You are on page 1of 18

A.

DẪN NHẬP
Trong xã hội hiện nay việc làm luôn là một vấn đề vô cùng nóng bỏng
được không chỉ báo chí, các doanh nghiệp quan tâm mà nó đã ăn sâu vào suy
nghĩ của rất nhiều sinh viên ngay khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường, đang
không ngừng tích lũy kiến thức, kinh nghiệm để đạt được mục đích tốt đẹp của
họ trong tương lai.
Xét về năng lực hành vi, sinh viên là một phần quan trọng trong độ tuổi
lao động. Họ có trí lực, thể lực dồi dào. Xét về mục đích, sinh viên đi học là
mong muốn có kiến thức để có thể lao động và làm việc sau khi ra trường. Hiện
nay, đông đảo sinh viên nói chung đã có nhận thức được rằng có rất nhiều cách
thức học khác nhau và ngày càng có nhiều sinh viên chọn cách thức học ở thực
tế. Đó là đi làm thêm.
Việc làm thêm hiện nay không còn là một hiện tượng nhỏ lẻ mà đã trở
thành một xu thế gắn chặt với đời sống học tập, sinh hoạt của sinh viên ngay khi
vẫn còn đang ngồi trên ghế nhà trường. Việc làm thêm đã trở thành một xu thế
là vì đối với sinh viên, đặc biệt khi sống trong xã hội cạnh tranh như hiện nay,
kiến thức xã hội và kiến thức thực tế có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng tư duy
cũng như khả năng làm việc của học sau này.
Với mong muốn đi sâu tìm hiểu vấn đề trên, chúng tôi đã chọn đề tài:
“vấn đề việc làm thêm đối với sinh viên hiện nay“ ( nghiên cứu tại trường Đại
học Vinh) làm đề tài nghiên cứu của mình
1. Mục đích, mục tiêu nghiên cứu
1.1 Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu thực trạng và nhu cầu việc làm thêm của sinh viên Trường Đại
học Vinh. Từ đó đưa ra các giải pháp phù hợp trong việc làm thêm của sinh
viên.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
+ Tìm hiểu về thực trạng của sinh viên về việc làm thêm
+ Tìm hiểu về nhu cầu tìm kiếm việc làm thêm của sinh viên
+ Đề ra một số giải pháp về vấn đề việc làm thêm của sinh viên
2. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu
2.1 Đối tượng nghiên cứu: Việc làm thêm của sinh viên trường Đại học
Vinh
2.2 Khách thể nghiên cứu: sinh viên năm 1, năm 2 và năm 3 trường Đại
học Vinh, phụ huynh.

1
2.3 Phạm vi nghiên cứu
+ Phạm vi thời gian: 8/4- 18/5/2019
+ Phạm vi không gian: Trường Đại Học Vinh
3. Giả thuyết nghiên cứu
+ Hầu hết mọi sinh viên đều có nhu cầu tìm kiếm một công việc làm thêm
+ Có nhiều yếu tố tác động đến việc đi làm thêm của sinh viên nhưng yếu
tố kinh tế là yếu tố có tác động lớn nhất đến việc đi làm thêm của sinh viên
+ Thị trường việc làm ngày càng được mở rộng, đa dạng thu hút lượng lớn
sinh viên tham gia.
4. Thao tác hóa khái niệm
+ Sinh viên:
Từ điển Bách khoa thư- tiếng Nga: thuật ngữ “sinh viên” được bắt nguồn từ
một từ gốc Latinh: “Students” với nghĩa là người làm việc, học tập, tìm hiểu,
khai thác tri thức
Theo trang Wikipedia: Sinh viên là người học tập tại các trường đại học,
cao đẳng. Ở đó họ được truyền đạt kiến thức bài bản về một ngành nghề, chuẩn
bị cho công việc sau này của họ. Họ được xã hội công nhận qua những bằng cấp
đạt được trong quá trình học. Quá trình học của họ theo phương pháp chính quy,
tức là họ đã phải trải qua bậc tiểu học và trung học.
Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm: Đối với mỗi người Việt Nam chúng ta, hai
tiếng Sinh viên luôn gợi lên một cái gì trong sáng, tốt đẹp. Đó là thế hệ còn quá
sớm để được coi là từng trải, dày dạn, nhưng cũng quá muộn để bị coi là non
nớt, thơ ấu. Thế hệ sinh viên đứng giữa hai cái đó: Họ nhìn đời một cách nghiêm
trang mà không mất vẻ trẻ trung, hồn nhiên, họ là thế hệ của học hỏi, rèn luyện,
ước mơ. Họ là tuổi đẹp của một con người, thế hệ đẹp của một thời đại.
Trong bài nghiên cứu này, chúng tôi đưa ra một định nghĩa về sinh viên
như sau: “Sinh viên” là những người đang học trong các trường Đại học, cao
đẳng.
+ Việc làm thêm( part time):

