You are on page 1of 16

ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG KINH TẾ, LUẬT VÀ


QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC UEH
______

Bài Thi Giữa Kỳ


MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KINH TẾ

TÊN ĐỀ TÀI
TÁC ĐỘNG CỦA PHƯƠNG PHÁP HỌC NHÓM ĐẾN HIỆU SUẤT
HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN TRONG MÔI TRƯỜNG ĐẠI HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 03 năm 2024


DANH SÁCH THÀNH VIÊN

STT Họ và tên Mã số sinh viên Đánh giá mức độ hoàn thành

1 Trần Kim Ngân 31221023506 100%

2 Lê Nguyễn Ý Như 31221021212 100%

3 Đặng Đức Minh Quân 31221021041 100%

SĐT: 0932407115 (Lê Nguyễn Ý Như)


Email: nhule.31221021212@st.ueh.edu.vn

2
PHỤ LỤC
LỜI MỞ ĐẦU................................................................................................................................ 4
PHẦN I: PHẦN DẪN NHẬP ....................................................................................................... 5
1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................................... 5
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................................... 5
3. Mục đích nghiên cứu .............................................................................................................. 6
4. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................................................. 6
5. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................................ 6
6. Bố cục đề tài ........................................................................................................................... 6
PHẦN II: PHẦN NỘI DUNG ...................................................................................................... 7
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHƯƠNG PHÁP HỌC NHÓM ................................ 7
1. Các khái niệm cơ bản ......................................................................................................... 7
2. Xu hướng học nhóm ở môi trường giáo dục đại học ......................................................... 8
CHƯƠNG 2: KHẢO SÁT XU HƯỚNG SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP HỌC NHÓM CỦA
SINH VIÊN NHẰM NÂNG CAO HIỆU SUẤT HỌC TẬP ................................................. 9
1. Thông tin cơ bản................................................................................................................. 9
2. Tần suất sử dụng phương pháp học nhóm.......................................................................... 9
3. Yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn phương pháp học nhóm ....................................... 9
4. Kết quả và hiệu suất học tập khi sử dụng phương pháp học nhóm .................................... 9
5. Mức độ hài lòng khi tham gia vào các buồi học nhóm .................................................... 10
6. Dự định của sinh viên đối với phương pháp học nhóm ....................................................11
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ ĐỀ XUẤT PHƯƠNG PHÁP HỌC NHÓM HIỆU QUẢ ... 12
1. Đánh giá tác động tích cực và tiêu cực của phương pháp học nhóm ............................... 12
2. Đề xuất phương pháp học nhóm hiệu quả nhằm nâng cao hiệu suất học tập .................. 12
PHẦN III: PHẦN KẾT LUẬN .................................................................................................. 14
1. Tóm tắt kết quả ..................................................................................................................... 14
2. Ý nghĩa của bài nghiên cứu .................................................................................................. 14
LỜI KẾT ...................................................................................................................................... 15
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................... Error! Bookmark not defined.

3
LỜI MỞ ĐẦU
Phương pháp học tập cộng tác hay học nhóm được các nhà nghiên cứu cho rằng có rất nhiều lợi
thế trong việc cải thiện kết quả học tập, thúc đẩy phát triển các kỹ năng mềm như kỹ năng giao
tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề, tư duy phản biện… Bài viết này sẽ tìm hiểu về thực trạng học tập
theo nhóm của sinh viên trong phạm vi các trường đại học. Trên cơ sở đó, chúng tôi đã tạo ra bài
khảo sát và cùng đánh giá, phân tích thực trạng học nhóm tại Việt Nam dựa trên những thông tin
như đã từng biết và sử dụng phương pháp học nhóm chưa; tần suất học tập theo nhóm; những
yếu tổ ảnh hưởng đến việc thay đổi từ phương pháp học khác sang học nhóm như: áp lực đồng
trang lứa, bạn bè, sở thích, độ khó hay yêu cầu của môn học, cải thiện điểm số, những kỹ năng
nhận được khi học nhóm, học nhóm tác động thế nào đến kết quả học tập... Ngoài ra, bài khảo
sát cung cấp thêm những thông tin về suy nghĩ, cảm nhận và đề xuất của người tham gia khảo sát
về phương pháp học này. Từ đó, ta có thể làm rõ tầm quan trọng của việc áp dụng phương pháp
học nhóm vào giáo dục cũng như tiếp thu thêm những đề xuất, cảm nhận từ cá nhân để phát
triển, nâng cao chất lượng giáo dục tại Việt Nam.

