You are on page 1of 56

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HỒ CHÍ MINH


KHOA ĐÀO TẠO CHẤT LƯỢNG CAO


MÔN HỌC: PHÂN TÍCH DỮ LIỆU


(Lớp Thứ 5, tiết 2 – 5)
ĐỀ TÀI:
NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH LỰA CHỌN NGÀNH HỌC
CỦA SINH VIÊN NĂM NHẤT TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
TP.HCM
GVHD: ThS. NGUYỄN PHAN NHƯ NGỌC
SVTH: MSSV
Lê Bảo Ngọc 18124070
Ngô Tuyết Hoa 18124044
Nguyễn Thị Bảo Ngọc 18143124
Nguyễn Thị Huỳnh Như 18124080
Phạm Tuấn Hải 18124036
Nguyễn Quang Hiệp 18124043

Tp. Hồ Chí Minh, 1/2021


BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC

Tên thành viên Công việc Hoàn thành

Ngô Tuyết Hoa


Lê Bảo Ngọc
Nguyễn Thị Huỳnh Như
Nguyễn Thị Bảo Ngọc
Phạm Tuấn Hải
Nguyễn Quang Hiệp
TÓM TẮT

Từ thời xa xưa, giáo dục con người luôn được coi là quốc sách hàng đầu, Thân Nhân
Trung có câu “ Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”. Và khi đất nước bước vào thời kì đổi
mới, điều đó lại có ý nghĩ hơn bao giờ hết. Bởi nền kinh tế đạt được nhiều thành tựu và từng
bước hội nhập với nền kinh tế thế giới thì cần rất nhiều người tài để nâng cao vị thế của Việt
Nam trên thời trường quốc tế. Điều đó vừa tạo thuận lợi cho người lao động có cơ hội đa
dạng về lựa nghề ngành nghề và cũng vừa đứng trước thách thức để chọn một ngành nghề
phù hợp nhất là đối với các bạn trẻ. Khi đứng trước ngưỡng cửa đại học, hầu hết chúng ta ai
cũng đều rất phân vân và lo lắng về việc lựa chọn ngành và trường mình sẽ theo học. Chính
về thế, định hướng nghề nghiệp là một bước ngoặt vô cùng quan trọng và có ảnh hưởng lớn
đến tương lai của mỗi người. Hầu hết, chúng ta phải trải qua một quá trình dài tìm hiểu,
khám phá để đưa ra quyết định mà bản thân cảm thấy đúng nhất. Và để đưa ra quyết định
cuối cùng, các bạn sẽ phải chịu rất nhiều các yếu tố ảnh hưởng từ bên trong lẫn bên ngoài.
Vì vậy nghiên cứu các yếu tố nào đã và đang ảnh hưởng đến việc lựa chọn nghề nghiệp là
việc hết sức cần thiết. Từ những lí do trên, nhóm đã quyết định chọn đề tài: “NHỮNG YẾU
TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH LỰA CHỌN NGÀNH HỌC CỦA SINH VIÊN
NĂM NHẤT TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM” để tìm hiểu các yếu
tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn nghề nghiệp và từ đó đề ra các biện pháp giúp định hướng
đúng cho công tác tuyển sinh của trường và giúp các bạn có một hướng đi đúng đắn nhất đối
với việc lựa chọn ngành nghề của bản thân.
Luận văn gồm năm chương nghiên cứu xác định, phân tích và đo lường mức độ ảnh
hưởng của các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn nghề nghiệp của sinh viên trường Đại
học Sư Phạm Kỹ Thuật Tp.HCM. Đối tượng nghiên cứu của đề tài là yếu tố ảnh hưởng đến
việc lựa chọn ngành học của sinh viên năm nhất trường Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật
TP.HCM. Để thực hiện được mục tiêu đề tài, nhóm sử dụng phương pháp nghiên cứu định
lượng. nhóm sử dụng công cụ phần mềm SPSS 20.0 với việc thực hiện các phép thống kê
như: phân tích thống kê mô tả, phân tích tương quan và phân tích hồi quy để đưa ra kết quả
nghiên cứu.
Kết quả phân tích dữ liệu chỉ ra rằng các nhân tố ảnh hưởng tới việc lựa chọn ngành
học của sinh viên trường Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM phụ thuộc vào bốn nhân tố:
(1) Năng lực sở thích bản thân; (2) Những nguồn lời khuyên; (3) Đặc điểm của ngành học;
(4) Nhu cầu xã hội
Luận văn cũng đã đề xuất một số giải pháp để hướng cho các bạn có định hướng đúng
về ngành nghề phù hợp với bản thân, và các giải pháp để thu hút tuyển sinh ở các trường Đại
học.
MỤC LỤC
1