2
Đó là thuật ngữ dùng để chỉ những công việc làm thêm bán thời gian,
thường hướng đến các đối tượng: Học sinh, sinh viên, nội trợ… tranh thủ thời
gian rảnh đi làm kiếm thêm thu nhập. Bên cạnh đó, làm việc part time cũng là
cách để bạn vừa học vừa tích lũy kinh nghiệm, làm dày CV khi đi xin việc sau
này
Theo ông Đinh Văn Hường , chủ nhiệm khoa báo chí tại một trường Hà
Nội : “ Việc làm thêm đối với sinh viên theo quan niệm của tôi có nghĩa là sự
tham gia làm việc ngay khi vẫn đang học ở trường tại các công ty, các tổ chức ,
các đơn vị, các hộ gia đình với mục đích có thêm thu nhập hoặc với mục tiêu
học hỏi, tích lũy kinh nghiệm, cọ sát hơn với thực tế cuộc sống.”
Trên đây là số quan niệm về việc làm thêm đối với sinh viên hiện nay , từ
đó, có thề rút ra kết luận chung như sau: Việc làm thêm đối với sinh viên có
nghĩa là tham gia việc làm ngay khi vẫn còn đang học ở trường tại các công ty,
các tổ chức, các đơn vị, các hộ gia đình mà không bị pháp luật ngăn cấm, không
làm ảnh hưởng nhiều đến học tập….
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1 Phương pháp thu thập và xử lý thông tin
Phân tích tài liệu: Thu thập, tìm hiểu các tài liệu thứ cấp, bao gồm: các bài
viết trên sách báo, tạp chí; báo cáo, luận văn và luận án...về vấn đề việc làm
thêm của sinh viên, phân tích các tài liệu có sẵn liên quan đến việc làm thêm
cũng như các số liệu thống kê.
Điều tra bằng bảng hỏi: Nhóm nghiên cứu sẽ khảo sát bằng bảng hỏi bằng
phần mềm google from. Số lượng người được điều tra là 100 người, phiếu điều
tra gồm 11 câu hỏi xoay quanh vấn đề việc làm thêm ở sinh viên trường Đại học
Vinh.
Phương pháp phỏng vấn sâu: Tiến hành phỏng vấn sâu các đối tượng là
sinh viên trường Đại học Vinh về: thực trạng, nhu cầu làm thêm của sinh viên.
5.2 Mẫu nghiên cứu
+ Với phương pháp điều tra phỏng vấn sâu, chúng tôi lựa chọn phương
pháp chọn mẫu phi ngẫu nhiên thuận tiện 5 người

3
6. Cấu trúc nghiên cứu
Ngoài phần dẫn nhập và kết luận, đề tài được cấu tạo thành 3 chương nội
dung:
CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG VIỆC ĐI LÀM THÊM CỦA SINH VIÊN.
CHƯƠNG 2: NHU CẦU VIỆC LÀM THÊM CỦA SINH VIÊN.
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VỀ VẤN ĐỀ VIỆC LÀM THÊM
CỦA SINH VIÊN.

4
B NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG VIỆC ĐI LÀM THÊM CỦA SINH
VIÊN.
Qua quá trình thực hiện việc khảo sát với 100 sinh viên trường Đại học
Vinh, chúng tôi xin đưa ra những số liệu liên quan và từ đó đưa ra các đánh giá,
nhận xét chung nhất cho vấn đề thực trạng việc đi làm thêm của sinh viên.
1.1. Số lượng sinh viên đi làm thêm
Tìm hiểu về số lượng sinh viên đi làm thêm thì trong số 100 người có 29
sinh viên đang đi làm thêm ( chiếm 29%); có 46 sv đã từng đi làm thêm ( chiếm
46%) và có 25 sv chưa đi làm thêm ( chiếm 25%)

Biểu đồ 1: Số lượng sinh viên đi làm thêm (%)