Từ khóa: học nhóm, học tập nhóm, hiệu suất học tập, sinh viên, đại học, giáo dục, kỹ năng, kết
quả học tập.

4
PHẦN I: PHẦN DẪN NHẬP
1. Lý do chọn đề tài
Môi trường đại học đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kiến thức chuyên ngành và
chuẩn bị cho thị trường lao động. Áp lực từ xã hội và gia đình đặt ra yêu cầu cao về hiệu suất học
tập của sinh viên. Bằng cấp không chỉ là chứng chỉ mà còn là biểu tượng của thành công và cơ hội
nghề nghiệp. Sinh viên hiện đang phải đối mặt với áp lực lớn để đạt hiệu suất học tập cao, cạnh
tranh trong thị trường lao động ngày càng khốc liệt.
Trong bối cảnh này, sinh viên nhận thức về tầm quan trọng của việc duy trì và phát triển hiệu suất
học tập. Ngoài ra, sinh viên cũng cần nâng cao khả năng nắm bắt kiến thức và phát triển kỹ năng
mềm để đáp ứng đòi hỏi của môi trường đào tạo. Mặc dù trường trao cơ hội và hỗ trợ, nhưng tự
quản lý và phấn đấu cá nhân lại đóng vai trò quan trọng hơn hết.
Trong sự nỗ lực tìm kiếm phương pháp học hiệu quả để nâng cao hiệu suất học tập, do đặc
tính tương tác và hỗ trợ lẫn nhau, phương pháp học nhóm trở thành một lựa chọn ngày càng trở
nên phổ biến để đáp ứng nhu cầu học tập. Điều đó có thể thể hiện qua hình ảnh nhóm sinh viên
cùng nhau học xuất hiện ở các thư viện, khu tự học ngày càng nhiều ở các trường đại học. Phương
pháp học nhóm đặt nặng cách sinh viên tương tác với nhau, xử lý các vấn đề trong quá trình học
và tiếp cận những kiến thức chuyên sâu. Mặt khác, việc lựa chọn phương pháp học nhóm không
quá được ưa chuộng vì được cho rằng là không thật sự hiệu quả và dấy lên nhiều luồng ý kiến trái
chiều về sự tác động của phương pháp đến với hiệu suất học tập.
Vì những lý do trên, nhóm tác giả quyết định chọn TÁC ĐỘNG CỦA PHƯƠNG PHÁP
HỌC NHÓM ĐẾN HIỆU SUẤT HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN TRONG MÔI TRƯỜNG ĐẠI
HỌC làm đề tài nghiên cứu. Nghiên cứu này không chỉ là việc đánh giá kết quả mà còn là sự đàm
phán và tìm hiểu sâu rộng về cách sinh viên tham gia vào quá trình học và tác động của phương
pháp học nhóm đối với sự phát triển học thuật của họ, xu hướng học theo nhóm để từ đó đưa ra
kết quả và những đề xuất cải thiện liên quan cho người học sau này.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
• Đối tượng: Các bạn sinh viên đến từ các trường đại học khác nhau trên cả nước.

• Phạm vi:
• Địa điểm nghiên cứu: Các trường đại học trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh và
các tỉnh thành lân cận.
• Thời gian nghiên cứu: 22/05/2024 đến 25/05/2024

