You are on page 1of 23

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

I. Lí do chọn đề tài

Hiện nay, theo xu thế mới của giáo dục thế giới là phát triển chương trình
đào tạo theo hướng tiếp cận phát triển năng lực người học, chương trình dạy học
tiếng Anh ngoài việc quan tâm phát triển cho người học kiến thức, kỹ năng và
thái độ thì còn đặc biệt chú trọng mối quan hệ gắn kết giữa lý luận và thực tiễn,
giữa lý thuyết và thực hành để người học đáp ứng được những yêu cầu ngày
càng cao của xã hội.
Theo hướng tiếp cận năng lực thực tiễn này, việc dạy và học Tiếng Anh có
nhiều điều kiện thuận lợi, không còn bị bó hẹp trong phạm vi giáo trình mà được
mở rộng qua kinh nghiệm thực tiễn lẫn thực tế sinh động. Khi có sự đổi mới,
sáng tạo trong quá trình dạy Tiếng Anh sẽ giúp học sinh cảm thấy hứng thú với
môn học, tạo động lực cho học sinh tìm hiểu thêm về các chủ đề bài học, có
nhiều cơ hội thể hiện khả năng bản thân qua các tiết học Tiếng Anh và lĩnh hội
các kiến thức một cách tự nhiên mà vô cùng hiệu quả.
Để đạt được những mục tiêu như vậy, tôi thiết nghĩ rằng cần phải đổi mới
phương pháp giảng dạy Tiếng Anh kết hợp với việc nhận thức rõ tầm quan trọng
và cần thiết của việc hình thành và phát triển năng lực thực tiễn cho học sinh
thông qua bộ môn này.
Xuất phát từ những lý do chủ quan và khách quan trên, tôi mạnh dạn đề
xuất sáng kiến "Đổi mới phương pháp giảng dạy Tiếng Anh để hình thành và
phát triển năng lực thực tiễn cho học sinh cấp THCS".
II. Mục đích và nhiệm vụ
1. Mục đích
Bản thân tôi viết đề tài này với mục đích chia sẻ những kinh nghiệm có
được qua khoảng thời gian thực hiện giảng dạy trực tiếp cho học sinh tại trường
THCS Đại Kim. Đây là những kinh nghiệm rất thực tế giúp tôi thu được kết quả
rất khả quan.
Mục tiêu của đề tài là nhằm trang bị cho học sinh những kiến thức tổng hợp
giúp hình thành năng lực thực tiễn cho học sinh, nâng cao chất lượng dạy và học
nói chung cũng như việc dạy và học môn Tiếng Anh nói riêng. 
2. Nhiệm vụ
Nghiên cứu cơ sở lí luận của việc đổi mới phương pháp giảng dạy như:
Khái niệm, nội dung, yêu cầu, các hình thức tổ chức hoạt động học tập trong dạy
học Tiếng Anh.
Nghiên cứu các tài liệu Tiếng Anh và tích hợp những hiểu biết xã hội của
học sinh về các lĩnh vực như: Môi trường, truyền hình, du lịch, âm nhạc, thể
thao…
Nghiên cứu nội dung chương trình môn Tiếng Anh trung học cơ sở để xác
định nội dung tiến hành đổi mới phương pháp dạy học nhằm hình thành năng
lực thực tiễn cho học sinh.
Thực hiện dạy thử nghiệm trên lớp và đề xuất một số hình thức cũng như
biện pháp tổ chức hoạt động học tập sáng tạo cho học sinh trong dạy học Tiếng
Anh ở trường trung học cơ sở.
Trao đổi, rút kinh nghiệm với đồng nghiệp, khảo sát kết quả thực nghiệm
sư phạm qua mức độ hứng thú của học sinh để kiểm chứng tính khả thi của đề
tài, từ đó có sự điều chỉnh và bổ sung phù hợp.
III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1. Đối tượng:
Đối tượng nghiên cứu: học sinh khối 6 ( năm học 2019-2020) trường
THCS Đại Kim, quận Hoàng Mai, Hà Nội.
2. Phạm vi nghiên cứu
Nội dung các bài học trong chương trình chính khóa của bộ môn Tiếng
Anh theo các chủ đề: Môi trường, thành phố, du lịch, truyền hình, thể thao…
trong chương trình Tiếng anh lớp 6.
IV. Phương pháp nghiên cứu
1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí thuyết 
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Đọc các tài liệu liên quan đến đề tài để
chọn lọc những kiến thức cơ bản phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài. 
- Phương pháp lịch sử: Sử dụng phương pháp để phân tích các tài liệu lý
thuyết đã có nhằm phát hiện các xu hướng, trường phái nghiên cứu và tìm nguồn
gốc phát sinh, quá trình hình thành và phát triển của năng lực thực tiễn. 
- Phương pháp so sánh, đối chiếu: Tiến hành so sánh, đối chiếu các tài liệu
và các nội dung, hoạt động có liên quan để phục vụ cho quá trình nghiên cứu. 
- Phương pháp hệ thống hóa: Nghiên cứu các tài liệu, phân chia thành
những mục theo mục đích mà mình nghiên cứu. 
2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn 
- Phương pháp quan sát: Quan sát thực trạng tổ chức các hoạt động dạy học
ở trường THCS qua các tiết dự giờ đồng nghiệp. Từ thực tế đó rút ra được
những kinh nghiệm trong quá trình tổ chức dạy học trên lớp môn Tiếng Anh đối
với sự hình thành và phát triển năng lực thực tiễn cho học sinh. 
- Phương pháp trao đổi, thảo luận: Trao đổi với các giáo viên cùng bộ môn
đang trực tiếp dạy ở trường để từ đó rút ra kinh nghiệm bản thân.