Ở đây, có một sự chênh lệch lớn giữa số lượng sinh viên đang làm và chưa làm
thêm với số lượng sinh viên đã từng đi làm thêm. Có 25 sinh viên đang đi làm
thêm ( chiếm 25%); có 29 sinh viên chưa làm thêm ( chiếm 29%) và có 46 sinh
viên đã từng đi làm thêm( chiếm 46%).
1.2. Thời gian sinh viên bắt đầu đi làm thêm.
Với câu hỏi: “ bạn đi làm thêm từ khi nào?” số liệu mà chúng tôi nhận
trong số 71 sinh viên trả lời có 42 sinh viên đi làm thêm từ năm nhất chiếm
59,2% ; có 23 sv đi làm thêm từ năm 2 chiếm 32,4% và có 6 sv bắt đầu làm
thêm từ năm 3 chiếm 8,5%.
Từ đó cho thấy tỷ lệ sinh viên chọn lựa thời điểm đi làm thêm có sự chênh lệch
khá lớn. Việc lựa chọn thời điểm là năm đầu đi làm cho thấy ngay từ khi bước
vào quãng thời gian học đại học một số sinh viên đã hình thành nên ý thức tự
5
lập, đã sẵn sàng, tự cân bằng và thích nghi được với môi trường Đại học. Bên
cạnh đó cũng một phần vì để trang trải những chi phí sinh hoạt và học tập nên
sinh viên đã chọn đi làm thêm để kiếm thêm thu nhập.
Với thời gian đi làm thêm bắt đầu từ năm 2 và năm 3, sinh viên lúc này đã
quen với môi trường Đại Học và đã có cái nhìn đầy đủ hơn về môi trường xã hội
nói chung và các vấn đề liên quan đến việc sinh viên đi làm thêm. Các bạn sinh
viên lúc này đã trưởng thành và có suy nghĩ chín chắn hơn khi lựa chọn có nên
đi làm thêm hay không. Và với vốn kiến thức về chuyên ngành bắt đầu được thu
nhận từ giảng đường sinh viên năm 2, 3 bắt đầu tìm cho mình một công việc phù
hợp với chuyên ngành để tăng thêm vốn hiểu biết và trau dồi khả năng của bản
thân. Đồng thời, sinh viên năm 2, 3 bắt đầu có sự phát sinh các nhu cầu chi tiêu
khác vào các hoạt động vui chơi, giải trí , mua sắm nhiều hơn…
1.3. Loại hình công việc làm thêm của sinh viên.

Bảng 2. Loại hình công việc làm thêm của sinh viên.
Sinh viên hiện nay đang làm thêm với rất nhiều công việc khác nhau. Qua
khảo sát cho thấy trong số 75 người trả lời có: 18 sinh viên làm nghề gia sư
( chiếm 24%); 5 sinh viên làm nghề shipper ( chiếm 7%); có 13 sinh viên bán
hàng online ( chiếm 18%); 28 sinh viên làm nghề phục vụ bàn ( chiếm 38%); có
2 sinh viên làm thêm công việc bán đồ áo và có 8 sinh viên làm những công việc
khác ( chiếm 10%).

6
Sinh viên là những người có trình độ trí thức cao, họ có những lợi thế nhất
định về những chuyên ngành của mình hoặc có những khả năng, kỹ năng vì vậy
họ tìm được cho mình một công việc phù hợp.
38% sinh viên làm công việc phục vụ bàn vì ở Thành phố Vinh số lượng các
quán hàng phục vụ cho việc ăn uống là rất lớn và những đòi hỏi của công việc
này thì không cao vì phục vụ bàn thì thường chỉ yêu cầu thời gian vào đầu buổi
sáng, buổi trưa hay chiều tối và cả công việc này không đòi hỏi trình độ chỉ cần
các bạn sinh viên có chút nhanh nhẹn và làm việc cẩn thận thì đều được tuyển
dụng. Công việc này áp lực cũng không lớn lên sinh viên nên có nhiều sinh viên
làm công việc này.
24% sinh viên làm nghề gia sư, Gia sư là công việc được nhiều bạn sinh
viên lựa chọn, vì đây là công việc có thời gian phù hợp, giúp sinh viên ôn tập lại
kiến thức, có mức thu nhập ổn định.những sinh viên có trình độ giỏi về các môn
học như Toán, Tiếng Anh, Vật Lý, Hóa Học…. hay các bạn sinh viên thuộc khối
ngành sư phạm đều có thể tìm đến công việc này. Hiện tại ở Thành phố Vinh có
rất nhiều Trung tâm gia sư, vì vậy các bạn sinh viên mong muốn được làm nghề
gia sư thì cũng khá dễ dàng. Việc sinh viên làm thêm bằng nghề gia sư đem lại
thu nhập khá cao cho sinh viên cũng như rèn luyện kỹ năng nghiệp vụ sư phạm,
giảng dạy cho sinh viên thuộc các ngành sư phạm. Nghề gia sư đòi hỏi sinh viên
phải có kiến thức vững chắc và có khả năng truyền đạt tới người học cũng như
có khả năng kiên nhẫn và chịu áp lực vì chủ yếu sinh viên thường dạy kèm cho
học sinh tiểu học hoặc trung học cho nên sẽ rất vất vả nếu học sinh không chịu
học tập hay phụ huynh sẽ tạo áp lực nếu sau một thời gian dạy mà kết quả của
con mình không tăng lên theo mong muốn của mình.
“Khi không có việc làm thì háo hức đi dạy. Đến khi đi dạy rồi thì lại ước gì
mình được ở nhà cho khỏe vì học sinh mình nhận dạy rất lười học mà lại không
chịu nghe lời, nên mình đi dạy mà chẳng có chút hứng thú. Mình thì lúc nào
cũng dạy hết mình nhưng gặp học sinh lười học nên kết quả không tốt cho lắm
nên phụ huynh thì lại cứ phàn nàn như dạy điểm thấp điểm cao, trong khi dạy

