi ý của chuyên gia học tập đối với việc tạo động lực để hành
động đạt mục tiêu. Đó là những cách giúp cá nhân vượt qua sự lười biếng và
lập trình lại não bộ. Các cách đó là:
Bước 1: Viết ra những hậu quả có thể có nếu cá nhân lười biếng.
Bước 2: Tưởng tượng về những nỗi khổ mà cá nhân có thể sẽ phải chịu đựng
nếu tiếp tục lười biếng (thực hành trải nghiệm).
Bước 3: Viết ra tất cả những nỗi vui sướng cá nhân sẽ cảm nhận được nếu
chăm chỉ làm việc.
Bước 4: Tưởng tượng cảm nhận những niềm vui mà thành công mang lại cho
cá nhân (thực hành trải nghiệm).
Bước 5: Phá vỡ thói quen cũ và lập trình bản thân cho một thói quen mới
bằng cách bắt tay vào hành động ngay.
Có thể còn những cách khác giúp cá nhân vượt qua sự lười biếng. Chẳng
hạn:
- Tự cam kết với bản thân;
- Quảng bá về bản cam kết đó;
- Thường xuyên xem lại các mục tiêu;
- Tự thưởng cho bản thân sau mỗi khi hoàn thành từng chặng trên con
đường đến mục tiêu.
2.2. Kĩ năng lập kế hoạch
*Kế hoạch là toàn bộ những điều vạch ra một cách có hệ thống về những
công việc dự định làm trong một thời gian xác định, với mục tiêu, cách thức,
trình tự, thời gian tiến hành [Viện ngôn ngữ, Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà
Nẵng,2000]. Nói cách khác, kế hoạch là chương trình hành động trong tương
lai hướng vào việc thực hiện một mục tiêu nào đó.Có kế hoạch chiến
lược(Khi kế hoạch là dài hạn hoặc trung hạn, ví dụ, kế hoạch được xây dựng
cho toàn bộ khóa học đại học) và kế hoạch năm học(khi kế hoạch được xây
dựng cho một năm học).
*Lập kế hoạch là lựa chọn một trong những phương án hành động mang tính
tổng thể hoặc bộ phận trong tương lai nhằm đạt được mục tiêu mong đợi trên
cơ sở khả năng hiện tại. Trong quá trình lập kế hoạch, các câu hỏi cơ bản sau
sẽ được trả lời:
- Ta đang ở đâu?
- Ta sẽ đi tới đâu?
- Ta sẽ làm gì? Sẽ làm như thế nào? Làm bằng phương tiện gì để tới đó?
- Làm thế nào để biết ta đi đúng hướng và tới đích?

2.2.1. Xác định những việc ưu tiên cho những thời điểm thích hợp
Ví dụ về lập thời gian biểu cho một ngày (3 cột: thời gian – hoạt động – lãng
phí) để tìm hiểu việc quản lí thời gian của học sinh cho thấy, học sinh có học
lực trung bình khá lãng phí mỗi ngày khoảng 6 tiếng. Trong khi đó, những
học sinh giỏi làm chủ thời gian bằng cách sắp xếp ưu tiên công việc. Mỗi
người đều chỉ có 24 giờ/ngày, vì thế cần ưu tiên những việc giúp ta tiến đến
gần mục tiêu hơn.
Phân chia thời gian cho từng loại việc sao cho hợp lí là hết sức cần thiết.
Những học sinh trung bình thường có khuynh hướng tập trung vào những việc
khẩn cấp rất nhiều vì có quá nhiều việc loại này do tính lười biếng và thích trì
hoãn. Kết quả là họ luôn cảm thấy quá bận rộn, đầu óc luôn căng thẳng, học
tập kém hiệu quả và luôn nhận được kết quả kém. Cách làm là: cố gắng lên kế
hoạch dành thật nhiều thời gian cho những công việc không khẩn cấp và phải
tự động viên thực hiện hàng ngày.
Bản chất con người là nếu không lên kế hoạch cho những việc quan trọng
thì chúng ta sẽ luôn trì hoãn và không bao giờ bắt đầu được. Đó là vì chúng ta
thường dễ bị lôi kéo và dành thời gian cho những công việc khác. Vì thế lên
kế hoạch rất quan trọng.
2.2.2. Lập thời gian biểu
Bản chất con người là nếu không lên kế hoạch cho những việc quan trọng thì
chúng ta sẽ luôn trì hoãn và không bao giờ bắt đầu được. Đó là vì chúng ta
thường dễ bị lôi kéo và dành thời gian cho những công việc khác. Vì thế lên
kế hoạch rất quan trọng,là trọng tâm của mọi lời khuyên về quản lí thời gian.
Một thời gian biểu tốt là một công cụ linh hoạt khiến người sử dụng không có
cảm giác thất bại nếu chẳng may vi phạm nó. Muốn thế, cần có sự vận dụng
linh hoạt các yếu tố tâm sinh lí và các yếu tố tổ chức lao động khoa học vào
việc xây dựng một thời gian biểu phù hợp, tức khả thi.
- Cần phải bắt đầu bằng một thời gian biểu quản lí theo tuần. Khi bắt đầu
mỗi học kì, hãy lập một thời gian biểu cho mọi việc của bản thân.
- Sau đó, thêm thời gian học tập vào thời gian biểu của từng ngày (chia
thời gian trong ngày dành riêng cho việc học tập dựa theo chu kì tỉnh táo đã
nhận thức được).
- Tận dụng thời gian trống ở trước và sau giờ học để chèn thêm vào đó
những thông tin không liên quan đến học tập vào thời gian biểu (những việc ở
mức ưu tiên thấp hơn so với học tập và cần phải làm).
- Cần để lại một vài khoảng trống trong thời gian biểu vì thời gian biểu
được sử dụng là để lên kế hoạch cho những việc cố định và để dành thời gian
cho những hoạt động ưu tiên như học tập. Vì thế, nếu chúng quá kín tất sẽ bị
thất bại vì không khả thi. Những chỗ trống là thời gian rảnh rỗi để có thể làm
những gì theo hứng thú riêng.
Các công cụ được sử dụng để lập thời gian biểu sát hợp rất đa dạng, ví dụ:
* Danh sách các việc cần làm theo thứ tự ưu tiên, cũng chính là danh sách các
mục tiêu học tập nhỏ trước mắt.
* Lịch đánh dấu những ngày quan trọng để dựa vào đó lập kế hoạch cho công
việc hàng ngày; cuốn lịch về những sự kiện quan trọng (kì thi, hạn nộp bài,
ngày sinh nhật...).
*Các danh sách và sức mạnh của chúng.
Dưới đây là một vài gợi ý cho việc xây dựng thời gian biểu tự học của sinh
viên: Thời gian biểu cho một tuần và cho một tháng.
Hình 2 & 3: Thời gian biểu theo tuần và thời gian biểu theo tháng

