You are on page 1of 6

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

KHOA CÔNG NGHỆ KHOA HỌC VÀ KHAI THÁC THỦY SẢN

BÀI TIỂU LUẬN CUỐI KỲ


Học phần: Ngôn ngữ học thuật
Tên đề tài: Việc làm thêm của sinh viên năm hai

Họ và tên: Nguyễn Thị Mỹ Duyên.


Lớp: 63CNHH
Điện thoại: 0835321410
Mã số sinh viên 63130289
Giảng viên hướng dẫn: Đinh Thị Sen

Khánh Hòa, Tháng 5 năm 2023


TÓM TẮT

Trong thời đại hiện nay, việc học tập ở trường không chỉ để tiếp thu kiến thức mà còn là để
chuẩn bị công việc sau này. Nhu cầu thu nhập và tích lũy kinh nghiệm của sinh viên ngày
càng tăng cao. Vì vậy, giải pháp tốt nhất để cải thiện thu nhập và tích lũy kinh nghiệm của
sinh viên là đi làm thêm ngoài giờ học. Trong bài luận này, tập trung khai thác về sinh viên và
vấn đề đi làm thêm, những ưu điểm và nhược điểm của việc làm thêm mang lại cho sinh viên
năm, đồng thời cung cấp những giải pháp để giúp sinh viên năm hai cân bằng hiệu quả giữa
việc học và việc làm. Ngoài ra, bài tiểu luận này cho biết nguyên nhân sinh viên phải đi làm
thêm, từ kiếm thêm thu nhập đến trao dồi kinh nghiệm và tăng khả năng xin được việc làm
sau khi tốt nghiệp.Bài viết cũng đề cập đến những khó khăn và ảnh hưởng đến quá trình học
tập của sinh viên nếu không biết cách quản lý thời và công việc hợp lý. Tóm lại, cung cấp cho
người đọc biết được những thách thức và trở ngại của sinh viên đi làm thêm nếu không biết
cân bằng giữa đi làm và đi học, và giúp các bạn đưa ra những giải pháp hiệu quả, phù hợp và
cân nhắc trước khi bắt đầu công việc làm thêm.

MỞ BÀI

Việc làm thêm của sinh viên năm hai đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống
học tập và sinh hoạt của nhiều bạn trẻ. Với những chi phí sinh hoạt ngày càng tăng cao, việc
kiếm thêm thu nhập giúp cho sinh viên có thể tự trang trải được các khoản chi tiêu hàng ngày,
đồng thời còn giúp cho các bạn trẻ tích lũy kinh nghiệm làm việc và rèn luyện các kỹ năng
khác. Tuy nhiên, việc làm thêm cũng đòi hỏi sự quản lý thời gian và sức khỏe hàng ngày của
sinh viên. Nếu không biết cân bằng được thời gian giữa học tập và làm việc, sinh viên có
nguy cơ sẽ bị suy giảm sức khỏe, ảnh hưởng đến hiệu suất học tập và sinh hoạt. Vì vậy,
nghiên cứu về việc làm thêm của của các bạn sinh viên năm hai là vô cùng cần thiết để có
được cái nhìn toàn diện về tình hình này.

THÂN BÀI

1. Cách quản lý thời gian và tối ưu việc làm thêm ngoài giờ của sinh viên năm hai:

Việc làm thêm ngoài giờ học đối với sinh viên năm hai có thể giúp tăng cường kỹ năng và
tích lũy kinh nghiệm trong lĩnh vực mà sinh viên muốn phát triển, nhưng nếu không được
quản lý một cách hiệu quả và tối ưu nó cũng có thể gây ra nhiều khó khăn. Một trong những
trở ngại lớn nhất của việc đi làm thêm ở sinh viên năm hai là quản lý thời gian hiệu quả và tối
ưu hoạt động làm thêm để sinh viên đảm bảo rằng sinh viên có thể hoàn thành cả công việc
học tập và công việc làm thêm một cách thành công.
1
+ Lựa chọn công việc làm thêm phù hợp với lịch học

