You are on page 1of 17

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HIẾN


KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ

BÀI CUỐI KỲ
MÔN PHƯƠNG PHÁP HỌC ĐẠI HỌC

CÂN BẰNG GIỮA VIỆC HỌC VÀ VIỆC LÀM THÊM CỦA SINH VIÊN
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

SINH VIÊN: PHẠM ĐÌNH NHẬT PHONG


MSSV: 231A030396
GVHD: TRẦN THỊ LỢI

NĂM 2023
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ................................................................................................................................................1
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.............................................................................................................................1
2. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU..............................................................................................1
3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU.......................................................................................................................1
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU.............................................................................................2
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...............................................................................................................2
6. CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI.........................................................................................................................2

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG, Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ. .3

1.1 KHÁI NIỆM MÔI TRƯỜNG..................................................................................................................3


1.2 KHÁI NIỆM Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG.................................................................................................3
1.3 KHÁI NIỆM Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ....................................................................................................4
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ TẠI VIỆT NAM.......................5

2.1 THỰC TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TRÊN THẾ GIỚI.................................................................5


2.2 THỰC TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ TẠI VIỆT NAM............................................5
2.3 HẬU QUẢ Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ.......................................................................................................7

CHƯƠNG 3: CÁC BIỆN PHÁP VÀ ĐỀ XUẤT ĐỂ GIẢM THIỂU Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG...............9

KẾT LUẬN ..............................................................................................................................................10


TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................................................................11
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Bước vào môi trường đại học, sinh viên có nhiều thay đổi về mặt tâm sinh lý. Họ
bắt đầu tự lập hơn, có ý thức về trách nhiệm và bắt đầu quan tâm đến việc kiếm tiền để
trang trải cuộc sống. Chính vì vậy, việc làm thêm trong thời gian sinh viên đã trở thành
một xu hướng phổ biến. Việc làm thêm của sinh viên có nhiều mục đích khác nhau,
như kiếm thêm thu nhập, tích lũy kinh nghiệm, trải nghiệm cuộc sống thực tế, hòa nhập
với môi trường xã hội, rèn luyện các kỹ năng mềm như giao tiếp, thuyết trình, làm việc
nhóm,... Việc làm thêm cho sinh viên ngày càng đa dạng, phong phú với nhiều ngành
nghề, lĩnh vực khác nhau. Các đơn vị tuyển dụng cũng ưu tiên tuyển dụng sinh viên vì
đây là nguồn lao động trẻ, năng động, có tri thức và kỹ năng.
Chủ động đi làm thêm để kiếm thêm thu nhập, hỗ trợ cho kiến thức và kỹ năng là
một điều rất tốt. Tuy nhiên, khi sinh viên đi làm thêm cũng sẽ nảy sinh những mặt hạn
chế. Việc làm thêm có thể ảnh hưởng đến thời gian học tập của sinh viên, đặc biệt là
những sinh viên học các ngành học đòi hỏi nhiều thời gian nghiên cứu, học tập. Nếu
không biết cân bằng giữa việc học và làm thêm, sinh viên có thể bị sa sút về kết quả
học tập. Bên cạnh đó, việc làm thêm quá sức có thể khiến sinh viên bị căng thẳng, mệt
mỏi, ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tinh thần. Khi sinh viên tập trung quá mức
vào việc làm thêm cũng sẽ gây ra sự mất cân đối giữa hoạt động học tập và việc làm
thêm. Điều này có thể sẽ tạo ra những hệ lụy rất nặng nề cho sinh viên về sau. Vì thế,
sinh viên cần có sự định hướng đúng đắn, có sự kết hợp lí, hài hòa giữa hoạt động học
tập với việc làm thêm của sinh viên, trong đó bản thân sinh viên luôn phải là người chủ
động trong việc xác định thời gian và thời lượng làm thêm. Với đề tài “Cân bằng giữa
việc học và việc làm thêm của sinh viên tại Thành phố Hồ Chí Minh” nhằm giúp
sinh viên hiểu và tạo ra sự cân đối giữa học tập với việc làm thêm là điều vô cùng quan
trọng và cần thiết, nó vừa khắc phục những hạn chế lại phát huy được những ưu điểm
của việc làm thêm.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Tìm việc làm thêm bán thời gian khi còn đi học luôn là một đề tài thu hút được
nhiều sự quan tâm. Nhiều người cho rằng tuổi trẻ dễ thích thú với công việc mới lạ mà
quên đi trách nhiệm học hành, một số khác cho rằng tự lập tài chính sớm là tốt. Ý kiến
nào cũng được dựa trên những lý lẽ riêng không thể phủ nhận, quyết định thế nào là
phụ thuộc vào sự lựa chọn của mỗi người. Để có cái nhìn tổng quan nhất về việc làm
thêm của sinh viên, tác giả đã tiến hành nghiên cứu những đề tài liên quan đến việc làm
thêm.