7
mình thấy học sinh mệt nên cho nghỉ giải lao vài phút hay dạy xong hết bài mình
cho nghỉ sớm thì phụ huynh tỏ ra khó chịu.”( Nữ, khóa 57)
Việc các sinh viên chọn nghề bán online qua mạng nở rộ và tăng mạnh
trong thị trường hiện nay. 18% sinh viên bán hàng online cũng không phải là
một con số nhỏ, điều thuận lợi cho công việc này là chỉ cần sinh viên có điện
thoại kết nối mạng, chỉ cần ở nhà cũng có thể bán hàng. Nếu sinh viên có niềm
đam mê cao thì việc bán hàng qua mạng là điều kiện tốt nhất để kiếm tiền nhanh
chóng, không mất nhiều thời gian mà kiếm được một khoản kha khá . Chỉ cần
tạo một tài khoản trên các trang mua bán như: muare.vn, chodientu.vn,
ttvnol,vatgia.com...Rao vặt, 24h, én bạc, mua chung…. là sinh viên có thể mở
cho mình một shop kinh doanh trên mạng.
Các sản phẩm được rao bán trên mạng rất phong phú, đa dạng, từ quần áo, giày
dép, túi xách, thực phẩm chức năng liên quan đến thẩm mỹ, sức khỏe, …Bán
hàng qua mạng có ưu điểm là do không phải mất tiền thuê mặt bằng, nhân viên,
thuế… nên giá bán thường mềm hơn. Phí giao dịch thấp cũng thu hút được
nhiều người tham gia, đặc biệt là sinh viên vốn thích tự lập, làm giàu. Chỉ cần
một số vốn nhỏ để nhập hàng là các bạn sinh viên đã có thể kinh doanh qua
mạng. Tuy nhiên nghề bán hàng online cũng có không ít những khó khăn:
“Mình không có kinh nghiệm bán hàng, lại không có vốn nên mẫu mã không
update được thường xuyên, bán chậm và ế ẩm. Mình đành phải mang ra chợ
sinh viên bán thanh lí, thậm chí lỗ vốn”.( Nữ, khóa 57)
“Buổi trưa em không được nghỉ đâu, vì giờ đấy rất nhiều người hỏi mua hàng,
có khi em phải vừa ăn vừa online “làm việc”, không khác gì các bà tiểu thương
ở chợ. ( Nữ, khóa 58)
Nghề shipper hiện nay cũng được một số các bạn sinh viên chọn, công việc
shipper có thời gian tự do, không như làm phục vụ ở nhà hàng thời gian bị bó
buộc và thu nhập từ nghề shipper cũng khá cao so với nhiều công việc khác.
"Làm shipper không cần đợi đến tháng mới nhận tiền lương, vì giao hàng là
nhận tiền. Cầm tiền trên tay sướng lắm, nhưng cũng có khi phải rơi nước mắt" -
anh nói.( Nam, khóa 57)

