You are on page 1of 16

CUỘC THI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KỸ THUẬT

CẤP TRƯỜNG DÀNH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

ĐƠN VỊ DỰ THI

TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG DIỄN CHÂU II

TÊN DỰ ÁN: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC CỦA HS THPT TRÊN
ĐỊA BÀN HUYỆN DIỄN CHÂU, TỈNH NGHỆ AN.

LĨNH VỰC : Khoa học hành vi

NĂM HỌC 2023-2024

MỤC LỤC
A . Mở đầu
I. Lý do chọn đề tài.
II. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu.
2.1. Mục đích nghiên cứu.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu.
III .Đối tượng, khách thể, thời gian và phạm vi nghiên cứu.
3.1. Đối tượng nghiên cứu.
3.2.Khách thể nghiên cứu.
3.2. Phạm vi nghiên cứu.
3.3 Câu hỏi nghiên cứu.
3.4. Thời gian nghiên cứu.
IV. Phương pháp nghiên cứu.
4. Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
4.2.Phương pháp thống kê toán học
4.3.Phương pháp phân tích tài liệu.
4.4.Phương pháp phỏng vấn bảng hỏi
4.5. Phương pháp phỏng vấn

B. Nội Dung
I . Cơ sở lí luận,cơ sở thực tiễn về vấn đề tự học.
1.1 Cơ sở lí luận
1.2 Cơ sở thực tiễn
II. Giải pháp – các phương pháp học tập hiệu quả
2.1 Phương pháp lặp lại ngắt quãng ( Spaced repetition technique)
2.2. Phương pháp chủ động gợi nhớ ( Active recall)
III. Cách áp dụng và kết hợp hai phương pháp lặp lại ngắt quãng cùng chủ
động gợi nhớ.
3.1.1 Sử dụng flashcard kết hợp cùng hộp lưu trữ
3.1.2 Phương pháp giảng dạy lại cho người khác ( The Feynman technique)
3.1.3 Phương pháp VARK
3.2 Lợi ích và ý nghĩa của các phương pháp trên
C.Kết Luận
IV. Kết luận, kiến nghị
4.1 Kết luận
4.2 Kiến nghị
A.Mở đầu
I. Lý do chọn đề tài.
Chúng ta ai cũng biết được việc học có vai trò và ý nghĩa vô cùng to lớn đối
với con người. Chính vì vậy, ý kiến: “Học để biết, học để làm, học để chung sống,
học để khẳng định mình” vô cùng đúng đắn và chính xác. Học là quá trình tiếp thu
tri thức từ sách vở, trường học, từ thực tế cuộc sống. Mục đích đầu tiên của việc
học là học để biết, để mở mang, có thêm kiến thức về đời sống, tự nhiên, xã hội và
con người. Ngoài ra, chúng ta cũng cần học vận dụng lí thuyết trong sách vở vào
thực tế cuộc sống để tạo ra những giá trị vật chất, tinh thần phục vụ nhu cầu cuộc
sống của bản thân và góp phần tạo nên của cải cho xã hội. Một mục đích nữa của
việc học đó là để hòa nhập xã hội, thích nghi với mọi môi trường sống. Bởi lẽ,
"con người là tổng hòa những mối quan hệ xã hội". Bản chất, giá trị, nhân cách của
con người được hình thành, nuôi dưỡng, khẳng định, thử thách trong các mối quan
hệ đó. Mục đích sau cùng của việc học là học để tự khẳng định mình, để tạo được
vị trí, chỗ đứng vững vàng trong xã hội, thể hiện sự tồn tại có ý nghĩa của cá nhân
mình trong cuộc đời. Với sự vận động của thế giới, những kiến thức mới sẽ liên tục
thay thế cho những kiến thức cũ khiến cho những gì chúng ta biết hôm nay trở nên
lỗi thời trong vòng vài năm nữa. Bởi vậy học sinh THPT Diễn Châu II luôn xác
định trong mình rằng chính việc tự học sẽ là đôi cánh , là vũ khí tối tân duy nhất
giúp ta đi tiếp hành trình và thực hiện sứ mệnh của cuộc đời. Tuy nhiên, dù tự học
rất quan trọng nhưng vẫn có nhiều bạn học sinh vẫn chưa nhận thức được tầm quan
trọng của nó hoặc biết nhưng chưa tìm được phương pháp, cách thức như thế nào