5
3. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của bài nghiên cứu là tìm hiểu và phân tích xu hướng sử dụng phương pháp học
nhóm ở môi trường đại học của sinh viên, đồng thời xác định cụ thể tác động của phương pháp
học nhóm đối với hiệu suất học tập của sinh viên. Từ đó, bài nghiên cứu cũng sẽ đề xuất các
phương pháp học nhóm hiệu quả nhằm cải thiện và nâng cao chất lượng học tập của sinh viên bậc
giáo dục đại học.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện đề tài, nhóm chúng tôi đã thực hiện ba nhiệm vụ nghiên cứu như sau:
Một là, khảo sát xu hướng sử dụng phương pháp học nhóm của sinh viên trong môi trường
đại học.
Hai là, khảo sát những ảnh hưởng của việc sử dụng phương pháp học nhóm đối với hiệu
suất học tập của sinh viên trong môi trường đại học.
Ba là, đánh giá và phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công trong phương pháp
học nhóm.
5. Phương pháp nghiên cứu
Áp dụng phương pháp nghiên cứu định tính, cụ thể:
Phương pháp thu thập dữ liệu thông qua khảo sát: thực hiện cuộc khảo sát trực tuyến với
sinh viên để thu thập thông tin về tần suất, trải nghiệm và đánh giá của họ về phương pháp học
nhóm.
Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu: tổng hợp và phân tích nội dung từ câu trả lời
mà sinh viên cung cấp trong cuộc khảo sát, mô tả tần suất, thống kê đơn giản.
6. Bố cục đề tài
Ngoài phần Tổng quan, Phần dẫn nhập, Phần kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, đề tài nghiên
cứu phần Nội dung bao gồm Chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận
Chương 2: Khảo sát xu hướng sử dụng phương pháp học nhóm của sinh viên nhằm nâng
cao hiệu suất học tập trong môi trường đại học.
Chương 3: Kết quả và đề xuất

6
PHẦN II: PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHƯƠNG PHÁP HỌC NHÓM
1. Các khái niệm cơ bản
1.1. Đại học
1.1.1. Khái niệm
Đại học là cơ sở giáo dục đại học đào tạo, nghiên cứu nhiều lĩnh vực, được cơ cấu
tổ chức theo quy định Luật Giáo dục đại học 2012 sửa đổi 2018. Các đơn vị cấu thành đại
học cùng thống nhất thực hiện mục tiêu, sứ mạng, nhiệm vụ chung.
1.1.2. Hình thức
Tính đến nay, chưa có một văn bản chính thức nào đề cập tới hình thức đào tạo đại
học. Tuy nhiên, hình thức đào tạo có thể hiểu là phương pháp tổ chức các chương trình học
với mục đích cung cấp cho người học những kiến thức và kỹ năng tương ứng với trình độ
chuyên môn và chuyên ngành đang học. Đại học có những hình thức đào tạo cơ bản sau:
▪ Hình thức đào tạo chính quy
▪ Hình thức đào tạo tại chức (vừa làm vừa học)
▪ Hình thức đào tạo từ xa
1.2. Phương pháp học nhóm
1.1.1. Khái niệm
Phương pháp học cộng tác hay còn gọi là học nhóm là một phương pháp học tập
mà các học sinh, sinh viên được chia thành nhiều nhóm và tiến hành học tập, nghiên cứu,
trao đổi kiến thức và thảo luận cùng nhau trong phạm vi nhóm.
1.1.2. Hình thức
Trực tiếp: Các học sinh, sinh viên sẽ được chia thành những nhóm nhỏ dựa trên sĩ
số lớp học sao cho cân đối. Mỗi nhóm sẽ bầu ra ít nhất một nhóm trưởng và việc chọn
thành viên phải theo tiêu chí tự nguyện và tích cực.
Trực tuyến: Các học sinh, sinh viên có thể sử dụng các nền tảng học tập và họp mặt
trực tuyến như Zoom, Google Meet, Microsoft Teams, ... để tiến hành thảo luận theo nhóm.