- Phương pháp chuyên gia: Tổ chức thảo luận chuyên đề để lấy các ý kiến
các chuyên gia về một số kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn. Phương pháp
này cũng được sử dụng để đánh giá tính khả thi của các hoạt động dạy học khi tổ
chức thực nghiệm. 
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Áp dụng trực tiếp tại trường THCS
Đại Kim, trong một số tiết học trên lớp.
+ Xây dựng các mẫu đổi mới phương pháp trong dạy học trên lớp 
môn Tiếng Anh ở THCS, tiến hành thực nghiệm ở một số lớp trong khối 6. 
+ Lựa chọn các lớp thực nghiệm. 
+ Xử lí kết quả thực nghiệm: Phân tích kết quả khảo sát, điều tra theo dõi
của lớp thực nghiệm. 
- Phương pháp thống kê: Đánh giá kết quả điều tra, kết quả thực nghiệm cụ
thể qua việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh, từ đó giáo viên
thống kê kết quả thu được và so sánh.

PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ


1. Cơ sở lí luận của vấn đề nghiên cứu
1.1. Một số khái niệm cơ bản của đề tài
Đổi mới phương pháp dạy học đang thực hiện bước chuyển từ tiếp cận nội
dung sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa là từ chỗ quan tâm đến việc
HS học được cái gì đến chỗ quan tâm HS vận dụng được cái gì qua việc học
Tiếng Anh. Việc đổi mới phương pháp dạy học Tiếng Anh là vô cùng quan
trọng trong việc đào tạo nhân lực trong giai đoạn hội nhập quốc tế và là xu
hướng tất yếu, có lợi cho người học nếu biết tận dụng lợi thế này.
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện
giáo dục và đào tạo nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học
theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến
thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ
máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để
người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Vì vậy,
việc tiếp tục đổi mới một cách sáng tạo, có hiệu quả các phương pháp dạy học
Tiếng Anh là một trong những vấn đề rất cần phải được tiếp tục quan tâm và tìm
cách giải quyết. 
Hình thành và phát triển năng lực thực tiễn cho học sinh đòi hỏi các hoạt
động giáo dục được tổ chức theo hướng gắn kết lý thuyết với thực tiễn, tạo nên
sự thống nhất giữa nhận thức, hành động, hình thành và phát triển cho học sinh
niềm tin, tình cảm, năng lực cần có, giúp chuyển hóa kinh nghiệm: kinh nghiệm
cũ kết hợp với tình huống mới và thử nghiệm mới sẽ hình thành kinh nghiệm
mới, góp phần phát triển toàn diện nhân cách của học sinh.
 Từ những kết quả nghiên cứu các lí thuyết trên có thể thấy đổi mới
PPDH ở THCS là phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo, phát triển năng lực
thực tiễn của người học. Đó cũng là những xu hướng tất yếu trong cải cách
PPDH ở mỗi nhà trường.
1.2. Ý nghĩa của đề tài trong dạy học
Đổi mới phương pháp dạy học có ý nghĩa vô cùng quan trọng, không
những góp phần vào việc nâng cao, mở rộng kiến thức cũng như rèn luyện các
kĩ năng học tập, mà còn có tác dụng kích thích, tạo hứng thú trong học tập cho
học sinh, giúp học sinh tự tin, mạnh dạn hơn khi gắn việc học tập trong Nhà
trường với thực tế cuộc sống.
2. Đổi mới phương pháp dạy học
2.1. Đặc trưng của đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng
phát triển năng lực
Dạy học thông qua tổ chức liên tiếp các hoạt động học tập, giúp học sinh tự
khám phá những điều chưa biết chứ không thụ động tiếp thu những tri thức được
sắp đặt sẵn. Giáo viên là người tổ chức và chỉ đạo học sinh tiến hành các hoạt
động học tập phát hiện kiến thức mới, vận dụng sáng tạo kiến thức đã biết vào
các tình huống học tập hoặc tình huống thực tiễn...
Chú trọng rèn luyện cho học sinh biết khai thác sách giáo khoa và các tài
liệu học tập, biết cách tự tìm lại những kiến thức đã có, suy luận để tìm tòi và
phát hiện kiến thức mới... Định hướng cho học sinh cách tư duy như phân tích,
tổng hợp, đặc biệt hoá, khái quát hoá, tương tự, quy lạ về quen… để dần hình
thành và phát triển tiềm năng sáng tạo.
Tăng cường phối hợp học tập cá thể với học tập hợp tác, lớp học trở thành
môi trường giao tiếp GV - HS và HS - HS nhằm vận dụng sự hiểu biết và kinh
nghiệm của từng cá nhân, của tập thể trong giải quyết các nhiệm vụ học tập
chung.
Chú trọng đánh giá kết quả học tập theo mục tiêu bài học trong suốt tiến
trình dạy học thông qua hệ thống câu hỏi, bài tập (đánh giá lớp học). Chú trọng
phát triển kỹ năng tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau của học sinh với nhiều hình
thức như theo lời giải/đáp án mẫu, theo hướng dẫn, hoặc tự xác định tiêu chí để
có thể phê phán, tìm được nguyên nhân và nêu cách sửa chữa các sai sót (tạo
điều kiện để học sinh tự bộc lộ, tự thể hiện, tự đánh giá).
2.2. Đổi mới các hình thức giảng dạy
Dạy học toàn lớp, dạy học nhóm, nhóm đôi và dạy học cá thể là những hình
thức xã hội của dạy học cần kết hợp với nhau, mỗi một hình thức có những chức
năng riêng. Bên cạnh đó, cần cải tiến bài lên lớp theo hướng kết hợp thuyết trình
của giáo viên với hình thức làm việc nhóm, góp phần tích cực hoá hoạt động
nhận thức của học sinh. 
