You are on page 1of 11

Bài nghiên cứu

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÀI LÒNG TRONG CÔNG VIỆC
KHI ĐI LÀM THÊM CỦA SINH VIÊN UEH

Tóm tắt: Sự hài lòng trong công việc chính là thước đo mức độ hài lòng của sinh viên đối
với công việc làm thêm. Nghiên cứu này đã được thực hiện nhằm mục đích phân tích các yếu
tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc khi đi làm thêm của sinh viên UEH. Phương
pháp phân tích số liệu được thực hiện để kiểm định mô hình nghiên cứu. Dữ liệu được thu
thập qua 205 câu trả lời của sinh viên khóa 45, 46, 47, 48 trường Đại học UEH ở Thành phố
Hồ Chí Minh. Phân tích và đưa ra kết quả nghiên cứu, nhận thấy rằng có sự hài lòng trong
công việc khi đi làm thêm của sinh viên UEH bị tác động bởi 6 yếu tố. Cụ thể là các yếu tố
sau: Tiền công, Người quản lí, Đồng nghiệp, Môi trường làm việc, Điều kiện làm việc, Sự hài
lòng trong công việc. “Tiền công” trở thành yếu tố có sức ảnh hưởng rõ rệt nhất trong 6 yếu
tố trên. Bên cạnh đó, các yếu tố còn lại cũng không kém phần tác động đến sự hài lòng của
sinh viên. Từ đó, nghiên cứu này đã đưa ra gợi ý nhằm giúp những doanh nghiệp, những nhà
quản trị có cái nhìn cụ thể đối với cách sinh viên suy nghĩ, đưa ra quan điểm cá nhân về việc
làm thêm. Sau đó, có thể đưa ra giải pháp điều chỉnh và cải thiện các yếu tố liên quan đến
việc làm, giúp thu hút nhân lực và tăng năng suất cho doanh nghiệp.
Từ khóa: Tiền công, Người quản lí, Đồng nghiệp, Môi trường làm việc, Điều kiện làm việc,
Sự hài lòng trong công việc.

RESEARCHING FACTORS AFFECTING JOB SATISFACTION WHEN WORKING


PART - TIME OF UEH UNIVERSITY STUDENTS
Abstract:
Job satisfaction is a measure of students' satisfaction with part-time jobs. This study was
carried out for the purpose of analyzing the factors affecting the job satisfaction when taking
part-time jobs of UEH students. Data analysis method was performed to test the research
model. Data was collected through 205 responses from students of courses 45, 46, 47, 48 of
UEH University in Ho Chi Minh City. Analyzing and presenting research results, it was
found that UEH students' job satisfaction when working part-time is affected by 6 factors.
Specifically, the following factors: Wages, Managers, Colleagues, Working environment,
Working conditions, Job satisfaction. “Wages” became the most influential factor among the
above six factors. Besides, the remaining factors also have an impact on student satisfaction.
Since then, this study has made suggestions to help businesses and administrators have a
specific view of how students think and give their personal views on part-time jobs. Then,
solutions can be given to adjust and improve employment-related factors, helping to attract
human resources and increase productivity for businesses.
Keywords: Wages, Manager, Colleagues, Working environment, Working conditions, Job
satisfaction.