1.3. Hiệu suất học tập: Là khả năng tiếp thu, trao dồi kiến thức một cách tối ưu và hiệu
quả nhất.

7
2. Xu hướng học nhóm ở môi trường giáo dục đại học
2.1. Lợi ích
Trong thời kỳ đổi mới giáo dục, xu hướng học nhóm đang ngày càng trở thành một phần
quan trọng trong môi trường đại học, phản ánh sự chuyển giao của mô hình giáo dục truyền thống
1 chiều sang mô hình học tương trợ lẫn nhau. Cụ thể rằng, một trong những lý do dẫn đến xu
hướng này là tự gia tăng cảm nhận về giá trị của việc học nhóm trong quá trình đào tạo khi sinh
viên luôn cố gắng “viện cớ”, tìm lý do cho sự lười biếng của bản thân. Nhưng khi hoạt động theo
một nhóm, sinh viên thường tạo ra động lực cho bản thân vì học tập trong môi trường có sự cạnh
tranh và thúc đẩy, từ đó sẽ tạo ra sự tự giác và tập trung hơn khi học tập. Khi sinh viên học tập
theo một nhóm nhất định, kiến thức sẽ được tiếp thu nhanh hơn và khi có chỗ nào không hiểu thì
có thể hỏi trực tiếp những người xung quanh, điều này hạn chế bị gián đoạn, đồng thời giảm thiểu
được tình trạng lỗ hổng kiến thức. Khi thực hiện học tập, trao đổi theo một nhóm, sinh viên sẽ
phân tích, đánh giá vấn đề cùng nhau, từ đó có cái nhìn đa chiều hơn, giúp phát triển tư duy và
thấu đáo hơn trong suy nghĩ. Mỗi một cá nhân sẽ sở hữu những điểm mạnh và điểm yếu khác nhau.
Vì thế thông qua hoạt động học tập, trao đổi, phân tích theo nhóm, các cá nhân sẽ bổ sung kiến
thức cho nhau dựa vào điểm mạnh của bản thân. từ đó rèn luyện được tinh thần cộng tác, đoàn kết.
2.2. Hạn chế:
Học nhóm là nơi tất cả sinh viên trong một nhóm cụ thể sẽ thực hiện quá trình trao đổi,
nghiên cứu, cộng tác cùng nhau, ngày càng trở thành xu hướng dẫn đầu xu thế trẻ. Tuy nhiên, sự
phát triển sẽ đi kèm với những hạn chế nhất định khi có người hưởng lợi lớn từ việc nhưng một số
cá nhân khác cảm thấy áp lực, không thoải mái. Điều đầu tiên có thể kể đến là với số lượng lớn
quan điểm khác nhau đến từ nhiều cá nhân khác nhau sẽ khó tránh khỏi sự xung đột, mất đoàn kết
dễ xảy ra trong nhóm. Khi hoạt động theo nhóm, các thành viên rất khó để có thể đáp ứng được
yêu cầu của nhau về mặt thời gian. Vì vậy, khi thời gian học bị chi phối bởi các thành viên nên sẽ
tạo ra sự hạn chế về mặt thời gian. Trong học tập cũng như xã hội hiện nay, ta có thể nhận thấy
phản ánh rõ nét từ câu ca dao “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”. Khi hoạt động theo một nhóm
nhất định, bản thân chúng ta dễ bị ảnh hưởng bởi các cá nhân xấu, mang năng lượng tiêu cực. Kỹ
năng ghi nhớ của mỗi cá nhân là khác nhau nên khi thực hiện hoạt động nhóm với các môn học có
yêu cầu cao về ghi nhớ, những cuộc hội thoại ngoài luồng sẽ dễ gây mất tập trung.

8
CHƯƠNG 2: KHẢO SÁT XU HƯỚNG SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP HỌC NHÓM CỦA
SINH VIÊN NHẰM NÂNG CAO HIỆU SUẤT HỌC TẬP
1. Thông tin cơ bản
Trong số 150 sinh viên tham gia khảo sát, phân bố theo năm học là: năm 1 (45 sinh viên),
năm 2 (70 sinh viên), năm 3 (26 sinh viên), và năm 4 (8 sinh viên). Đặc biệt, có 1 sinh viên đã tốt
nghiệp. Về ngành học, sinh viên đến từ nhiều ngành khác nhau thực hiện khảo sát, trong đó có
10% là ngành Tài chính - Ngân hàng, 8.7% ngành Công nghệ Thông tin, và 7.3% ngành Kinh
doanh Quốc tế. Đối với việc sử dụng phương pháp học nhóm, có tổng cộng 134 sinh viên biết
đến, trong đó 130 sinh viên đã áp dụng phương pháp này.