để chiếm lĩnh kiễn thức triệt để và hiệu quả nhất. Theo khảo sát cứ 20 người thì có
8 người cho rằng việc tự học không quan trọng kèm theo là 16 người gặp khó khăn
trong học tập, chưa tìm ra phương pháp học hiệu quả cho môn học trong trường và
các kỹ năng khác. Điều này khiến các bạn học sinh Trường THPT Diễn Châu II nói
riêng và HS THPT trên địa bàn huyện Diễn Châu nói chung luôn cảm thấy chán
nản, mệt mỏi và cho là học tập luôn áp lực, không hiệu quả .
Do đó việc tìm nâng cao nhận thức của các bạn HS THPT nói chung trên địa
bàn huyện Diễn Châu việc tự học và đề ra những phương pháp học tập là điều vô
cùng quan trọng. Trong chương trình giáo dục phổ thông mới của Bộ GD & ĐT
2018 - chương trình học khác hẳn với chương trình cũ 2006 khiến các bạn HS
trường THPT Diễn Châu II băn khoăn, gặp khó khăn trong học tập. Vậy làm sao để
các bạn ấy làm chủ được kiến thức? Bằng cách nào để các bạn HS THPT nhận
thức được tầm quan trọng của việc tự học? Có những phương pháp học nào hiệu
quả có thể trực tiếp cải thiện tình hình này không?.. Xuất phát từ thực tế với tất cả
những băn khoăn cùng với sự quyết tâm giúp các bạn HS THPT tìm lại niềm hứng
thú trong học tập, khắc phục những khó khăn trong học tập và quan trọng hơn hết
là nâng cao nhận thức về việc tự học bằng các phương pháp học tập hiệu quả cụ thể
, tôi đã tiến hành đề tài nghiên cứu :“Giải pháp phát triển năng lực tự học của
HS THPT trên địa bàn huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An ”.
II .Mục đích và nhiệm vụ cần nghiên cứu.
2.1 Mục đích nghiên cứu .
Thực trạng nhận thức việc tự học, phân tích cụ thể những khó khăn trong học tập
của HS THPT trong địa bàn huyện Diễn Châu .Qua đó đưa ra một số khuyến nghị
và giải pháp - phương pháp học tập hiệu quả hơn cho các bạn học sinh.
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu.
+ Thực trạng nhận thức của học sinh về việc tự học
+ Phân tích những khó khăn, mong muốn của học sinh THPT trong học tập về
hướng giải quyết vấn đề này.
+ Đưa ra một số khuyến nghị và các phương pháp học tập góp phần giúp học
sinh THPT nâng cao năng lực tự học.
III Đối tượng, khách thể , thời gian và phạm vi nghiên cứu.
3.1 Đối tượng nghiên cứu.
- Tìm hiểu thực trạng nhận thức của học sinh THPT về việc tự học, chỉ ra các
phương pháp tự học hiệu quả.
3.2. Khách thể nghiên cứu.
Học sinh trường THPT Diễn Châu II, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An
3.3. Phạm vi nghiên cứu.
Phạm vi khảo sát : Học sinh khối 10,11,12 học sinh Trường THPT Diễn Châu II
và một số trường THPT lân cận ( THPT Diễn Châu 3, THPT Diễn Châu 4,…) tại
địa bàn huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An
3.4. Thời gian nghiên cứu.
- Giai đoạn I: Từ 17/9/2023 đến 27/9/2023: Nghiên cứu lựa chọn đề tài.
- Giai đoạn II: Từ 28/9/2023 đến 10/10/2023: Nghiên cứu tài liệu lí luận khoa
học các phương pháp học tập
- Giai đoạn III: Từ 11/10/2023 đến tháng 20/10/2023: Khảo sát và áp dụng
vào thực tiễn, rút ra kết luận khoa học.
- Giai đoạn IV: Từ 30/10/2023 đến 26/11/2023 : Hoàn thành và kiểm tra lại
bản báo cáo.
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .
4.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
4.2.Phương pháp thống kê toán học
4.3.Phương pháp phân tích tài liệu.
4.4.Phương pháp phỏng vấn bảng hỏi
4.5. Phương pháp phỏng vấn