Lựa chọn việc làm thêm phù hợp với lịch học là yếu tối quan trong để sinh viên có
thể quản lý thời gian hiệu quả giữa việc đi học và việc đi làm. Khi tìm kiếm công việc
làm thêm, sinh viên cần xác định thời gian nghỉ để có thể phù hợp với công việc và sinh hoạt
hàng ngày. Ngoài ra, sinh viên cần lựa chọn công việc có tính linh hoạt cao, cho phép họ từ
điều chỉnh theo thời gian rảnh của mình.Để tìm kiếm công việc phù hợp, sinh viên có thể tìm
kiếm thông tin công việc qua các nguônd thông tin như: trang web tuyển dụng, tạp chí, bảng
thông báo của trường học hoặc từ những người có kinh nghiệm.Trước khi quyết định chọn
công việc làm thêm, sinh viên nên tìm hiểu kỹ về thời gian làm việc, mức lương và yêu cầu
của công việc để đảm bảo rằng công việc đó phù hợp với lịch học của mình. Nếu có thể, sinh
viên nên chọn các công viên liên quan đến chuyên ngành của mình. điều này, giúp sinh viên
năm hai phát triển và rèn luyện kỹ năng trong lĩnh vực của mình, cải thiện việc làm sau này.
Nếu sinh viên năm hai không tìm được công việc liên quan đến ngành học của mình, sinh
viên cũng có thể lựa chọn các công việc khác liên quan đến mục tiêu nghề nghiệp của mình,
hoặc nền tảng kỹ năng, kiến thức, giao tiếp mà mình muốn phát triển. Tóm lại, lựa chọn công
việc phù hợp với lịch học là một trong những yếu tố quan trong giúp sinh viên quản lý thời
gian học và thời gian làm hiệu quả.Sinh viên năm hai nên tìm kiếm thông tin và tìm hiểu kỹ
các công việc trước khi quyết định chọn công việc phù hợp với thời gian nghỉ của mình để
đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt hàng ngày.

+Kỹ năng quản lý thời gian và ưu tiên công việc

Để tối ưu việc làm thêm đối với sinh viên năm hai, kỷ năng quản lý thời gian và ưu tiên
công việc là vô cùng quan trọng. Việc quản lý thời hiệu quả để giúp sinh viên năm hai sắp xếp
thời gian hợp lý và hiệu quả cho các hoạt động học tập và làm việc , đảm bảo sức khỏe và kết
quả học trong học tập tốt nhất.Trong quá trình quản lý thời gian, sinh viên cần lên kế hoạch
tạo một lịch trình rõ ràng và chi tiết. Lịch trình này bao gồm cả kế hoạch học tập, công việc và
thời gian giải trí, cụ thể hóa công việc, hoạt động trong ngày, giờ và phút.Việc cụ thể hóa
công việc và hoạt động giúp sinh viên năm hai tiết kiện được thời gian, tập trung vào công
việc và có thể sử dụng thời gian trống để thực hiện các hoạt động khác. Song song với việc
quản lý thời gian, sinh viên cần xác định các việc ưu tiên để sắp xếp công việc hợp lý. Các
công việc quan trọng và cần thiết sẽ được ưu tiên hơn các việc không quan trọng. Để tối ưu
việc quản lý thời gian một cách hiệu quả, sinh viên phải tập trung vào công việc mình cần làm
và tránh mất tập trung và chú ý vào những việc không liên quan. Đặt mục tiêu và hoàn thành
trước công việc khi bắt đầu công việc khác giúp sinh viên tối ưu hóa hiệu quả thời gian và
tăng năng suất làm việc. Bên cạnh tạo lịch trình và ưu tiên công việc, sinh viên năm hai cần

