You are on page 1of 33

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG

KHOA QUAN HỆ CÔNG CHÚNG - TRUYỀN THÔNG

BÀI THI CUỐI KỲ


Môn: Nghiên cứu truyền thông
Chủ đề: Tính tương tác từ hai phía trong phương pháp giảng dạy.

● Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm BIẾN HÌNH.


● Lớp: 222_DPR0860_06
● Giảng viên hướng dẫn: Cô Trần Thị Hải Lý.

TP. HỒ CHÍ MINH, THÁNG 04 NĂM 2023


DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM “BIẾN HÌNH”

STT MSSV HỌ TÊN ĐÁNH GIÁ


1 197QC02809 Nguyễn Hoàng Tuấn Anh

2 197QC16936 Tạ Minh Khoa

3 197QC17216 Huỳnh Thị Nhật Tân

4 197QC03972 Mai Thanh Thanh

5 197QC26993 Nguyễn Anh Bằng

6 197QC04451 Nguyễn Thị Hiền Vân

7 197QC17267 Đoàn Thị Kim Tho

8 197QC16849 Lý Ngọc Quỳnh Giang

1
MỤC LỤC
PHẦN 1: TÓM TẮT DỰ ÁN ....................................................................................... 3
1.1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................... 3
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................... 3
1.3. Câu hỏi nghiên cứu: .......................................................................................... 4
1.4. Phạm vi nghiên cứu: ......................................................................................... 4
1.5. Ý nghĩa nghiên cứu: .......................................................................................... 4
PHẦN 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ................................................................................... 4
2.1. Xây dựng giả thuyết nghiên cứu .......................................................................... 4
2.2. Tổng quan tài liệu nghiên cứu .............................................................................. 5
2.3. Phát triển giả thuyết nghiên cứu......................................................................... 11
PHẦN 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................ 15
PHẦN 4: KẾT QUẢ THẢO LUẬN .......................................................................... 23
PHẦN 5: KẾT QUẢ THẢO LUẬN .......................................................................... 29
5.1. Kết luận .............................................................................................................. 29
5.2. Khuyến nghị ....................................................................................................... 30
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................... 32

2
PHẦN 1: TÓM TẮT DỰ ÁN
1.1. Lý do chọn đề tài
Tiếng Anh ngày nay đang từng bước trở thành ngôn ngữ toàn cầu. Trong công việc hay
trong cuộc sống hằng ngày, tiếng Anh đều giữ một vai trò nhất định. Chính vì thế, giá
trị của tiếng Anh đối với con người ngày càng được tăng lên, nhất là thế hệ trẻ, trong
đó có sinh viên. Thế nhưng, trên thực tế, khả năng giao tiếp bằng Anh đang là một rào
cản lớn của giới sinh viên Việt Nam hiện nay. Có nhiều nguyên nhân, có thể do các bạn
chưa thực sự chú trọng cho môn học này, cũng có thể do trường học chưa đầu tư đúng
phương pháp. Thậm chí nhiều bạn trẻ vẫn mang suy nghĩ, tiếng Anh chỉ được coi là một
môn học thi để qua môn, thi để có bằng ra trường, chứ không phải là công cụ để giao
tiếp, để tư duy, trao đổi và thảo luận... Bên cạnh đó, việc phân chia sinh viên vào các
cấp độ lớp học tại các trường đại học không đồng đều dẫn đến việc thiếu sự tương tác
giữa sinh viên và giảng viên trong quá trình học tập. Chính vì vậy, chúng em quyết định
chọn đề tài nghiên cứu về vấn đề tính tương tác từ 2 phía trong phương pháp giảng dạy
môn tiếng Anh.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
• Mục tiêu tổng quát:
− Tìm ra nguyên nhân dẫn đến sự thiếu tương tác trong phương pháp giảng dạy môn
Tiếng Anh.
− Đưa ra những biện pháp cụ thể để giải quyết cũng như nâng cao tính tương tác trong
việc giảng dạy tiếng Anh tại các trường Đại học.
• Mục tiêu cụ thể:
− Xây dựng khung lý thuyết cho vấn đề nghiên cứu về tính tương tác từ 2 phía trong
phương pháp giảng dạy.
− Luận giải, chứng minh quan niệm, đặc điểm, nội dung và các yếu tố tích cực, tiêu
cực xảy ra với tính tương tác trong phương pháp giảng dạy.
− Tìm hiểu các nguyên nhân, các yếu tố dẫn đến các tình trạng tiêu cực, thiếu tính
tương tác giữa sinh viên-giảng viên trong hoạt động giảng dạy.
− Đề xuất một số biện pháp giảng dạy của giảng viên, cách thức học tập của sinh viên
nhằm thúc đẩy tính tương tác cao từ 2 phía.

3
1.3. Câu hỏi nghiên cứu:
Đề tài tập trung trả lời câu hỏi nghiên cứu quan trọng sau:
− Tính tương tác trong giảng dạy tiếng Anh có ảnh hưởng đến chất lượng học tập môn
Tiếng Anh của sinh viên hay không?
− Liệu rằng, tính tương tác có mang lại hiệu quả và nâng cao khả năng học tập môn
Tiếng Anh cho sinh viên hay không?
− Đề xuất giải pháp để tăng tính tương tác giữa giảng viên và sinh viên trong quá trình
giảng dạy môn Tiếng Anh?
1.4. Phạm vi nghiên cứu:
− Về phạm vi đề tài: Đề tài tập trung nghiên cứu tính tương tác trực tiếp giữa 2 nhân
tố là giáo viên và sinh viên trong việc ảnh hướng đến phương pháp giảng dạy và
học tập môn Tiếng Anh ở các trường Đại học tại TP.HCM.
− Phạm vi thời gian: Đề tài nghiên cứu này được thực hiện từ năm 2021 đến nay.
1.5. Ý nghĩa nghiên cứu:
− Ý nghĩa lý thuyết: Đề tài tiếp cận trực tiếp đến đối tượng nghiên cứu là giảng viên
và sinh viên, những người đang dạy và học nên sẽ có được kết quả nghiên cứu chính
xác và thuyết phục hơn. Vận dụng các giải pháp nghiên cứu để tăng tính tương tác
giữa giảng viên và sinh viên trong môn học Tiếng Anh.
− Ý nghĩa thực tiễn: Áp dụng các giải pháp nghiên cứu vào việc giảng dạy để tăng
tính tương tác giữa giảng viên và sinh viên trong môn học Tiếng Anh tại các Trường
Đại học trên địa bàn TP.HCM. Trong đó có giải pháp đột phá để giải quyết vấn đề
là tổ chức các buổi thuyết trình nhóm, các hoạt động ngoại khóa về môn học tiếng
Anh để sinh viên thể hiện được khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh về nội dung
chuyên ngành đang được học để sinh viên áp dụng.
PHẦN 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1. Xây dựng giả thuyết nghiên cứu
Từ việc xác định được đối tượng nghiên cứu là tính tương tác trong phương pháp dạy
học, chúng em bắt đầu tìm ra hướng nghiên cứu. Tương tác trong dạy học là tập trung
vào người học và căn bản là dựa trên các tác động tồn tại qua lại giữa người học, người
dạy và môi trường. Giúp người học thực hành trong quá trình dạy học, bằng cách khuyến
khích họ mang những kỹ năng, kinh nghiệm của bản thân để học tập, đồng thời hiểu
4
được mục đích học và biết các tổ chức, sắp xếp việc học của bản thân, Đồng thời, dạy
học tương tác cũng là cách dạy thuộc dạy học mở, tạo nên hứng thú, trách nhiệm cho
người học, hướng người học đến hình thức thực hành và hợp tác nhóm nhiều hơn trong
quá trình học tập.
Do đó, chúng tôi đã xây dựng giả thuyết dựa trên tính tương tác trong phương pháp
giảng dạy. Dạy học tương tác là chú trọng vào xây dựng môi trường học đa phương
tiện, với sự hỗ trợ của các thiết bị như màn hình tương tác thông minh, máy chiếu,
loa…các thiết bị cho phép chia sẻ hình ảnh, video, âm thanh từ các nguồn tài liệu từ
Internet,... Nhờ đó, người học và người dạy có thể dễ dàng tương tác qua lại, chủ động
học tập, trao đổi, hoặc tổ chức thảo luận, tranh luận giúp người học có thể hiểu và nắm
rõ kiến thức, đồng thời phát triển thêm các kỹ năng khác như tư duy phản biện, thuyết
trình và trình bày ý tưởng, giao tiếp và tự tin hơn. Với phương pháp dạy học tương tác,
sẽ giúp Sinh viên cảm thấy hứng thú hơn trong việc học tập, từ đó sẽ chủ động nghiên
cứu và tìm tòi thêm kiến thức mới.
Từ những ý kiến trên, giả thuyết của đề tài đặt ra là: Tính tương tác là yếu tố ảnh
hưởng trực tiếp đến phương pháp dạy học Tiếng Anh.
2.2. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Khung lý thuyết của dạy học là nền tảng cho đề tài nghiên cứu này, đã xác định và minh
họa mối tương giao giữa các cách tiếp cận giảng dạy được sử dụng đúng cách. Các
phương pháp tiếp cận được tham chiếu đến các mục tiêu của giáo dục và áp dụng cho
các mục tiêu của các chương trình giảng dạy khác nhau. Khung lý thuyết của dạy học
cũng minh họa các cấp độ tiếp cận trong dạy học, từ mô hình giảng dạy thể hiện cách
tiếp cận rộng, đến kỹ năng giảng dạy thể hiện một hành vi hoặc kỹ thuật giảng dạy cụ
thể. Trong mỗi cấp độ, tiềm năng tồn tại để phát triển cả khoa học và nghệ thuật giảng
dạy.
Trong lý thuyết dạy học này, tính tương tác đã được quy định và nêu ra trong mức độ
tiếp cận trong quá trình dạy học:
- Mô hình dạy học (Instructional Models) các mô hình đại diện cho mức độ rộng nhất
của thực hành giảng dạy và thể hiện định hướng triết học đối với việc giảng dạy.
Bốn mô hình dạy học: xử lý thông tin (information processing), hành vi
(behavioral), tương tác xã hội (social interaction) và cá nhân (personal).