I. GIỚI THIỆU

1
Trong bối cảnh ngày nay, việc làm vẫn luôn trở thành một vấn đề nhận được sự quan tâm từ
mọi người, không những các cơ quan, báo chí hay doanh nghiệp mà những bạn trẻ cụ thể là
sinh viên đang học tập tại trường cao đẳng, đại học. Ngoài học tập trên lớp, thì một phần lớn
sinh viên Đại học UEH dành thời gian rảnh để làm thêm (còn gọi là part-time). Các công việc
chỉ mang tính chất thời vụ như phục vụ, gia sư, nhân viên bán hàng…. Bởi vì những công
việc này không đòi hỏi cao về tính chuyên môn mà chỉ cần yêu cầu kinh nghiệm. Thậm chí,
một số công việc không yêu cầu kinh nghiệm, sẽ được đào tạo trong quá trình làm việc.
Thông qua các công việc này, sinh viên học hỏi được nhiều kiến thức thực tế, như kỹ năng
giao tiếp, xử lý các tình huống… hay là kinh nghiệm. Ngoài ra còn kiếm thêm thu nhập để
trang trải cuộc sống và giúp đỡ một phần nào đó cho gia đình. Hơn nữa là sinh viên còn có
thể áp dụng lí thuyết đã học vào thực tế, điển hình như các kỹ năng mềm trong môi trường
đại học vào thực tế giúp nâng cao bản thân trong việc ứng xử, giao tiếp... Sinh viên đi làm
thêm với mục đích không chỉ để kiếm thêm tiền mà muốn được cọ xát, tạo nhiều mối quan hệ
giúp ích cho mình sau khi ra trường. Mang đến nhiều lợi ích là thế nhưng sự hài lòng về công
việc làm thêm của sinh viên chưa hẳn xuất hiện rõ rệt trong suy nghĩ của họ. Có rất nhiều yếu
tố tác động vào, gây ảnh hưởng đến họ. Chính vì thế cần phải nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu
các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng công việc khi đi làm thêm của sinh viên UEH.”

II. CỞ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT


1. Cơ sở lý thuyết
1.1 Công việc làm thêm (Part – time job)
“Công việc làm thêm hay công việc bán thời gian (part - time job) được định nghĩa là việc
làm mà trong đó số giờ làm việc ít hơn bình thường (Thurman & Trah, 1990). Người lao
động được xem như người làm việc bán thời gian nên họ thường làm việc ít hơn 30 hay 35
giờ hàng tuần (theo ILO – Tổ chức Lao động Quốc tế). Theo Arne (2000), tổng thời gian làm
việc trung bình mỗi tuần được quy định làm căn cứ phân loại công việc bán thời gian và toàn
thời gian ở các quốc gia khác nhau. Ví dụ, ở Hoa Kỳ và Pháp, công việc bán thời gian được
quy định là dưới 35 giờ một tuần, Canada và Anh là dưới 30 giờ một tuần, Đức là dưới 36
giờ, trong khi đó ở Nhật Bản, việc quyết định một nhân viên làm bán thời gian hay không do
chủ doanh nghiệp phân loại mà không căn cứ vào thời lượng làm việc. Theo đó, người lao
động bán thời gian sẽ làm việc theo ca, mỗi ca được sắp xếp xoay vòng luân phiên giữa các
nhân viên. Theo ILO, số lượng người làm việc bán thời gian đang gia tăng từ ¼ đến ½ trong
20 năm vừa qua ở hầu hết các quốc gia phát triển, trừ Mỹ.”
Theo quy định của Bộ Luật Lao động tại Việt Nam (Điều 32 của Bộ Luật Lao động 2019),
công việc bán thời gian không cần phải làm đủ 8 tiếng / ngày như công việc làm theo giờ
hành chính. Khi đó, số ngày làm việc trong tuần có thể nhiều hoặc ít tùy theo sự thỏa thuận
của người chủ và nhân viên. Vì đặc thù giờ giấc linh hoạt mà các công việc bán thời gian đa
phần đều phù hợp với các bạn học sinh, sinh viên. Sinh viên không những có thể lấp đầy
những khoảng thời gian rảnh rỗi của bản thân mà còn có thêm thu nhập trang trải cho cuộc
sống. Việc làm thêm cũng là lựa chọn cho những bạn sinh viên muốn có cơ hội mở rộng các
mối quan hệ cũng như kinh nghiệm, kỹ năng cho bản thân.
1.2 Sinh viên với việc làm thêm