1
Với trình độ là sinh viên năm nhất, lần đầu tiên được tiếp cận với bộ môn phương
pháp nghiên cứu khoa học. Trong quá trình tìm kiếm tài liệu không khỏi vấp phải
những sai lầm, các bài nghiên cứu trùng lập nhau, tác giả gặp nhiều khó khăn trong quá
trình tìm kiếm đề tài. Sau thời gian làm việc nghiêm túc và khoa học tác giả đã hoàn
thành công việc nghiên cứu. Một số bài nghiên cứu đã chứng minh được những lợi ích
thiết thực của việc làm thêm nhưng đồng thời cũng có những đánh giá chính xác các
ảnh hưởng tiêu cực mà việc làm thêm tác động đến đời sống và kết quả học tập của
sinh viên. Đồng thời, các bài nghiên cứu cũng đưa ra các giải pháp, hỗ trợ cho sinh
viên để hạn chế các tác động tiêu cực ảnh hưởng đến việc học của sinh viên.
Nguyễn Hải (2005), “Vấn dề việc làm thêm đối với sinh viên hiện nay”. Nghiên
cứu chỉ ra cho chúng ta thấy những vấn đề trong việc làm thêm của sinh viên, cho
chúng ta cái nhìn khái quát về những vấn đề lợi và hại của việc đi làm thêm
Đào Thị Hồng (2016), “Thực trạng làm thêm của sinh viên trường Đại Học Công
Nghiệp Hà Nội”. Bài nghiên cứu của nhóm sinh viên trường Đại Học Công Nghiệp Hà
Nội nêu lên những mặt lợi và hại, những vấn đề trong việc làm thêm của sinh viên Đại
Học Công Nghiệp Hà Nội gặp phải và đề ra những giải pháp nhằm khuyến khích và
quản lí việc làm thêm của sinh viên.
Closer (2021), "Thực trạng việc làm thêm của sinh viên hiện nay như thế nào?",
Closer.vn. Đây là một bài viết khá khách quan, phân tích về nguyên nhân dẫn đến việc
tham gia làm thêm ngày càng tăng ở sinh viên, sinh viên đượcvà mất gì khi đi làm
thêm, đi làm thêm có nên hay không đối với sinh viên (đượckhảo sát từ một số phụ
huynh sinh viên, những người đã đi làm,...)
Nguyễn Thị Mai và Đỗ Thị Mẫn (2021), “Giải pháp tăng sự cân đối giữa học tập
với việc làm thêm của sinh viên trường Đại Học Hồng Đức” cũng đã chỉ ra những lợi
ích và hạn chế của việc làm thêm tác động đến việc học của sinh viên trường Đại Học
Hồng Đức, đồng thời các tác giả cũng đề xuất một số giải pháp để cân bằng giữa việc
học và việc làm thêm.
Như vậy, những bài viết, đề tài trên đã đề cập đến nhiều khía cạnh đáng quan tâm
của thực trạng đi làm thêm ở sinh viên trong thời buổi hiện nay chứ chưa đi sâu vào
đánh giá riêng đối với những khu Thành phố Hồ Chí Minh. Thành phố Hồ Chí Minh
hiện nay đang cần một lượng lớn lao động bán thời gian, tạo ra nhiều việc làm thêm
cho sinh viên trên toàn địa bàn nói chung cũng như sinh viên Đại Học Văn Hiến nói
riêng. Vì vậy, tác giả chọn đề tài “Cân bằng giữa việc học và việc làm thêm của sinh
viên tại Thành phố Hồ Chí Minh”.
3. Mục tiêu nghiên cứu