CHƯƠNG MỞ ĐẦU
1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Định hướng nghề nghiệp hay chọn ngành học là vấn đề hết sức quan trọng đối với
mỗi người khi đến tuổi trưởng thành, bởi chọn cho mình một ngành nghề nghĩa là chọn cho
mình một tương lai. Ngành học là nền tảng vững chắc đầu tiên cho bạn xây dựng ngôi nhà
của cuộc đời mình, nếu bạn quyết định sai, tức là bạn như căn nhà chấp vá, tạm bợ, dễ dàng
sụp đỗ trước giông bão cuộc đời. Ai cũng đều mong muốn có cho mình một công việc ổn
định, phù hợp với năng lực bản thân và có cơ hội phát triển nhưng thử hỏi mấy ai sẽ chọn
đúng. Hiện nay, với tốc độ phát triển không ngừng, nhu cầu về lực lượng lao động có chuyên
môn ngày càng cao, thị trường việc làm đa dạng nhưng đầy tính cạnh tranh và khốc liệt, hầu
hết các bạn đều trở nên lúng túng, lo lắng và sợ hãi trên hành trình quyết định lựa chọn
ngành nghề để học cho chính bản thân. Để đưa ra được quyết định cuối cùng các bạn đã phải
chịu chi phối bởi vô vàn các yếu tố với rất nhiều áp lực từ bên trong lẫn bên ngoài. Nhằm trả
lời cho câu hỏi: Những yếu tố đó cụ thể là gì? Chúng tác động ra sao đến việc định hướng
nghề nghiệp? Nhóm chúng tôi quyết định chọn thực hiện đề tài: “Những yếu tố ảnh hưởng
đến quyết định lựa chọn ngành học của sinh viên năm nhất trường Đại học Sư phạm Kỹ
thuật TP.HCM”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Mục tiêu của bài nghiên cứu này là điều tra, khảo sát những yếu tố ảnh hưởng đến
việc quyết định lựa chọn ngành học của các bạn sinh viên năm nhất. Từ đó có cái nhìn tổng
quan hơn về các tác nhân chi phối và đề xuất các giải pháp cũng như là lời khuyên cho các
bạn sinh viên có ý định chuyển ngành và đặc biệt là các bạn học sinh THPT đang
đứng trước ngưỡng cửa quyết định lựa chọn ngành học cho mình để có một quyết định phù
hợp sao cho hạn chế tối đa sự ảnh hưởng của các tác nhân xấu, giúp các bạn lựa chọn cho
mình một hướng đi đúng đắn nhất, ưu việt nhất.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
2

Đối tượng nghiên cứu là sinh viên năm nhất trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành
phố Hồ Chí Minh.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu là trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh.
1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp định lượng và phương pháp định tính. Chúng
tôi sẽ tạo ra một cuộc khảo sát bằng một bảng câu hỏi dạng cấu trúc. Sau đó tiến hành khảo
sát các bạn sinh viên năm nhất trường Đại học Sư Phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh,
thu thập kết quả và phân tích các dữ liệu thực nghiệm bằng phần mềm SPSS.
1.5. Ý NGHĨA NGHIÊN CỨU
Hiểu được rằng việc quyết định lựa chọn ngành học là một phần hết sức quan trọng
trong cuộc đời mỗi người, với mong muốn giúp các bạn học sinh dễ dàng hơn trong việc
định hướng nghề nghiệp. Bài nghiên cứu này sẽ phân tích được những thuận lợi, những vấn
đề bất cập, những vấn đề còn tồn tại, còn chưa đúng trong xu hướng quyết định lựa chọn
ngành học cũng như những yếu tố tác động đến các bạn học sinh trong việc định hướng nghề
nghiệp của mình trong tương lai. Trên cơ sở đó, đề tài sẽ đưa ra các khuyến nghị nhằm tìm
ra một giải pháp hợp lý để hướng cho các bạn có một định hướng đúng trong việc đưa ra
quyết định lựa chọn của mình để phù hợp với từng cá nhân, khả năng của mỗi người và từ
đó giúp các bạn tìm được một ngành nghề phù hợp. Bên cạnh đó, kết quả của bài nghiên cứu
còn có thể là cơ sở để các trường đại học đưa ra các giải pháp tuyển sinh hợp lý và thuyết
phục nhất để thu hút sinh viên. Chỉ khi theo học một chuyên ngành mà bản thân thật sự yêu
thích, thì khi đó bạn mới có động lực để học tập, sáng tạo, phát triển, hoàn thiện bản thân.
Và sự phát triển của mỗi cá nhân là tiền đề quan trọng để phát triển một tập thể. Với ngành
nghề phù hợp, đó sẽ là công cụ quan trọng hỗ trợ bạn trên con đường xây dựng một đất nước
hiện đại, văn minh, nâng cao năng lực cạnh tranh trên trường quốc tế.
3