2
Sự phát triển của đất nước ngày nay đã tạo ra sự khác biệt lớn cho xã hội ngày xưa. Đi cùng
với sự phát triển đó là những cơ hội mới đối với những sinh viên, những thế hệ trẻ nói riêng.
Họ ngày càng muốn thử sức với những điều mới mẻ hơn, việc thử sức, trải nghiệm với công
việc làm thêm cũng là một điều hết sức tốt đẹp. Theo thống kê của ILO, rõ ràng số lượng sinh
viên đi làm thêm trong quá trình học của mình tăng lên đáng kể. Tuy nhiên, nó trở thành hiện
tượng gây tranh cãi khi có một số quan điểm cho rằng công việc bán thời gian sẽ gây ra một
số thách thức nhất định cho sinh viên. Trong khi đó cũng có những nhận định rằng làm thêm
sẽ mang lại lợi ích cho sinh viên.
Shannon và cộng sự (2017) cho rằng sinh viên khi đi làm thêm sẽ làm tăng giá trị bản thân,
tăng động lực học tập cũng như hiệu suất công việc. Đi làm thêm ở sinh việc bậc Đại học
không phải là xu hướng mới. Không chỉ với sinh viên Việt Nam mà cả sinh viên trên toàn thế
giới, đi làm thêm trở thành suy nghĩ thường trực cho dù là sinh viên có hoàn cảnh khó khăn
hay sinh viên khá giả. Tỷ lệ sinh viên đã làm việc trong thời gian học đại học đã tăng từ 20 -
30% , trong các cuộc khảo sát được thực hiện năm 1999 (Li, 2000; Jun Li & Ma, 1999) lên
khoảng 60 - 80% trong các bộ dữ liệu (Du, 2015; Ren, Guo & Pan, 2013; B.Zhao & Qiao,
2014). Ngoài ra, khảo sát sinh viên Đại học Trung Quốc (CCSS) 2016, một cuộc khảo sát
trên toàn quốc về 38 trường cao đẳng và đại học hệ 4 năm đã cho thấy hơn 64% sinh viên có
kinh nghiệm làm việc trong quá trình đi học. Hiện tượng sinh viên đi làm thêm khi học đại
học đã trở thành một hoạt động phổ biến của sinh viên Đại học Trung Quốc. Từ đó, việc làm
thêm đối với sinh viên Việt Nam cũng đã trở thành hoạt động đương nhiên.
1.3 Sự hài lòng trong công việc
“Một số nhà nghiên cứu cho rằng hài lòng đối với công việc là cảm nhận của người lao động
về công việc của họ (Russell và cộng sự, 2004) hay cảm giác của một cá nhân về công việc
của mình. Theo Schultz (1982), hài lòng với công việc cơ bản là quyết định tâm lý của người
dân đối với công việc của họ. Siegal và Lance (1987) cho rằng hài lòng đối với công việc là
biểu hiện cảm xúc xác định mức độ mà mỗi người thích công việc của họ. Karatepe and Kilic
(2007) và Nguyễn Tiến Thức (2018) cho rằng, sự hài lòng hoặc không hài lòng trong công
việc được định nghĩa là thái độ tích cực hoặc tiêu cực của một người về việc đánh giá công
việc của họ, không có ý định hoặc có ý định rời bỏ tổ chức và giới thiệu tốt hay không tốt về
tổ chức với bên ngoài”. Một số nghiên cứu khác về sự hài lòng trong công việc dựa theo lý
thuyết của 5 mô hình tiêu biểu như là “thuyết nhu cầu của Maslow (1943), thuyết hai nhân tố
Herzberg (1959), thuyết công bằng của J. Stacy Adams (1963), thuyết kỳ vọng của Victor
Vroom (1964), quan điểm của Hackman và Oldham (1974)”.
“Nhìn chung, các kết quả nghiên cứu thực nghiệm của các nhà nghiên cứu trước đây (Trần
Kim Dung, 2005; Nguyễn Cao Anh, 2011…) đã đưa ra những yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến
sự hài lòng công việc, đó là: (1) môi trường làm việc; (2) chính sách tiền lương, tiền thưởng
và phúc lợi; (3) sự hứng thú trong công việc; (4) chính sách đào tạo và bồi dưỡng; (5) cơ hội
thăng tiến; (6) phong cách lãnh đạo; (7) đánh giá công việc. Smith & cộng sự (1975) gồm 5
khía cạnh thành phần thỏa mãn công việc và các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước
có liên quan đến thỏa mãn trong công việc, đó là: (1) Bản chất công việc; (2) Cơ hội đào tạo
và thăng tiến; (3) Quan hệ với cấp trên; (4) Quan hệ với đồng nghiệp; (5) Thu nhập, (6) Điều
kiện làm việc và (7) Đánh giá công việc.”