Hình thức làm việc nhóm rất đa dạng, không chỉ giới hạn ở việc giải quyết
các nhiệm vụ học tập nhỏ trong bài thuyết trình, mà còn có những hình thức làm
việc nhóm giải quyết những nhiệm vụ phức hợp, có thể chiếm một hoặc nhiều
tiết học, sử dụng những phương pháp chuyên biệt như phương pháp đóng vai,
nghiên cứu trường hợp, dự án. Mặt khác, việc bổ sung dạy học toàn lớp bằng
làm việc nhóm xen kẽ trong một tiết học mới chỉ cho thấy rõ việc tích cực hoá
“bên ngoài” của học sinh. Muốn đảm bảo việc tích cực hoá “bên trong” cần chú
ý đến mặt bên trong của phương pháp dạy học, vận dụng dạy học giải quyết vấn
đề và các phương pháp dạy học tích cực khác.
3. Các giải pháp cụ thể trong đổi mới phương pháp dạy học
3.1. Các bước thực hiện giờ dạy theo hướng đổi mới phương pháp dạy
học
Để tiết học đổi mới phương pháp phát huy hiệu quả tối đa, quan trọng nhất
là các khâu chuẩn bị, lên ý tưởng. Bước lên lớp chính là buổi nghiệm thu, báo
cáo kết quả.
Các bước thực hiện giờ dạy:
Bước 1: Giáo viên nghiên cứu bài dạy, xác định mục tiêu, kế hoạch dạy
học, chuẩn bị các phương tiện dạy học và tài liệu cần thiết.
Bước 2: Giao nhiệm vụ cho học sinh chuẩn bị trước bài học (hoạt động
theo nhóm)
Bước 3: Học sinh tìm tòi thêm tài liệu, xây dựng ý tưởng cách thức thực
hiện và trao đổi với giáo viên.
Bước 4: Giáo viên đóng góp ý kiến, hướng dẫn, gợi mở cho học sinh tìm
hiểu thêm và bổ sung ý tưởng.
Bước 5: Học sinh hoàn thành ý tưởng đã thống nhất, cùng nhau luyện tập
chuẩn bị. Giáo viên quan sát, nhận xét và chỉnh sửa tiếp để hoàn chỉnh sau đó là
tổ chức dạy học trên lớp
3.2. Một số giải pháp cụ thể trong đổi mới phương pháp dạy học để
hình thành và phát triển năng lực thực tiễn cho học sinh
3.2.1. Tổ chức trò chơi
Trò chơi là một loại hình hoạt động giải trí, thư giãn; là món ăn tinh thần
nhiều bổ ích và không thể thiếu được trong cuộc sống con người nói chung, đối
với học sinh nói riêng. Trò chơi là hình thức tổ chức các hoạt động vui chơi với
nội dung kiến thức thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, có tác dụng giáo dục "chơi
mà học, học mà chơi”.
Trò chơi có thể được sử dụng trong nhiều tình huống khác nhau như làm
quen, khởi động, dẫn nhập vào nội dung học tập, cung cấp và tiếp nhận tri thức;
đánh giá kết quả, rèn luyện các kĩ năng và củng cố những tri thức đã được tiếp
nhận,… Trò chơi giúp phát huy tính sáng tạo, hấp dẫn và gây hứng thú cho học
sinh; giúp học sinh dễ tiếp thu kiến thức mới; giúp chuyển tải nhiều tri thức của
nhiều lĩnh vực khác nhau; tạo được bầu không khí thân thiện; tạo cho các em tác
phong nhanh nhẹn,…
3.2.2. Tổ chức diễn đàn
Diễn đàn là một hình thức tổ chức hoạt động được sử dụng để thúc đẩy sự
tham gia của học sinh thông qua việc các em trực tiếp, chủ động bày tỏ ý kiến
của mình với đông đảo bạn bè, nhà trường, thầy cô giáo, cha mẹ và những người
lớn khác có liên quan. Diễn đàn là một trong những hình thức tổ chức mang lại
hiệu quả giáo dục thiết thực. Thông qua diễn đàn, học sinh có cơ hội bày tỏ suy
nghĩ, ý kiến, quan niệm hay những câu hỏi, đề xuất của mình về một vấn đề nào
đó có liên quan đến nhu cầu, hứng thú, nguyện vọng của các em. Đây cũng là
dịp để các em biết lắng nghe ý kiến, học tập lẫn nhau. Vì vậy, diễn đàn như một
sân chơi tạo điều kiện để học sinh được biểu đạt ý kiến của mình một cách trực
tiếp với đông đảo bạn bè và những người khác. Diễn đàn thường được tổ chức
rất linh hoạt, phong phú và đa dạng với những hình thức hoạt động cụ thể, phù
hợp với từng lứa tuổi học sinh.
3.2.3. Phương pháp nhập vai (Role-play)
Role-play là hoạt động vận dụng kỹ năng nói mà qua đó học sinh sẽ tự đặt
mình vào vị trí của một người khác, hoặc vẫn ở vị trí của mình nhưng tự đặt
mình vào một tình huống tưởng tượng. Nói cách khác, Role-play là phương
pháp tổ chức cho học sinh thực hành một số cách ứng xử nào đó trong một tình
huống giả định.
Ngoài những hoạt động role-play trong giáo trình, giáo viên có thể thiết kế
thêm những tình huống thú vị, sát với thực tế cuộc sống, công việc của người
học. Những tình huống này có thể xuất phát từ tình huống đời thường, từ nội
dung trong một cuốn sách, một bộ phim, từ những khác biệt về văn hóa… để lôi
cuốn và tạo hứng thú hơn cho học sinh.