B. NỘI DUNG
I. Cơ sở lí luận, cơ sở thực tiến về vấn đề tự học
1.1Cơ sở lý luận.
- Tự học hiểu đơn giản là quá trình chủ động tìm hiểu, chủ động tìm tòi, nghiên
cứu các kiến thức hay những kinh nghiệm cuộc sống thông qua các hoạt động cá
nhân của bản thân.Người tự học ban đầu sẽ xác định mảng muốn học tập, muốn
nghiên cứu. Và thông qua sách vở, internet, báo chí hay đơn giản là quan sát từ
những người xung quanh, chúng ta tự có phương pháp, cách thức để tìm hiểu vấn
đề, lĩnh hội tri thức, và hình thành các kỹ năng cần thiết cho bản thân mình.Tự học
thể hiện tinh thần tự giác và chủ động khi bạn cần tự phân chia, sắp xếp thời gian
học và tự quyết định khối lượng kiến thức tiếp thu trong mỗi lần tự học sao cho
hiệu quả. Hiện nay trên thế giới có rất nhiều hình thức tự học được áp dụng như :
+ Tự học hoàn toàn: là hình thức mà người học hoàn toàn độc lập hoàn thành các
nhiệm vụ học tập của mình, vai trò của người học là nhân tố trọng yếu nhất trong
quá trình chiếm lĩnh tri thức. Hình thức tự học này còn gọi là tự nghiên cứu của các
nhà khoa học.
+ Tự học có sự điều khiển, chỉ đạo của giáo viên nhưng không trực tiếp: Hình
thức tự học này đòi hỏi người học phải có tính tự giác và tính tự lực cao, phải tuân
thủ theo chỉ dẫn của thầy. Hiệu quả của hình thức tự học này phụ thuộc vào vai trò
người hướng dẫn và vai trò tích cực, chủ động hoàn thành các nhiệm vụ học tập
của người học.
+ Tự học dưới sự tổ chức, chỉ đạo, điều khiển trực tiếp của giáo viên: Thông qua
biện pháp tổ chức, định hướng, thiết kế chỉ đạo của giáo viên nhằm giúp người học
tự tổ chức, tự thiết kế, thực hiện hoạt động học tập của mình bằng hoạt động tự
nghiên cứu, tự kiểm tra, tự điều chỉnh nhằm hoàn thành nhiệm vụ học tập.

=> Tự học có ý nghĩa quan trọng quyết định trực tiếp sự phát triển của người học.
Các nhà tâm lý học cho rằng: bản chất của sự hình thành và phát triển tâm lí con
người là quá trình tiếp thu và lĩnh hội hệ thống kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo mà loài
người đã phát hiện, tích luỹ và tồn tại dưới dạng hệ thống hoá tri thức khoa học.
Tự học có ý nghĩa rất lớn đối với người học, đặc biệt là sinh viên trong môi
trường đại học bởi nếu không có sự tự học thì sinh viên không thể hoàn thành
nhiệm vụ học tập của mình. Nhờ hoạt động tự học mà người học có thể hình
thành được những năng lực cơ bản, từ đó có thể "học tập suốt đời", sau khi ra
trường có thể tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn và đáp ứng
nhu cầu đổi mới của xã hội.
1.2. Cơ sở thực tiễn.
Qua khảo sát với trên 200 học sinh của các trường THPT Diễn Châu II,
THPT Diễn Châu III và THPT Diễn Châu IV. Cùng với đó là 30 giáo viên trong 3
trường trên. Chúng tôi nhận thấy rằng với chương trình giáo dục phổ thông mới
2018 thì năng lực tự học là yếu tố vô cùng quan trọng đi kèm với chương trình
giảng dạy và thiết kế bài học trong sách giáo khoa, các kiến thức /bài học giờ được
mở rộng không còn chỉ bó hẹp trong phạm vi sách giáo khoa nữa mà để lĩnh hội
kiến thức một cách hiệu quả nhất, đòi hỏi học sinh phải thực sự tự học và phát triển
năng lực tự học ấy. Tuy nhiên, có nhiều học sinh dù nhận thức được tầm quan
trọng của việc tự học nhưng lại chưa tìm được cho mình những phương pháp học
phù hợp với bản thân. Hoặc các bạn học sinh chưa liên kết kiến thức, học đi đôi
với hành như thế nào cho hiệu quả; chưa làm chủ được về mặt thời gian hay tiếp
diễn tình trạng “ Nước tới chân mới nhảy” – ở thế bị động,....
- Các hình thức tự học của học sinh THPT trên địa bàn huyện Diễn Châu.
+ Học nhóm ( nhóm lớp, cặp đôi, nhóm lớn,..) - Đọc, chuẩn bị bài trước khi
lên lớp
+ Sử dụng Mindmap, Flashcard,.. + Ghi chép bài tỉ mỉ, cẩn thận
+ Lên kế hoạch ôn tập + Học đi đôi với hành
- Những khó khăn mà học sinh gặp phải trong quá trình tự học
+ Chưa tìm ra phương pháp học tập phù hợp. + Thiếu động lực, mục tiêu.
+ Không có nhiều vốn từ vựng ( môn ngoại ngữ) + Gặp khó khăn trong việc
ghi nhớ các công thức (toán học, vật lý, cấu trúc ngữ pháp, các môn lịch sử,…)
+ Chưa biết liên kết kiến thức. + Chưa làm chủ về mặt thời gian.
II. Giải pháp – các phương pháp học tập hiệu quả.