2. Tần suất sử dụng phương pháp học nhóm


Theo như số liệu thu thập được, có lần lượt 41 và 34 sinh viên chọn tần suất học nhóm là 2 và 3
lần mỗi tuần, chiếm tỷ lệ phần trăm cao nhất (31,5% và 26,2%). Tần suất sinh viên học nhóm
trên 5 lần trên tuần là tương đối thấp, chỉ khoảng 4,7 và cũng có 3.8% sinh viên không sử dụng
phương pháp học nhóm. Trong đó có 41 trên 150 sinh viên cho rằng số môn học cần học nhóm
chiếm 80% đến 90% trong quá trình học của họ. Đồng thời, 89,2% sinh viên cảm nhận rằng tần
suất học nhóm của họ có sự thay đổi từ khi vào môi trường đại học.

3. Yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn phương pháp học nhóm
Những yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn học nhóm bao gồm yếu tố chủ quan và khách quan.
Đối với yếu tố chủ quan, có lần lượt 59 và 24 sinh viên đồng ý và hoàn toàn đồng ý rằng “bạn bè
quen biết từ trước” chính là yếu tố quan trọng nhất đối với sinh viên khi học nhóm. Yếu tố “sự
hỗ trợ tâm lý” cũng được đa số sinh viên đồng ý. Trong khi đó, ảnh hưởng của “áp lực đồng
trang lứa” và “sở thích cá nhân” lên việc học nhóm của sinh viên là không quá lớn. Đến với
những yếu tố khách quan, ta có các yếu tố “độ khó của môn học”, “khối lượng bài tập”, “ngôn
ngữ học tập”, “yêu cầu môn học”, “cải thiện điểm số”, “loại hình học tập”. Đa số sinh viên đều
đồng ý hoặc hoàn toàn đồng ý là các yếu tố trên có ảnh hưởng đến quyết định học nhóm của họ.

4. Kết quả và hiệu suất học tập khi sử dụng phương pháp học nhóm
Về yếu tố kỹ năng, bài khảo sát bao gồm những kỹ năng của bản thân sẽ nhận được khi
tham gia hoạt động nhóm như: giải quyết vấn đề và tư duy sáng tạo; quản lý được áp lực; thúc

9
đẩy được chủ động và tò mò; nâng cao khả năng như tìm kiếm thông tin, phần tích và đánh giá
thông tin đó; nhận biết và khắc phục hạn chế của bản thân; thiết lập được mục tiêu cá nhân và
học tập có hệ thống. Ngoài ra khi tham gia học nhóm, không chỉ nhận được những kỹ năng kể
trên, sinh viên tham gia khảo sát còn được trải nghiệm sự đa dạng kiến thức trong góc nhìn của
các thành viên khác trong nhóm hay được trau dồi cách tiếp cận vấn đề một cách đa chiều. Dựa
vào kết quả của cuộc khảo sát, có trung bình 33 sinh viên tham gia khảo sát hoàn toàn đồng ý với
việc nhận được những kỹ năng, trải nghiệm khi tham gia học nhóm, chiếm 25,8%. Có 52,1%
sinh viên đồng ý với những ý kiến trên. Ngược lại, chỉ có 2,9% không đồng ý và 0,7% hoàn toàn
không đồng ý với việc nhận được những kỹ năng trên khi tham gia học nhóm. Cuối cùng, ở phía
trung lập, cuộc khảo sát ghi nhận có trung bình 27 sinh viên chiếm 18.5% tổng số.
Về yếu tố kiến thức, bài khảo sát thu thập thông tin về sự đồng tình trong việc những
người tham gia khảo sát nhận được sự gia tăng kiến thức của bản thân khi tham gia học nhóm.
Kết quả cuộc khảo sát cho thấy có trung bình 99 sinh viên, chiếm 76,1% tổng số cho rằng bản
thân tăng thêm vốn hiểu biết, ghi nhớ hiệu quả hơn, kết quả học tập cải thiện hơn, cải thiện được
thời gian và độ chính xác khi làm bài tập được tăng lên, nắm bắt được thông tin, kiến thức và
những khái niệm nhanh hơn, áp dụng được những kiến thức vào các tình huống thực tế và có khả
năng đặt ra các câu hỏi nghiên cứu sau khi thực hiện học tập theo nhóm. Ngược lại, chỉ có
khoảng 5 sinh viên, chiếm 3,8% tổng số không đồng tình với việc bản thân cải thiện kiến thức
khi tham gia hoạt động nhóm. Và cuối cùng, có trung bình khoảng 26 sinh viên đứng ở phía
trung lập, chiếm 21,1% tổng số.