Hình 4: Thời gian biểu theo tuần

2.3. Sử dụng thời gian hợp lí


2.3.1.Đối phó với sự trì hoãn
Nghiên cứu đã cho thấy rằng, hầu hết chúng ta đều là con người của thói
quen. Chúng ta có những lệ thường trước khi bắt tay làm một việc gì đó.
Chẳng hạn, một số bạn trẻ có thói quen phải đảm bảo rằng bàn học của họ đã
có tất cả những thứ cần thiết mới bắt tay vào học được.Nếu thói quen là đơn
giản thì rất tốt. Nhưng nếu nó quá phức tạp và đòi hỏi phải tốn nhiều thời gian
thì cần phải xem xét lại. Ví dụ, Hưng có một thói quen cố định trước khi bắt
tay làm bài tập về nhà mỗi buổi tối. Đó là, cậu phải ăn tối, tắm rửa sạch sẽ và
xem xong chương trình tivi yêu thích rồi mới có thể ngồi vào bàn học. Và khi
cậu mở sách ra thì đã muộn lắm rồi. Đây chắc chắn là một thói quen không tốt
ảnh hưởng đến hiệu quả học tập của cậu ấy.
Kết quả nghiên cứu trên sinh viên đại học sư phạm cho thấy có khá nhiều điều
không được như mong muốn có liên quan đến vấn đề này. Chẳng hạn, khi
được hỏi: “Đề nghị bạn hãy liệt kê nhanh 3 điều bạn thấy tiếc nhất vì đã
không làm được trong kì nghỉ học kì vừa rồi”, sinh viên đã liệt kê như dưới
đây(theo thứ tự từ cao đến thấp - nhiều người trả lời nhất thì xếp thứ 1):
- Kết quả học tập chưa được như mong muốn (điểm thấp hơn so với dự đoán);
- Không làm được một số việc như đã định làm vì không tìm thấy thời gian
(học thêm tiếng Anh, học thêm tin học, học thêm một số kĩ năng sống);
- Không giúp đỡ được bố mẹ/người thân trong một số việc gia đình vì không
bố trí được thời gian;
- Ít được gặp gỡ bạn bè, tham gia một số buổi họp mặt với bạn học phổ thông
hoặc giao lưu với một số các bạn ở trường đại học khác trong thànhh phố vì bị
bận học vào thời điểm đó;
- Có nhiều tin tức xã hội không cập nhật được vì không có thời gian đọc sách
báo…;
- Chưa quan tâm giúp được em của mình trong việc học tập vì quá bận với
công việc của bản thân;
- Đôi khi xao nhãng việc chăm chút cho bản thân vì lúc nào cũng thấy bận bịu
việc học hành, công việc khác.
Còn ở câu“Đề nghị Bạn hãy liệt kê 2 hành vi của bản thân mà bạn muốn
thay đổi trong thời gian tới”,các câu trả lời của phần lớn sinh viên như sau:
- Hành vi thứ nhất muốn thay đổi là: Có kế hoạch học tập cho bản thân một
cách rõ ràng, nhất là việc đặt mục tiêu.
- Hành vi thứ hai: Cam kết thực hiện (liên quan đến học tập chuyên môn).
Lâu nay có thói quen hay trì hoãn, hay tự bao biện vì không có thời gian, vì
vậy thường là “Nước đến chân mới nhảy”. Do đó, thường hay bị các thầy cô
phê bình về tiến độ thực hiện nhiệm vụ.
Ở câu hỏi “Bạn đã học tập, nghiên cứu như thế nào từ khi vào trường đại
học?”, các câu trả lời thu được là:
- Không có mục tiêu cụ thể cho cả khóa học/năm học/môn học (ví dụ, không
đặt ra cụ thể là đối với môn này mình phải biết được những gì, hay đối với
từng môn mình phải cố gắng để được điểm mấy…);
- Học theo thời khóa biểu hàng tuần. Cứ học lần lượt theo các môn, theo
nhiệm vụ giảng viên giao cho (bài tập về nhà);
- Chỉ thực sự học khi kì thi tới, nên thường khi đó rất bận, thường phải thức
đêm rất căng thẳng, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe bản thân. Sau kì thi
thường bị sút cân, mặt mày hốc hác. Và điều quan trọng hơn, đó là: nhiều khi
kết quả không được như mong muốn, thậm chí có môn phải thi lại hoặc học
lại.
Và dưới đây là những cách sinh viên “đã lãng phí thời gian”:
- Ngủ;
- “Buôn điện thoại”;
- “Buôn chuyện với bạn bè”;
- “Đi lượn phố”;
- “Lên mạng” (đọc báo, chát chít);
- “Chơi thể thao” (đánh cầu lông, đánh cờ);
- “Đi xem phim”.
Bản chất của việc quản lí thời gian là cố gắng để đạt hiệu quả cao nhưng bản
năng của con người là muốn trốn tránh những tổn hại và theo đuổi niềm vui,
vì thế cần đối phó với sự trì hoãn. Muốn thế phải thực hiện 5 việc:
- Chuẩn bị;
- Đặt mục tiêu học tập;
- Hình dung sự tổn hại phải gánh chịu nếu trì hoãn;
- Tưởng tượng ra niềm vui khi đạt được mục tiêu;
- Cho phép bản thân trì hoãn một số việc.
Các công việc trên đây cho thấy một số gợi ý về xây dựng chế độ học tập
hợp lí như sau:
- Biết ưu tiên và làm những việc đúng đắn ở thời điểm thích hợp. Dành
thời gian cho các ưu tiên đó.
- Nhìn vào bức tranh tổng thể;
- Thay đổi hay loại bỏ những thói quen làm giảm năng suất làm việc;
Không lãng phí thời gian cho những việc không cần thiết đối với việc học tập.
Nếu có những thói quen làm ảnh hưởng đến năng suất làm việc thì cần phải
thay đổi chúng bằng cách hình thành những thói quen mới đơn giản và ít tốn
kém thời gian hơn. Tốt nhất là nên loại bỏ những thói quen đó. Điều này sẽ
giúp có thêm một khoảng thời gian nữa để thực hiện công việc chính và nâng
cao năng suất làm việc của bản thân.