3.2.4. Hoạt động câu lạc bộ (CLB)
Câu lạc bộ là hình thức sinh hoạt ngoại khóa của những nhóm học sinh
cùng sở thích, nhu cầu, năng khiếu,… dưới sự định hướng của những nhà giáo
dục nhằm tạo môi trường giao lưu thân thiện, tích cực giữa các học sinh với
nhau và giữa học sinh với thầy cô giáo, với những người lớn khác. Hoạt động
của CLB tạo cơ hội để học sinh được chia sẻ những kiến thức, hiểu biết của
mình về các lĩnh vực mà các em quan tâm, qua đó phát triển các kĩ năng của học
sinh như: kĩ năng giao tiếp, kĩ năng lắng nghe và biểu đạt ý kiến, kĩ năng trình
bày suy nghĩ, ý tưởng, kĩ năng viết bài, kĩ năng chụp ảnh, kĩ năng hợp tác, làm
việc nhóm, kĩ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề,…
3.2.5. Thi hùng biện/phản biện bằng Tiếng Anh
Đây là một trong những hình thức tổ chức hoạt động hấp dẫn, lôi cuốn học
sinh và đạt hiệu quả cao trong việc thể hiện khả năng và sự tự tin của bản thân
học sinh, giúp tăng khả năng tư duy logic, kĩ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng
giao tiếp…. Hội thi mang tính chất thi đua giữa các cá nhân, nhóm hoặc tập thể
luôn hoạt động tích cực để vươn lên là người/đội thắng cuộc. Chính vì vậy, tổ
chức hội thi cho học sinh là một yêu cầu quan trọng, cần thiết của nhà trường,
của giáo viên trong quá trình tổ chức dạy học phát triển năng lực thực tiễn cho
học sinh.
4. Minh họa một số giải pháp
Các bước thực hiện giờ dạy:
Bước 1: Giáo viên nghiên cứu bài dạy, xác định mục tiêu, kế hoạch dạy
học, chuẩn bị các phương tiện dạy học và tài liệu cần thiết.
Tiết 89: Chủ đề: Thế giới xanh hơn của chúng ta ( Our greener world)
a. Mục tiêu bài học:
* Kiến thức:
- Học sinh nắm được khái niệm, ký hiệu 3R (Reduce, Reuse, Recycle) là:
Tiết giảm - Tái sử dụng lại - Tái chế.
- Hiểu và phân loại các đồ vật có thể tái sử dụng, tái chế được hoặc sử
dụng ít đi.
- Biết cách xử lý rác thải để không làm tổn hại đến môi trường.
- Kết thúc chủ đề, học sinh phân biệt được sự khác nhau giữa ba giải pháp
hạn chế gây ô nhiễm và tuyên truyền để mọi người biết đến ba mô hình bảo vệ
môi trường này.
* Kĩ năng:
- Biết phát âm đúng từ và hiểu ý nghĩa của Tiết giảm - Tái sử dụng lại - Tái
chế.
- Rèn kĩ năng hoạt động nhóm, thuyết trình trước lớp về các biện pháp bảo
vệ môi trường mang tính thực tiễn.
- Trình bày ý tưởng tận dụng rác thải để tạo ra các sản phẩm hữu ích, thân
thiện với môi trường.
* Thái độ:
- Giáo dục học sinh về ý thức bảo vệ môi trường và cuộc sống con người
- Biết trân trọng và quan tâm đến môi trường xung quanh
- Tạo cơ hội để học sinh được thể hiện các ý tưởng hữu ích cho môi
trường, hạn chế ô nhiễm và lãng phí.
* Về định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy; năng lực
giao tiếp; năng lực sử dụng công nghệ thông tin; năng lực hợp tác; năng lực sử
dụng ngôn ngữ.
b. Kế hoạch dạy học:
TT Nội dung Thời gian Phương pháp chủ đạo
1 Dẫn nhâp (Warm-up) 5’ Video, phỏng vấn
2 Giới thiệu chủ đề (Presentation) 5’ Hỏi đáp
3 Thực hành (Practice) 20’ Hoạt động nhóm, thi
thuyết minh về sản phẩm
làm mô hình,
4 Củng cố ( Production) 10’ Hoạt động theo cặp
5 Hướng dẫn tự học 5’ Thuyết trình
( Homework)
c. chuẩn bị các phương tiện dạy học và tài liệu cần thiết.
- Giáo án word, powerpoint
- Máy chiếu, máy tính cá nhân, loa đài, camera, phấn, bút dạ, bảng phụ,
giấy bìa.
- Phiếu thăm dò ý kiến.
Bước 2: Giao nhiệm vụ cho học sinh chuẩn bị trước bài học (hoạt động
theo nhóm)
- Nhóm 1: Lập danh mục và phân loại các loại rác thải nên tiết giảm, tái sử
dụng và tái chế trong môi trường.
- Nhóm 2: Tìm hiểu về thực trạng rác thải ra môi trường và cách thức xử lý
rác có hiệu quả.
- Nhóm 3: Tìm hiểu và tạo ra các sản phẩm hữu ích từ rác thải.
Trong quá trình giao nhiệm vụ cho học sinh, giáo viên đưa ra các gợi ý để
học sinh tìm hiểu cụ thể hơn về các loại rác thải: cần làm gì để khiến các loại rác
thải trở nên hữu ích với con người và môi trường, cách tạo sản phẩm từ rác thải
thật đơn giản, gần gũi mà đẹp mắt. Cách thể hiện kết quả hoạt động nhóm có thể
là: sản phẩm, tập san, quay video, làm powerpoint, vẽ sơ đồ tư duy, múa, hát,
kịch, tổ chức trò chơi… để nói lên được nội dung liên quan mà nhóm nhận
được.