CHƯƠNG 2

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

2.1. TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ THUYẾT


2.1.1. Khái niệm

  - Ngành đào tạo là một tập hợp những kiến thức và kỹ năng chuyên môn của một lĩnh
vực hoạt động nghề nghiệp, khoa học nhất định. Ngành đào tạo bao gồm nhiều chuyên
ngành đào tạo.

- Chuyên ngành đào tạo là một tập hợp những kiến thức và kỹ năng chuyên môn
chuyên sâu của một ngành đào tạo.

2.1.2. Tầm quan trọng của quyết định chọn đúng ngành
Trước khi bước vào đại học, có quyết định đúng đắn về việc lựa chọn đúng chuyên
ngành học phù hợp sẽ rất dễ dàng, không còn bị tác động của các yếu tố bên ngoài. Bên cạnh
đó khi đã có sự xác định và chuẩn bị từ trước, bản thân sinh viên sẽ cảm thấy yêu thích
ngành học, môn học, tự giác tìm hiểu nghiên cứu các vấn đề liên quan đến môn học từ đó sẽ
khiến việc học trở nên thú vị hơn, dễ tiếp thu, không cảm thấy áp lực. Không chỉ vậy, bất kì
điều gì xuất phát từ đam mê, niềm yêu thích thì bản thân sẽ phấn đấu để được kết quả cao
nhất. Ngoài ra, tác động của hoạt động định hướng ngành học không chỉ ảnh hưởng đến bản
thân sinh viên mà còn ảnh hưởng đến xã hội. Khi định hướng đúng ngành học cho sinh viên
sẽ góp phần nâng cao chất lượng, phù hợp với cơ cấu ngành nghề, bù đắp được những lực
lượng thiếu hụt trong xã hội. Từ đó thị trường lao động sẽ thực hiện chức năng phân phối
nguồn lực tốt hơn đồng thời nâng cao hiệu quả lao động.
Việc quyết định lựa chọn ngành học rất quan trọng vì nó liên quan đến công việc sau
này. Nó giúp ta cảm thấy mình có ích, có thu nhập nuôi sống bản thân, gia đình và đóng góp
cho cộng đồng, xã hội. Vì thế nếu chọn đúng ngành học coi như chọn cho bản thân một
tương lai tốt đẹp.
2.1.3. Nguyên nhân quyết định chọn sai ngành học của sinh viên năm nhất
4

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến lựa chọn sai ngành học, dưới đây là một vài nguyên
nhân chủ yếu:
- Học sinh, sinh viên không hiểu rõ chính bản thân họ. Nhiều người trẻ chỉ biết một
chút hoặc không biết gì về điểm mạnh, điểm yếu, tính cách và những khả năng của chính
bản thân họ. Những điều này là nhân tố quan trọng được xem xét trước khi đưa ra quyết định
lựa chọn cho ngành học.
- Dựa dẫm vào ý kiến người khác, không quyết đoán trong việc chọn ngành học.
Nhiều bạn chọn ngành theo ý muốn của cha mẹ, theo ý thích của người lớn, theo lời rủ rê
của bạn bè, theo phong trào, chọn những ngành hot hiện nay để khi ra trường có việc làm ổn
định. Cách chọn ngành như trên đã dẫn đến nhiều trường hợp chán ngành, bỏ học nửa chừng
vì cảm thấy không còn phù hợp .  
- Nhiều bạn trẻ nghĩ rằng đạt thành tích cao trong việc học tập một môn văn hóa nào
đó là làm được nghề cần đến tri thức của môn đó. Ví dụ, có người học giỏi môn sinh, hóa
học đã chọn nghề làm bác sĩ, dược sĩ. Đúng là nghề này cần đến người giỏi những môn đó.
Song, nếu không thận trọng, tỉ mỉ, chu đáo, kiên trì… thì không thể theo đuổi nghề này
được. Sai lầm ở đây là do không thấy rằng năng lực đối với môn học chỉ là điều kiện cần,
chứ chưa là điều kiện đủ để theo đuổi nghề mình thích.  
- Có ít kiến thức về chuyên ngành mình muốn theo học vì thế họ có thể đưa ra những
quyết định lựa chọn sai lầm trong chọn ngành và ảnh hưởng đến công việc tương lai.
2.1.4. Hậu quả của việc chọn sai ngành học
Hai hậu quả tất yếu của việc chọn sai ngành học:
Thứ nhất, lãng phí thời gian: Một số bạn trẻ bỏ nhiều năm ra chỉ để học ngành mà ba
mẹ, thầy cô mong muốn hoặc theo xu hướng hiện tại. Kết quả là mất đi thời gian quý báu, có
bằng cấp nhưng không sử dụng được. Theo đó, phần lớn học sinh, sinh viên đều có ước
muốn quay trở lại thời điểm lúc chọn nghề để có thể đưa ra quyết định về ngành phù hợp với
niềm yêu thích, năng lực của bản thân cũng như vào đúng trường đào tạo. Trên thực tế, sẽ có
một vài người bằng lòng chấp nhận số phận mà tiếp tục học cái ngành mà mình không thích.
5