3
Các nghiên cứu về sự hài lòng trong công việc khi đi làm thêm của sinh viên Đại học UEH
phụ thuộc và các nhân tố như: tiền công, người quản lý, đồng nghiệp, môi trường làm việc,
điều kiện làm việc.
a) Tiền công
Tiền công là yếu tố tiên quyết ảnh hưởng đến sự quyết định đến sự hài lòng khi làm thêm của
đa số sinh viên hiện nay. Tiền công càng hậu hĩnh thì mức độ hài lòng của họ càng cao và
ngược lại. Đầu tiên ta cần phải hiểu: Tiền công là gì và nó khác gì với tiền lương?
Tiền công là khoản tiền đã được thỏa thuận dựa vào công việc người lao động thực hiện. Nó
chỉ gắn với công việc mà không liên quan đến các yếu tố nào khác ( thời gian, sản phẩm, kết
quả thực hiện công việc) giúp phân biệt với tiền lương. Như chúng ta đã biết, tiền lương được
trả dựa trên nhiều phương diện bao gồm thời gian làm việc hay lương theo sản phẩm. Ngược
lại, tiền công được trả cố định mang tính công việc và khi nào hoàn thành xong công việc.
b) Người quản lý
Dĩ nhiên, bất kể đi làm chính thức hay đi làm thêm thì không thể thiếu sự tồn tài của “Người
quản lý”. Khi đi làm thêm, người quản lý sẽ là người trực tiếp hướng dẫn các bạn mới đến
hoặc các bạn học việc. Đây là người giữ vị trí quan trọng, mang vác trọng trách nặng và chịu
trách nhiệm chính tại nơi làm việc.
Sự quản lý bao gồm sự phối hợp cùng sự điều khiển các công việc một cách linh hoạt để đi
đến mục tiêu cuối cùng. Quản lý phải đảm bảo 4 chức năng chính: hoạch định, tổ chức, lãnh
đạo và kiểm soát. Dựa trên những chức năng đó mà người quản lý xác định rõ cương vị của
mình là dẫn dắt, bàn giao nhiệm vụ cũng như chịu trách nhiệm đối với kết quả công việc của
nhân viên. Ngoài ra, họ phải kiểm tra, quan sát và kiểm soát thường xuyên các công việc diễn
ra tại nơi làm việc.
Do đó, để trở thành một người quản lý có tâm lẫn tầm khiến các nhân viên hài lòng thì rất
khó khăn.
c) Đồng nghiệp
Dù đi làm thêm thì “đồng nghiệp” cũng đóng một vai trò rất quan trọng có thể tác động đến
tinh thần làm việc của sinh viên.
Đồng nghiệp còn thường được gọi là người làm việc cùng hay người cộng sự. Thông thường
khi đi làm thêm thì đồng nghiệp là những người cùng team, có trách nhiệm như nhau và tần
suất tiếp xúc ở mức thường xuyên. Do đó, nếu chúng ta may mắn gặp được những người
đồng nghiệp thân thiện, cởi mở và nhiệt tình thì độ hài lòng đối với công việc vô cùng cao.
Trái lại, nếu tình đồng nghiệp không được gắn kết, hoặc để xảy ra hiện tượng “ma cũ bắt nạt
ma mới” thì chắc chắn tinh thần khi làm việc giảm một cách nghiêm trọng.
d) Môi trường làm việc
Thời đại ngày càng phát triển thì những đòi hỏi về môi trường làm việc cũng cao hơn.
Môi trường làm việc là những điều hữu hình lẫn vô hình xung quanh các hoạt động công việc
hàng ngày. Đi chi tiết hơn về môi trường làm việc cho chúng ta hình dung thì nó bao gồm
điều kiện vật chất (không gian, cách bố trí, các vật dụng hỗ trợ công việc...) và điều kiện tinh
thần (văn hóa nơi làm, điều kiện phát triển...) Ngày nay, sinh viên luôn đề cao lựa chọn cho
mình một chỗ làm thêm tự do, thoải mái và thậm chí là ít áp lực. Điều này cũng dễ hiểu vì đại