Bước 3: Học sinh tìm tòi thêm tài liệu, xây dựng ý tưởng cách thức
thực hiện và trao đổi với giáo viên.
- Nhóm 1: Tìm hiểu và phân loại các loại rác thải nên tiết giảm, tái sử dụng
và tái chế trong môi trường.
- Nhóm 2: Tìm hiểu về thực trạng rác thải ra môi trường và cách thức xử lý
rác có hiệu quả.
- Nhóm 3: Tìm hiểu và tạo ra các sản phẩm hữu ích từ rác thải.
Bước 4: Giáo viên đóng góp ý kiến, hướng dẫn, gợi mở cho học sinh
tìm hiểu thêm và bổ sung ý tưởng.
Khi cùng nhau thảo luận, hoàn thành nhiệm vụ được giáo viên phân công
thì kiến thức trong nội dung bài học đã có sự liên kết với những kiến thức ngoài
thực tế đã ăn sâu vào tiềm thức của học sinh. Sự đóng góp ý kiến của giáo viên
sẽ có những tác động nhất định đến cách thức thực hiện hoạt động của học sinh,
khơi gợi cho học sinh nhưng cách làm, ý tưởng mới giúp học sinh được rèn kỹ
năng hoạt động nhóm nhiều và hiệu quả hơn.
Bước 5: Học sinh hoàn thành ý tưởng đã thống nhất, cùng nhau luyện
tập chuẩn bị. Giáo viên quan sát, nhận xét và chỉnh sửa tiếp để hoàn chỉnh
sau đó là tổ chức dạy học trên lớp
Vai trò của giáo viên trong buổi học sẽ là giám khảo, đưa ra nhận xét, đánh giá
kết quả tìm hiểu và nghiên cứu của các học sinh, động viên, khích lệ tinh thần tự
học, tự sáng tạo của các em, đồng thời giáo viên có thể bổ sung thêm các kiến
thức và chỉnh sửa các phần còn thiếu sót, giúp các em thu nạp tối đa phần kiến
thức cần thiết.
Sản phẩm của các nhóm được giáo viên tống hợp lại làm tư liệu tham khảo
trong quá trình dạy học. (Xem thêm phụ lục các minh chứng)
* Sản phẩm hoạt động thực tiễn của nhóm 1:
- Nội dung được giao: Tìm hiểu và phân loại các loại rác thải nên tiết giảm,
tái sử dụng và tái chế.
- Hình thức thực hiện tổ chức trò chơi: Trong quá trình trao đổi thảo luận,
nhóm 1 đã thống nhất và xây dựng trò chơi "Thùng rác thông minh"
- Sau khi tổ chức trò chơi cho các bạn trong lớp, nhóm 1 đặt câu hỏi cho
các bạn trong lớp tìm hiểu kỹ hơn về bài học. Giáo viên nhận xét, chuẩn kiến
thức bằng sơ đồ (chiếu máy, dán bảng) và chuyển ý sang nội dung tiếp theo.
* Sản phẩm hoạt động thực tiễn của nhóm 2:
- Nội dung được giao: Tìm hiểu về thực trạng rác thải ra môi trường và
cách thức xử lý rác có hiệu quả.
- Hình thức thực hiện: Quay video clip và thuyết trình về thực trạng rác
thải trong môi trường hiện nay và nêu cách xử lý rác thải đúng cách.
Nhóm trình bày kết quả tìm hiểu về thực tế rác thải trong môi trường và đề
xuất các giải pháp xử lý rác hiệu quả. Học sinh nhóm khác nhận xét, rút ra bài
học từ việc xử lý rác thải đúng cách đối với môi trường. Giáo viên kết luận, bổ
sung về nội dung và cách thức thể hiện của nhóm và chuyển ý sang nội dung
tiếp theo.
* Sản phẩm thực tiễn của nhóm 3:
- Nội dung được giao: Tìm hiểu và tạo ra các sản phẩm hữu ích từ rác thải.
- Hình thức thực hiện: Phỏng vấn và giới thiệu sản phẩm
Nhóm thực hiện thông qua trải nghiệm đóng vai phóng viên và chủ tịch câu
lạc bộ 3Rs cùng trao đổi về quá trình tạo sản phẩm từ rác thải và ý nghĩa rút ra
từ các sản phẩm đó. Học sinh khác nghe, đóng góp ý kiến và bổ sung. Giáo viên
nhận xét, chuẩn kiến thức và chuyển ý sang nội dung tiếp theo.
5. Kết quả
Năm học 2019 – 2020, tôi tiến hành khảo sát kết quả bằng cách cho học
sinh hai lớp 6A11 (phương pháp dạy đổi mới) và 6A8 ( phương pháp dạy truyền
thống) làm bài kiểm tra và điền vào các phiếu thăm dò sự hứng thú với tiết học
của học sinh hai lớp mà tôi giảng dạy. Và kết quả thu được cụ thể như sau:
5.1. Kết quả thu được:
- Đối với đề kiểm tra:
Trung bình (5-
Lớp/Tỉ lệ điểm Giỏi (8 - 10) Khá(6,5 – 7,75)
6)
6A11 (48 HS) 75% 22% 3%
6A8 (47 HS) 50% 40% 10%
Đối với phiếu khảo sát:
Nội dung khảo sát 6A11 6A8
Hứng thú với giờ dạy học 85% 55%
Thích các hoạt động nhóm 90% 40%
Thích thú với hoạt động thực tế 95% 60%
Mong muốn có nhiều giờ học tương tự 100% 50%
Thấy tự tin 80% 45%
Thấy được củng cố kĩ năng làm việc 95% 43%
theo nhóm và thuyết trình
5.2. Khả năng ứng dụng:
Sáng kiến dựa trên yêu cầu phát huy tính tích cực chủ động của học sinh và
định hướng phát triển năng lực thực tiễn cho học sinh trong dạy học nên hoàn
toàn có thể áp dụng một cách thuận lợi dễ dàng. Thứ hai, cách chuẩn bị, thiết kế
bài giảng cũng tương đối đơn giản và hiệu quả nên bất kỳ giáo viên nào cũng có
thể áp dụng được. Vì thế, tôi tin rằng đây sẽ là một cách tiếp cận đúng cho việc
giảng dạy môn Tiếng Anh của mỗi giáo viên.