Phương pháp lặp lại ngắt quãng


( Spaced repetition technique )

\
Toán Tiếng Lịch
Anh Sử

Phương pháp chủ động gợi nhớ


( Active recall technique )

2.1 Phương pháp lặp lại ngắt quãng


- Chỉ mãi đến năm 1985, người ta mới có cái nhìn toàn diện và khoa học về
phương pháp này thông qua những nghiên cứu của nhà tâm lý học nổi tiếng người
Đức Hermann Ebbinghaus. Một trong những phát hiện quan trọng của Hermann
Ebbinghaus là tìm ra quy luật của trí nhớ, theo đó trong điều kiện không có sự ôn
tập hay gợi nhớ, hầu hết thông tin mà một người học được sẽ mất đi một vài ngày
sau đó. Trên cơ sở cách thức hoạt động của trí nhớ, Ebbinghaus tiến hành thử
nghiệm phương pháp Spaced Repetition (Lặp lại ngắt quãng)
- Trục Tung : Biểu thị phần trăm kiến thức chúng ta vẫn nhớ được
- Trục Hoành : Khoảng thời gian chúng ta ôn tập lại
Giả sử, ngày 0 là ngày mà chúng ta được học kiến thức mới và lúc này phân
trăm trí nhớ, kiến thức của chúng ta ngay tại thời gian đó là 100%.
Đường cong quên hoạt động ( ám chỉ phần trăm kiến thức mà chúng ta còn nhớ
theo khoảng thời gian nhất định) theo thời gian chúng ta quên những gì đã học.
Nghĩa là chỉ sau một thời gian ngắn thôi các bạn đã quên rất nhiều kiến thức, công
thức,.. dần dần từ từ từng này.Đường quên này rơi xuống khi chúng ta không có
một sự nhắc nhở học lại kiến thức mà chúng ta được dạy. Điều quan trọng và thú
vị ở đường cong này là người học có thể tận dụng nó qua mỗi chu kỳ thời gian
làm” gián đoạn” nó ( vd: ôn tập, kiểm tra,..) khiến chúng ta mất nhiều thời gian để
quên hơn.
Ngay sau 20 phút chúng ta học, ta chỉ nhớ được 60% kiến thức ban đầu ( quên
đi 40% kiến thức) . Sau 1 giờ chỉ còn 45% kiến thức, sau 1 ngày còn 34% và giảm
dần sau đó và sao một khoảng thời gian dài chỉ còn 13% kiến thức nữa thôi. Ví dụ:
hôm nay học 10 từ tiếng anh mới, sau 1 ngày chúng ta quên đi 45%, sau 4 ngày
không ôn tập nó chỉ còn lại 15% mà thôi. Qua đường chùng xuống ta có thể thấy
mứ độ ghi nhớ của chúng ta quên đi quá nhanh chỉ sau một khoảng thời gian quá
ngắn.
- Vậy làm sao để đường cong này vổng lên cao( cách khắc phục) ?
Mỗi một lần chúng ta ôn thi, cái đường cong này đều thoải ra nghĩa là mỗi
lần chúng ta chủ động ôn tập, củng cố kiến trức đều đặn ta có thể nhớ được kiến
thức xa, lâu hơn.
=> Bởi vậy, chúng ta càng luyện tập, ôn tập kiến thức đã học sau mỗi lần thì sự lặp
lại của chúng ta càng nhiều, ta càng dễ dàng chuyển những trí nhớ ngắn hạn ban
đầu sang trí nhớ dài hạn.
Lợi ích:
+ Tránh việc trì hoãn
Phương pháp học ngắt quãng + Giảm bớt áp lực học tập
+ Hiểu sâu và nắm trọn kiến thức
+ Học tập, ghi nhớ hiệu quả hơn