2
Đưa ra cái nhìn tổng quát về những vấn đề của sinh viên khi đi làm thêm.
Chỉ ra những tác động tích cực cũng như hạn chế của việc đi làm thêm đến việc
học tập, giúp sinh viên có những quyết định và định hướng đúng đắn.
Đưa ra kết luận và giải pháp cần thiết giúp nâng cao nhận thức, cải thiện những
mặt hạn chế của sinh viên khi đi làm thêm, giúp sinh viên cân bằng giữa việc học và
việc làm thêm.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của tiểu luận bao gồm các lý thuyết về khái niệm việc làm
thêm, kết quả học tập; số liệu, dẫn liệu, các thông tin liên quan của báo chí, các cơ
quan truyền thông, các bài nghiên cứu vấn đề làm thêm của sinh viên, ...
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Thời gian: Đề tài nghiên cứu vấn đề “cân bằng giữa việc học và việc làm thêm”
trong đó các số liệu, dữ kiện được tìm hiểu nằm trong khoảng thời gian giới hạn từ
2000 đến nay.
Không gian: Địa bàn nghiên cứu của đề tài bao gồm sinh viên các trường tại TP.
Hồ Chí Minh.
Nội dung: Nhu cầu việc làm thêm của sinh viên, những hiện trạng, lợi ích, thách
thức khi đi làm thêm, những nhân tố của việc đi làm thêm ảnh hưởng đến kết quả học
tập của sinh viên và giải pháp cân đối giữa việc học và việc làm thêm.
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Dùng các phương pháp thu thập thông tin và
tổng hợp kiến thức qua các bài báo, các bài nghiên cứu, …
Phương pháp quan sát thực tiễn: Tiến hành quan sát trong phạm vi đất nước để
thu thập thông tin về thực trạng của việc làm thêm và kết quả học tập của sinh viên. Từ
đó có cơ sở để đưa ra những phân tích ưu nhược điểm, đề xuất giải pháp cân đối giữa
việc học và việc làm thêm.
Phương pháp phân tích, tổng hợp: Từ số liệu, thông tin thu thập được tiến hành
phân tích. Từ kết quả đó, dùng phương pháp tổng hợp để kết hợp chúng lại với nhau.
6. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận thì bài viết được bố cục làm ba chương chính:
 Chương 1: Cơ sở lí luận

3
 Chương 2: Hiện trạng đi làm thêm của sinh viên
 Chương 3: Những giải pháp cho sinh viên cân bằng giữa việc học và việc
đi làm thêm

4
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1 Khái niệm việc làm thêm


Việc làm thêm: Theo Từ điển Bách khoa, thực chất việc làm thêm là một định
nghĩa nhằm mô tả hay diễn đạt một công việc mang tính chất không chính thức, không
thường xuyên, không cố định, không ổn định bên cạnh một công việc chính thức.
Theo nghĩa rộng, môi trường là tất cả các yếu tố tự nhiên và xã hội cấp thiết cho
sự sinh sống, cho công cuộc sản xuất của con người, như tài nguyên thiên nhiên, đất,
không khí, ánh sáng, nước, cảnh quan, các quan hệ xã hội...
Mỗi một loại môi trường điều có đặc điểm cấu trúc, thành phần riêng. Trong hàng
loạt thành phần môi trường có một số thành phần đủ điều kiện để được xem như là một
môi trường hoàn chỉnh, do đó những thành phần này được gọi là “Môi trường thành
phần”. Các môi trường thành phần hiện nay gồm:
 Môi trường đất: Gồm các vật chất vô cơ, hữu cơ cũng như các quá trình
phát sinh, phát triển của đất ở một khu vực nào đó. Mặc dù là một thành
phần sinh thái chung nhưng đất cũng có đầy đủ thành phần và tư cách là
một môi trường sống nên được gọi là “môi trường thành phần đất”.
 Môi trường nước nước: Từ môi trường vi mô như một giọt nước cho đến
phạm vi vĩ mô như: ao, hồ, sông, đại dương… Trong đó có đầy đủ thành
phần loài động vật thủy sinh, vật chất vô cơ, hữu cơ, …
 Môi trường không khí: Bao gồm các tầng khí quyển, các dạng vật chất, các
hạt vô cơ, hữu cơ, nham thạch, vi sinh vật, …

1.2 Khái niệm ô nhiễm môi trường


Ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường tự nhiên đã bị nhiễm bẩn. Đồng
thời, các thành phần hóa học trong môi trường nước, môi trường đất và các tính chất
vật lý, sinh học, hóa học của môi trường cũng bị thay đổi. Từ đó gây tổn hại tới sức
khỏe con người, môi trường và sinh vật. Tất cả các dạng ô nhiễm môi trường phần lớn
là do con người gây nên. Ngoài ra, ô nhiễm còn do một số hoạt động từ tự nhiên khác
có tác động tới môi trường theo hướng tiêu cực. Vấn đề nguyên nhân biến đổi khí hậu
ở Việt Nam đang rất được quan tâm. (Bùi Tuấn An, 2023)
Theo khoản 6 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường năm 2005: “Ô nhiễm môi trường là
sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với tiêu chuẩn môi trường,
gây ảnh hưởng xấu đến con người, sinh vật”.
5
Trong cuộc sống không ngừng phát triển hiện nay, vấn đề ô nhiễm môi trường
đang trở thành vấn đề nhức nhối đối với toàn xã hội. Không riêng gì Việt Nam, tại mỗi
quốc gia, mỗi nước, mỗi địa phương đều xảy ra tình trạng ô nhiễm. Ô nhiễm môi
trường có nhiều loại, như là ô nhiễm không khí, ô nhiễm tiếng ồn, ô nhiễm môi trường
nước, ô nhiễm biển, ...