- Thực hiện “nguyên tắc 30 giây”.
2.3.2.Quản lí thời gian hiệu quả
Kinh nghiệm thực tiễn cho thấy, làm chủ thời gian là làm chủ cuộc sống.
Tất cả mọi người đều có 24 giờ một ngày. Thời gian là thứ tài sản mà ai cũng
được chia đều cho dù bạn là một giảng viên giỏi hay một sinh viên kém…
Thời gian là thứ duy nhất chúng ta không thể mua được. Sự khác biệt của
những người thành công trong cuộc sống với những người bình thường là họ
biết cách quản lí thời gian. Chúng ta không thể thay đổi được thời gian nhưng
có thể kiểm soát được cách sử dụng thời gian của chúng ta. Người làm chủ
được thời gian là người sẽ làm chủ được cuộc sống. Những người thành công
có vẻ như có rất nhiều thời gian để đạt được mục tiêu vì họ biết cách sử dụng
thời gian. Bên cạnh đó, những người bình thường mỗi ngày lãng phí nhiều
thời gian quý báu mà không hay biết. Nhưng thời gian bị lãng phí như thế
nào?
Một việc được coi là làm lãng phí thời gian khi nó không hướng đến mục
tiêu đã xác định: về nghề nghiệp, về tài chính, về học tập, về sức khỏe…Ví
dụ, nếu một sinh viên có mục tiêu là phải đạt tất cả điểm 10 trong kì thi sắp
tới nhưng lại dành 3 giờ mỗi ngày để chơi bóng đá với bạn bè thì việc chơi
bóng đá được coi là lãng phí thời gian. Tuy nhiên, nếu sinh viên đó mong
muốn trở thành cầu thủ bóng đá cấp quốc gia thì việc rèn luyện 3 tiếng một
ngày có thể không phải là lãng phí thời gian. Hay, nếu một sinh viên thường
xuyên nói chuyện trong giờ học, không tập trung nghe giảng, kết quả là không
học được gì ở trên lớp, đó cũng là lãng phí thời gian mặc dù có đi học ở
trường. Các hoạt động khác như ngủ, tắm, ăn có thể làm lãng phí thời gian
nếu chúng ta dành quá nhiều thời gian cho chúng. Ví dụ, một người ngủ 12
tiếng một ngày là đang lãng phí thời gian vì chúng ta chỉ cần ngủ 7-8 giờ mỗi
ngày là đủ.
Mỗi ngày chúng ta đều phải thực hiện nhiều hoạt động khác nhau, trong đó
có những hoạt động hướng đến mục tiêu (làm bài tập về nhà, chuẩn bị kiểm
tra, hoàn thành những dự án khẩn cấp, tập thể dục, đọc sách trước giờ học,
chuẩn bị học thi…) và những hoạt động không hướng đến mục tiêu (trả lời tin
nhắn, xem TV, trả lời thư điện tử, đi chơi, nấu cháo điện thoại, làm biếng…).
Một số hoạt động không hướng đến mục tiêu cũng cần thiết để cá nhân giảm
bớt căng thẳng trong công việc, thư giãn. Song, nếu dành quá nhiều thời gian
cho các hoạt động không hướng đến mục tiêu là sự lãng phí rất lớn. Việc phân
phối quỹ thời gian một cách hợp lí cho các hoạt động ưu tiên là rất quan trọng
để đạt tới thành công.
Có rất nhiều cách quản lí thời gian khác nhau đã được chứng minh là hiệu
quả và không có một cách nào được gọi là tốt nhất. Chẳng hạn:
-Sử dụng một bản kế hoạch hay thời gian biểu để theo dõi các cam kết và
nhiệm vụ;
- Đánh giá khối lượng công việc hàng tuần để lập kế hoạch thời gian cho
phù hợp;
- Dành thời gian rà soát lại thời gian biểu để điều chỉnh/cập nhật…;
Tuy nhiên, mọi người khác nhau về nhu cầu, về phong cách làm việc, sinh
hoạt nên mỗi người phải hiểu để quyết định chọn một cách phù hợp nhất với
mình. Những người thành đạt làm chủ thời gian bằng cách sắp xếp ưu tiên
công việc, theo đó, phải ưu tiên những việc giúp ta tiến gần đến mục tiêu và
thành công hơn.
Các chuyên gia gợi ý một số bước để sắp xếp thời gian hiệu quả. Để quản
lí thời gian, nhất định phải có một cuốn sổ tay có phần sắp xếp công việc theo
tháng và theo tuần. Phần sắp xếp công việc theo tháng là để lên kế hoạch từng
tháng cho cả năm. Còn phần sắp xếp công việc theo tuần là để lên kế hoạch
theo tuần và theo ngày.
Các bước xây dựng kế hoạch tháng:
Bước 1: Đánh dấu những sự kiện quan trọng.
Bước 2: Xác định thời gian biểu.
Bước 3: Đặt ra thời hạn học tập.
Đối với kế hoạch tuần, phần này đòi hỏi phải cụ thể hơn nhiều so với kế
hoạch tháng. Kế hoạch tuần bao gồm tất cả các việc phải làm hàng ngày trong
cả 7 ngày. Trong kế hoạch tuần sẽ chủ yếu bao gồm các hoạt động hướng đến
mục tiêu (khẩn cấp và không khẩn cấp).
- Tóm lại, để quản lí tốt thời gian của mình, cá nhân cần:
- Biết rõ những gì ưu tiên
- Dành thời gian cho các ưu tiên đó
- Đặt ra các mục tiêu học tập đúng đắn
- Không lãng phí thời gian cho những công việc không cần thiết đối với việc
học tập
- Lập một thời gian biểu cơ bản không quá phức tập hoặc quá cứng nhắc
- Có một cuốn lịch về những sự kiện quan trọng trong quá trình học tập của
mình (các kì thi, thời hạn nộp sản phẩm học tập, ngày sinh nhật)
- Tận dụng sức mạnh của những danh sách
- Phát triển khả năng tập trung
- Linh hoạt trong phương pháp học
- Làm tốt ngay từ lần đầu tiên.
Một người quản lí thời gian tốt là người không để bị thời gian kiểm soát