4
đa số sinh viên hiện nay lớn lên trong sự nuông chiều của cha mẹ nên tính chịu áp lực cũng
như sự kiên trì của họ cũng kém hơn các thế hệ trước khá nhiều.
e) Điều kiện làm việc
Ngoài những yếu tố nêu trên thì một số điều kiện ví dụ như: khoảng cách xa/ gần đến nơi
làm, thời gian đi làm, làm thêm giờ... cũng quyết định sự hài lòng của sinh viên đối với công
việc làm thêm của họ.
Thông thường, các bạn sinh viên chọn công việc gần nơi ở, chỉ mất tối đa 15 phút đi xe để dễ
dàng di chuyển. Bên cạnh đó, thời gian làm việc khi đi làm thêm thường có xu hướng xoay ca
linh hoạt để phù hợp hơn với các bạn sinh viên và cũng không đòi hỏi phải làm thêm giờ như
những nhân viên văn phòng chính thức. Ngoài ra thì một điều kiện đa phần không thấy rõ
trong quá trình làm việc nhưng vẫn xuất hiện đó là công việc đó có phù hợp với tính cách bản
thân hay không. Điều kiện này cũng sẽ có ảnh hưởng đến thái độ của sinh viên đối với công
việc làm thêm của mình.
2. Mô hình nghiên cứu đề xuất

Hình 1: Mô hình nghiên cứu đề xuất

III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


1. Thang đo nghiên cứu
Có 5 khái niệm được đề xuất trong mô hình nghiên cứu bao gồm: (1) Tiền công, (2) Người
quản lý, (3) Đồng nghiệp, (4) Môi trường làm việc, (5) Điều kiện làm việc, (6) Sự hài lòng
trong công việc. Nghiên cứu này được sử dụng thang đo của “Trần Kim Dung (2005),
Nguyễn Cao Anh (2011), Karatepe and Kilic (2007), Nguyễn Tiến Thức (2018), Smith &
cộng sự (1975)”. Các quan sát được điều chỉnh cho phù hợp và được sử dụng thang đo Likert
5 mức độ từ “Hoàn toàn không đồng ý” đến “Hoàn toàn đồng ý”. Bảng 1 thể hiện nguồn gốc
thang đo nghiên cứu.
Bảng 1: Nguồn gốc thang đo nghiên cứu
Số biến
Khái niệm nghiên cứu Nguồn gốc thang đo
quan sát
Tiền công 4 Trần Kim Dung, Nguyễn Cao Anh
Người quản lý 4 Trần Kim Dung, Nguyễn Cao Anh,
Smith & cộng sự

5
Đồng nghiệp 4 Trần Kim Dung, Nguyễn Cao Anh,
Smith & cộng sự
Môi trường làm việc 4 Trần Kim Dung, Nguyễn Cao Anh
Điều kiện làm việc 4 Smith & cộng sự
Sự hài lòng trong công việc 3 Karatepe and Kilic, Nguyễn Tiến Thức

2. Mẫu nghiên cứu


Để đảm bảo số lượng mẫu theo yêu cầu là tối thiếu 200 sinh viên, nhóm tác giả đã sử dụng
google form để khảo sát bài nghiên cứu. Bằng cách này, nhóm có thể thu thập thông tin một
cách nhanh chóng và hiệu quả mà không mất quá nhiều thời gian. Lọc dữ liệu mà nhóm đã
thu thập được từ form khảo sát, từ đó loại bỏ những đáp viên không phù hợp, không nằm
trong đối tượng mà nhóm muốn khảo sát hay làm các mẫu bất thường trong bài nghiên cứu.
Sau khi lọc dữ liệu thì có 205 đáp viên đáp ứng yêu cầu.
3. Phương pháp phân tích số liệu
- Kiểm tra độ tin cậy của thang đo: Hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo lớn hơn 0.6
là được chấp nhận và hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát lớn hơn 0.30.
- Thống kê mô tả các biến định danh
- Thống kê mô tả các biến quan sát

IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU


1. Kết quả phân tích độ tin cậy của thang đo
Kết quả cho thấy, hệ số Cronbach’s alpha các thang đo có giá trị: Tiền công (0 .856), Người
quản lý (0.892), Đồng nghiệp (0.887), Môi trường làm việc (0.864), Điều kiện làm việc
(0.840), Sự hài lòng trong công việc (0.845). Ngoài ra, xem xét các biến quan sát đều thấy có
hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0.30. Do vậy, các thang đo trên đều đạt được độ tin cậy
và được chấp thuận.
2. Thống kê mô tả các biến định danh
Với 205 câu trả lời đáp ứng yêu cầu sau khi nhóm tác giả lọc dữ liệu thu thập được từ form
khảo sát được tóm tắt trong bảng 2 dưới đây.
Bảng 2: Đặc điểm của mẫu nghiên cứu
Chỉ tiêu Số lượng Tỷ lệ %
Nam 84 41
Giới tính
Nữ 121 59
Năm nhất 30 14.6
Năm hai 95 46.3
Năm học
Năm ba 44 21.5
Năm tư 36 17.6
1 – 3 tháng 88 42.9
3 – 5 tháng 49 23.9
Thời gian
5 – 7 tháng 31 15.1
>7 tháng 37 18
Lĩnh vực Thời trang 30 14.6

6
F&B 64 31.2
Du lịch 11 5.4
Giáo dục 44 21.5
Khác 56 27.3
<18.000 đ 20 9.8
18.000 đ – 20.000 đ 65 31.7
Đơn giá / h
20.000 đ – 22.000 đ 52 25.4
>22.000 đ 68 33.2
< 20 giờ 62 30.2
20 giờ - 24 giờ 61 29.8
Thời lượng / tuần
24 giờ - 30 giờ 48 23.4
> 30 giờ 34 16.6

3. Thống kê mô tả các biến quan sát


3.1 Thang đo về “Tiền công”

Khi khảo sát về yếu tố “Tiền công”, đa phần câu trả lời được ghi nhận là Hoàn toàn đồng ý và
Đồng ý chiếm từ trên 70%. Còn lại các ý kiến Hoàn toàn đồng ý cũng như Không đồng ý
chiếm tỉ lệ rất nhỏ (<10%). Điều này cho thấy đa phần các bạn sinh viên UEH đều hài lòng
với mức tiền công mà mình được trả khi đi làm thêm.
3.2 Thang đo về “Người quản lý”

7
Nhìn vào biểu đồ tổng quát về yếu tố “Người quản lý” trên, ta cũng nhìn nhận được đa số câu
trả lời tập trung vào Hoàn toàn đồng ý và Đồng ý khi được hỏi về tầm nhìn, năng lực, cách
người quản lý ứng xử (tâm lý, hòa nhã, công bằng) cũng như nguyên tắc khi họ làm việc. Câu
trả lời thuộc nhóm này chiếm tỉ lệ từ 70% trở lên trong khi ý kiến Hoàn toàn không đồng ý và
Không đồng ý cũng có nhưng tỷ lệ nhỏ ( <15% ). Qua đó, chúng ta có thể kết luận rằng các
bạn sinh viên Đại học UEH có vẻ hài lòng với cách làm việc của cấp trên, các vị lãnh đạo.
3.3 Thang đo về “Đồng nghiệp”