5
- Chiến lược dạy học (Instructional Strategies): Trong mỗi mô hình dạy học ở trên,
giảng viên có thể sử dụng một số chiến lược dạy học. Các chiến lược xác định cách
tiếp cận mà giảng viên có thể thực hiện để đại được các mục tiêu học tập. Các chiến
lược có thể được phân loại là trực tiếp (direct), gián tiếp (indirect), tương tác
(interactive), trải nghiệm (experiential) hoặc độc lập (independent).
- Phương pháp dạy học (Instructional Methods): Các phương pháp được giảng viên
sử dụng để tạo ra môi trường học tập và xác định bản chất của hoạt động mà người
dạy và người học sẽ tham gia trong giờ học. Mặc dù các phương pháp cụ thể thường
được liên kết với các chiến lược nhất định, một số phương pháp có thể được tìm
thấy trong nhiều chiến lược khác nhau.
- Kỹ năng dạy học (Instructional Skills): Kỹ năng là những hành vi dạy học cụ thể
nhất. Chúng bao gồm các kỹ thuật như đặt câu hỏi, thảo luận, đưa ra định hướng,
giải thích và trình diễn. Chúng cũng bao gồm các hành động như lập kế hoạch và
quản lý.
Việc mở rộng kiến thức và chuyên môn liên quan đến các phương pháp giảng dạy khác
nhau có thể làm phong phú thêm nghệ thuật giảng dạy và do đó, nâng cao hiệu quả của
việc giảng dạy. Căn cứ vào mức độ tiếp cận trong dạy học để làm nền tảng cho vấn đề
nghiên cứu cho nhóm chúng tôi.
• Sách chuyên ngành, luận án:
Công trình nghiên cứu “Factors affecting teaching and learning English in Vietnamese
universities” của tác giả Thi Tuyet Tran vào năm 2013 đã chỉ ra những yếu tố ảnh hưởng
đến việc giảng dạy và học tập Tiếng Anh tại các trường đại học Việt Nam, những lý do
khiến việc giảng dạy Tiếng Anh chưa thành công và đề xuất giải pháp phù hợp để cải
thiện vấn đề này.
Vậy nên, đề tài của nhóm sẽ tập trung nghiên cứu phương pháp dạy học tương tác Tiếng
Anh tại trường học Việt Nam. Việc học tương tác giúp sinh viên và giảng viên có kết
nối hơn trong lớp học cũng như là sinh viên có thể mạnh dạn để trao đổi, tích cực và
chủ động hơn. Dẫn đến chất lượng được cải thiện và giúp họ có một nền tảng vững chắc
để sinh viên có thể nắm vững kiến thức Tiếng Anh vững vàng để mạnh dạn thử sức
hoặc tìm thêm những cơ hội ở những tập đoàn đa Quốc gia, công ty nước ngoài sau khi
tốt nghiệp.

6
Factors affecting teaching and learning English in Vietnamese universities
Thi Tuyet Tran, 2013, Factors affecting teaching and learning English in
Vietnamese universities. The Internet Journal Language, Culture and Society, 38,
138-143
• Các bài viết chuyên ngành:
Với mong muốn góp phần làm tăng khả năng giao tiếp ngôn ngữ Anh của sinh viên Việt
Nam, vào ngày 05/02/2015 tác giả Nguyễn Thanh Thủy đã được thừa kế những thành
tựu khoa học của các nhà khoa học, các nhà quản lý tiền bối để mạnh dạn đưa ra các
giải pháp nhằm nâng cao năng lực giảng dạy và học tập cho sinh viên như sau: Trong
quá trình giảng dạy, nên bố trí học viên tham quan học tập thực tiễn, thực tế với chuyên
ngành mình theo học. Giảng viên nên có những buổi sinh hoạt chuyên môn, thảo luận
định kỳ với các giảng viên khác và sinh viên tìm ra phương pháp dạy học hiệu quả, phù
hợp nhất. Giảng viên nên chủ động chú trọng cung cấp một số thuật ngữ chuyên ngành
của ngành học và giảm bớt các bài tập nặng về ngữ pháp. Cần rèn luyện cho sinh viên
kỹ năng đọc hiểu và dịch thuật các tài liệu chuyên môn để sinh viên có thể tự học, tự
nghiên cứu thêm các tài liệu chuyên môn bằng tiếng anh. Chú trọng phát triển kỹ năng
giao tiếp để sinh viên có thể sử dụng tiếng anh giao tiếp vào cuộc sống hằng ngày. Phân
chia công việc theo nhóm, theo cặp để học viên có điều kiện tương tác, phát huy kỹ
năng làm việc theo nhóm, hỗ trợ nhau về công việc. Tổ chức các buổi thuyết trình nhóm,
các hoạt động tiếng Anh để sinh viên thể hiện được khả năng giao tiếp bằng tiếng anh
về nội dung chuyên ngành đang được học.
Tuy nhiên, bài viết chỉ tập trung phản ánh một số vấn đề trong quá trình dạy và học
Tiếng Anh chuyên ngành hàng hải, đồng thời đưa ra một số giải pháp nhằm cải thiện
phương pháp giảng dạy và nâng cao chất lượng dạy học tiếng Anh. Chưa được ra được
những nguyên nhân khách quan và chủ quan ảnh hưởng đến việc nâng cao ngoại ngữ
của sinh viên trường.
Từ bài viết lý luận trên, nhóm sẽ vận dụng được các phương pháp dạy học hiệu quả để
giảng viên có thể giúp sinh viên nâng cao trình độ ngoại ngữ, tự tin giao tiếp hơn. Không
những thay đổi về phương pháp giảng dạy mà còn thay đổi về việc biên soạn giáo trình
giảng dạy, tăng cường trang bị cơ sở vật chất và trang thiết bị thiết yếu phục vụ cho việc

7
dạy và học ngoại ngữ và đẩy mạnh hợp tác quốc tế để giúp sinh viên có thể trải nghiệm
và trau dồi từ những cơ hội sẵn có.
http://cdhh.edu.vn/?p_id=tin&id=1134-Mot-so-giai-phap-tang-cuong-nang-luc-
giang-day-va-hoc-tieng-Anh-chuyen-nganh-hang-hai-tai-Truong
• Các tài liệu chính thức, các nguồn dữ liệu:
Luận văn “Thực trạng sử dụng phương pháp dạy tiếng Anh” của Hoàng Thị Phượng
Liên vào tháng 05 năm 2009 cung cấp nguồn dữ liệu và tính xác thực của các ưu và
nhược điểm của các phương pháp giảng dạy tiếng Anh tại trường. Tính mới của luận
văn là đã nêu rõ vấn đề của việc giáo dục tiếng Anh và dẫn chứng ra những ưu lợi thế
của nó; các phương pháp giảng dạy từ truyền thống đến hiện đại và thực trạng sử dụng
tiếng Anh của sinh viên. Qua những đánh giá và đề xuất trong việc giảng dạy đó, ta có
thể áp dụng để xây dựng chương trình đào tạo về phương pháp dạy học và và quy trình
đánh giá, kiểm tra chất lượng cho sinh viên và phân bổ phù hợp với trình độ của từng
sinh viên. Bên cạnh đó về mặt hạn chế của luận văn đó là chưa đưa ra những chỉ tiêu
đánh giá về chất lượng giảng dạy của từng phương pháp đó.
https://doc.edu.vn/tai-lieu/tieu-luan-thuc-trang-su-dung-phuong-phap-giang-day-
tieng-anh-o-thpt-nguyen-nhan-va-bien-phap-khac-phuc-91681/