mình, mà ngược lại, mình là người kiểm soát thời gian.
2.4. Kiểm tra và điều chỉnh kế hoạch tự học
Thời gian biểu phải được cập nhật thường xuyên và dùng nó để phát triển
những mục tiêu hàng ngày, có tính ưu tiên.
Nhưng, việc quan trọng tiếp theo là phải kiểm tra kế hoạch ngày hôm sau vào
mỗi buổi tối, gồm:
- Định thời gian cụ thể cho từng việc trong ngày hôm sau;
- Bám sát thời gian biểu một cách kiên trì và có kỉ luật;
- Điều chỉnh lại kế hoạch làm việc;
- Gạch bỏ những việc đã hoàn tất.
Trong kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch tự học, có một nội dung
quan trọng là sinh viên cần thiết phải tự đánh giá chất lượng tự học của mình
sau mỗi thời gian tổ chức tự học bởi mục tiêu của việc dạy và học ngày nay là
”biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo” . Thông thường, một bộ
phận khá lớn sinh viên sẽ dựa vào kết quả đánh giá của giảng viên về bài
kiểm tra hoặc bài thi của môn học tương ứng. Về mặt tâm lí, đối với một số
người, quãng thời gian chờ đợi kết quả một cách thụ động như vậy khiến trở
nên thắc thỏm lo âu, hao tổn tâm lực. Vì vậy, nếu mỗi sinh viên có thể tự
đánh giá được kết quả học tập của mình thì sẽ không chỉ tránh được tâm trạng
tiêu cực không đáng có mà còn có thể kịp thời cải thiện được chất lượng học
tập của bản thân. Song, để có được khả năng này thì cùng với việc học tập
hàng ngày, người học nên thường xuyên tự kiểm tra, tự đánh giá kết quả học
tập của mình. Sau đây là những gợi ý đối với giảng viên để hướng dẫn cho
sinh viên của mình:
-Yêu cầu sinh viên tự xây dựng một hệ thống câu hỏi phù hợp theo mục tiêu
của từng bài học để tự hỏi mình (Hiểu bài dược bao nhiêu phần trăm? Chỗ
nào chưa thực sự hiểu? Từ nào trong bài khó hiểu?...);
- Tự trả lời/tự giải bài một cách cẩn thận vào vở/giấy. Sau một khoảng thời
gian nhất định tự mình lấy ra để đối chiếu, chấm điểm. Cần làm việc này một
cách nghiêm túc: soát xét về hình thức, về nội dung. Có thể chia sẻ với giảng
viên hoặc bạn trong nhóm;
- Lưu các bài đó vào một ”túi hồ sơ học tập”. Thường xuyên đem ra xem lại
và so sánh chúng với nhau theo trình tự thời gian để thấy được sự tiến bộ của
bản thân về các mặt (những lỗi nào thường mắc phải? Đã khắc phục đến đâu?
Cần lưu ý điều gì? Làm cách nào để khắc phục?...), đồng thời để rút kinh
nghiệm cho mình.
Với cách như vậy, người học sẽ biết được cụ thể những gì mình còn đang
thiếu hụt để tự bổ sung nhằm đạt mục tiêu đề ra. Song điều quan trọng nhất
vẫn là: mỗi người phải rèn luyện ý chí, vượt qua sự lười biếng của chính bản
thân, không được xao nhãng mục tiêu, mục đích đặt ra bởi nếu không sẽ chỉ là
một sự ”đánh trống bỏ dùi”.
Câu hỏi ôn tập và bài tập thực hành (giảng viên sử dụng khi hướng dẫn
sinh viên tự học)
1/ Bạn hãy suy nghĩ và cho biết mình có phải là con người của thói quen
không? Có phải là người thích giữ lấy một thói quen cố định nào đó, mà nếu
không như vậy thì bạn không thể làm việc được hay không?
2/ Hãy liệt kê nhanh 5 điều bạn thấy tiếc nhất vì đã không làm được trong kì
nghỉ học kì vừa qua và 3 hành vi của bản thân mà bạn muốn thay đổi trong
thời gian tới.
3/ Hãy chia sẻ xem bạn đã học tập, nghiên cứu như thế nào từ khi vào trường
đại học? Hãy liệt kê ra những cách bạn đã lãng phí thời gian.
4/ Hãy xây dựng thời gian biểu cho học kì tới của bạn (theo tháng và theo
tuần).
CHƯƠNG 3: KĨ NĂNG NGHIÊN CỨU TÀI LIỆU HỌC TẬP
3.1. Kĩ năng đọc hiệu quả
3.1.1. Thói quen làm giảm hiệu quả đọc sách
- Đọc bằng môi
- Giọng đọc thầm
- Đọc lùi
- Đọc từng chữ một
- Tầm mắt hẹp
3.1.2. Kĩ năng đọc sách hiệu quả
Phương pháp đọc hiệu quả là những phương pháp đọc sách giúp tăng tốc độ
đọc, tăng khả năng tập trung và nâng cao năng lực lĩnh hội kiến thức khi đọc.
Việc đọc hiệu quả sẽ mang đến lợi thế cho cá nhân vì có nhiều thời gian để
thư giãn hơn, hoặc để thời gian làm các việc khác (ôn bài, làm bài tập, ghi
chép...).
Yếu tố quyết định tốc độ đọc sách là cách đôi mắt di chuyển. Khi đọc, mắt
phải dừng lại thì mới thu thập được thông tin trong thời gian khoảng từ ¼
giây đến 1 giây. Mắt dừng lại càng nhiều thì thời gian dừng càng lâu làm cho
việc đọc càng chậm. Do đó, nếu giảm được số lần và thời gian dừng của mắt
thì việc đọc sẽ hiệu quả hơn.
Khi đọc từng chữ một, mắt phải dừng lại ở mỗi chữ một lần, tốc độ đọc sẽ
bị chậm và ở mức dưới trung bình (khoảng 120 chữ/phút).
Khi đọc từng cụm chữ một (khoảng 2 đến 3 chữ một lần), tốc độ đọc sẽ là
khoảng 240 – 360 chữ/phút, đạt tốc độ trung bình.
Khi đọc 5-7 chữ một, tốc độ đọc sẽ đạt khoảng 600-840 chữ/phút, là tốc độ
nhanh. Việc này không quá phức tạp nhưng đòi hỏi phải có sự rèn luyện từ
phía cá nhân.