5. Mức độ hài lòng khi tham gia vào các buồi học nhóm
Theo kết quả khảo sát về cảm nhận của sinh viên khi tham gia học nhóm, đa số sinh viên
đồng tình việc học nhóm đem lại nhiều lợi ích về mặt tinh thần cho họ. Kết quả ghi nhận trung
bình 60 sinh viên đồng ý rằng họ cảm thấy “hứng thú”, “thoải mái”, “thú vị”, “tự tin” và “phấn
chấn” hơn mỗi khi tham gia học nhóm, ngoài ra cũng có khoảng 35 đến 40 sinh viên cho ý kiến
trung lập, cảm nhận bình thường khi học nhóm. Bên cạnh đó, đối với trải nghiệm học nhóm, cũng
có trên 60 sinh viên cảm thấy hài lòng với “sự tương tác trong nhóm”, “thích nghi với sự linh hoạt
trong học nhóm”, nhận được “động lực để học hỏi” và “sự thấu hiểu, đồng cảm từ các thành viên”,
đặc biệt đại đa số sinh viên (70%) cảm thấy hài lòng với “sự hỗ trợ từ các thành viên”.

10
6. Dự định của sinh viên đối với phương pháp học nhóm
Phần lớn người tham gia cuộc khảo sát cho rằng bản thân sẽ tiếp tục duy trì phương pháp
học nhóm và đồng thời theo họ, nhà trường nên thúc đẩy việc áp dụng học nhóm. Bên cạnh đó có
số đông sinh viên cho rằng người học cần luôn duy trì trạng thái tập trung khi thực hiện học
nhóm và các thành viên trong nhóm cần đặt mục tiêu cũng như thống nhất thời gian, địa điểm cụ
thể cho từng buổi học. Ngoài ra, một số ý kiến đề xuất cho rằng khi hoạt động trong một nhóm
cần có sự minh bạch, hỗ trợ, cộng tác, thấu hiểu, kỉ luật, ý thức, trách nhiệm tuân thủ nội quy,
phân công rõ ràng giữa các thành viên trong nhóm. Cuối cùng, học nhóm chỉ thật sự hiệu quả khi
học trực tiếp.

11
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ ĐỀ XUẤT PHƯƠNG PHÁP HỌC NHÓM HIỆU QUẢ
1. Đánh giá tác động tích cực và tiêu cực của phương pháp học nhóm
Dựa trên kết quả khảo sát, hầu hết các sinh viên đều có sự tiến bộ và hài lòng về hiệu suất
học tập, dẫn đến đạt được mục tiêu ban đầu. Về mặt tích cực, sinh viên chọn phương pháp học
nhóm là dựa trên yếu tố khách quan, muốn cải thiện bản thân để vươn đến những mục đích lớn lao
hơn, khi việc học không còn là áp lực từ những người bạn cùng trang lứa. Cụ thể hơn, học nhóm
đã giúp sinh viên phát triển và nâng cao nhiều kỹ năng quan trọng khi đa số sinh viên đồng tình
rằng họ có thể giải quyết vấn đề, tư duy sáng tạo và quản lý áp lực tốt hơn, nâng cao khả năng tìm
kiếm thông tin và đánh giá thông tin, đặc biệt là khi sinh viên được học hỏi lẫn nhau do tiếp xúc
với sự đa dạng kiến thức, sự hiểu biết từ các thành viên khác trong nhóm học. Ngoài ra, sự tương
tác trong nhóm đã tạo động lực và hứng thú một cách tích cực cho sinh viên, mang lại cảm giác tự
tin và không gian thoải mái, môi trường học tập hòa đồng. Cuối cùng, sinh viên cũng cảm nhận
được điều quan trọng nhất, đó là học nhóm đã cải thiện hiệu suất học tập của họ. Với sự tăng cường
vốn hiểu biết, khả năng ghi nhớ, và khả năng áp dụng kiến thức vào thực tế, họ cảm nhận rõ sự cải
thiện trong kết quả học tập và thời gian làm bài tập.
Mặt khác, mặc dù phương pháp học nhóm mang lại nhiều lợi ích cho sinh viên, nhưng
phương pháp này còn một số hạn chế và khiến sinh viên phải đối mặt với một số thách thức trong
việc trải nghiệm phương pháp học nhóm này. Trước hết, một số sinh viên lựa chọn phương pháp
học nhóm này là vì điểm số, một yếu tố thoải mái như muốn học nhóm vì sở thích cá nhân lại
không được đánh giá cao và trải nghiệm phương pháp này lại có phần khá áp lực, không đạt được
đến mong muốn. Ngoài ra, một số sinh viên học nhóm dựa trên mối quan hệ bạn bè quen biết từ
trước đã tạo sự không thoải mái đối với những sinh viên thiếu mối quan hệ sẵn có. Mặc dù phương
pháp đã nhận được phần lớn sự thừa nhận về việc cải thiện hiệu suất học tập, một số ít cá nhân đã
chịu ảnh hưởng tiêu cực của phương pháp này khi họ cảm thấy không đạt được kết quả như mong
muốn, phản ánh một sự chênh lệch trong việc học tập, mức độ tiếp nhận thông tin, trực tiếp khẳng
định phương pháp học theo nhóm không phù hợp đối với tất cả sinh viên trên địa bàn khảo sát.
2. Đề xuất phương pháp học nhóm hiệu quả nhằm nâng cao hiệu suất học tập
Kết quả khảo sát đã được đi kèm với một số góp ý và đánh giá từ phía các sinh viên thuộc
nhóm đối tượng khảo sát để đảm bảo sự thành công và hiệu quả của việc học nhóm. Đầu tiên, việc
duy trì trạng thái tập trung là yếu tố quan trọng để mỗi thành viên trong nhóm có thể học tập một
cách hiệu quả, nếu một thành viên mất tập trung thì sẽ dẫn đến sự xao nhãng tâm lý đến các thành
viên còn lại. Vì vậy, muốn giữ được tinh thần tập trung cao độ, các thành viên có thể thông qua