1.3 Khái niệm ô nhiễm không khí


Ô nhiễm không khí là khái niệm về sự thay đổi, biến đổi lớn trong thành phần của
không khí. Sự xuất hiện nhiều khói, bụi bẩn, hơi hoặc các loại khí lạ là nguyễn nhân
dẫn đến sự thay đổi này. Ô nhiễm không khí có thể tỏa mùi, làm giảm tầm nhìn, làm
cho khí hậu bị biến đổi, gây ra bệnh cho con người, các loại động thực vật, thậm chí
việc này còn làm hư hỏng môi trường tự nhiên. (Anh Thật, 2023)
Ô nhiễm không khí bắt nguồn từ rất nhiều các nguyên nhân khác nhau, tiêu biểu
như là do hoạt động sản xuất của con người, phương tiện giao thông, hoạt động thu
gom xử lý rác thải, ... Ngoài ra nó cũng còn bắt nguồn từ một số nguyên nhân đến từ tự
nhiên như là cháy rừng, núi lửa phun trào, lốc xoáy, ...

6
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ TẠI
VIỆT NAM

2.1 Thực trạng ô nhiễm môi trường trên thế giới


Thế giới ngày nay đang phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm không khí nghiêm
trọng. Hàng năm, 6,7 triệu người chết do ô nhiễm không khí, với gần 2/3 số ca tử vong
sớm do bụi mịn gây ra.
Theo tạp chí Lancet Planetary Health, khoảng 99,82% diện tích đất trên toàn cầu
bị bao phủ bởi lớp bụi mịn PM2.5 – là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh ung
thư phổi và bệnh tim – vượt mức an toàn mà Tổ chức Y tế Thế giới đưa ra và chỉ
0,001% dân số thế giới hít thở bầu không khí được coi là chấp nhận được.
Một nghiên cứu mới của các nhà khoa học Úc và Trung Quốc cho biết tình trạng
ô nhiễm không khí ở tất cả mọi nơi trên trái đất đều ở mức báo động.
Ông Guo và các thành viên đã tiến hành các phép đo ô nhiễm không khí trên mặt
đất, và nghiên cứu cũng cho thấy mức độ của các hạt ô nhiễm thay đổi như thế nào tùy
theo mùa, phản ánh các hoạt động của con người làm tăng tốc độ ô nhiễm không khí.
Ví dụ, vùng đông bắc Trung Quốc và bắc Ấn Độ đã ghi nhận nồng độ PM 2,5 cao hơn
từ tháng 12/2022 đến tháng 2/2023, có thể là do việc tăng cường sử dụng các máy phát
nhiệt đốt nhiên liệu hóa thạch trong những tháng mùa đông. (Tùng Lâm, 2023)
Thành phố Jakarta của Indonesia liên tục đứng trong danh sách 10 thành phố ô
nhiễm không khí nhất toàn cầu kể từ tháng 5. Người dân Jakarta những ngày qua đều
cảm thấy ngộp thở vì khói mù dày đặc bao phủ thành phố, họ lại đeo khẩu trang trở lại,
nhưng không phải vì dịch bệnh, mà vì ô nhiễm không khí. Trong vài ngày qua, chất
lượng không khí tại Jakarta được đánh giá là “không tốt cho sức khỏe”. (Chuyển động
24h, 2023)

2.2 Thực trạng ô nhiễm môi trường không khí tại Việt Nam
Vấn đề ô nhiễm không khí luôn được đặt lên hàng đầu khi những chỉ số đang ở
mức báo động tại Việt Nam. Việt Nam là quốc gia xếp từ 36 trên tổng số 177 quốc gia
có chỉ số ô nhiễm cao nhất toàn cầu. Có thể nói, đây là một báo động không hề nhỏ
đang đe dọa tới đời sống của con người.
Theo báo cáo về Hiện trạng bụi PM2.5 tại Việt Nam năm 2021 (hoàn thiện vào
năm 2022), thì khu vực có nồng độ bụi mịn PM2.5 cao tập trung tại các khu vực đồng