Với yếu tố này, nhìn một cách tổng quát thì ta thấy đa số sinh viên đưa ra câu trả lời “ Đồng
ý” và “Hoàn toàn đồng ý”, nói rõ hơn là chiếm trên 70% về các khía cạnh như sự hòa đồng,
sựu tương trợ, sự đáng tin cậy và sự trách nhiệm của người đồng nghiệp. Bên cạnh đó, ý kiến
“ Không đồng ý” và “ Hoàn toàn không đồng ý” chiếm tỉ lệ rất thấp chỉ < 4%. Như vậy, kết
luận được rằng, đa phần sinh viên UEH đều hài lòng với đồng nghiệp của mình trong quá
trình đi làm thêm nhưng vẫn còn tồn tại số ít không hài lòng.
3.4 Thang đo về “Môi trường làm việc”

Khi khảo sát về yếu tố “Môi trường làm việc”, phần lớn câu trả lời thu thập được từ các sinh
viên tham gia khảo sát là Hoàn toàn đồng ý và Đồng ý, chiếm trên 70%. Bên cạnh đó, các ý
kiến Không đồng ý và Hoàn toàn không đồng ý chiếm tỉ lệ rất nhỏ (<10%). Qua đó, có thể
thấy các sinh viên tham gia khảo sát đa phần hài lòng với môi trường làm việc của mình, mặc

8
dù vẫn có nhiều sinh viên giữ thái độ trung lập và một số ít sinh viên không đánh giá cao
những điểm cộng đến từ môi trường làm việc của bản thân.
3.5 Thang đo về “Điều kiện làm việc”

Bất kì sinh viên nào khi đi làm thêm đều cần phải có sự thoải mái, yêu thích trong công việc.
Điều kiện làm việc là một trong những yếu tố chính tạo nên sự hứng thú của bản thân đối với
công việc mình đang làm. Thông qua biểu đồ, ta thấy được phần lớn lượt bình chọn ở mức độ
hoàn toàn không đồng ý và không đồng ý đều ở mức thấp nhất (<10%). Thang đo trung lập
có ý kiến chiếm tỉ lệ vừa phải (~20%). Câu trả lời về mức độ đồng ý và hoàn toàn đồng ý
luôn ở vị trí cao nhất với trên 70%.
3.6 Thang đo về “Sự hài lòng trong công việc”

Cuối cùng chính là sự hài lòng trong công việc của sinh viên UEH khi đi làm thêm. Với 3
quan điểm về sự gắn bó, tự hào và hài lòng với công việc. Nhìn chung, thang đo đồng ý luôn
dẫn ở vị trí đầu tiên với tỉ lệ luôn lớn hơn 35%. Mức độ hoàn toàn không đồng ý và không
đồng ý vẫn rất thấp ở mức dưới 10%. Thang đo trung lập có sự thay đổi lớn trong khoảng từ
25% - 38%. Qua đó cho thấy rất nhiều sinh viên UEH đang rất yêu thích công việc hiện tại
của họ.

V. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT


1. Kết luận
Do bối cảnh kinh tế đang ngày càng phát triển, càng nhiều công việc xuất hiện trong đó có
những công việc làm thêm phù hợp với sinh viên hiện nay. Qua khảo sát trên ta có thể thấy