+ Gây thói quen trì hoãn


+ Nhiều áp lực khi phải học nhồi nhét
Học gạo, nhồi nhét kiến thức + Học vẹt, hiểu không thông suốt
+ Ghi nhớ qua loa

2.2. Phương pháp chủ động gợi nhớ ( Active recall)


- Trước hết ta cần tìm hiểu về cách não bộ ghi nhớ thông tin. Cơ chế này gồm 3
bước : mã hóa -> lưu trữ -> truy hồi. Phương pháp này được ứng dụng kiểm tra
bởi hai nhà tâm lý học Henry L.Roediger và D.Karpicke vào năm 2008 trong bài
báo “ Tầm quan trọng sâu sắc của quá trình truy hồi đối với học tâp”. Kết quả
nghiên cứu khẳng định rằng trong quá trình học tập, kiến thức sẽ được lưu trữ
trong trí nhớ dài hạn với thời lượng lâu và dài hơn cho việc truy hồi thông tin( ôn
tập) hơn so với việc mã hóa thông tin ( lãng quên, học nhồi thêm điều mới, xem lại
trong sách một cách bị động).
=> Người học sẽ càng dồn vào việc chủ động nhớ lại kiên thức mà không dựa vào
gợi ý, sách, hơn càng nhớ kiến thức đó lâu hơn.Dựa vào thí nghiệm và kết quả
nghiên cứu phương pháp chủ động gợi nhớ ( Active recall) đã ra đời.

III. CÁCH ÁP DỤNG VÀ KẾT HỢP HAI PHƯƠNG PHÁP CHỦ ĐỘNG
GỢI NHỚ ( ACTIVE RECALL) VÀ LẶP LẠI NGẮT QUÃNG ( SPACED
REPETITION)
3.1.1Sử dụng Flashcard kết hợp cùng hộp lưu trữ
- Một mặt của Flashcard ghi thông tin, kiến thức/ câu hỏi/ từ vựng, mặt bên kia
ghi định nghĩa ví dụ hoặc đáp án.

( Lưu ý: Viết những thông tin quan trọng và xúc tích nhất có thể -> đánh đố não bộ
tìm kiếm thông tin( trong phương pháp chủ động gợi nhớ)
B2: Sử dụng phương pháp lặp lại ngắt quãng
+ Cách vài tiếng ôn lại + Cách một ngày
+ Cách một tuần
B3: Áp dụng hộp lưu trữ

Dễ nhớ Dễ quên Rất dễ quên


- Phân các tập Flashcard đã làm ra thành 3 hộp: Hộp dễ nhớ, dễ quên và rất hay
quên, trong quá trình ôn tập chúng ta sẽ bỏ flashcard vào ba hộp này. Hộp dễ quên
và rất dễ quên chúng ta sẽ luyện tập thường xuyên hơn cách ngày ôn luyện đan xen
với hộp dễ nhớ.
Hiệu quả : Phân loại dễ dàng kiến thức, bài học mình còn yếu; củng cố trí nhớ,phát
huy khả năng độc lập hỏi và trả lời câu hỏi; học tập hiệu quả hơn.
3.1.2 Sử dụng sơ đồ tư duy ( Mindmap) : Khác với vẽ mindmap thông thường,
vẽ bản đồ tư duy để ôn tập theo phương pháp chủ động gợi nhớ thì chúng ta sẽ vẽ
sơ đồ mà không nhìn vào sách mà đóng lại thử xem liệu như vậy mình vẽ bản đồ
như thế nào? Mình có liên kết được kiến thức như thế nào?
- Đây chính là cách mà ta sử dụng phương pháp chủ động gợi nhớ kiến thức
Hiệu quả : Luyện cho não bộ việc gợi nhớ kiến thức và hệ thống hóa chúng với
nhau sao cho logic và hiệu quả nhất.