Một số kĩ năng đọc sách hiệu quả:


- Sử dụng một chiếc bút chì làm vật dẫn đường
- Tìm kiếm các ý chính và đánh dấu các từ khóa
- Mở rộng tầm mắt để đọc được 5-7 từ một lúc
- Tập nghe nhạc có tiết tấu nhanh trong lúc đọc
- Đọc phần tóm tắt ở cuối chương trước
- Liên tục tự thúc đẩy và thử thách khả năng của bản thân.

3.2. Kĩ năng ghi chú hiệu quả


3.2.1. Phương pháp ghi chú truyền thống
Có 3 lí do cho thấy việc ghi chú hiệu quả là một trong những yếu tố học tập
quan trọng giúp đạt mục tiêu học tập tốt đó là:
- Giúp tiết kiệm thời gian (giảm thời gian ôn bài);
- Giúp tăng khả năng nhớ bài (sắp xếp kiến thức theo một cách dễ nhớ bài
hơn);
- Giúp hiểu bài tốt hơn.
Các nghiên cứu cho biết, có ít nhất 2 dạng ghi chú theo cách truyền thống
là:a/Dạng 1:Ghi chú bằng cách tạo ra các đoạn tóm tắt hay đoạn văn được rút
gọn từ các đoạn văn ở trong sách đã đọc; b/ Dạng 2: Viết lại dưới dạng
từngtiểu mục, hay thuần túy là việc liệt kê các đầu mục từ cuốn sách đã đọc.
Cả hai cách này đều có những bất lợi, là:
- Làm lãng phí thời gian (phải viết nhiều);
- Không giúp nhớ bài tốt nhất vì không vận dụng được các nguyên tắc ghi
nhớ bởi không làm nổi bật thông tin;
- Không giúp tối ưu hóa sức mạnh của não bộvì không có hình vẽ để dễ
hình dung, liên tưởng;
- Không mang tính suy luậnvì thiếu sự khái quát hóa ngay từ đầu;
- Không tận dụng được trí tưởng tượng của cá nhân...
Do vậy, hiện nay các chuyên gia học tập gợi ý sử dụng một cách ghi chú
khác, hiệu quả hơn. Đó là sử dụng bản đồ tư duy để ghi chú tài liệu đọc.
3.2.2. Bản đồ tư duy – công cụ ghi chú tối ưu
* Lợi ích của bản đồ tư duy:
- Giúptiết kiệm thời gian vì chỉ sử dụng các từ khóa (không phải viết
nhiều);
- Tận dụng được các nguyên tắc của trí nhớ siêu đẳng như: sự hình dung,
sự liên tưởng, làm nổi bật các sự việc (dễ nhớ, nhớ lâu...).
- Sử dụng được cả hai bán cầu đại não cùng một lúc (phát triển bộ não);
- Phát triển khả năng khái quát hóa của tư duy...
* Các bước vẽ bản đồ tư duy:
Bước 1: Đọc từ khóa
Bước 2: Vẽ chủ đề ở trung tâm – các quy tắc vẽ
Bước 3:Vẽ thêm các tiêu đề phụ - các quy tắc vẽ
Bước 4:Trong từng tiêu đề phụ vẽ thêm các ý chính và các chi tiết hỗ trợ -
quy tắc vẽ
Bước 5:Vẽ các hình ảnh thêm vào để làm tăng hiệu ứng đối với trí nhớ
Sự khác biệt giữa cách ghi chú truyền thống với cách vẽ bản đồ tư duy thể
hiện ở chỗ, bản đồ tư duy giúp tiết kiệm thời gian, giúp nhớ bài nhanh và nhớ
lâu hơn. Có nhiều loại bản đồ tư duy, như: bản đồ tư duy theo đề cương, theo
chương sách, theo đoạn văn. Đối với loại bản đồ tư duy theo đoạn văn, có thể
vẽ lên những nhãn dán nhỏ và đính chúng trong sách giáo khoa vì chúng nhỏ
gọn.
3.3. Kĩ năng lưu giữ và khai thác tài liệu
3.3.1. Sử dụng túi hồ sơ
Theo cách này, các ghi chú được lưu giữ dưới dạng bản cứng là các tấm “các”
có điền thông tin thu thập được hoặc các tập giấy có thông tin được đưa vào
các “thư mục”. Các thư mục có thể được đặt theo lĩnh vực chuyên môn của
ngành học/môn học, hay theo tên tác giả, loại sách đọc...để khi cần tra cứu thì