8
Tuy nhiên nghề shipper cũng có những sự khó khăn nhất định:
"Nhưng sợ nhất là bị kẹt xe, mình tính toán tuyến đường vừa đủ thời gian nhưng
lỡ kẹt xe là... thôi rồi. Có khi là ôm hàng ăn luôn, khách hàng dễ chịu thì không
nói, nhưng người khó chịu không nhận hàng. Khách nhận hàng thì mình cũng bị
đánh dấu trên hệ thống là giao hàng trễ. Nhiều lần như vậy mình sẽ bị trừ cước
những cuốc giao hàng tiếp theo" ( Nam, khóa 57)
Có nhiều loại hình công việc để sinh viên lựa chọn nhưng điều cần thiết là các
bạn sinh viên lựa chọn những công việc phù hợp với khả năng cũng như thời
gian học tập của mình
1.4. Thời gian dành cho việc làm thêm của sinh viên
Trong khoảng thời gian 24 giờ, việc học tập ở trường của sinh viên chủ
yếu chỉ vào một buổi vì trường Đại Học Vinh đào tạo theo tín chỉ nên sv có thể
tự do lựa chọn thời gian học tập nào cho phù hợp với bản thân.
Theo số liệu thu thập được từ việc khảo sát, việc sv dành bao thời gian cho việc
đi làm thêm được thống kê như sau: trong tổng số 77 người trả lời có 18 sv đi
làm thêm với khoảng thời gian từ 1-3h/ngày( chiếm 23,4%); có 28 sv dành
khoảng thời gian từ 4-6h/ngày cho việc làm thêm( chiếm 36,4%); có 31 sv dành
trên 6h /ngày cho việc đi làm thêm ( chiếm 40,3%).
Việc sinh viên dành bao nhiêu thời gian để đi làm thêm phụ thuộc vào
lịch học ở trường cũng như loại hình công việc mà sinh viên đang làm. Mặt trái
của việc làm thêm là có những bạn sinh viên vì lo kiếm tiền mà không lo lắng
đến việc học, thường xuyên xin về trước hay đi học với tinh thần chán nản, mệt
mỏi vì có những công việc yêu cầu làm vào ban đêm.
“Cũng chỉ vì muốn có thêm tiền nên mình cũng cố làm thêm 1 vài công việc
khac nữa, thành ra nhiều lúc cũng mệt mỏi lắm, về chỉ có ngủ thôi chứ không ăn
uống gì”( Nam, khóa 57)
1.5. Mức độ thay đổi công việc ở sinh viên
Ở sv, việc thay đổi công việc là một điều bình thường, đây chỉ là làm
thêm vì việc chính của sinh viên là học tập cùng với những kỹ năng, kiến thức
chưa được trang bị đầy đủ và sv cũng là lứa tuổi năng động và ưa thử sức mình

9
trong các hoạt động, các công việc khác nhau để xem thử công việc nào phù hợp
với mình nhất.
“ Mình nghĩ công việc làm thêm cần phải có sự thay đổi để mình có cơ hội thử
sức với nhiều công việc khác nhau” ( Nữ, khóa 57)
Sinh viên thay đổi công việc chiếm tỷ lệ cao, điều này được chứng minh
qua số liệu khảo sát được thống kê dưới đây:
Qua khảo sát về vấn đề thay đổi công việc trong quá trình đi làm thêm với tổng
số 77 người có: 22 sinh viên thay đổi công việc 1 lần(chiếm 28,6%); có 32 sinh
viên thay đổi công việc 2 lần( chiếm 41,6%); có 17 sinh viên thay đổi công việc
3 lần( chiếm 22,1%) và có 6 sinh viên không thay đổi công việc( chiếm 7,8%).
1.6. Mục đích đi làm thêm của sinh viên
Việc tìm kiếm một công việc làm thêm của sinh viên xuất phát từ nhiều
mục đích khác nhau. Do vậy, để tìm hiểu các sinh viên Trường Đại học Vinh đi
làm thêm vì mục đích gì chúng tôi đã tiến hành khảo sát và kết quả thu lại được
như sau: 77 người trả lời trong đó có 35 sinh viên đi làm vì mục đích là kiếm
thêm thu nhập (chiếm % ); 30 sinh viên đi làm thêm với mục đích là bổ sung
kinh nghiệm, nâng cao kỹ năng giao tiếp ( chiếm %); có 7 sinh viên với mục
đích là mở rộng các mối quan hệ xã hội( chiếm %); có 5 sinh viên đi làm với
nhiều mục đích: kiếm thêm thu nhập, bổ sung kinh nghiệm, nâng cao kỹ năng
giao tiếp và mở rộng các mối quan hệ xã hội ( chiếm %).
Qua số liệu ở trên cho thấy: sinh viên đi làm thêm để kiếm thêm thu nhập
chiếm đại đa số, vấn đề tiền để học tập, để sinh hoạt hàng ngày là một vấn đề
luôn được sinh viên rất quan tâm. Không chỉ là chi phí cho việc học chính bên
cạnh đó còn có rất nhiều khoản phát sinh như: học thêm tiếng Anh, tin học hay
các lớp học kỹ năng và chi phí cho các hoạt động giải trí khác mà số tiền bố mẹ
gửi cho hàng tháng không đủ để đáp ứng nhu cầu của sinh viên khi sống và học
tập ở môi trường thành phố. Hơn nữa, khi làm thêm sinh viên sẽ được tiêu
chính những đồng tiền do mồ hôi công- sức lao động do chính họ bỏ ra, lúc đó
họ sẽ biết trân trọng giá trị của đồng tiền hơn, biết tiêu xài một cách hợp lý hơn
và giảm bớt gánh nặng cho bố mẹ ở quê.