Tài liệu “Ảnh hưởng của sự tương tác giữa giảng viên và sinh viên đến chất lượng dạy
và học" của nhóm sinh viên Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn vào tháng 5
năm 2013 nghiên cứu nói lên tính thiết yếu trong việc giảng dạy đó là tương tác. Trong
quá trình dạy học, sự tương tác giữa giảng viên và sinh viên chính là chìa khoá để mở
cánh cửa thành công với chất lượng giảng dạy. Bên cạnh đó còn nói rõ về vấn đề tự học,
chủ động tìm tòi và ý thức của sinh viên để bổ trợ cho việc học và tương tác tại các
trường đại học nói chung. Tính mới của tài liệu là phân tích đầy đủ các đánh giá của
việc tương tác trong quá trình học tập và đưa ra những ý kiến về vấn đề học tập của
Sinh viên và cách truyền đạt, trao đổi với giảng viên. Song, tài liệu còn hạn chế về mặt
đưa ra dẫn chứng cho người đọc, tài liệu chỉ nói lên lý thuyết thực tiễn và phương pháp,
kết quả nhưng không đưa được nhiều ví dụ cụ thể cho phương pháp đó.

8
https://text.123docz.net/document/3271301-anh-huong-cua-su-tuong-tac-giua-
giang-vien-va-sinh-vien-den-chat-luong-day-va-hoc-tai-truong-dai-hoc-bach-khoa-
tphcm.htm
• Các tạp chí tư liệu và thư mục:
Với đề tài “Phát triển chương trình đào tạo Tiếng Anh theo hướng tiếp cận năng lực”
của Tạp chí Quản lý Nhà nước đã đề cập đến các vấn đề giảng dạy và dạy học tiếng anh
tại trường, các vấn đề mà các trường tại Việt Nam đa số đều gặp phải, phương pháp dạy
học, cơ sở vật chất, tài liệu giảng dạy, … những thách thức đặt ra trong việc đào tạo
tiếng Anh, cách phát triển chương trình đào tạo và các đề xuất cho việc cải thiện trong
chương trình giảng dạy tại các trường.
Hiện nay, nhu cầu của xã hội về kiến thức và giao tiếp ngày càng nâng cao, và để người
học có thể thích nghi được, nền giáo dục của thế giới đang dần chuyển sang hướng tiếp
cận chú trọng phát triển năng lực người học như mối quan hệ gắn kết giữa lý luận và
thực tiễn, giữa lý thuyết và thực hành,…Và tại các trung tâm giảng dạy, trường đại học
đang có cách tiếp cận không hợp lý như sinh viên, học sinh đông, thiết bị dạy học chưa
tốt hoăc chỉ chú trọng vào dạy lý thuyết và quy tắc, khiến việc tiếp thu của người học
bị ảnh hưởng không ít.
Và để có thể cải thiện hiệu quả học tập theo Tạp chí, có thể vận dụng các phương pháp
để nâng cao chương trình đào tạo ngoại ngữ. Đầu tiên là đầu tư cơ sở vật chất, hạ tầng
với các thiết bị chuyên dụng như máy chiếu, tivi, loa, internet, … để tạo điều kiện học
tập tốt hơn, các buổi học nhóm, thảo luận, thực hành đạt chất lượng và hiệu quả cao
hơn, cũng như hỗ trợ người giảng dạy dễ dàng truyền đạt bài giảng một cách thiết thực
và hiệu quả. Thứ hai là thay đổi giáo trình giảng dạy, thực hành đi đôi với lý thuyết.
Ứng dụng các mô hình giáo dục thông minh, các trò chơi giúp nâng cao trí nhớ về từ
vựng nhằm tăng vốn từ vựng và khả năng ghi nhớ của người học, và cũng có thể áp
dụng hiệu quả cho cả hình thức dạy tại lớp và dạy trực tuyến. Với chương trình mở, có
thể giúp người học phát huy tính năng động và thỏa sức sáng tạo, phát triển bản thân,
linh động hơn và độc lập hơn. Thứ ba là mở các buổi workshop, chuyên đề về tiếng Anh
với các nội dung đa dạng từ giáo dục đến hướng nghiệp, góp phần giúp học sinh, sinh
viên có thể nhận định rõ hơn về tầm quan trọng của tiếng Anh trong học tập và ứng
dụng cuộc sống.

9
Tuy nhiên, bài báo cũng chưa đề cập rõ ràng đến các ứng dụng của việc phát triển
chương trình giảng dạy cho nghề nghiệp tương lai, một trong những điều rất quan trọng
với các bạn sinh viên mới tốt nghiệp và mong muốn có một công việc ổn định. Nhưng
về tổng quan, bài viết đã đề cập rất chi tiết về hiện trạng giảng dạy hiện nay, cũng như
các phương pháp khắc phục và hướng giải quyết cho những tình trạng giảng dạy hiện
nay, giúp cho chúng ta có cái nhìn rõ hơn về chương trình đào tạo ngoại ngữ và cái nhìn
chung hơn về cơ hội phát triển của ngành giáo dục tại Việt Nam.
https://www.quanlynhanuoc.vn/2021/11/23/phat-trien-chuong-trinh-dao-tao-tieng-
anh-theo-huong-tiep-can-nang-luc/
Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kỳ 3 tháng 5/2019 với đề tài “Vận dụng quan điểm tương
tác trong dạy học nhằm phát huy tính tích cực học tập của người học” của tác giả Cao
Thị Thanh Xuân và Cao Thị Nga đã liệt kê ra tính tích cực của phương pháp tương tác
trong giảng dạy và một số biện pháp để triển khai quan điểm dạy học tương tác để phát
huy tính tích cực của người học. Liệt kê ra những kiểu tương tác như: tương tác giữa
người học với người học; tương tác giữa người dạy/người học và môi trường dạy học;...
Tạp chí đã làm rõ tính vượt trội của quan điểm dạy học tương tác và đưa ra một số biện
pháp triển khai dạy học tương tác để phát huy tính tích cực của người học. Đánh giá kết
quả dạy học tương tác với các tiêu chí nhất định. Nhưng bên cạnh đó, đề tài chỉ nói sơ
lược về các tiêu chí đánh giá nhưng chưa đi vào trọng điểm.
https://tapchigiaoduc.moet.gov.vn/vi/magazine/download/?download=1&catid=379
&id=6780
Tạp chí đã chỉ ra những nguyên nhân dẫn đến tình trạng sinh viên hiện nay có chuẩn
đầu ra tiếng anh thấp. Nguyên nhân lớn nhất chính là thiếu môi trường rèn luyện kỹ
năng, dẫn đến tương tác giữa sinh viên và giảng viên không được chú trọng. Nhiều
chuyên gia cảnh báo nếu các trường ĐH không thay đổi trong việc giảng dạy ngoại ngữ
thì chất lượng đầu ra của sinh viên vẫn kém về mặt này trong tương lai. Năng lực tiếng
Anh kém là rào cản khiến nhân sự Việt thiếu tự tin trên tiến trình hội nhập. Ngoài ra,
tạp chí còn nếu lên giải pháp để cải thiện tình trạng trên.
https://tuoitre.vn/vi-sao-sinh-vien-co-chuan-dau-ra-tieng-anh-thap-
20181218094311636.htm

10
Tóm lại, những tạp chí trên đã chỉ ra được những nguyên nhân chủ yếu của tình trạng
sinh viên hiện nay khi tốt nghiệp lại có chuẩn đầu ra tiếng anh rất thấp, dẫn đến việc lơ
là và chủ quan khiến sinh viên mất cơ hội được học tập và trải nghiệm phương pháp
học trọn vẹn môi trường, tạo rào cản khi xin việc ở những doanh nghiệp lớn, công ty
nước ngoài. Tuy nhiên, tạp chí chỉ tập trung vào phần lớn nêu lên những nguyên nhân
mà chưa đưa ra được những giải pháp cụ thể để có thể giải quyết tình trạng này, nâng
cao trình độ tiếng anh của sinh viên cũng như chuẩn đầu ra của các trường Đại học mà
không đánh trọng tâm vào chất lượng cũng như phương pháp dạy học hiệu quả.
2.3. Phát triển giả thuyết nghiên cứu
Với giả thuyết đặt ra là “Tính tương tác là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến phương pháp
dạy học Tiếng Anh”, chúng tôi sẽ đi chứng minh và xây dựng khung phân tích như sau:

Khái niệm tương tác


Tương tác là sự tác động qua lại tương ứng lẫn nhau gây ảnh hưởng nhau giữa các sự
vật, hiện tượng trong hiện thực khách quan.
Khái niệm tương tác dạy học
Tương tác dạy học là quá trình tác động qua lại giữa các chủ thể trong một lớp học;
được tạo ra bởi nhu cầu tương tác, sự tương hợp về mặt tâm lý; chịu tác động bởi sự

11
phối hợp trong tương tác, tần số tương tác và sự ảnh hưởng lẫn nhau trong tương
tác giữa các chủ thể.
• Nhu cầu tương tác là động lực giúp giảng viên và sinh viên trên lớp học tiến hành
hoạt động dạy và hoạt động học thuận lợi, hiệu quả. Biểu hiện ở mong muốn được
trao đổi, trò chuyện với chủ thể còn lại không chỉ giới hạn nội dung trong bài học
theo trách nhiệm, nhiệm vụ mà còn mong muốn trao đổi, trò chuyện với chủ thể
còn lại nhiều vấn đề trong cuộc sống, xã hội; Biểu hiện ở thái độ hứng thú, hào
hứng trong chuẩn bị nội dung, quá trình tương tác; Biểu hiện ở hành vi tích cực,
chủ động trong tương tác. Luôn tìm cơ hội và tạo cơ hội để tương tác với chủ thể
còn lại không chỉ trên lớp mà khi thời gian tương tác trên lớp hạn hẹp, biết tận dụng
các phương tiện khác để thỏa mãn.
• Tương hợp tâm lý giữa giảng viên và sinh viên trên lớp học chính là quá trình cả
hai trên lớp cùng điều hòa được mối quan hệ trên cơ sở của sự hiểu biết, hiểu thấu
về đặc điểm thể chất - tâm lý, tôn trọng, chia sẻ, đồng cảm lẫn nhau giữa giảng viên
và sinh viên từ đó mà tác động ảnh hưởng sâu đến thế giới tinh thần của nhau, tác
động tích cực đến tâm tư, tình cảm, thái độ tương tác của nhau trong hoạt động trên
lớp học. Biểu hiện ở sự nắm bắt, hiểu biết, hiểu thấu về cảm xúc, về nhu cầu, mong
muốn, sở thích của chủ thể còn lại; Biểu hiện ở sự nắm bắt và hiểu biết về kinh
nghiệm, sự hiểu biết, khả năng học tập của chủ thể còn lại; Biểu hiện ở sự cùng
tương đồng về quan điểm, suy nghĩ, cảm xúc với chủ thể còn lại; Biểu hiện ở sự
chấp nhận sự khác biệt, thân thiện, gần gũi với chủ thể còn lại; Biểu hiện ở sự nắm
bắt, hiểu biết về điều kiện, hoàn cảnh của chủ thể còn lại; Biểu hiện ở sự tôn trọng,
thông cảm với chủ thể còn lại.
• Sự phối hợp trong tương tác giữa giảng viên và sinh viên là quá trình giảng viên
và sinh viên sử dụng, thực hiện các kỹ năng trong tương tác với nhau một cách đồng
bộ, ăn khớp (ăn ý) như: kỹ năng nói (diễn đạt); kỹ năng nghe (lắng nghe nhau); Kỹ
năng bắt đầu một mối quan hệ (thiết lập); Kỹ năng tự chủ bản thân (tự chủ cảm
xúc)… để có thể và giúp nhau nắm bắt, hiểu thấu những điều muốn trao đổi, truyền
đạt, sẻ chia một cách rõ ràng nhằm đảm bảo quá trình tương tác trên lớp hiệu quả.
Biểu hiện qua kỹ năng thiết lập được mối quan hệ thầy – trò thân thiện, gần gũi, cởi
mở; Biểu hiện qua kỹ năng nghe và lắng nghe nhau trong tương tác; Biểu hiện qua

12
kỹ năng sử dụng ngôn ngữ và diễn đạt ngôn ngữ cho nhau trong tương tác; Biểu
hiện qua kỹ năng bộc lộ, tự chủ, điều chỉnh cảm xúc của bản thân với đối tượng
tương tác.
• Tần số trong tương tác giữa giảng viên và sinh viên trên lớp biểu hiện số lần gặp
gỡ, trao đổi, tác động giữa các chủ thể (giảng viên và sinh viên) trong cùng đơn vị
thời gian (giờ học trên lớp/ngày). Bao gồm 3 cấp độ tương tác sau: Giảng viên trên
lớp học hầu như không có sự tương tác với sinh viên và ngược lại. Trên lớp học chỉ
diễn ra quá trình tác động, giao tiếp một chiều, mệnh lệnh và áp đặt từ giảng viên;
Giảng viên thỉnh thoảng tương tác với sinh viên, biểu hiện qua đôi lần trao đổi, trò
chuyện với sinh viên trên lớp học và ngược lại; Giảng viên và sinh viên trên lớp
học thường xuyên trao đổi, trò chuyện với nhau trên lớp với sự hăng say và hứng
thú và ngược lại.
• Sự ảnh hưởng lẫn nhau trong tương tác giữa giảng viên và sinh viên nếu tạo
được ảnh hưởng tích cực sẽ có tác dụng tác động đến nhận thức, thái độ và hành vi
của bản thân cá nhân, làm các cá nhân thay đổi bản thân (theo lý thuyết tâm lý là
diễn ra quá trình nhập tâm), làm tăng nhu cầu, thay đổi thái độ tích cực tương tác
với nhau, tăng sự tương hợp, tăng sự phối hợp hành động tâm lý cùng nhau trong
hoạt động tương tác, giúp quá trình đào tạo nhanh chóng đến đích. Ngược lại, tương
tác giữa giảng viên và sinh viên trên lớp nếu không tạo được sự ảnh hưởng tích cực,
không có ảnh hưởng, ảnh hưởng âm tính sẽ làm trì hoãn, thậm chí khó có thể tiến
hành, thực hiện một quá trình tương tác đúng nghĩa (tương tác là sự tác động qua
lại). Biểu hiện qua sự học tập, hấp dẫn, lôi cuốn; Biểu hiện ở sự thỏa mãn, hài lòng
của giảng viên về sinh viên và ngược lại; Biểu hiện ở sự tin cậy; Sự trân trọng, tự
hào; Sự trách nhiệm, nhiệt huyết đối với sinh viên và Sự trưởng thành đến từ phía
sinh viên.
Khái niệm phương pháp dạy học
Phương pháp là cách thức, con đường để đạt tới mục tiêu nhất định, giải quyết những
nhiệm vụ nhất định.
Dạy học là quá trình truyền thụ và tiếp thu (có tổ chức) kiến thức và năng lực thực hiện
một hoạt động xác định.