có thể lấy ra một cách dễ dàng mà không phải tìm kiếm mất thời gian.
Phương pháp này mang nét truyền thống do đó có những hạn chế nhất định,
song trong điều kiện nước ta hiện nay thì nó khá phù hợp với phần đông học
sinh, sinh viên (do dễ thực hiện) và cũng có tính linh hoạt khá cao (do không
bị phụ thuộc nhiều vào công nghệ). Việc thực hiện theo phương pháp này có
tác dụng rèn luyện ở học sinh, sinh viên tính tỉ mỉ, cẩn thận, thói quen làm
việc khoa học...
3.3.2. Sử dụng công nghệ thông tin
Đây là cách được nhiều người lựa chọn hiện nay do tính ưu việt của nó: Tiện
lợi, nhanh, khoa học, góp phần nâng cao khả năng sử dụng CNTT...Song, đối
với một bộ phận học sinh, sinh viên không ở các đô thị Việt Nam thì phương
pháp này còn được coi là khá “xa xỉ” vì họ không có đủ điều kiện về máy
tính, điện, mạng...
Tuy nhiên, đó vẫn là cách thức lưu giữ, khai thác thông tin để phục vụ tự học
ngày càng được khuyến khích học sinh, sinh viên sử dụng bất cứ khi nào có
thể.
Câu hỏi ôn tập và bài tập thực hành
1/ Hãy kiểm tra tốc độ đọc của bạn bằng cách nhìn đồng hồ trong một phút để
xem bạn đọc được bao nhiêu từ.
2/ Tập đọc theo cụm 5-7 từ trong tài liệu phát tay.
3/ Hãy tóm tắt đề cương học phần này và tóm tắt chương 3 của tài liệu này
dưới dạng bản đồ tư duy.
CHƯƠNG 4: KĨ NĂNG TỰ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
4.1. Bản chất của tự giải quyết vấn đề

Trong quá trình học tập ở trường đại học của sinh viên thì tự học, tự nghiên
cứu là rất quan trọng và cái ranh giới học tập – nghiên cứu khoa học là gần
gũi, khó phân định. Nhưng để học tập tốtvà nghiên cứu khoa học hiệu quả thì
sinh viên cần khai thác và quan tâm đúng mức về vai trò “cầu nối” của
phương pháp tự học.
4.1.1. “Tự học” và “Nghiên cứu khoa học”
*Quá trình học tập của sinh viên ở các trường đại học về bản chất là quá trình
nhận thức có tính chất nghiên cứu. Trong quá trình học tập, mỗi sinh viên tự
mình chiếm lĩnh hệ thống tri thức, kỹ năng, phải nắm vững những cơ sở của
nghề nghiệp tương lai và có tiềm năng vươn lên thích ứng với những yêu cầu
trước mắt và lâu dài do thực tiễn xã hội đặt ra. Muốn vậy, khi tiến hành hoạt
động học tập, sinh viên không chỉ phải có năng lực nhận thức thông thường
mà cần tiến hành hoạt động nhận thức mang tính chất nghiên cứu trên cơ sở
khả năng tư duy độc lập, sáng tạo phát triển ở mức độ cao. Điều đó có nghĩa
là, dưới vai trò chủ đạo của thầy, sinh viên không nhận thức một cách máy
móc chân lý có sẵn mà còn đào sâu hoặc mở rộng kiến thức... Mặt khác, trong
quá trình học tập, sinh viên đã bắt đầu thực sự tham gia hoạt động tìm kiếm
chân lý mới. Đó là hoạt động tập dượt nghiên cứu khoa học được tiến hành ở
các mức độ từ thấp đến cao tuỳ theo yêu cầu của chương trình. Hoạt động
nghiên cứu khoa học này giúp sinh viên từng bước tập vận dụng những tri
thức khoa học, phương pháp luận khoa học, những phẩm chất, tác phong của
nhà nghiên cứu nhằm góp phần giải quyết một cách khoa học những vấn đề
do thực tiễn xã hội, thực tiễn nghề nghiệp đặt ra.