10
Con số 30 sinh viên đi làm thêm với mục đích bổ sung kinh nghiệm, nâng cao
kỹ năng giao tiếp cho bản thân cho thấy sinh viên đã có khả năng nhìn nhận
được các tiêu chí tuyển dụng của các cơ quan, doanh nghiệp khi sinh viên không
chỉ phải có kiến thức vững chắc về chuyên môn mà cần thiết phải trau dồi và
phát triển nhiều kỹ năng khác nhau mà trên giảng đường sinh viên không được
trang bị.
Có 7 sinh viên với mục đích là mở rộng các mối quan hệ xã hội, qúa trình sinh
viên đi làm tại các cửa hàng, các doanh nghiệp được tiếp xúc, giao lưu với rất
nhiều người. Nếu sinh viên có được kỹ năng tạo lập mối quan hệ tốt thì việc sinh
viên quen biết với nhiều người đưa lại cho họ một sự thuận lợi nhất định và có
thêm nhiều cơ hội để tìm kiếm một công việc phù hợp hơn. Mối quan hệ rộng
rãi sẽ giúp sinh viên có được sự trợ giúp khi gặp phải những vấn đề khó khăn
trong cuộc sống hay tìm kiếm công việc sau ra trường.
1.7. Mức thu nhập từ việc làm thêm của sinh viên

Bảng 3: Mức thu nhập của sinh viên từ việc làm thêm( triệu đồng)
Trong tổng số 75 người trả lời câu hỏi “ mức lương bạn nhận được từ việc
làm thêm là bao nhiêu” có 11sinh viên có mức lương dưới 1 triệu ( chiếm
14,7%); 28 sinh viên có mức thu nhập từ 1- 2 triệu ( ciếm 37,3%); 25 sinh viên
có mức thu nhập từ 2- 3 triệu ( chiếm 33,3%) và có 11 sinh viên có mức thu
nhập trên 3 triệu đồng ( chiếm 14,7%).

11
Theo đó, mức thu nhập giữa các sinh viên là khác nhau, điều đó phụ thuộc vào
loại hình công việc cũng như khả năng đáp ứng các yêu cầu của sinh viên. Mức
lương dưới 1 triệu là một phần rất nhỏ để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của sinh
viên. Mức lương từ 1 – 3 triệu là mức lương cơ bản mà sinh viên nhận được khi
đi làm thêm, với mức lương này, những nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của sinh
viên có thể được đáp ứng đầy đủ. Mức lương trên 3 triệu/ tháng là một khoản
thu nhập cao đối với sinh viên, với mức lương này sinh viên có thể độc lập về
chi phí sinh hoạt hàng tháng mà không cần đến sự trợ giúp từ bố mẹ và nếu biết
tiết kiệm thì sinh viên có thể trang trải được chi phí cho vấn đề học tập.
1.8. Khó khăn trong việc làm thêm của sinh viên
Sinh viên là độ tuổi có trí lực, thể lực dồi dào, có các thế mạnh về độ tuổi,
sức khỏe và sự nhanh nhạy tuy nhiên trong quá trình đi làm thêm sinh viên cũng
gặp không ít những khó khăn nhất định.