3.1.3 Phương pháp giảng dạy cho người khác ( The Feynman technique) :
Nghiên cứu đã kiểm chứng rằng việc giảng dạy cho người khác hiểu những kiến
thức mình đã học sẽ giúp bộ não ghi nhớ và lưu trữ thông tin đồng thời phát triển
các kỹ năng khác.
B1: Chọn chủ đề mà bạn yêu thích/ môn bạn muốn học, rồi học.
B2: Viết ra giấy
- Viết ra tất cả những gì bạn biết bằng những ngôn từ đơn giản nhất và dễ hiểu
nhất có thể. Quá trình này sẽ thúc đẩy não bộ chủ động gợi nhớ thông tin và xâu
chuỗi chúng sao cho hiệu quả và đơn giản nhất .
B3: Dạy lại cho người khác
- Bạn có thể dạy lại cho người khác kiến thức mà bạn đã học ( có thể là bạn bè/
đứa trẻ ) nếu họ có thể hiểu được những kiến thức ấy điều đó chứng minh rằng bạn
đã thực sự hiểu và thấm có thể vận dụng tốt kiến thức ấy
Hiệu quả : Tăng khả năng ghi nhớ, lưu trữ và xâu chuỗi liên kết kiến thức đã học.
Ngoài ra, phương pháp này còn giúp cải thiện kỹ năng giao tiếp và giảng dạy,.. Nó
yêu cầu bạn phải đặt mình vào vị trí của người khác để đảm bảo rằng bạn không
chỉ hiểu đề tài, mà còn có khả năng truyền đạt kiến thức đó một cách hiệu quả
3.1.4 Phương pháp VARK: được sử dụng cho việc học. Mô hình này được đề
xuất bởi hai giáo sư Fleming và Mills - phản ánh trải nghiệm của học sinh và giáo
viên vào năm 1992.
+ Visual( nhìn,quan sát, hình dung)
+ Auditory ( nghe diễn giải, âm thanh
+ Read & Write( học từ qua việc đọc viết
+ Kinesthetic ( vận dụng, vận động)
- Cụ thể, người học theo phong cách Thị giác (V) học tốt nhất khi có hình ảnh,
số liệu và video minh hoạ. Đồng trời, khi ghi chép hoặc trình bày, họ cũng thường
dùng những ký hiệu như mũi tên, lưu đồ, biểu đồ, hình vẽ v.v. để tổ chức và biểu
thị thông tin.
+ Người học theo phong cách Nghe và Nói (A) lại đặc biệt thích nghe thông tin
và tự mình nói câu trả lời hơn là ghi chú, đồng thời những hoạt động khiến người
học theo phong cách Nghe và Nói hứng thú là thảo luận nhóm, các buổi toạ đàm
(seminars), và nghe những đoạn ghi âm. Ngoài ra họ có thể ghi nhớ tốt hơn khi đọc
thông tin thành tiếng hoặc đọc thầm
+ Người học theo phong cách Đọc/Viết (R) tiếp nhận thông tin hiệu quả khi đọc
các loại tài liệu như ghi chú của giáo viên, đề cương học tập và giáo trình, đọc
sách, blog, các ấn phẩm để tiếp thu kiến thức mới. Những người theo phong cách
học Đọc –Viết cũng sẽ kết hợp với viết. Họ ghi lại những điểm chính, ý quan trọng
để giúp ghi nhớ tốt hơn, dễ dàng phân tích được vấn đề chính.
+ Trong khi đó, người học theo phong cách trải nghiệm (K) lại thích những trải
nghiệm trực tiếp, ứng dụng kiến thức vào thực tế và sử dụng các mô hình minh
hoạ. Ưu điểm của người theo phong cách này là thường năng nổ trong việc học,
rất sáng tạo và tìm hiểu những điều mới mẻ. Học theo phong cách Kinesthetic cũng
đặc biệt giúp mọi người ghi nhớ kiến thức tốt, dễ dàng ứng dụng vào thực tế
3.2 . Lợi ích và ý nghĩa của các phương pháp trên