5.3. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm:
Sau khi thực hiện một số tiết dạy đổi mới phương pháp theo hướng hình
thành và phát triển năng lực thực tiễn cho học sinh, tôi nhận thấy các em thực sự
hứng thú với phương pháp dạy mới này. Nhờ có sự da dạng hóa các hoạt động
dạy và học, học sinh lĩnh hội được toàn bộ kiến thức bài học, áp dụng vào thực
tế cuộc sống một cách rất tự nhiên. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ giáo
viên phân công, học sinh được rèn các kỹ năng tự học, tự nghiên cứu, kỹ năng
làm việc theo nhóm, kỹ năng giao tiếp, thực hành, giải quyết vấn đề… Từ đó
khơi dậy sự hứng thú, ham học hỏi của học sinh, giúp các em tự tin khi tham gia
thuyết trình, phỏng vấn, giúp các em cảm thấy yêu thích môn Tiếng Anh hơn.
Và một hiệu quả nữa là việc thiết kế bài học sẽ đơn giản vì luôn theo xu hướng
mở, rất dễ trong lựa chọn thiết bị dạy học và cách tổ chức các hoạt động dạy
học. Việc đổi mới phương pháp dạy học vì vậy đã trang bị những kiến thức tổng
hợp, giúp hình thành và phát triển năng lực thực tiễn cho học sinh.
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận:
Đổi mới phương pháp dạy học đối với bộ môn Tiếng Anh thực sự đã đem
lại hiệu quả trong cả quá trình dạy và học trong Nhà trường. Nhờ có sự kết hợp
linh hoạt các phương pháp dạy học cùng sự đa dạng các hình thức học tập đã tạo
sự cuốn hút cho học sinh trong các tiết học. Học sinh được chủ động lĩnh hội
toàn bộ kiến thức bài học và rèn luyện kỹ năng phân tích, áp dụng thực tiễn cho
bản thân. Nhờ có sự liên hệ thực tế này mà học sinh có thể tiếp cận môn Tiếng
Anh một cách gần gũi và đơn giản. Thay vì ghi chép và nhớ kiến thức đã học
theo phương pháp truyền thống trước đây, học sinh có cơ hội được trang bị kiến
thức tổng hợp cho việc hình thành và phát triển kỹ năng thực tiễn trong cuộc
sống, rèn luyện ý thức hoạt động nhóm, phản xạ giao tiếp và trình bày quan
điểm thông qua nhiều hình thức học tập khác nhau. Học sinh sẽ hứng thú, thông
hiểu và nhớ những gì các em nắm được qua các hoạt động chủ động tích cực của
mình trên lớp. Trong quá trình giảng dạy, bản thân tôi nhận thấy việc đổi mới
phương pháp trong dạy học bộ môn Tiếng Anh góp phần không nhỏ trong việc
tạo hứng thú học tập, phát huy tính tích cực, tư duy sáng tạo của các học sinh.
Tôi đã áp dụng đổi mới phương pháp dạy học này khá thành công và đã đạt
được mục tiêu đề ra ở một số lớp. Theo tôi nghĩ, nếu phương pháp này được
giáo viên áp dụng thường xuyên, tôi tin chắc rằng, học sinh sẽ yêu thích bộ môn
Tiếng Anh và đem lại hiệu quả học tập cao hơn cho học sinh đối với bộ môn
này.
2. Khuyến nghị:
- Giáo viên cần có thêm thời gian để tự nghiên cứu, tìm ra những giải pháp
dạy học theo hướng tích cực, tích hợp nhằm nâng cao chất lượng từng tiết học,
từng chủ điểm bài học cho học sinh.
- Thường xuyên tổ chức lớp tập huấn cho giáo viên về phương pháp dạy
học đổi mới gắn với hình thành các năng lực thực tiễn cho học sinh.
- Hướng dẫn học sinh kỹ năng sưu tầm tài liệu, kỹ năng thuyết trình. Cần
tạo điều kiện cho học sinh được sinh hoạt ngoại khóa, tham gia trại hè để phát
huy hoạt động theo nhóm.
Trên đây là kết quả nghiên cứu và thực nghiệm bước đầu của đề tài sáng
kiến kinh nghiệm. Rất mong nhận được ý kiến nhận xét, đánh giá và đóng góp
của Hội đồng khoa học Nhà trường cũng như các đồng nghiệp để đề tài từng
bước hoàn chỉnh và áp dụng có hiệu quả hơn nữa. Tôi xin chân thành cảm ơn!
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của
người khác.
Hà Nội, ngày tháng năm 2020
Xác nhận của Thủ trưởng đơn vị Tác giả SKKN

Lưu Thị Phương Thảo


PHỤ LỤC 1: GIÁO ÁN MINH HỌA
TIẾT 89:
UNIT 11: OUR GREENER WORLD
Lesson 2: A closer look 1
English 6
Time: 1 period
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Học sinh nắm được khái niệm, ký hiệu 3R (Reduce, Reuse, Recycle) là:
Tiết giảm - Tái sử dụng lại - Tái chế.
