You are on page 1of 3

Ảnh hưởng tích cực:

Việc làm thêm có thể có ảnh hưởng tích cực đối với hoạt động học tập của sinh viên, đặc biệt
là khi lượng thời gian dành cho làm thêm được duy trì ở mức hợp lý (thường dưới 15 giờ mỗi
tuần). Việc này có thể góp phần nâng cao năng lực và kết quả học tập của sinh viên, giúp họ
đạt điểm cao và hoàn thành chương trình học tại trường. (Horn & Berkhold, 1998; King,
2002; Manthei & Gilmore, 2005; Nên, 2019). Nghiên cứu cũng cho thấy rằng sinh viên có
thể quản lý thời gian và có cơ hội việc làm sau khi ra trường khi họ kết hợp việc làm thêm
với việc học. Đặc biệt, việc lựa chọn công việc để làm thêm rất quan trọng vì có liên quan
đến chuyên ngành cũng tác động tích cực đối với quá trình học tập của sinh viên (Sorensen &
Winn, 1993; Nên, 2019). (N.T.A.Thư & T.T.N.Điệp, 2022)
Ảnh hưởng tiêu cực:
Cũng có nghiên cứu cho thấy việc làm thêm có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả học
tập của sinh viên (Wang et al., 2010).. Các biểu hiện của ảnh hưởng này có thể làm cho thời
gian cho học tập ít hơn (Tam Oi & Morrison, 2005), đi học trễ (Curtis, 2007), vắng học (Ford
& Bosworth, 1995), thiếu sự tập trung trong quá trình học tập (Watts & Pickering, 2000), và
ít sử vào thư viện, phòng máy tính (Metcalf, 2003), dẫn đến điểm số thấp (Singh, 1998).
Những thách thức này có thể phát sinh khi sinh viên phải phân chia thời gian và tinh thần
giữa công việc làm thêm và các hoạt động học tập, gây ra mất cân bằng và ảnh hưởng đến
hiệu suất học tập của họ. (N.T.A.Thư & T.T.N.Điệp, 2022)
Việc làm thêm có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đáng kể đến hoạt động học tập của sinh viên
thông qua nhiều cách khác nhau. Đầu tiên, lịch học không đảm bảo và giảm thời gian học
trên lớp có thể xảy ra khi sinh viên phải đi làm thêm, làm cho họ không thể tham gia vào các
hoạt động học tập định kỳ. Thứ hai, việc làm thêm cũng có thể dẫn đến giảm thời gian tự học
và thiếu thời gian để học bài, khiến cho sinh viên không đủ thời gian để tiếp thu và nắm vững
kiến thức. Thứ ba, việc làm thêm cũng có thể làm phân tâm sinh viên, khi họ phải chia sẻ
năng lượng và tâm trí giữa công việc và học tập. (N.T.A.Thư & T.T.N.Điệp, 2022)
Do đó nhóm chúng em muốn tìm hiểu theo một hướng mới về sự phản ánh xu hướng hiện
đại: Đề cập đến ảnh hưởng của công nghệ và môi trường làm việc mới như làm việc từ xa,
môi trường làm việc, thời gian làm việc linh hoạt phù hợp với sinh viên và cách mà những
yếu tố này ảnh hưởng đến việc làm thêm và học tập của sinh viên.
2. Xử lý dữ liệu
• Mục tiêu 1:
Sử dụng hình thức thống kê mô tả số liệu: độ tính tuổi trung bình của mẫu, tính phần trăm,
tính toán số lượng nam nữ trong những cá nhân được lựa chọn làm mẫu.
Sử dụng phương pháp so sánh trung bình t-test: so sánh các nhóm trong mẫu như là nam/nữ,
đi làm/đi học.
• Mục tiêu 2:
Sử dụng thống kê mô tả để xác định những hậu quả, hạn chế và môi trường đi làm thêm của
sinh viên cao đẳng trường FPT.
• Mục tiêu 3:
Sử dụng thống kê mô tả: tính phần trăm xảy ra các vấn đề khi đi làm, thống kê những vấn đề
có thể xảy ra.
Sử dụng so sánh t-test: so sánh những vấn đề có thể xảy ra giữa người đi học & đi làm thêm.
• Mục tiêu 4:
Sử dụng việc kết hợp giữa phương pháp nghiên cứu lý thuyết và phép suy luận logic để rút ra
những nguyên nhân đi làm thêm của sinh viên cao đẳng trường FPT. Từ đó đưa ra giải pháp
giúp sinh viên giảm thiểu và hạn chế đi làm thêm.
CẤU TRÚC DỰ KIẾN CỦA LUẬN VĂN
Chương 1: Cơ sở lý luận của đề tài
Đề tài “Khảo sát việc đi làm thêm ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên” có thể dựa
theo nhiều nội dung và khái niệm, bao gồm lý thuyết cân bằng công việc – học tập, quản lý
thời gian, tài chính và áp lực, stress và tâm lý, cũng như hỗ trợ xã hội. Bằng cách áp dụng các
lý thuyết này, nghiên cứu có thể phân tích sâu hơn về ảnh hưởng của việc đi làm thêm đối với
hiệu suất học tập của sinh viên và đưa ra biện pháp thay đổi phù hợp.
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu bao gồm thống kê dữ liệu từ cuộc khảo sát, phỏng vấn và khảo sát ý
kiến của sinh viên, cùng việc lập biểu đồ để đánh giá mối liên quan giữa việc đi làm thêm và
kết quả học tập.
Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Thông qua phân tích thực trạng chủ điểm và kết quả nghiên cứu, đề tài này cung cấp cái nhìn
sâu sắc về mối liên quan giữa việc đi làm thêm và kết quả học tập của sinh viên. Thảo luận về
kết quả nghiên cứu so sánh với các nghiên cứu trước đó, chỉ ra các điểm tương đồng và khác
biệt, đồng thời đề xuất các giải pháp và hướng nghiên cứu tiếp theo để cải thiện tình hình này.
Chương 4: Kết luận và kiến nghị
Tóm tắt các kết quả chính về mối liên quan giữa việc đi làm thêm và kết quả học tập của sinh
viên. Đồng thời, dựa trên những phát hiện này, đề xuất các giải pháp cụ thể như cung cấp hỗ
trợ tài chính và chính sách linh hoạt cho việc làm thêm. Đẩy mạnh cho các nghiên cứu tương
lai bao gồm việc tiếp tục nghiên cứu về ảnh hưởng của các yếu tố khác như hỗ trợ xã hội và
môi trường làm việc. Kết luận nhấn mạnh vào tầm quan trọng của việc áp dụng các giải pháp
này để cải thiện tình hình cho sinh viên và kêu gọi sự hỗ trợ từ các bên liên quan.

You might also like