*Trong quá trình học tập bao giờ cũng có tự học, nghĩa là tự mình lao động trí
óc để chiếm lĩnh kiến thức. Trong tự học, bước đầu thường có nhiều lúng túng
nhưng chính những lúng túng đó lại là động lực thúc đẩy sinh viên tư duy để
thoát khỏi “lúng túng”, nhờ vậy mà thành thạo lên, và đã thành thạo thì hay
đặt những dấu hỏi, phát hiện vấn đề và từ đó đi đến có đề tài nghiên cứu.Việc
nghiên cứu khoa học dĩ nhiên tác động trở lại việc học và có phát triển tự học
lên đến nghiên cứu khoa học thì mới có thực tiễn để hiểu sâu mối quan hệ
giữa tư duy độc lập và tư duy sáng tạo.
*Phương pháp tự học có tác dụng bồi dưỡng năng lực tự học. Tự học làm cầu
nối giữa học tập và nghiên cứu khoa học của sinh viên. Hoạt động nghiên cứu
khoa học của sinh viên là loại hình hoạt động rất cơ bản do tính chất đặc thù
của quá trình ở trường đại học... Khả năng nghiên cứu khoa học của sinh viên
phải chứa đựng cả mục đích nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu, tri thức về
phương pháp và đối tượng nghiên cứu và các yếu tố kỹ thuật khác của hoạt
động nghiên cứu. Theo chúng tôi, khả năng nghiên cứu khoa học của sinh
viên là năng lực thực hiện có hiệu quả các hoạt động nghiên cứu khoa học
trên cơ sở lựa chọn, tiến hành hệ thống các thao tác trí tuệ và thực hành
nghiên cứu khoa học phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh nhất định nhằm đạt
mục đích nghiên cứu khoa học đề ra.
Khi coi hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên là một loại hình hoạt
động học tập đặc trưng ở đại học, hoạt động này có thể diễn ra theo các giai
đoạn sau:

- Định hướng mục tiêu nghiên cứu;


- Xây dựng kế hoạch nghiên cứu;
- Thực hiện kế hoạch nghiên cứu;
- Kiểm tra, đánh giá kết quả nghiên cứu;
- Báo cáo kết quả nghiên cứu.

Khả năng nghiên cứu khoa học có mối liên hệ chặt chẽ với kết quả nghiên
cứu và xa hơn nữa, có liên quan với kết quả học tập và khả năng tự học của
sinh viên đại học. Do vậy, khả năng nghiên cứu khoa học trở thành loại hình
kỹ năng học tập rất cơ bản mà sinh viên cần được chú trọng bồi dưỡng, rèn
luyện.
Tóm lại, giữa tự học và nghiên cứu khoa học có những điểm chung, thể hiện ở
việc: Xác định mục đích; quá trình thực hiện; kết quả thu được; tự đánh
giá/chiêm nghiệm về những gì đã làm và đã đạt được; đặt ra các câu hỏi mới
cho bản thân.
Tự học thực chất là quá trình nghiên cứu khoa học và giải quyết vấn đề của cá
nhân. Điều này làm cho quá trình tự học diễn ra theo một chu trình không có
điểm kết thúc. Và đó cũng là ý nghĩa của tự học – một phẩm chất nhân cách
không thể thiếu của con người trong xã hội hiện đại.
4.1.2. Chu trình tự học ở người lớn là quá trình tự giải quyết vấn đề
Trong quá trình học tập, việc xác định mục đích, xây dựng động cơ, lựa chọn
phương pháp, hình thức tự học hợp lý là cần thiết. Song điều quan trọng là
sinh viên phải có hệ thống kỹ năng tự học. Điều này có ý nghĩa vô cùng quan
trọng đối với sinh viên, bởi lẽ muốn có kỹ năng nghề nghiệp trước hết phải có
kỹ năng làm việc độc lập, trên cơ sở phát huy tính tích cực nhận thức để
chiếm lĩnh hệ thống tri thức. Vì tri thức là sản phẩm của hoạt động, muốn
nắm vững tri thức và có tay nghề thì việc rèn luyện hệ thống kỹ năng tự học
một cách thường xuyên và nghiêm túc phải được chú trọng ngay từ khi còn
ngồi trên ghế nhà trường.
Như vậy, để hoạt động học tập của sinh viên đạt chất lượng và hiệu quả, sinh
viên phải có tri thức và kỹ năng tự học. Chính kỹ năng tự học là điều kiện vật
chất bên trong để sinh viên biến động cơ tự học thành kết quả cụ thể và làm
cho sinh viên tự tin vào bản thân mình, bồi dưỡng và phát triển hứng thú, duy
trì tính tích cực nhận thức trong hoạt động tự học của họ.
Đó là một chu trình ba giai đoạn:
Giai đoạn 1- Tự nghiên cứu: Người học tự tìm tòi, quan sát, mô tả, giải thích,
phát hiện vấn đề, định hướng, giải quyết vấn đề, tự tìm ra kiến thức mới (chỉ
mới đối với người học) và tạo ra sản phẩm ban đầu hay sản phẩm thô có tính
chất cá nhân.

Tự nghiên cứu (1)

Tự kiểm tra
điều chỉnh (3) Tự thể hiện (2)