7
bằng sông Hồng (trong đó, tập trung ở Thủ đô Hà Nội và các tỉnh lân cận). Nồng độ
PM2.5 tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh cũng đều ở mức báo động.
Theo chỉ số đo lường ô nhiễm không khí tại Việt Nam, Hà Nội đang đứng đầu với
chỉ số AQI trung bình là 202, Bắc Ninh là 171, TP Hồ Chí Minh là 161, Thái Nguyên
là 153… và các tỉnh thành khác.
Theo báo cáo hiện trạng môi trường giai đoạn 2016-2020, nước ta ghi nhận hơn
20.000 bệnh nhân mắc ung thư phổi, và có tới 17.000 người tử vong. (Tran Ai, 2023)
Theo báo cáo của Cơ quan năng lượng quốc tế (IEA), giao thông vận tải đóng góp
24.34% lượng khí thải carbon mỗi năm. Xét riêng lĩnh vực giao thông vận tải, các loại
ô tô hạng nhẹ, ô tô tải và ô tô bus lần lượt chiếm 44%, 27% và 6% lượng khí thải
carbon mỗi năm. Các phương tiện giao thông cơ giới sử dụng nhiên liệu hóa thạch như
xăng và dầu diesel, quá trình đốt cháy nhiên liệu dẫn tới phát sinh nhiều loại khí thải
như SO2, NO2, CO, bụi (TSP, PM10, PM2.5); thậm chí rò rỉ, bốc hơi nhiên liệu khi
vận hành phát sinh VOC, Benzen, Toluen... (Hồng Tú, 2023)
Đến năm 2022, toàn quốc có tổng số xe ô tô là khoảng 4,9 triệu và khoảng 48
triệu xe máy đang lưu hành. Theo thống kê của Sở Giao thông vận tải, địa bàn Thủ đô
Hà Nội có 7.784.657 phương tiện giao thông (ôtô 1.056.423, xe máy 6.545.317, xe
máy điện 182.917), chưa kể khoảng 1,2 triệu phương tiện từ các tỉnh, thành tham gia
giao thông tại Thủ đô. (Hồng Tú, 2023)
Thành phố Hồ Chí Minh đang quản lý hơn 8,7 triệu phương tiện, trong đó có hơn
865.000 xe ô tô và hơn 7,8 triệu xe mô tô. So với cùng kỳ năm 2021, tổng số phương
tiện đang quản lý tăng 3,13%, trong đó ô tô tăng 7,29%, mô tô tăng 2,70%, chưa tính
đến các phương tiện giao thông của người dân từ các địa phương khác đi qua. Trong số
các phương tiện đang lưu hành, nhiều phương tiện cũ không đảm bảo tiêu chuẩn khí
thải, niên hạn để lưu thông trong thành phố, nhiều xe qua nhiều năm sử dụng và không
thường xuyên bảo dưỡng nên hiệu quả sử dụng nhiên liệu thấp, nồng độ chất độc hại và
bụi trong khí thải cao. Đây là một trong những nguyên nhân của vấn đề ô nhiễm không
khí tại các thành phố lớn ở Việt Nam, đặc biệt là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh
thời gian gần đây ngày càng gia tăng. (Hồng Tú, 2023)
Bên cạnh nguyên nhân do tác động từ các phương tiện giao thông, tại nước ta ô
nhiễm bụi chịu tác động rõ rệt bởi các yếu tố khí hậu tạo nên quy luật diễn biến chất
lượng không khí theo các mùa trong năm và theo giờ trong ngày. Nếu không sớm cải
thiện thì sẽ là hệ lụy lâu dài đối với thế hệ con cháu như sức khỏe giảm đi, gánh nặng
về y tế, tuổi thọ, …