9
có nhiều bạn sinh viên Đại học UEH với đặc tính là năng động, nhiệt tình, tài giỏi đi làm
thêm. Việc đó giúp ích rất nhiều cho đề tài mà nhóm chúng tôi chọn: “Nghiên cứu các yếu tố
ảnh hưởng đến sự hài lòng công việc khi đi làm thêm của sinh viên UEH” và đã đạt được các
mục tiêu ban đầu nhóm đề ra đó là:
 Phân tích các thông tin về việc làm của sinh viên UEH.
 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng công việc khi đi làm thêm của sinh
viên UEH.
 Đánh giá các mức độ của từng yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng công việc khi đi làm
thêm của sinh viên UEH.
Nói đến một điểm đáng quan tâm hơn cả đó là các chỉ số về yếu tố ảnh hưởng đối với sự hài
lòng khi đi làm thêm của sinh viên Đại học UEH. Xem kết quả khảo sát ta có thể thấy tiền
công là yếu tố chính quyết định thái độ của các bạn sinh viên đối với công việc part-time của
mình. Có vẻ không chỉ riêng những nhân viên đi làm văn phòng chính thức mà các bạn sinh
viên UEH của chúng ta cũng đề cao tiền công là yếu tố hàng đầu. Tiếp đến mới là các yếu tố
môi trường làm việc, điều kiện làm việc, quản lý.
2. Đề xuất
2.1 Đối với tiền công
Mỗi tổ chức, doanh nghiệp cần có kế hoạch phân chia cụ thể tiền công cho sinh viên một
cách hợp lý, công bằng và đúng thời hạn. Điều đó giúp kích thích năng suất và hiệu quả lao
động của các bạn. Khi phân chia tiền công cần đảm bảo các phương diện sau: chính xác,
đúng thời hạn và tính công bằng phù hợp với giờ lao động. Lúc ấy, sinh viên có thể đảm bảo
nhu cầu cá nhân mà cống hiến hết mình cho tổ chức, doanh nghiệp mà không chút than phiền.
2.2 Đối với môi trường làm việc
Bên cạnh tiền lương thì môi trường làm việc cũng đóng góp phần lớn ảnh hưởng đến sự hài
lòng khi đi làm thêm của sinh viên UEH. Do đó, các tổ chức, doanh nghiệp cần xây dựng một
môi trường làm việc thoái mái, có cách bố trí hợp lý, hợp mắt… Ngoài ra, môi trường làm
việc phải luôn đảm bảo tính sạch sẽ, ngăn nắp nhưng không kém phần chuyên nghiệp,
nghiêm túc. Cuối cùng, trang thiết bị hiện đại, tiện nghi cũng giúp ích không nhỏ đối với hiệu
suất công việc.
2.3 Đối với sự quản lý
Nhân sự chính là nòng cốt của một tổ chức, doanh nghiệp. Do đó, muốn phát triển thì doanh
nghiệp cần biết cách tạo cảm giác hài lòng cho nhân viên của mình. Mà để có một bộ phận
nhân sự chất lượng thì sự quản lý được xem là yếu tố quyết định. Để trở thành một người
quản lý giỏi, hiệu quả thì việc nắm bắt tâm lý, tính cách của nhân sự là vô cùng quan trọng.
Để thực hiện được điều đó, quản lý cần giao tiếp thường xuyên với cấp dưới của mình. Bên
cạnh đó, quản lý cũng cần nêu rõ mục tiêu, kế hoạch làm việc một cách rõ ràng. Đặc biệt, khi
làm việc cần phải nguyên tắc, nghiêm túc nhưng cũng không thiếu đi sự khéo léo, tinh tế.

10
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005) “Phân tích dữ liệu với SPSS,” “Nhà xuất bản
Thống kê”.

Nguyễn Cao Anh (2011) “Đánh giá sự hài lòng của người lao động đối với doanh nghiệp trên
địa bàn tỉnh Bến Tre,” “Luận văn Thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM,
TP.HCM”.

Nguyễn Tiến Thức (2018) “Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc của nhân
viên quản lý cấp trung tại các khu công nghiệp Đông Nam Bộ,” “Tạp chí Khoa học
Trường Đại học Cần Thơ, pp. 168–179”.

Trần Kim Dung (2005) “Các yếu tố ảnh hưởng đến lòng trung thành và kết quả làm việc của
nhân viên trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa,” “Hội thảo quốc tế về doanh nghiệp nhỏ
và vừa ở Việt Nam”.

Tiếng Anh

Karatepe and Kilic (2007) “Relationships of supervisor support and conflicts in the work–
family Interface with the selected job outcomes of frontline employees,” “Tourism
Management”.

Russell và cộng sự (2004) “Shorter can also be better: The abridged job in general scale”,
“Educational and Psychological Measurement”.

Schultz, D. P. (1982) “Psychology and industry today”, “New York: Macmillan”.

Siegal & Lance (1987) “Personnel and Organizational Psychology”, “Homewood, IL:Richard
D. Irwin, Inc”.

Smith và cộng sự (1975) “Factor Structure for Blacks and Whites of the Job Descriptive
Index and Its Discrimination of Job Satisfaction”, “Journal of Applied Psychology”.

11

You might also like