13
Tóm lại, phương pháp dạy học có thể hiểu là phương pháp dạy học là cách thức làm
việc của thầy và của trò trong sự phối hợp thống nhất và dưới sự chỉ đạo của thầy, nhằm
làm cho trò tự giác, tích cực, tự lực đạt tới mục đích dạy học.
Lý do dạy học Tiếng Anh cần tính tương tác hơn những môn học khác:
Thứ nhất, theo một nghiên cứu của Stephen Krashen vào năm 1977, ông cho rằng: sai
lầm của chúng ta là cố gắng dạy ngoại ngữ giống như cách chúng ta dạy các môn khoa
học, lịch sử và toán học. Thay vào đó, ông tin rằng người học nên tiếp thu ngoại ngữ
thứ hai giống như cách một đứa trẻ bắt đầu học tiếng mẹ đẻ của mình vậy.
Vì vậy, người học cần được tiếp xúc với những “ngữ nhập dễ hiểu” (comprehensible
input) – nghĩa là tiếp xúc với tài liệu nghe hoặc đọc tiếng Anh thú vị và dễ hiểu. Theo
quan điểm của Krashen, chúng ta thụ đắc (tiếp thu/hấp thụ) ngôn ngữ khi chúng ta hiểu
được thông điệp của chúng. Ông nhấn mạnh về ý nghĩa của sự tương tác trong việc học
hơn là về mặt hình thức. Ví dụ như, khi ba mẹ nói chuyện với con cái, sự nhấn mạnh
câu từ thể hiện ý nghĩa nhiều hơn là việc sử dụng đúng ngữ pháp. Nếu đứa trẻ nói,
‘'Daddy fish water”, phụ huynh có thể trả lời “Yes, you’re right, there’s a fish in the
river” thay vì sửa lỗi ngữ pháp của con.
Thứ hai, theo một nghiên cứu khác của Wells vào năm 1981, học sinh có thể học được
cách sử dụng một ngôn ngữ khi họ tập trung vào việc truyền và nhận các thông điệp xác
thực (tức là các thông điệp chứa thông tin mà người nói và người nghe quan tâm trong
một tình huống quan trọng đối với cả hai). Đây thực chất chính là sự tương tác.
Thứ ba, bằng cách tương tác, học sinh có khả năng gia tăng khối lượng từ vựng của
mình khi họ nghe hoặc đọc tài liệu ngôn ngữ xác thực, hoặc thậm chí từ các người bạn
khác trong các cuộc thảo luận, tiểu phẩm, giải quyết tình huống hoặc đối thoại. Trong
tương tác, học sinh có thể sử dụng tất cả những gì mình có của ngôn ngữ - tất cả những
gì họ đã học hoặc tình cờ tiếp thu được cho những cuộc đối thoại, trao đổi thường nhật
trong cuộc sống khi mà việc thể hiện hết suy nghĩ, quan điểm mong muốn của bản thân
là rất quan trọng.
Cho dù ở dạng dạng giao tiếp bằng miệng hay bằng hình ảnh, đồ họa, việc hiểu và diễn
đạt suy nghĩ là một phần của sự tương tác thường xuyên trong giao tiếp thực tế cuộc
sống. Một số các nhà nghiên cứu cho rằng tất cả những gì cần thiết để học sinh tiếp thu
ngôn ngữ có nhiều “ngữ nhập dễ hiểu” (comprehensible input) và "khả năng nói (hoặc

14
viết) thành thạo việc học ngôn ngữ thứ hai sẽ trở nên dễ dàng hơn". (Krashen and Terrell
1983:32).
Vì tất cả những lý do trên, chúng tôi quyết định lựa chọn giả thuyết cuối cùng cần đi
chứng minh cho đề tài nghiên cứu này đó là: “Chứng minh tính tương tác giữa giáo viên
và sinh viên chính là nhân tố trực tiếp ảnh hưởng đến phương pháp giảng dạy môn học
Tiếng Anh".
PHẦN 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Từ khung phân tích và giả thuyết của đề tài, nhóm nghiên cứu chúng tôi cần đi chứng
minh cho đề tài nghiên cứu này chính là: “Chứng minh tính tương tác giữa giảng viên
và sinh viên chính là nhân tố trực tiếp ảnh hưởng đến phương pháp giảng dạy môn học
Tiếng Anh", bằng các phương pháp:
• Phương pháp nghiên cứu định tính: bằng việc dựa trên những công trình nghiên
cứu có sẵn.
Dựa trên đề tài nghiên cứu của tác giả Phạm Thị Phượng “Nghiên cứu áp dụng trò chơi
cho sinh viên năm thứ hai hệ cử nhân thực hành đào tạo bằng Tiếng Anh - Trường Đại
học Thương mại” vào năm 2017. Từ công trình nghiên cứu này, cho thấy việc áp dụng
trò chơi vào việc dạy Tiếng Anh cho sinh viên năm hai đạt được hiệu quả cao hơn, các
bạn sinh viên được nâng cao khả năng từ vựng, hứng thú học tập và rèn luyện kỹ năng
nói tốt hơn.
https://www.zbook.vn/ebook/de-tai-nghien-cuu-viec-ap-dung-tro-choi-trong-viec-
giang-day-tieng-anh-cho-sinh-vien-nam-thu-2-he-cu-nhan-thuc-hanh-dao-51341/
Phạm Thị Phượng, 2017, Đề tài nghiên cứu việc áp dụng trò chơi trong việc giảng
dạy Tiếng Anh cho sinh viên năm thứ 2 hệ cử nhân thực hành đào tạo bằng Tiếng
Anh - Trường Đại học Thương mại.
Công trình nghiên cứu “Factors affecting teaching and learning English in Vietnamese
universities” của tác giả Thi Tuyet Tran vào năm 2013 đã chỉ ra những yếu tố ảnh hưởng
đến việc giảng dạy và học tập Tiếng Anh tại các trường đại học Việt Nam, những lý do
khiến việc giảng dạy Tiếng Anh chưa thành công và đề xuất giải pháp phù hợp để cải
thiện vấn đề này.
Vậy nên, đề tài của nhóm sẽ tập trung nghiên cứu phương pháp dạy học tương tác Tiếng
Anh tại trường học Việt Nam. Việc học tương tác giúp sinh viên và giảng viên có kết

15
nối hơn trong lớp học cũng như là sinh viên có thể mạnh dạn để trao đổi, tích cực và
chủ động hơn. Dẫn đến chất lượng được cải thiện và giúp họ có một nền tảng vững chắc
để sinh viên có thể nắm vững kiến thức Tiếng Anh vững vàng để mạnh dạn thử sức
hoặc tìm thêm những cơ hội ở những tập đoàn đa Quốc gia, công ty nước ngoài sau khi
tốt nghiệp.
Factors affecting teaching and learning English in Vietnamese universities
Thi Tuyet Tran, 2013, Factors affecting teaching and learning English in
Vietnamese universities. The Internet Journal Language, Culture and Society, 38,
138-143
• Phương pháp nghiên cứu định lượng: bằng cách thu thập và xử lý số liệu qua
form khảo sát nhằm thu thập những thông tin, những ý kiến.
1. Giới tính của bạn:
o Nam
o Nữ
2. Bạn sinh sống tại đâu?
o Thành phố Hồ Chí Minh
o Khác
3. Độ tuổi của bạn?
o Dưới 18 tuổi
o Từ 18 đến 25 tuối
o Từ 25 đến 35 tuối
o Trên 35 tuổi
4. Công việc hiện tại của bạn:
o Giảng viên chuyên ngành ngôn ngữ
o Giảng viên không thuộc chuyên ngành ngôn ngữ
o Sinh viên chuyên ngành ngôn ngữ
o Sinh viên không thuộc chuyên ngành ngôn ngữ
o Khác …
5. Bạn là sinh viên/giảng viên tại Khoa:
o Khoa Công nghệ ô tô
o Khoa Công nghệ thông tin

16
o Khoa Công nghệ ứng dụng
o Khoa Điều dưỡng và Kỹ thuật Y học
o Khoa Du lịch
o Khoa Dược
o Khoa Kế toán - Kiểm toán
o Khoa Kiến trúc
o Khoa Kỹ thuật
o Khoa Luật
o Khoa Mỹ thuật và Thiết kế
o Khoa Nghệ thuật ứng dụng
o Khoa Ngoại ngữ
o Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Hàn Quốc
o Khoa Quan hệ Công chúng - Truyền thông
o Khoa Quản trị kinh doanh
o Khoa Răng Hàm Mặt
o Khoa Sân khấu và Điện ảnh
o Khoa Tài chính - Ngân hàng
o Khoa Thương mại
o Khoa Xã hội và Nhân văn
o Khoa Xây dựng
6. Bạn có thích việc học Tiếng Anh tại Trường không?
o Rất thích
o Thích
o Bình thường
o Không thích
7. Theo bạn, đâu là lợi ích và tầm quan trọng của việc học Tiếng Anh với sinh viên
ngày nay?
o Đây là ngôn ngữ chung của toàn cầu.
o Tiếp cận thêm kiến thức, nền văn hóa mới (văn hóa, bạn bè, kiến thức,….)
o Phục vụ trực tiếp trong công việc
o Ngôn ngữ chung của nền công nghiệp truyền thông và giải trí.