8
Theo TS. Hoàng Dương Tùng – Chủ tịch Mạng lưới không khí sạch Việt Nam,
“Bên cạnh đó, các yếu tố từ nguồn giao thông, xây dựng, sản xuất công nghiệp, làng
nghề và các hoạt động dân sinh không phát tán được mà đọng lại ở khu vực gần mặt
đất, gây ô nhiễm nghiêm trọng… cũng chính là nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm không
khí. Tình trạng ô nhiễm bụi mịn trong thành phố cao hơn vùng ngoại ô phần lớn là do
lượng phương tiện đi lại lớn hơn rất nhiều. Thành phố càng phát triển, công trình xây
dựng, các khu công nghiệp, nhà máy càng mọc lên không ngừng. Các loại vật liệu như
xi măng, đất, cát, phế liệu, khí thải… đặc biệt ý thức bảo vệ môi trường của nhiều
người dân vẫn chưa tốt, đều góp phần không nhỏ làm tăng tỷ lệ bụi mịn, gây ô nhiễm
trong thành phố” (Quang Huy, 2023)
Báo cáo kinh tế năm 2020 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy, giai đoạn 2016 -
2020 sản xuất công nghiệp chiếm hơn 30% GDP quốc gia, liên tục tăng trưởng với tốc
độ bình quân 8,2% năm. Tính đến cuối năm 2020 trên phạm vi toàn quốc có 369 khu
công nghiệp, tổng diện tích chiếm khoảng 114.000 ha, trong đó có 284 khu công
nghiệp đã đi vào hoạt động, tăng 72 khu công nghiệp so với năm 2015; Có 698 cụm
công nghiệp đã đi vào hoạt động với tổng diện tích chiếm khoảng 22.000 ha. Việc tăng
nhanh các dự án đầu tư nước ngoài tại khu công nghiệp tiềm ẩn khả năng gây ô nhiễm
môi trường. (Quang Huy, 2023)
Ngoài ô nhiễm không khí bên ngoài, ô nhiễm còn do rác thải, khói thải từ các hộ
gia đình. Hiện nay, vẫn còn một bộ phận người dân thiếu ý thức trong việc giữ gìn vệ
sinh môi trường, thường xuyên có các hoạt động xả rác bừa bãi ra không đúng nơi quy
định, không phân loại rác thải…. khiến rác thải không được tập kết và xử lý đúng như
quy định, tạo ra cho mùi hôi khó chịu phát tán ra và là môi trường lý tưởng sản sinh vi
khuẩn, virus, nấm mốc gây hại. Bên cạnh đó, các phương pháp xử lý rác thải ở nước ta
vẫn còn thủ công (đốt rác) cũng làm cho không khí trở nên ô nhiễm trầm trọng hơn.

2.3 Hậu quả ô nhiễm không khí


2.3.1 Đối với con người
Ô nhiễm không khí đang trở thành một vấn đề toàn cầu, gây ra những hậu quả
nghiêm trọng cho sức khỏe con người và môi trường sống.
Một trong những hậu quả đáng lo ngại nhất của ô nhiễm không khí là tác động
tiêu cực đến sức khỏe con người. Các chất ô nhiễm không khí như bụi mịn PM2.5 và
PM10, khí SO2, NO2, CO và O3 có thể thâm nhập sâu vào phổi và hệ thống hô hấp,
gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như viêm phổi, hen suyễn, bệnh tim mạch và
thậm chí là ung thư phổi.

9
2.3.2 Đối với động vật
Ô nhiễm không khí không chỉ gây hậu quả nghiêm trọng cho con người mà còn
gây nên ảnh hưởng to lớn đến động vật.
Các chất ô nhiễm không khí như bụi mịn PM2.5, khí SO2, NO2, CO và O3 có thể
gây ra các vấn đề sức khỏe cho động vật, bao gồm viêm phổi, bệnh tim mạch và thậm
chí là ung thư. Động vật hoang dã, đặc biệt là các loài chim và động vật có vú nhỏ, rất
dễ bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm không khí do họ phải hít thở không khí ô nhiễm.
2.3.3 Đối với thực vật
Tác hại của ô nhiễm không khí không chỉ dừng lại ở con người hay động vật, mà
ngay cả các loại thực vật và hệ sinh thái tự nhiên cũng bị ảnh hưởng trầm trọng.
Các chất ô nhiễm không khí như carbon dioxide hay bụi mịn PM2.5 đều có thể
gây ra các vấn đề cho thực vật, bao gồm việc làm giảm sự phát triển, làm giảm năng
suất và thậm chí làm chết cây. Các loài cây nhạy cảm như cây thông và cây sồi đặc biệt
dễ bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm không khí. Ngoài ra, nó có thể làm thay đổi cấu trúc và
chức năng của các hệ sinh thái, làm giảm chất lượng môi trường sống của thực vật và
ảnh hưởng đến sự tồn tại của chúng.
2.3.4 Đối với nền kinh tế
Ô nhiễm không khí là một vấn đề môi trường nghiêm trọng, gây ra những hậu
quả nặng nề về sức khỏe con người và nền kinh tế.
Về mặt kinh tế, ô nhiễm không khí gây ra những thiệt hại lớn về chi phí y tế, mất
mát năng suất lao động và giảm giá trị bất động sản.
Chi phí y tế là một trong những hậu quả kinh tế lớn nhất của ô nhiễm không khí.
Các bệnh lý hô hấp, tim mạch và ung thư do ô nhiễm không khí gây ra tốn kém rất
nhiều cho việc điều trị. Theo ước tính của Ngân hàng Thế giới, ô nhiễm không khí gây
ra thiệt hại kinh tế toàn cầu khoảng 225 tỷ USD mỗi năm, trong đó chi phí y tế chiếm
khoảng 100 tỷ USD. (Chi Mai, 2019)
Ô nhiễm không khí còn gây ra mất mát năng suất lao động. Người lao động mắc
bệnh do ô nhiễm không khí sẽ phải nghỉ làm, dẫn đến giảm năng suất lao động và tăng
chi phí cho các doanh nghiệp. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, ô nhiễm không khí gây ra
thiệt hại kinh tế khoảng 1,5% GDP của các quốc gia đang phát triển.
Ngoài ra, ô nhiễm không khí còn ảnh hưởng đến giá trị của bất động sản. Khu
vực có chất lượng không khí kém thường có giá trị bất động sản thấp hơn so với khu
vực có chất lượng không khí tốt. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến người dân sống
trong khu vực mà còn làm giảm thu nhập từ thuế bất động sản cho chính phủ.