12
việc thiết lập các quy tắc rõ ràng và tập trung vào mục tiêu học tập chung của nhóm. Thứ hai, sự
minh bạch, hỗ trợ, và cộng tác là chìa khóa để tạo ra một môi trường học nhóm tích cực. Không
thể đến tầm quan trọng của việc thấu hiểu và tôn trọng ý kiến của mỗi thành viên, kèm theo kỷ luật
và ý thức trong việc thực hiện nội quy, đảm bảo mỗi thành viên đóng góp đầy đủ và đồng đều vào
quá trình học tập. Tiếp đến, các thành viên nên đặt mục tiêu cụ thể và thống nhất thời gian, địa
điểm cho từng buổi học, với sự chuẩn bị kỹ lưỡng và quản lý thời gian này sẽ làm tăng khả năng
hiệu quả của mỗi buổi học nhóm. giúp tối ưu hóa thời gian học tập và ngăn chặn sự lạc quẻ trong
quá trình học. Cuối cùng, một số ý kiến cho rằng, việc học nhóm chỉ thật sự hiệu quả khi học trực
tiếp với nhau, điều này có thể bao gồm các bao gồm thảo luận sâu sắc về nội dung học, thực hành
các bài tập thực tế và có thể trao đổi tức thì, đảm bảo được các thành viên đều có thể cùng nhau
tích hợp kiến thức một cách chủ động.