+ Rèn luyện cho học sinh kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng phân tích và tư duy , kỹ
năng quản lý thời gian
+ Dễ dàng tìm được con đường, phương pháp học tập đúng đắn với bản thân
+ Tăng năng suất học tập và làm việc
+ ( Flashcard) rèn khả năng tập trung cao độ khi học, ghi nhớ nhanh các từ vựng;
sử dụng được trong nhiều môn học.
+ ( phương pháp giảng dạy lại ) giúp hiểu rõ hơn về đề tài đang nghiên cứu, cải
thiện kỹ năng tư duy phê phán và giải quyết vấn đề. Nó yêu cầu bạn phải đặt mình
vào vị trí của người khác để đảm bảo rằng bạn không chỉ hiểu đề tài, mà còn có
khả năng truyền đạt kiến thức đó một cách hiệu quả.
+ ( phương pháp VARK) giúp lựa chọn các chiến lược, và tài nguyên phù hợp
với thế mạnh của mình; làm cho quá trình học hiệu quả và thú vị hơn.
IV. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
4.1. Kết luận.
Trong quá trình nghiên cứu em gặp không ít khó khăn. Tuy nhiên với mục
đích quyết tâm hoàn thành đề tài để tìm ra được những giải pháp giúp các bạn học
sinh nhận thức được tầm quan trọng của việc tự học và tìm ra những phương pháp
học tập hiệu quả giúp các bạn ấy học tập hiệu quả hơn, em đã cố gắng quyết tâm
để hoàn thành đề tài này.Trong quá trình thực hiện dự án em đã tiến hành phát tờ
rơi tuyên truyền đến phụ huynh và học sinh, khảo sát lấy ý giáo viên và ý kiến các
bạn học sinh các trường THPT như: THPT Diễn Châu II, Diễn Châu III,….
Nếu đề tài này thành công thì sẽ góp một phần không nhỏ trong việc cung
cấp cho học sinh những kiến thức và kĩ năng cơ bản để giúp học sinh chinh phục
con đường tri thức và đón chờ tương lai rộng mở phía trước. Đề tài này đưa ra nội
dung giáo dục thiết thực vừa có cơ sở khoa học vừa mang tính thực tiễn phù hợp
với xu thế phát triển của xã hội. Và không chỉ áp dụng riêng trên địa bàn trường
THPT Diễn Châu II mà còn có thể áp dụng cho nhiều trường học trên địa bàn
huyện Diễn Châu cũng như trên toàn quốc.
4.2 Kiến nghị.
- Nhà trường: Tăng cường tổ chức cho học sinh làm việc nhóm, thảo luận; tổ chức
những buổi chia sẻ về phương pháp học tập và cách để ứng dụng những phương
pháp ấy vào thực tiễn; đồng hành cùng phía phụ huynh học sinh giúp đỡ các em.
-Giáo viên: Sẵn sàng làm người đồng hành cùng các em học sinh trong việc học, tổ
chức/hướng dẫn lớp học sôi nổi, đề cao và rèn luyện cho các em năng lực tự học;
áp dụng những phương pháp giảng dạy độc đáo trong từng tiết học.
- Học sinh: Phải có ý thức chủ động trong việc học, mạnh dạn chia sẻ và học hỏi
lẫn nhau, tìm kiếm và áp dụng những phương pháp học phù hợp với bản thân; học
cách sắp xếp thời gian và lịch trình; chăm chú lắng nghe cô/ thầy giảng bài trong
tiết học; hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao.
- Gia đình: Cổ vũ động viên tinh thần, đề xuất các mục tiêu học tập và trong tương
lai cho các bạn học sinh; giúp đỡ và đồng hành cùng con,…

You might also like