17
o Cải thiện bản thân, chất lượng cuộc sống tốt hơn
o Tiếp cận tri thức khắp thế giới
o Tự tin giao tiếp với bạn bè quốc tế.
8. Chương trình giảng dạy Tiếng Anh tại trường có phân bố giữa thời gian học lý
thuyết và thực hành hợp lý với ngành học?
o Hoàn toàn hài lòng
o Rất hài lòng
o Hài lòng
o Không hài lòng
9. Giáo trình giảng dạy Tiếng Anh còn nhiều nhiều tính lý thuyết, chưa có nhiều
sự tương tác với sinh viên:
o Hoàn toàn hài lòng
o Rất hài lòng
o Hài lòng
o Không hài lòng
10. Bạn học bao nhiêu buổi tiếng Anh một tuần tại Trường?
o 1 buổi/tuần
o 2 buổi/tuần
o 3 buổi/tuần
o 4 buổi/tuần
11. Theo bạn, một buổi học tiếng Anh nên trong khoảng thời gian bao lâu?
o 1 tiếng
o 1 tiếng 30 phút
o 2 tiếng
o 2 tiếng 30 phút
12. Mức độ hài lòng của bạn về chương trình giảng dạy Tiếng Anh tại trường Đại
học? (từ mức độ 0 là không hài lòng, đến 5 là rất hài lòng)
o 0
o 1
o 2
o 3

18
o 4
o 5
13. Theo bạn, các bài tập, bài kiểm tra có áp dụng được các kiến thức đã giảng dạy
tại trường Đại học? (từ mức độ 0 là không hài lòng, đến 5 là rất hài lòng)
o 0
o 1
o 2
o 3
o 4
o 5
14. Theo bạn, bạn có thể áp dụng bao nhiêu phần trăm kiến thức được giảng dạy
tại trường Đại học vào môi trường làm việc?
o 20%
o 40%
o 60%
o 80%
o 100%
15. Ngoài giờ học tiếng Anh trên trường, bạn dùng bao nhiêu thời gian cho việc tự
học thêm tiếng Anh?
o 1 giờ
o 2 giờ
o 3 giờ
o Trên 4 giờ
16. Theo bạn, đâu là lý do khiến các bạn sinh viên học chưa tốt môn học Tiếng Anh
tại Trường?
o Sinh viên chưa có tính tự học cao.
o Tâm lý lo sợ và ngại giao tiếp Tiếng Anh.
o Học tùy hứng, không kiên trì.
o Chỉ chú trọng "ngữ pháp".
o Phương pháp giảng dạy còn lạc hậu, quy cũ.
o Không có tính tương tác giữa giảng viên và sinh viên trong quá trình dạy và học.

19
17. Mức độ sinh viên được tương tác với giảng viên trong môn học Tiếng Anh tại
Trường là:
o Từ 0% đến 25%
o Từ 25% đến 50%
o Từ 50% đến 75%
o Từ 75% đến 100%
18. Theo bạn, điều gì làm giảm tính tương tác giữa sinh viên và giảng viên trong
môn học Tiếng Anh? (từ mức độ 1 là không đồng ý, đến 5 là rất đồng ý)
1 2 3 4 5
Giảng viên giảng dạy nhàm chán,
chưa thu hút sinh viên.
Sinh viên làm việc riêng trong khi
giảng viên đang dạy.
Thiếu đầu tư về chương trình học,
phương pháp giảng dạy, tài
nguyên giảng dạy.
Sĩ số quá lớn cho một lớp học
khiến buổi học dễ bị gián đoạn,
giảm chất lượng.
Người học bị quá tải bởi các
chương trình học quá nặng trên
lớp, thiếu tương tác với giảng
viên, thiếu các công cụ hay tài
liệu bổ trợ.
19. Bạn muốn có đề xuất thêm những hoạt động tương tác giữa sinh viên với giảng
viên bằng các hình thức nào?
o Được xem các phim tài liệu, phim truyền hình nước ngoài để thảo luận.
o Lồng ghép các bài nhạc nước ngoài nổi tiếng vào bài học.
o Chơi các trò chơi tương tác giúp việc học hiệu quả.
o Thảo luận làm việc nhóm.
o Phát biểu ý kiến, thể hiện quan điểm của bản thân

20
o Tận dụng công nghệ 4.0 trong quá trình dạy và học.
20. Đánh giá theo mức độ cần thiết của các phương pháp dưới đây để tăng tính
tương tác giữa sinh viên và giảng viên trong môn học Tiếng Anh? (từ mức độ 1 là
không cần thiết, đến 5 là rất cần thiết)
1 2 3 4 5
Phát biểu ý kiến
Chơi trò chơi tương tác
Thảo luận nhóm
Tận dụng công nghệ 4.0
Xem phim, nghe nhạc nước ngoài
23. Theo bạn, yếu tố nào sẽ quyết định đến chất lượng của việc dạy và học tập
Tiếng Anh tại trường Đại học?
o Tính tương tác giữa sinh viên và giảng viên
o Sinh viên chủ động trong việc tự học
o Sinh viên tập trung vào bài giảng
o Phương pháp dạy học của giảng viên
24. Bạn nghĩ thế nào về quan điểm: "Tính tương tác là yếu tố ảnh hưởng quan
trọng đến chất lượng dạy và học Tiếng Anh"?
o Hoàn toàn không đồng tình
o Không đồng tình
o Trung lập
o Đồng tình
o Hoàn toàn đồng tình

21
25. Hãy đánh giá mức độ tác động của các yếu tố sau lên chất lượng dạy và học
Tiếng Anh:
70% gián 50% gián 70% trực
100% 100%
tiếp, 30% tiếp, 50% tiếp, 30%
gián tiếp trực tiếp
trực tiếp trực tiếp gián tiếp
Giáo trình dạy học
Tương tác trên lớp
giữa giảng viên và
sinh viên
Cơ sở vật chất
Thời gian học
Việc tự học
26. Theo bạn, giáo viên giảng dạy tiếng Anh tại trường Đại học dạy lý thuyết và
thực hành theo tỷ lệ:
o 30% lý thuyết và 70% thực hành
o 40% lý thuyết và 60% thực hành
o 50% lý thuyết và 50% thực hành
o 60% lý thuyết và 40% thực hành
o 70% lý thuyết và 30% thực hành
27. Theo bạn, mỗi buổi học tiếng Anh tại trường Đại học, bạn hiểu được bao nhiêu
phần trăm?
o Từ 0% đến 25%
o Từ 25% đến 50%
o Từ 50% đến 75%
o Từ 75% đến 100%
28. Lợi ích của việc tương tác giữa sinh viên và giảng viên trong môn học Tiếng
Anh?
o Tăng chất lượng môn học cao hơn.
o Phát triển kỹ năng tập thể, làm việc nhóm.
o Cải thiện tư duy phản biện.
o Tăng khả năng ghi nhớ và tiếp thu kiến thức.

22
o Tăng khả năng sáng tạo và triển khai ý tưởng của sinh viên.
Từ các phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng, chúng tôi có được những công
trình nghiên cứu sẵn có và thu thập được những thông tin, ý kiến và số liệu khảo sát để
chứng minh được giả thuyết của đề tài “Tính tương tác là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp
đến phương pháp dạy học Tiếng Anh”.
PHẦN 4: KẾT QUẢ THẢO LUẬN
1. Theo bạn, yếu tố nào sẽ quyết định đến chất lượng của việc dạy và học tập Tiếng
Anh tại trường Đại học?

Thông qua biểu mẫu khảo sát, với câu hỏi “Yếu tố nào sẽ quyết định đến chất lượng của
việc dạy và học tập Tiếng Anh tại trường Đại Học" chúng tôi đã thu thập được các số
liệu sau. Đầu tiên với yếu tố “Tính tương tác giữa sinh viên và giảng viên": chiếm
87,5% tương đương 210 trong tổng 240 sinh viên. Tiếp đến “Sinh viên chủ động trong
việc tự học" : chiếm 84,4% tương đương 203 trong tổng 240 sinh viên. Sau đó “Sinh
viên tập trung vào bài giảng”: chiếm 65,6% tương đương 165 trong tổng 240 sinh
viên. Và với yếu tố “Giáo trình giảng dạy”: chiếm 56,3% tương đương 135 trong tổng
240 sinh viên. Cuối cùng là yếu “Phương pháp dạy học của giảng viên": chiếm 68,8%
tương đương 165 trong tổng 240 sinh viên.
Để nâng cao chất lượng của quá trình giảng dạy và học tập của các môn nói chung và
tiếng Anh nói riêng thì cần có sự đóng góp của nhiều yếu tố. Ngoài những yếu tố cứng
như về giáo án, bài giảng, phương tiện vật chất, yếu tố phương pháp giảng dạy, sự chủ
động của người học,... thì nhân tố không thể thiếu làm nên thành công của của quá trình
23
này là sự tương tác giữa 2 phía giảng viên và sinh viên, nói cách khác là giữa người dạy
và người học.
 Qua khảo sát chúng tôi cũng thấy rằng “Tính tương tác giữa sinh viên và giảng
viên” là yếu tố chiếm tỷ lệ phần trăm cao nhất (87,5%) trong việc quyết định đến
chất lượng của việc dạy và học tập tiếng Anh tại trường Đại học.
2. Bạn nghĩ thế nào về quan điểm: "Tính tương tác là yếu tố ảnh hưởng quan trọng
đến chất lượng dạy và học Tiếng Anh"?