Bảng 4. Những khó khăn sinh viên gặp phải khi làm thêm
Thu nhận câu trả lời của 77 người được khảo sát, chúng tôi nhận thấy sinh
viên gặp phải những khó khăn sau đây:
Số sinh viên gặp khó khăn là không có phương tiện đi lại là 18 người( chiếm
23%); 8 sinh viên cho rằng họ gặp khó khăn là mức lương quá thấp( chiếm
10%); 22 sinh viên nói rằng khó khăn họ gặp phải là thiếu kinh nghiệm làm
việc( chiếm 29%); 27 sinh viên gặp khó khăn trong việc thu xếp thời gian cho

12
việc đi làm thêm( chiếm 35%) và có 2 sinh viên trả lời rằng họ không gặp phải
khó khăn gì trong quá trình đi làm thêm( chiếm 3%).
Vì thị trường việc làm ở Thành phố Vinh rộng lớn, nhu cầu tìm kiếm
người lao động là sinh viên cao nên không chỉ những nhà hàng, những doanh
nghiệp ở gần trường Đại học mà cả ở cả những khu vực xa trung tâm thành phố
đều tìm kiếm lực lượng sinh viên cho công việc của mình. Phòng trọ của phần
lớn sinh viên thì đều tập trung khu vực xung quanh trường nên chủ yếu là các
bạn đi bộ hoặc xe đạp đi học do vậy khi đi làm thêm ở những nơi xa, sinh viên
không có phương tiện để thuận lợi cho việc đi lại. Có những công việc đò hỏi
người làm phải chủ động hoặc có phương tiện riêng, nếu sinh viên sử dụng
phương tiện công cộng như xe buýt thì sẽ không đảm bảo tính chính xác của
công việc, còn đối với xe đạp thì không thể theo kịp với tốc độ mà việc làm yêu
cầu.
Vấn đề sinh viên gặp khó khăn vì mức lương quá thấp một phần vì sinh
viên không tìm hiểu rõ về mức lương trước khi nhận việc hay là vì chính khả
năng của sinh viên không đáp ứng yêu cầu của công việc đề ra. Tuy thời gian
làm thêm nhiều nhưng mức lương được trả quá thấp khiến cho việc chi trả
những chi phí sinh hoạt, đi lại, học tập trở nên khó khăn đối với sinh viên.
Thiếu kinh nghiệm làm việc là khó khăn của rất nhiều sinh viên. Những
kiến thức học tập trên lớp sẽ không giúp được gì nếu họ làm những công việc
không đúng chuyên ngành hay đối với những sinh viên năm 1 chưa quen với
môi trường xã hội cũng như chưa có trải nghiệm về việc làm. Sinh viên chưa có
kinh nghiệm cũng xuất phát từ nguyên nhân ít tham gia vào các hoạt động tập
thể, các chương tình rèn nghề hay không tham gia các buổi tọa đàm, hướng
nghiệp do nhà trường tổ chức.
Một khó khăn lớn nhất mà sinh viên gặp phải đó là việc sắp xếp thời gian
cho hợp lý và cân bằng với việc học. Tuy được đào tạo theo hệ thống tín chỉ sinh
viên tự chọn giờ học phù hợp tuy nhiên bên cạnh ngành học chính, sinh viên
phải tham gia vào các hoạt động trường, lớp nhiều, nhất là vào các buổi tối. Bên
cạnh đó, lịch đi làm thêm sinh viên thường phải sắp xếp trước 1tuần với cơ sở

13
làm việc vì vậy không tránh khỏi những sự trùng lặp về thời gian giữa việc tham
gia ở trường và làm việc ở cơ sở.

CHƯƠNG 2: NHU CẦU VIỆC LÀM THÊM CỦA SINH VIÊN.


Với những lợi ích mà việc làm thêm đưa lại cùng với mong muốn có thêm
thu nhập để trang trải cho công việc học tập thì nhu cầu tìm kiếm việc làm là rất
lớn
2.1. Yêu cầu của sinh viên về việc làm thêm
Sự chọn lựa công việc gắn liền với những yêu cầu được đặt ra cho mỗi
công việc, có mức lương ổn và phù hợp với công việc của mình làm, bên cạnh
đó môi trường làm việc thân thiện. Đối với tâm lý các bạn sinh viên, có được
người chủ tốt bạn đồng nghiệp thân thiện cũng là một trong những yêu cầu cơ
bản.