2
phải học cách ước tính thời gian cần thiết cho mỗi công việc. Điều này giúp sinh viên có cái
nhìn toàn diện về thời gian cần thiết để hoàn thành công việc theo tiến độ và tránh trì hoãn.
Cuối cùng, sinh viên năm hai cần giữu thái độ tích cực và đam mê trong công việc làm thêm
của mình. Điều này làm cho sinh viên năm hai cảm thấy thoải mái và tự tin trong công việc,
đồng thời cố gắng và phát triển bản thân. Việc làm thêm là để sinh có cơ hội để học hỏi và
khám phá bản, trải nghiệm các mối quan hệ xã hội và kết nối trong công, điều này rất quan
trọng trong sự phát triển của bản thân và chuyên môn của sinh viên.Tóm lại, kỹ năng quản ký
thời gian và ưu tiên công việc rất quan trọng với sinh viên năm hai để sắp xếp thời gian hợp lý
và hiệu quả cho các hoạt động học tập và làm việc.

KẾT BÀI

Khi tiềm kiếm việc làm thêm, sinh viên năm hai không chỉ có thể kiếm thêm thu nhập mà
còn phát triển và rèn luyện những kỹ năng quan trọng để chuẩn bị cho sự nghiệp của mình sau
này. Tuy nhiên, việc quản lý thời gian để cân bằng giữa việc học và việc làm là một thách
thức lớn. Nếu sinh viên giữ cân bằng được, việc làm thêm ngoài giờ có thể gây ảnh hưởng
đến sức khỏe, kết quả học tập, tăng stress.. Do đó, để đạt được lợi ích tối đa từ việc làm, sinh
viên cần xác định rõ mục tiêu, thời gian để đảm bảo được việc làm thêm không ảnh hướng
đến kết quả học tập và cuộc sống cá nhân.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

(1) Trần Đình Nam (2017), Làm thêm và phát triển bản thân: Những kinh nghiệm và lời
khuyên, NXB Thế giới, Hà Nội.

(2) Nguyễn Văn Đức (2013), Sinh viên và hoạt động thực tập, làm thêm, NXB Đại học Quốc
gia Hà Nội.

(3) Trần Thị Thu Thủy (2017), Sống khôn ngoan khi làm thêm, NXB Lao động, Hà Nội.

⋅ Susan M. Heathfield (2018), Sức mạnh của công việc bán thời gian: Học cách sử dụng
những kỹ năng mới để làm thêm và tăng thu nhập, NXB Việt Nam.

(4) Luật Lao động số 45/2019/QH14.

⋅ Đoàn Thị Hương Ly (2017), Làm thêm ở Việt Nam: Lựa chọn của sinh viên và ảnh hưởng
đến học tập của họ, Báo cáo nghiên cứu của Viện Nghiên cứu và Phát triển Quản lý và Kinh
doanh - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

(5) Lê Thị Hiền và Đỗ Thị Thu Hiền (2018), Tình trạng hoạt động làm thêm của sinh viên tại
các trường đại học ở Hà Nội, Báo cáo nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển
Giáo dục - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Hà Nội.

3
(6) “Việc làm cho SV và quan hệ từ ba phía”, Báo Sinh viên Việt Nam, số 11, năm 2005.

(7) https://sachdientu.edu.vn/sach/dai-hoc/sinh-vien-va-hoat-dong-lam-them-2 (Sachdientu,


2020, Sinh viên và hoạt động làm thêm, ngày truy cập 14/03/2023)

(8) https://nld.com.vn/cong-doan/sinh-vien-lam-them-20200114094704177.htm
(Nguoilaodong, 2020, Sinh viên làm thêm, ngày truy cập 14/03/2023).

(9) http://fem.tlu.edu.vn/bo-mon-trung-tam/vua-hoc-dai-hoc-vua-di-lam-them--nen-hay-
khong-837 (tluedu, 2022, Vừa học đại học vừa đi làm thêm – nên hay không? , ngày truy cập
15/03/2023).

(10) https://baothuathienhue.vn/sinh-vien-lam-them-hap-dan-va-dau-dau-a94867.html
(Baothuathienhue, 2020, Sinh viên làm thêm: Hấp dẫn và “đau đầu”, ngày truy cập
15/03/2023).

You might also like