10
Tóm lại, ô nhiễm không khí là một vấn đề nghiêm trọng, gây ra những thiệt hại
nặng nề về sức khỏe con người và nền kinh tế. Để giảm thiểu ô nhiễm không khí, cần
có sự chung tay của toàn xã hội, từ các cơ quan chính phủ, doanh nghiệp đến người
dân.

11
CHƯƠNG 3: CÁC BIỆN PHÁP VÀ ĐỀ XUẤT ĐỂ GIẢM THIỂU Ô NHIỄM
MÔI TRƯỜNG
Trước tình hình ô nhiễm môi trường không khí ngày càng trầm trọng đang diễn
ra, mỗi chúng ta cần phải hành động để bảo vệ sức khỏe cũng như bảo vệ sự sống trên
trái đất nói chung và Việt Nam nói riêng.
Cải thiện thói quen sinh hoạt là biện pháp khắc phục ô nhiễm không khí hiệu quả
nhất. Mỗi người cần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, từ những hành động nhỏ nhất
trong cuộc sống hàng ngày, như: xử lý rác thải đúng cách, không đốt rác bừa bãi, thay
thế các nhiên liệu đốt từ than, củi, gas sang các thiết bị điện hiện đại, tắt các thiết bị
điện không cần thiết, sử dụng phương tiện công cộng cho việc di chuyển.
Xử lý khí thải công nghiệp đúng quy định: Để có thể khắc phục ô nhiễm môi
trường trong quá trình sản xuất, các doanh nghiệp phải tuân thủ những quy định về xử
lý và đưa chất thải ra môi trường. Thay thế những loại máy móc lạc hậu bằng các dây
chuyền sản xuất hiện đại và tiên tiến.
Biện pháp khắc phục ô nhiễm không khí hiệu quả và an toàn nhất hiện nay là
dùng hệ thống máy móc, công nghệ hiện đại và công nghệ sinh học để lọc và làm sạch
không khí.
Giảm thiểu việc xây dựng các khu công nghiệp khu chế xuất trong thành phố, chỉ
giữ lại các xí nghiệp phục vụ trực tiếp cho nhu cầu sinh hoạt của người dân. Khuyến
khích người dân đi lại bằng các phương tiện công cộng để giảm thiểu ùn tắc và phương
tiện tham gia giao thông, qua đó làm giảm mật độ khói bụi và các chất thải do quá trình
đốt cháy nhiên liệu xăng dầu trong không khí, nhất là vào giờ cao điểm.
Tạo ra các diện tích cây xanh rộng lớn trong thành phố, thiết lập các dải cây xanh
nối liền các khu vực khác nhau của thành phố, nhất là các khu vực, tuyến phố có nhiều
phương tiện qua lại và hay xảy ra tình trạng ùn tắc.
Để giải quyết tình trạng ô nhiễm không khí ở Việt Nam hiện nay thì việc tham gia
của chính quyền cũng rất quan trọng. Các cấp chính quyền cần hoàn thiện hệ thống
chính sách và các quy định pháp luật để quản lý chất lượng môi trường không khí;
nâng cao hiệu quả làm việc của bộ máy quản lý môi trường không khí ở Trung ương và
các địa phương; tăng cường kiểm soát, kiểm tra nguồn thải từ các phương tiện giao
thông cơ giới. Tập trung kiểm soát, kiểm tra và xử lý nghiêm ngặt các nguồn thải ô
nhiễm bụi phát sinh từ các hoạt động xây dựng mới và sửa chữa các công trình nhà
cửa, hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị, nguồn thải công nghiệp,… Có các hoạt động