- Hiểu và phân loại các đồ vật có thể tái sử dụng, tái chế được hoặc sử
dụng ít đi.
- Biết cách xử lý rác thải để không làm tổn hại đến môi trường.
- Kết thúc chủ đề, học sinh phân biệt được sự khác nhau giữa ba giải pháp
hạn chế gây ô nhiễm và tuyên truyền để mọi người biết đến ba mô hình bảo vệ
môi trường này.
2. Kĩ năng
- Biết phát âm đúng từ và hiểu ý nghĩa của Tiết giảm - Tái sử dụng lại - Tái
chế.
- Rèn kĩ năng hoạt động nhóm, thuyết trình trước lớp về các biện pháp bảo
vệ môi trường mang tính thực tiễn.
- Trình bày ý tưởng tận dụng rác thải để tạo ra các sản phẩm hữu ích, thân
thiện với môi trường.
3. Thái độ
- Giáo dục học sinh về ý thức bảo vệ môi trường và cuộc sống con người.
- Biết trân trọng và quan tâm đến môi trường xung quanh.
- Tạo cơ hội để học sinh được thể hiện các ý tưởng hữu ích cho môi
trường, hạn chế ô nhiễm và lãng phí.
4. Về định hướng phát triển năng lực
- Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy; năng lực
giao tiếp; năng lực sử dụng công nghệ thông tin; năng lực hợp tác; năng lực sử
dụng ngôn ngữ.
II. Hình thức, phương pháp, kỹ thuật:
- Hình thức: Nội khoá
- Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề, trực quan, đàm thoại, thảo luận nhóm,
đóng vai......
- Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, động não, giao nhiệm vụ.
III. Chuẩn bị :
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Giáo án word, powerpoint
- Máy chiếu, máy tính cá nhân, loa đài, camera, phấn, bút dạ, bảng phụ, thẻ từ,
giấy bìa….
- Phiếu thăm dò ý kiến.
2. Chuẩn bị của học sinh :
- Sách giáo khoa, vở ghi, chuẩn bị sản phẩm, video....
3. Tổ chức lớp: Dạy học tập thể - tại lớp
IV. Tổ chức hoạt động:
TEACHER’S STUDENTS’ LANGUAGE INCOME
ACTIVITIES ACTIVITIES
ACTIVITY 1: WARM UP (5 minutes)
Aims: Raise students’ interest in the topic
Content: Write a word in the box under each picture.
Language outcome: Ss will know things around us.
Procedure:
- Ask ss to look at - Ss look at each
each picture and picture and write a
write a word in the word in the box
box under each under each picture.
picture. - Give answer.
- Lead in the
lesson (Hs làm theo yêu
( GV cho HS hoạt cầu của giáo viên và
động độc lập để đưa ra các câu trả
quan sát các bức lời)
tranh và chọn từ
trong hộp viết dưới
các bức tranh )
ACTIVITY 2: PRESENTATION - Vocabulary (5 minutes)
Aims: Ss identify the topic & practice saying new vocabularies
Content: Match the meaning of 3R
Language outcome: Ss can know the meaning of 3R
Procedure:
I. Vocabulary
- Elicit and - Guess the Language income:
introduce the new meaning of the 1.reduce (v) /rɪˈdjuːs/
words. new words through 2. reuse (v) /ˌriːˈjuːz/
pictures, 3. recycle (v) /ˌriːˈsaɪ.kl̩ /
synonyms/ 4. rubbish /ˈrʌb.ɪʃ/
antonyms, 5. bulb /bʌlb/
- Ask Ss to repeat explanation Language outcome:
the new words - Listen and repeat Checking new words: Rub out and
chorally the new words remember
- Ask Ss to jot - Jot down all the
down all the new new words.
words.

- Ask Ss to work
individually now - work individually 1. The three Rs stand for Reduce –
to match Reduce now to match Reuse – Recycle. Draw a line from a
– Reuse – Reduce – Reuse – symbol in column A to the matching
Recycle with Recycle with their word in column B, and meaning in
their symbol and symbol and their column C.
their meaning - meaning. Language outcome:
Check and - Check and
confirm the confirm the correct Reduce – Reuse - Recycle
correct answers answers
as a class
(GV giới thiệu từ (HS luyện phát âm
mới bằng tranh, từ theo hướng dẫn + Reduce: using something less.
luyện phát âm của GV và thuộc + Reuse: using something again.
các từ và kiểm tra các từ mới ngay tại + Recycle: creating new products from
từ vựng cho HS, lớp. HS ghi nhớ ký used materials.
yêu cầu HS nối hiệu và nghĩa của
hình ảnh và nghĩa các từ Reduce,
của các từ Reuse và Recycle).
Reduce (tiết
giảm), Reuse
( tái sử dụng) và
Recycle ( tái chế)
ACTIVITY 3: PRACTICE (20 minutes)
Aims: Ss will be able to do controlled and freer practice
Content: write the name of things and put them into suitable columns
Language outcome: Ss can know which things we can reduce, reuse and recycle
Procedure:
Language income:
- Have Ss work in - Work in group of 4
group of 4 and put and put the words 3. Put the words from 2 into
the words from 2 in from 2 in groups. One word can belong to
appropriate groups. appropriate groups. more than one group.
Draw the table on Draw the table on Language outcome:
the board, three Ss the board, three Ss
go to the board and go to the board and REDUCE
write their answers. write their answers. Rubbish, plastic bag, noise,
- One word can plastic bottle, paper, water.
belong to more than REUSE
one group. Plastic bag, glass, plastic bottle,
(GV chia lớp thành (HS thảo luận theo can, paper, bulb, water, clothes.
các nhóm 4 HS để nhóm và hoàn RECYCLE
phân loại các đồ vật thành nhiệm vụ. Rubbish, plastic bag, glass, plastic
ở bài tập 2 vào 3 cột Nhóm 1 lên tổ chúc bottle, can, paper, bulb.