Kết quả khảo sát giáo viên và sinh viên về nhận định “Tính tương tác là yếu tố có ảnh
hưởng quan trọng đến chất lượng dạy và học Tiếng Anh" thu về 34,7% ý kiến hoàn
toàn đồng tình, lần lượt sau đó là 28,6% ý kiến trung lập, 22,4% ý kiến đồng tình, 8,2%
hoàn toàn không đồng tình và một số lượng rất ít bày tỏ không đồng tình.
 Điều này có nghĩa, quan điểm “Tính tương tác là yếu tố ảnh hưởng quan trọng
đến chất lượng dạy và học Tiếng Anh" nhận được sự hoàn toàn đồng tình của
đa số, số lượng lớn còn lại đồng tình và trung lập với quan điểm.

24
2. Hãy đánh giá mức độ tác động của các yếu tố sau lên việc dạy và học Tiếng
Anh:

70% gián 50% gián 70% trực


100% 100%
tiếp, 30% tiếp, 50% tiếp, 30%
gián tiếp trực tiếp
trực tiếp trực tiếp gián tiếp
Đánh giá
Tần Tần Tần Tần Tần
Tần Tần Tần Tần Tần
suất suất suất suất suất
số số số số số
(%) (%) (%) (%) (%)

Giáo trình
4 1,67 9 3,75 108 45 100 41,67 19 7,91
dạy học

Tương tác
trên lớp giữa
5 2,08 40 16,67 55 22,91 70 29,17 70 29,17
giảng viên
và sinh viên

Cơ sở vật
0 0 46 19,17 90 37,5 79 32,92 25 10,41
chất

Thời gian
0 0 45 18,75 55 22,91 79 32,92 61 25,42
học

Việc tự học 0 0 23 9,58 75 31,25 67 27,92 75 31,25

25
Theo kết quả khảo sát thu về, “Tự học" được xem là yếu tố có tác động trực tiếp đến
chất lượng dạy và học Tiếng Anh nhận được nhiều sự đồng tình nhất (chiếm 31,25%),
sau đó đến “Tương tác trên lớp giữa giảng viên và sinh viên" (chiếm 29,17%) và “Thời
gian học" (chiếm 25,42%).
2.1. Điều này cho thấy, dù không phải là yếu tố có tác động trực tiếp nhiều nhất đến
chất lượng dạy và học Tiếng Anh, song yếu tố “Tương tác trên lớp giữa giảng
viên và sinh viên" vẫn là một trong số những yếu tố có sức ảnh hưởng trực tiếp
quan trọng đến chất lượng dạy và học Tiếng Anh.
4. Theo bạn, giáo viên giảng dạy tiếng Anh tại trường Đại học dạy lý thuyết và
thực hành theo tỷ lệ:

Với 240 câu trả lời chúng tôi nhận được, có 31,8% người cho rằng tại trường đại học
Văn Lang, các thầy cô giảng dạy tiếng Anh chia đều 50:50 cho việc dạy lý thuyết và
sinh viên thực hành kiến thức. Bên cạnh đó, cũng có 17,6% người học tập thầy cô tập

26
trung vào thực hành nhiều hơn, với tỷ lệ 60-70% thực hành trong 1 buổi học. Tuy nhiên,
ý kiến 70% lý thuyết cũng chiếm một con số không nhỏ, 17,6% tương đương 43 sinh
viên.
2.2. Biểu đồ thể hiện phụ thuộc vào thầy cô khác nhau có phương pháp giảng dạy
khác nhau, có thầy cô chú trọng giảng dạy lý thuyết nhiều hơn và cũng có thầy
cô có xu hướng cho sinh viên của mình thực hành trên lớp nhiều hơn. Nhưng
chiếm đa số vẫn là phương pháp cân bằng lý thuyết và thực hành 50:50 trong
một buổi học Tiếng Anh tại trường.
5. Theo bạn, mỗi buổi học tiếng Anh tại trường Đại học, bạn hiểu được bao nhiêu
phần trăm?

Từ biểu đồ ta có thể thấy, chiếm đa số là 43,5% người có thể hiểu được hơn một nửa
bài. Tiếp đó là 39,1% người chỉ hiểu được bài một ít và 5,8% sinh viên hoàn toàn không
hiểu được bài. Có thể tiếp thu kiến thức của một buổi học tiếng Anh gần như trọn vẹn
chiếm 11,6% sinh viên.
2.3. Theo kết quả khảo sát, dù cùng một giáo trình giảng dạy tiếng Anh, nhưng khác
ngành học, khác thầy cô, khác biệt về phương pháp giảng dạy và trình độ của
sinh viên, cũng dẫn đến có nhiều sinh viên hoàn toàn không tiếp thu được kiến
thức môn học này, có phần đông các bạn hiểu được một nửa và một số ít sinh
viên có thể hiểu toàn bộ bài giảng của giáo viên.

27
6. Lợi ích của việc tương tác giữa sinh viên và giảng viên trong môn học Tiếng
Anh?

Số lượng sinh viên đồng tình với những lợi ích của việc tương tác giữa sinh viên và
giảng viên trong môn học tiếng Anh như sau: sinh viên có khả năng tiếp thu kiến thức
và ghi nhớ lâu hơn (72,5% tương đương 174 sinh viên), giúp nâng cao chất lượng
môn học cao hơn (70,8% tương đương 170 sinh viên), cải thiện tư duy phản biện của
sinh viên (69,1% tương đương 165 sinh viên), kích thích khả năng sáng tạo và triển
khai ý tưởng (62,5% tương đương 150 sinh viên) và phát triển kỹ năng làm việc tập
thể với các sinh viên khác (44,5% tương đương 107 sinh viên đồng ý).
2.4. Với câu hỏi này, có thể thấy các bạn sinh viên Văn Lang đều nhận ra tầm quan
trọng của tính tương tác từ 2 phía trong môn tiếng Anh và điều này đem lại nhiều
lợi ích cho các bạn như cải thiện tư duy phản biện trong ngôn ngữ, ghi nhớ từ
vựng và cấu trúc câu nhanh và lâu hơn so với phương pháp giảng viên giảng -
sinh viên nghe, giúp các bạn phát triển kỹ năng hợp tác và làm việc nhóm trong
các bài tập thực hành theo nhóm do giáo viên yêu cầu. Từ đó nâng cao chất
lượng môn học lên một tầm cao mới, kỹ năng sử dụng tiếng Anh của sinh viên
ngày một cải thiện, giảng viên cũng bớt lo lắng hơn về sinh viên và đạt được
những thành tựu nhất định trong sự nghiệp của mình.
Qua kết quả khảo sát, chúng tôi nhận định ra những kết luận sau. Tính tương tác giữa
sinh viên và giảng viên trong giảng dạy và học tập môn tiếng Anh tại trường Đại Học
là một trong những yếu tố quan trọng giúp sinh viên tăng cường hiệu quả học tập. Mặc
dù, để quá trình học tập có tăng tính chất lượng cần phải có những yếu tố, phương pháp
khác nhau tác động trực tiếp, như tính tự học, thời gian học, cơ sở vật chất, giáo trình