13
PHẦN III: PHẦN KẾT LUẬN
1. Tóm tắt kết quả
Thông qua số liệu thu thập được và quá trình phân tích, sau đây là đúc kết về kết quả của
bài nghiên cứu. Thứ nhất là phương pháp học nhóm có tác động giúp cải thiện hiệu suất học tập,
tăng cường khả năng học tập và cải thiện kết quả học tập của sinh viên. Thứ hai là về mức độ ảnh
hưởng, phương pháp học nhóm có mang lại hiệu quả đối với phần lớn sinh viên chứ không hoàn
toàn có ảnh hưởng đối với tất cả sinh viên sử dụng phương pháp.
2. Ý nghĩa của bài nghiên cứu
Bài nghiên cứu nhằm giúp người đọc, đặc biệt là học sinh, sinh viên nắm bắt và hiểu rõ
về phương pháp học nhóm và hiệu quả mà phương pháp này đem lại trong quá trình học tập.
Thông qua việc tìm hiểu về cách thức hoạt động của phương pháp và biết áp dụng phương pháp
học này, mỗi cá nhân có thể tận dụng nó để cải thiện và tối ưu hóa hiệu suất học tập của bản thân
hoặc của nhóm trong tổng thể nhằm hướng tới mục tiêu phát triển bản thân. Ngoài ra, bài nghiên
cứu còn chính là tiền đề để phát triển kỹ năng làm việc nhóm của mỗi cá nhân, mở ra cơ hội cho
việc học hỏi và phát triển các kỹ năng mềm quan trọng như giao tiếp, lãnh đạo và làm việc nhóm
hiệu quả. Những kỹ năng này không chỉ có ích trong môi trường học tập mà còn trong cuộc sống
và sự nghiệp tương lai. Cuối cùng, thông qua việc nghiên cứu và chia sẻ những hiểu biết mới,
nhóm mong muốn góp phần vào việc cung cấp cái nhìn sâu sắc đối với trải nghiệm học tập của
sinh viên. Bằng cách này, hy vọng bài nghiên cứu có thể đóng góp vào sự phát triển của giáo
dục, giúp xây dựng một môi trường học tập tích cực, hỗ trợ cho sự phát triển toàn diện của học
sinh, sinh viên, từ khía cạnh kiến thức đến kỹ năng và tư duy.

14
LỜI KẾT
Trong quá trình thực hiện nghiên cứu về "Tác Động của Phương Pháp Học Nhóm Đến
Hiệu Suất Học Tập của Sinh Viên trong Môi Trường Đại Học", chúng tôi nhận thức được vai trò
quan trọng của phương pháp học nhóm trong sự phát triển trong học tập của sinh viên khi đa số
sinh viên trải qua những cải thiện tích cực về hiệu suất học tập sau khi tham gia học tập theo
nhóm, ngược lại thì không phải tất cả sinh viên đều chấp nhận phương pháp học nhóm như là lựa
chọn hiệu quả. Kết quả nghiên cứu đã đưa ra những thông tin quan trọng về cách mà phương
pháp này ảnh hưởng đến kiến thức và kỹ năng của sinh viên. Tuy nhiên, chúng tôi cũng chấp
nhận rằng nghiên cứu của chúng tôi có những hạn chế. Những giới hạn này có thể ảnh hưởng đến
tính khả quan của kết quả. Đồng thời, chúng tôi cũng nhận ra sự phức tạp và đa chiều của vấn đề,
với những yếu tố mà nghiên cứu không thể bao quát một cách toàn diện. Chúng tôi hy vọng rằng
những kết quả này sẽ là nguồn cảm hứng và là tiền đề cho các nghiên cứu sâu sắc sau này.

15
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. An, B. T. (2023, August 15). Hình thức đào tạo là gì? Các loại hình Đào tạo và các hệ đào tạo
trong Luật giáo dục Đại học? Retrieved from luatminhkhue.vn:
https://luatminhkhue.vn/hinh-thuc-dao-tao-la-gi.aspx
2. Blacasa Education. (2021, April 22). Lợi ích và nhược điểm của việc học nhóm mà bạn cần
phải biết. Retrieved from blacasa.vn: https://www.blacasa.vn/loi-ich-va-nhuoc-diem-cua-
viec-hoc-nhom
3. ICANTECH. (2023, December 6). Học nhóm là gì? Phương pháp học và làm việc nhóm hiệu
quả. Retrieved from icantech.vn: https://www.icantech.vn/kham-pha/hoc-nhom-la-gi
4. Thư viện Pháp luật. (2023, August 20). Đại học là gì? Sự khác nhau giữa đại học và trường
đại học. Retrieved from thuvienphapluat.vn: https://thuvienphapluat.vn/chinh-sach-phap-
luat-moi/vn/thoi-su-phap-luat/tu-van-phap-luat/42151/dai-hoc-la-gi-su-khac-nhau-giua-
dai-hoc-va-truong-dai-hoc
5. Xuehan Zhou, Q. L. (2023, October). The promise of using study-together groups to promote
engagement and performance in online courses: Experimental evidence on academic and
non-cognitive outcomes. Retrieved from sciencedirect.com:
https://doi.org/10.1016/j.iheduc.2023.100922

16

You might also like