Bảng 5. Yêu cầu của sinh viên về việc làm thêm


Ai đi làm cũng muốn có đồng nghiệp thân thiện và chủ tốt, nếu chủ tốt nhưng
đồng nghiệp không tốt, ghanh đua nhau, không đoàn kết, nói xấu nhau thì sinh
viên hẳn là sẽ nghỉ việc, vì tâm lý không được thoải mái, áp lực công việc, một
người chủ không tốt, sẽ làm cho nhân viên mất sự tôn trọng, dẫn đến không làm
tốt các công việc mà mình được giao. Bởi vậy nên tỷ lệ sinh viên lựa chọn yêu
cầu có được đồng nghiệp và chủ tốt cao nhất.
Yếu tố sinh viên yêu cầu về một công việc làm thêm cũng được sinh viên
quan tâm là cần một công việc gần nhà. Việc tìm công việc gần nhà sẽ giúp cho

14
sinh viên chủ động được thời gian cũng như tránh sự khó khăn, vất vả trong việc
đi lại.
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VỀ VẤN ĐỀ VIỆC LÀM
THÊM CỦA SINH VIÊN.
Việc làm thêm tuy mang lại những lợi ích cụ thể đối với sinh viên nhưng
bên cạnh đó cũng có những khó khăn thử thách. Vì vậy cần có những giải pháp
cụ thể để giúp sinh viên vừa có thể học tập tốt vừa có việc làm phù hợp.
3.1. Về phía sinh viên
Bản thân mỗi sinh viên cần phải nhận diện rõ các giải pháp cho chính mình
trong vấn đề làm thêm. Vì thế, đối với mỗi sinh viên cần:
Một là: Sinh viên tìm kiếm công việc phù hợp với năng lực, sức khỏe và
thời gian học tập tại trường.
Hai là: Quản lý tốt quỹ thời gian của bản thân. Tự mình lên kế hoạch hàng
ngày hoặc hàng tuần và dành thời gian nhiều hơn cho việc học.
Ba là: Rèn luyện nhiều hơn các kỹ năng cơ bản theo yêu cầu nghề nghiệp,
nhất là kỹ năng giao tiếp bằng Tiếng anh.
3. 2. Về phía nhà trường
Không chỉ bản thân mỗi sinh viên cần đưa ra các giải pháp mà về nhà
trường cũng nên:
Một là: Tổ chức các chương trình hướng nghiệp, giao lưu gặp gỡ với các
doanh nghiệp để định hướng cho sinh viên trong việc lựa chọn nghề nghiệp.
Hai là: Mở các lớp dạy kỹ năng mềm để tăng kỹ năng giao tiếp cũng như
các kỹ năng khác nhằm giúp cho sinh viên tự tin hơn trong học tập và làm việc.
Ba là: Lập các câu lạc bộ, nhóm hỗ trợ, hướng dẫn, kết nối cho các sinh
viên đang đi làm thêm và những sinh viên có nhu cầu tìm việc làm thêm.

C: KẾT LUẬN

15
Sinh viên là thế hệ trí thức, là tương lai của đất nước. Sinh viên là một lực
lượng lao động lớn, có trình độ, kỹ năng. Không thể phủ nhận vai trò rất quan
trọng của việc làm thêm đối với sinh viên: giúp cho sinh viên có thêm thu nhập
để trang trải chi phí sinh hoạt và học tập, để rèn luyện thêm các kỹ năng nhằm
tạo được một nền móng vững chắc trước khi vào đời. Tuy nhiên, những khó
khăn mà việc làm thêm đưa đến cũng là một vấn đề lớn ảnh hưởng đến kết quả
học tập, rèn luyện và đời sống sinh hoạt của mỗi sinh viên. Bởi vậy, mỗi sinh
viên cần phải biết tự sắp xếp thời gian hợp lý cho việc học tập và việc làm thêm
để sinh viên có đủ kiến thức về chuyên ngành và kiến thức về môi trường xã hội
nhằm đáp ứng những nhu cầu của bản thân và sự mong đợi của xã hội.

16
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. http://doc.edu.vn/tai-lieu/tieu-luan-sinh-vien-voi-viec-lam-them
2. http://kdtqt.duytan.edu.vn/Home/ArticleDetail/vn/33/338/sinh-vien-
va-van-de-lam-them
3. https://text.123doc.org/document/3833630-de-tai-nckh-ve-thuc-
trang-lam-them-cua-sinh-vien-da-nang.htm
4. https://careerbuilder.vn/vi/talentcommunity/sinh-vien-lam-them-2-
5. mat-cua-van-de.35A4FCA6.html
6. https://text.xemtailieu.com/tai-lieu/phan-tich-nhu-cau-di-lam-them-
cua-sinh-vien-truong-dai-hoc-can-tho-666872.html

17

You might also like