Hình 5: Chu trình tự học ở người lớn


Giai đoạn 2 - Tự thể hiện: Người học tự thể hiện mình bằng văn bản, bằng lời
nói, tự trình bày, bảo vệ kiến thức hay sản phẩm cá nhân ban đầu của mình, tự
thể hiện qua sự đối thoại, giao tiếp với các bạn và thầy, tạo ra sản phẩm có
tính chất xã hội của cộng đồng lớp học.
Giai đoạn 3 - Tự kiểm tra, tự điều chỉnh: Sau khi tự thể hiện mình qua sự hợp
tác trao đổi với các bạn và thầy, sau khi thầy kết luận, người học tự kiểm tra,
tự đánh giá sản phẩm ban đầu của mình, tự sửa sai, tự điều chỉnh thành sản
phẩm khoa học.
Chu trình tự nghiên cứu  tự thể hiện tự kiểm tra, tự điều chỉnh “thực chất
cũng là con đường” phát hiện vấn đề, định hướng giải quyết, và giải quyết
vấn đề của nghiên cứu khoa học.
4.2. Một sốphương pháp tự học tích cực
4.2.1. Học qua lỗi
Bước 1:Tìm hiểu lỗi trong bài tập về nhà
Bước 2: Xác định dạng lỗi đã mắc phải và mã hóa lỗi
- Không chuẩn bị bài
- Quên bài
- Không thể vận dụng kiến thức
- Bất cẩn/Cẩu thả
Bước 3: Tìm cách khắc phục lỗi
- Rèn luyện thói quen không trì hoãn thông qua việc lập kế hoạch học tập
phù hợp, chủ động tham gia vào các nhóm học tập với bạn cùng lớp, tự thúc
đẩy bản thân để khắc phục lỗi “không chuẩn bị bài”
- Vận dụng các phương pháp, kĩ thuật rèn luyện trí nhớ, tự thúc đẩy bản
thân để khắc phục lỗi “quên bài”.
- Không thể vận dụng kiến thức
- Bất cẩn
4.2.2.Học qua tham gia nghiên cứu khoa học
4.2.3.Học nhóm
4.3. Rèn luyện phương pháp tự học phải trở thành một mục tiêu học tập
của sinh viên
Tự học có ý nghĩa to lớn đối với bản thân sinh viên để hoàn thành nhiệm vụ
học tập của họ đối với chất lượng, hiệu quả của quá trình dạy học - đào tạo
trong nhà trường. Tự học là sự thể hiện đầy đủ nhất vai trò chủ thể trong quá
trình nhận thức của sinh viên. Trong quá trình đó, người học hoàn toàn chủ
động và độc lập, tự lực tìm tòi, khám phá để lĩnh hội tri thức dưới sự chỉ đạo,
điều khiển của giáo viên.
Để phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của mình, sinh viên cần tự rèn
luyện phương pháp tự học, đây không chỉ là một phương pháp nâng cao hiệu
quả học tập mà là một mục tiêu quan trọng của học tập. Có như vậy thì
phương pháp tự học mới thực sự là cầu nối giữa học tập và nghiên cứu khoa
học. Phương pháp tự học sẽ trở thành cốt lõi của phương pháp học tập.
Trong quá trình học tập ở trường đại học của sinh viên thì tự học, tự nghiên
cứu là rất quan trọng và cái ranh giới học tập – nghiên cứu khoa học là gần
gũi, khó phân định. Nhưng để học tốt và để nghiên cứu khoa học có hiệu quả
thì sinh viên cần khai thác và quan tâm đúng mức về vai trò “cầu nối” của
phương pháp tự học.
Câu hỏi ôn tập và bài tập thực hành
1/ Hãy liệt kê những điểm giống nhau và khác nhau giữa “tự học” và “nghiên
cứu khoa học”; tự học và giải quyết vấn đề; giải quyết vấn đề và nghiên cứu
khoa học.
2/ Hãy thử liệt kê những lỗi mà bạn thường mắc phải trong học tập, phân loại
chúng rồi thử đề xuất cách khắc phục.
3/ Hãy lấy ví dụ về một vấn đề cụ thể cần giải quyết. Vận dụng gợi ý về chu
trình tự học ở người lớn để giải thích và chứng minh mối quan hệ giữa “tự
học” với “nghiên cứu khoa học” và “giải quyết vấn đề”.
4/ Suy nghĩ đề xuất cách thức hướng dẫn cho học sinh, sinh viên tự học hiệu
quả.
F/ TỔNG KẾT HỌC PHẦN
Để việc tự học của học sinh, sinh viên trở nên hiệu quả, đáp ứng yêu cầu nâng
cao chất lượng học tập, có một số vấn đề cần được quan tâm thực hiện cả từ
phía bản thân người học lẫn từ phía người dạy. Đó là:
1/ Thay đổi suy nghĩ sai lầm về tự học ở học sinh, sinh viên
- Sẽ học tốt hơn nếu bật nhạc.
- Các khóa dạy đọc nhanh giúp tăng điểm số.
- Sẽ học tốt hơn dưới áp lực - Học ở phút chót.
- Nữ suy nghĩ khác nam nên họ cần những kĩ năng học tập khác.
- Không cần ghi chép, chỉ cần lắng nghe.
- Không cần ghi chú khi đọc tài liệu học tập, chỉ cần đánh dấu.
- Gian lận không phải vấn đề vì mọi người đều làm thế.
2/ Ứng dụng nguyên tắc về kĩ năng tự học
- Tin vào bản thân.
- Chuẩn bị cho việc tự học.
- Tổ chức bản thân và tổ chức công việc tự học.
- Dành thời gian ưu tiên cho những việc quan trọng liên quan đến học tập.
- Kỷ luật với bản thân.
- Bền bỉ.
- Phân chia và chinh phục.
- Trở thành người sàng lọc thông tin.
- Luyện tập để đưa ra những thông tin tốt.
- Đừng sợ phạm sai lầm.
- Tự sáng tạo ra công cụ học tập cho bản thân.
- Chủ động.
- Kiểm soát việc học tập của bản thân.
3/ Một số biện pháp hướng dẫn HS, SV tự học hiệu quả:
- Lồng ghép, tích hợp vào các bài giảng của môn học do mình dạy (bài tập về
nhà, dự án học tập, đi thực địa, hoạt động trải nghiệm).
- Thông qua các hoạt động của Đoàn thanh niên (sinh hoạt câu lạc bộ, hoạt
động giáo dục kĩ năng sống, hoạt động vào đầu/cuối giờ học).
- Thông qua giờ củng cố bài học (5-7 phút đầu giờ/cuối giờ dành để kiểm
tra đánh giá kết quả học tập của học sinh, sinh viên).

You might also like