Tiết giảm, Tái sử trò chơi “Thùng rác
dụng và Tái chế. thông minh” giữa
Sau đó mời nhóm 1 các nhóm và đặt câu
lên tổ chức trò chơi hỏi cho các nhóm
“Thùng rác thông trả lời)
minh” giữa các
nhóm. GV nhận xét,
bổ sung và chuyển
ý)
3. Make a presentation on how to
- Call on Group 2 to - Group 02 make a apply 3R model for waste.
make a presentation on 3R A video clip
presentation. model for waste.
- Give feedback and - Listen to T.
comment. ( Nhóm 2 mở video
(GV mời Nhóm 2 và thuyết trình về
lên mở video và việc áp dụng mô
thuyết trình về việc hình 3R để xử lý rác
áp dụng mô hình 3R thải của con người)
để xử lý rác thải của
con người)
ACTIVITY 4: PRODUCTION (10 minutes)
Aims: Let ss role-play and do their project about environmentally friendly
products made by 3R model.
To improve students’ pronunciation: the sounds /ɑ:/ and /æ /
Content: Role play, introduce recycled products, listen and repeat, listen and put
the words in the correct column.
Language outcome: Ss will get practical knowledge about how to apply 3R in
their daily lives and distinguish the sound /ɑ:/ and /æ /.
Procedure:
- Ask Group 03 to - Role-play (An 4. Project
interview and interview)
introduce their - Listen to T’s
recycled products. feedback.
- Give feedback. (HS thực hành đóng
( GV mời Nhóm 3 vai phóng viên và
lên phỏng vấn và Chủ tịch câu lạc bộ
giới thiệu một số 3R nói chuyện về
sản phẩm tái chế từ các sản phẩm tái chế
rác thải). từ rác thải)

- Have Ss watch - Watch the video 5. Listen and repeat. Pay attention
two videos on how and practice to how the understand part is
to pronounce two pronouncing words. pronounced.
sounds then - read out the words Fast hard bag plastic
practice. first. glass apple dance answer
- Have Ss read out - Listen to the activity afternoon
the words first. recording then listen
- Play the recording and repeat the
for them to listen words.
and repeat the
words. Play the
recording as many
time as necessary. 6. Listen again and put the words in
- Listen to the the correct column.
- Play the recording recording again. /ɑ:/: last, staff, half
again. Ask Ss to put - Put the words in /æ / : fan, hand, understand, tap, can
the words in the the correct column
correct column while listening.
while they listen. - check with class
- check with class
7. Read the conversation. Write /ɑ:/
- Have Ss do this - Do this exercise or /æ / below watch underline
exercise individually first. letter.
individually first. - Compare their
- Have ss compare answers with a
their answers with a partner.
partner.
8. Listen to the conversation and
- Play the recording - listen and check. check your answers. Practice the
and pause after each conversation with a classmate.
word which has the - practice the /ɑ:/ class, ask, father
underlined for Ss to conversation in /æ / stand, have, that
check their answers. pairs.
- Have Ss practice
the conversation in
pairs.
* OUTCOME & HOMEWORK (5 minutes)
- Wrap up the Language Whole class
lesson outcome:
- Learn by heart all - Vocabulary related
the new words. to the topic “3R”
- Practice - the sound /ɑ:/
pronouncing the and /æ/
sound /ɑ:/ and /æ /
- Do Unit 11: Ex
A1, 2 in the
workbook.
- Prepare: A closer
look 2.
PHỤ LỤC 2: MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ HOẠT ĐỘNG LÀM SẢN PHẨM
TÁI CHẾ CỦA HỌC SINH
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Một số vấn đề đổi mới phương pháp ở trường THCS. - Bộ Giáo Dục Và
Đào Tạo.
2. Tài liệu tập huấn đổi mới phương pháp môn tiếng Anh lớp 6
3. 3. Chuẩn kiến thức kỹ năng môn Tiếng Anh THCS
4. English language Teaching Methodology của Bộ GD-ĐT 2003.
5. Giáo dục học đại cương- NXB Hà Nội 1995.
6. Sổ tay người dạy Tiếng Anh. - Nhà xuất bản Giáo Dục.
7. Sách giáo viên, sách giáo khoa mới của khối THCS của Bộ GD-ĐT.
MỤC LỤC
PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ......................................................................................1
I. Lí do chọn đề tài...............................................................................................1
II. Mục đích và nhiệm vụ....................................................................................1
1. Mục đích...........................................................................................................1
2. Nhiệm vụ...........................................................................................................2
III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...............................................................2
1. Đối tượng:........................................................................................................2
2. Phạm vi nghiên cứu.........................................................................................2
IV. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................2
PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.....................................................................4
1. Cơ sở lí luận của vấn đề nghiên cứu..............................................................4
2. Hình thức của học tập trải nghiệm sáng tạo.................................................4
3. Các giải pháp cụ thể trong học tập trải nghiệm sáng tạo............................6
4. Minh họa một số giải pháp...........................................................................10
5. Kết quả...........................................................................................................13
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ................................................15
1. Kết luận:.........................................................................................................15
2. Khuyến nghị:..................................................................................................15
Phụ lục: Giáo án minh họa; Sản phẩm của học sinh; Hình ảnh hoạt động
trải nghiệm của học sinh
DANH MỤC VIẾT TẮT
THCS Trung học cơ sở
PPDH Phương pháp dạy học
GV Giáo viên
HS Học sinh

You might also like