28
dạy học,... thì tính “Tương tác trên lớp giữa giảng viên và sinh viên" là yếu tố tác động
trực tiếp có sự ảnh hưởng nhiều nhất trong việc thực hành và học ngôn ngữ, sinh viên
cần tăng cường sự giao tiếp và tương tác.
PHẦN 5: KẾT QUẢ THẢO LUẬN
5.1. Kết luận
Để có thể ngày càng nâng cao chất lượng quá trình giảng dạy cũng như học tập của
tiếng Anh nói riêng và tất cả các môn học nói chung cần có sự kết hợp của rất nhiều yếu
tố. Ngoài những yếu tố như về giáo án, bài giảng, cũng như yếu tố phương pháp giảng
dạy, sự chủ động của người học,... thì nhân tố không thể thiếu làm nên thành công của
của quá trình này là sự tương tác giữa 2 phía giảng viên và sinh viên, nói cách khác là
giữa người dạy và người học.
Thông qua khảo sát, “tính tương tác” là yếu tố ảnh hưởng quan trọng cũng như “tự học”
được xem là yếu tố có tác động trực tiếp đến chất lượng dạy và học Tiếng Anh.
Hơn 30% người thực hiện khảo sát cho rằng tại trường đại học Văn Lang, các thầy cô
giảng dạy tiếng Anh chia đều 50:50 cho việc dạy lý thuyết và sinh viên thực hành kiến
thức. Hơn 40% sinh viên có thể hiểu được hơn một nửa bài học cũng như tiếp nhận kiến
thức trong một buổi học. Số lượng sinh viên đồng tình với những lợi ích của việc tương
tác giữa sinh viên và giảng viên trong môn học tiếng Anh về sinh viên có khả năng tiếp
thu kiến thức và ghi nhớ lâu hơn là hơn 70%.
Tuy nhiên, khảo sát vẫn còn hạn chế khi chưa được đầy đủ thông tin cũng như không
tránh khỏi việc một số người thực hiện khảo sát không đọc kỹ câu hỏi và không trả lời
đúng với cảm nhận của mình.Ngoài ra, khảo sát chỉ xem xét các yếu tố về các khía cạnh
Mức độ tương tác của giảng viên với các bạn sinh viên trong tiết học Tiếng Anh, điều
làm giảm tính tương tác trong việc giảng dạy tại trường Đại học hiện nay. Tuy nhiên
trong thực tế vẫn còn phải nghiên cứu thêm nhiều khía cạnh khách quan cũng như sâu
hơn về vấn đề cần nghiên cứu. Nghiên cứu chỉ được thực hiện trong phạm vi sinh viên
và giảng viên các ngành khác nhau trong đại học Văn Lang, chính vì vậy cần phải có
sự điều chỉnh cho phù hợp hơn.
Tóm lại, sau khi tiến hành khảo sát, chúng tôi nhận định rằng tính tương tác giữa sinh
viên và giảng viên trong giảng dạy và học tập môn tiếng Anh tại trường Đại học là một
trong những yếu tố quan trọng giúp sinh viên tăng cường hiệu quả học tập.

29
5.2. Khuyến nghị
5.2.1 Khuyến nghị trong trường trình đào tạo
Tiếng Anh được đánh giá là một trong những ngôn ngữ thiết yếu và rất cần thiết cho
mọi người trong cuộc sống hiện đại ngày nay. Nhu cầu sử dụng Tiếng Anh trong cuộc
sống ngày càng nhiều, bên cạnh đó các bậc phụ huynh trẻ và sinh viên cũng chú trọng
vào vấn đề ngoại ngữ của mình nên việc luôn luôn trao dồi Tiếng Anh là vấn đề cấp
thiết. Các phương pháp dạy học và chương trình đào tạo cũng được đánh giá sát sao để
nhằm tăng chất lượng giảng dạy và trao đổi trong quá trình học tập.
Thông qua đề tài nghiên cứu và kết quả thu được sau cuộc khảo sát này, tính tương tác
giữa sinh viên và giảng viên tại trường đại học trong quá trình giảng dạy Tiếng Anh là
điều cần thiết và là yếu tố quan trọng để có thể chủ động trong quá trình học tập; mạnh
dạn trao đổi, trình bày ý tưởng; và tạo hứng thú trong quá trình học,... Những phương
pháp được đề xuất nên áp dụng trực tiếp vào trong quá trình giảng dạy sau khi thu được
kết quả khảo sát như là:
- Lồng ghép những bài nhạc nước ngoài vào bài học hoặc xem phim nước ngoài trong
quá trình dạy học để giúp sinh viên có thể ghi nhớ bài học dễ dàng bằng hình ảnh,
lời bài hát.
- Tạo các trò chơi mang tính tương tác để sinh viên vừa chơi nhưng vẫn ghi nhớ bài
một cách hiệu quả.
- Tận dụng công nghệ 4.0 trong quá trình dạy và học
- Thảo luận, làm việc nhóm và phát biểu ý kiến, quan điểm qua các case study lồng
ghép liên quan đến bài học.
5.2.2 Khuyến nghị với sinh viên
Để tránh trường hợp sự tương tác chỉ đến từ một phía hoặc phương pháp giảng dạy
không phù hợp với bản thân mình, Sinh viên nên:
- Chủ động trong vấn đề học tập của bản thân, tìm kiếm thêm kiến thức mới từ bên
ngoài, và trao dồi thêm kiến thức sau những giờ học với giảng viên
- Đặt mục tiêu cụ thể cho mình, làm các bài test để đánh giá rõ trình độ và những
phần mình còn thiếu trong việc học ngoại ngữ.
- Mạnh dạn nói lên quan điểm của mình, trình bày và chia sẻ những nguyện vọng của
mình để giảng viên có thể hiểu và điều chỉnh phương pháp phù hợp

30
- Tập trung trong lúc giảng viên đang trao đổi trực tiếp trên lớp và Sinh viên nên có
thái độ nghiêm túc trong buổi học để tiếp nhận kiến thức và trao đổi với giảng viên
trực tiếp.
5.2.3 Hạn chế và khuyến nghị hướng nghiên cứu tiếp theo
Hạn chế:
Đề tài và phạm vi nghiên cứu mang tính rộng, tuy nhiên thời gian nghiên cứu còn hạn
chế. Bên cạnh đó, kiến thức và nguồn tài liệu tham khảo của nhóm chúng em còn hạn
chế, mặc dù nhóm đã cố gắng hoàn thiện bài tiểu luận và thiết kế bảng câu hỏi để khảo
sát một cách hợp lý nhưng vẫn không tránh khỏi sự đầy đủ về nội dung cũng như là
những câu hỏi trong bảng khảo sát chưa đầy đủ thông tin và kết quả các phiếu khảo sát
thu về chưa được đa dạng để đem đến kết quả chính xác.
Khuyến nghị hướng nghiên cứu tiếp theo:
Từ những hạn chế trên, nhóm quyết định đề ra một số khuyến nghị như sau: Tiến hành
mở rộng nghiên cứu trên địa bàn ở diện rộng để có thêm đa dạng câu trả lời khảo sát và
có cái nhìn tổng quan hơn cho đề tài mà nhóm nghiên cứu. Bên cạnh đó, tìm kiếm thêm
nhiều nguồn tham khảo để mở rộng tính khách quan cho đề tài và thêm nhiều nguồn dữ
liệu để đánh giá kết quả chính sát.

31
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Thi Tuyet Tran, 2013, Factors affecting teaching and learning English in
Vietnamese universities. The Internet Journal Language, Culture and Society, 38,
138-143
Factors affecting teaching and learning English in Vietnamese universities
Phạm Thị Phượng, 2017, Đề tài nghiên cứu việc áp dụng trò chơi trong việc giảng
dạy Tiếng Anh cho sinh viên năm thứ 2 hệ cử nhân thực hành đào tạo bằng
Tiếng Anh - Trường Đại học Thương mại.
https://www.zbook.vn/ebook/de-tai-nghien-cuu-viec-ap-dung-tro-choi-trong-viec-
giang-day-tieng-anh-cho-sinh-vien-nam-thu-2-he-cu-nhan-thuc-hanh-dao-51341/
Thi Tuyet Tran, 2013, Factors affecting teaching and learning English in
Vietnamese universities. The Internet Journal Language, Culture and Society, 38,
138-143
Factors affecting teaching and learning English in Vietnamese universities
Nguyễn Thanh Thủy, 05/02/2015, Một số giải pháp tăng cường năng lực giảng
dạy và học tiếng Anh chuyên ngành hàng hải tại Trường Cao đẳng Hàng hải I
http://cdhh.edu.vn/?p_id=tin&id=1134-Mot-so-giai-phap-tang-cuong-nang-luc-
giang-day-va-hoc-tieng-Anh-chuyen-nganh-hang-hai-tai-Truong
Hoàng Thị Phượng Liên, 5/2009, “Thực trạng sử dụng phương pháp dạy tiếng
Anh” https://doc.edu.vn/tai-lieu/tieu-luan-thuc-trang-su-dung-phuong-phap-giang-
day-tieng-anh-o-thpt-nguyen-nhan-va-bien-phap-khac-phuc-91681/
Nhóm sinh viên Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn, 5/2013, “Ảnh
hưởng của sự tương tác giữa giảng viên và sinh viên đến chất lượng dạy và học"
https://text.123docz.net/document/3271301-anh-huong-cua-su-tuong-tac-giua-
giang-vien-va-sinh-vien-den-chat-luong-day-va-hoc-tai-truong-dai-hoc-bach-khoa-
tphcm.htm
ThS. Lê Thị Lệ Hà và ThS. Lưu Thanh Tú, 20/9/2021, Phát triển chương trình
đào tạo giáo viên tiếng Anh theo định hướng tiếp cận năng lực.
https://123docz.net/document/3591717-phat-trien-chuong-trinh-dao-tao-giao-vien-
tieng-anh-theo-dinh-huong-tiep-can-nang-luc.htm

32

You might also like