12
tuyên truyền, giáo dục người dân giữ gìn vệ sinh đường phố, không xả rác ra đường,
cống, rãnh, …

13
KẾT LUẬN
Qua kết quả phân tích và tìm hiểu về thực trạng ô nhiễm không khí và ô nhiễm
nước tại Việt Nam, tác giả đã phần nào cho thấy được thực trạng cũng như những tác
nhân và hậu quả của hai loại ô nhiễm trên. Thực trạng ấy đang là một vấn đề nan giải
không chỉ của chính quyền và người dân ở thành phố mà còn trên cả nước. Chính vì
vậy, trong bài tiểu luận này, nhóm đã đưa ra một số giải pháp dựa vào thực trạng hiện
nay. Tuy nhiên có thể một số giải pháp đã được áp dụng, và những giải pháp của nhóm
chưa phải là hiệu quả nhất. Nhưng hy vọng rằng với những phân tích về thực trạng
cũng như những giải pháp mà nhóm đề xuất góp phần cải thiện được vấn đề ô nhiễm
môi trường tại Việt Nam cũng như những địa phương khác trên cả nước. Đặc biệt,
thông qua đề tài này, tác giả muốn nhắn gửi đến mỗi người dân việc bảo vệ môi trường
không phải là nhiệm vụ của mỗi Chính phủ mà cần có sự tham gia, họp sức của tất cả
mọi người bởi “Môi Trường Là Cuộc Sống – Cuộc Sống Là Môi Trường”.

14
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tùng Lâm. (2023). Cảnh báo ô nhiễm không khí nghiêm trọng ở châu Á. Được
truy lục từ Kinh Tế Đô Thị: https://kinhtedothi.vn/canh-bao-o-nhiem-khong-khi-
nghiem-trong-o-chau-a.html
2. Bùi Tuấn An. (2023). Ô nhiễm môi trường là gì? Dấu hiệu, nguyên nhân và
cách khắc phục. Được truy lục từ Luật Minh Khuê: https://luatminhkhue.vn/o-
nhiem-moi-truong-la-gi.aspx
3. Anh Thật. (2023). Hậu quả của ô nhiễm không khí nghiêm trọng như thế nào?
Được truy lục từ Hakawa: https://hakawa.vn/blogs/cam-nang/hau-qua-cua-o-
nhiem-khong-khi-nghiem-trong-nhu-the-nao
4. Chuyển động 24h. (2023). Ô nhiễm không khí - Tác nhân gây ra gần 7 triệu ca
tử vong mỗi năm. Được truy lục từ vtv.vn: https://vtv.vn/the-gioi/o-nhiem-
khong-khi-tac-nhan-gay-ra-gan-7-trieu-ca-tu-vong-moi-nam-
20230907120157169.htm
5. Tran Ai. (2023). Thực trạng ô nhiễm không khí tại Việt Nam, giải pháp tối ưu.
Được truy lục từ Quạt công nghiệp - Số 1 Việt Nam:
https://quatcongnghiepsaigon.vn/thuc-trang-o-nhiem-khong-khi-viet-nam.html
6. Hồng Tú. (2023). Giảm thiểu ô nhiễm không khí ở Việt Nam - Bài 1: Thực trạng
đến hẹn lại lên. Được truy lục từ Tạp chí Điện tử Môi trường và Cuộc sống:
https://moitruong.net.vn/giam-thieu-o-nhiem-khong-khi-o-viet-nam-bai-1-thuc-
trang-den-hen-lai-len-67457.html
7. Quang Huy. (2023). Ô nhiễm không khí và những đô thị ngột ngạt trong khói
bụi. Được truy lục từ VOV.VN: https://vov.vn/emagazine/o-nhiem-khong-khi-
va-nhung-do-thi-ngot-ngat-trong-khoi-bui-987709.vov
8. Chi Mai. (2019). Thiệt hại về kinh tế và sức khỏe do ô nhiễm không khí. Được
truy lục từ Bộ tài nguyên và môi trường: https://monre.gov.vn/Pages/thiet-hai-
ve-kinh-te-va-suc-khoe-do-o-nhiem-khong-khi.aspx

15

You might also like