Ở diễn biến khác, nhiều bạn quyết định làm lại từ đầu để bản thân không phải hối hận nhiều
trong tương lai.

Thứ hai, lãng phí chất xám: Bên cạnh việc bỏ lỡ thời gian, chất xám cũng là yếu tố bị
lãng phí nhiều khi lựa chọn sai ngành. Trong 3,5 - 4 năm đào tạo tại trường, bạn phải tập
trung toàn bộ trí óc để tiếp thu, ghi nhớ kiến thức, ôn tập cho các bài thi giữa kỳ, kết thúc
học phần cũng như thực tập và hoàn thành khóa luận. Sau khi ra trường, nhiều sinh viên cất
đi tấm bằng đại học mà đi làm công nhân hoặc làm trái ngành mà mình đã học.

Một vấn đề khác đó là thất nghiệp. Việc làm luôn là mục tiêu cuối cùng của sinh viên,
nếu ra trường không tìm được công việc thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến xã hội bởi vì xã hội sẽ
luôn phải có trách nhiệm đối với lực lượng này.

2.2. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH LỰA CHỌN NGÀNH HỌC
2.2.1. Năng lực, sở thích bản thân
Tự nhận thức năng lực cũng như sở thích của bản thân trên mọi phương diện bao gồm
điểm mạnh, điểm yếu, niềm tin, mối quan tâm, động lực và cảm xúc là quá trình hết sức
quan trọng trong con đường xác định ngành học. Đây là quá trình thật sự tốn rất nhiều thời
gian và diễn ra liên tục, không phải có được qua đọc sách, báo mà yêu cầu chính bản thân
phải cẩn thận đánh giá, khám phá ra mình thích gì, không thích gì, xác định điểm mạnh,
điểm yếu, sở trường,… Từ đó phát hiện ra năng khiếu, đam mê và phát triển nhân cách và
ngành nghề của bản thân trong tương lai

Hiểu chính mình, tưởng chừng đơn giản nhưng kỳ thực rất khó xác định được cụ thể,
để hiểu chính mình các bạn cần khám phá năng lực, tính cách, sở thích, đam mê và con
người mình muốn trở thành trong tương lai. Thực tế đã chứng minh, những người thành
công, giàu có trên thế giới đều cảm thấy yêu thích công việc họ đang làm như: Jeff Bezos,
Bill Gates, Warren Buffet là những ví dụ điển hình. Đa số họ đều khuyên các bạn trẻ trước
khi bắt đầu lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai đừng chỉ chăm chăm vào trường, vào nghề,
mà trước tiên hãy dành thời gian để hiểu mình.
6

Để xác định được nghề nghiệp trong tương lai, bạn cần trả lời xem nghề đó là gì? Tại
sao mình lại thích nghề đó chứ không phải nghề khác? Hãy cố gắng tìm ra câu trả lời về con
người mà các bạn muốn trở thành và ngành học phù hợp với viễn kiến đó. Sau khi trả lời
được câu hỏi đó rồi, việc học ngành đó ở đâu? Xa nhà hay gần nhà? Trường lớn hay trường
nhỏ không còn quan trọng nữa vì khi có đam mê, thái độ, động lực trong tim, trong tiềm
thức mình, các bạn sẽ nỗ lực đi đến cái đích của mình.

Theo nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Bích Vân và các cộng sự (2017) đã chỉ ra
rằng 90% những người có tính cách năng động, hoạt bác, thích giao tiếp, thích thử thách thì
hơn 95% trong số họ thích làm việc trong lĩnh vực kinh tế.

Từ các nghiên cứu trước, nhóm nhận thấy rằng năng lực, sở thích của bản thân là một
trong những nhân tố tác động mạnh mẽ đến việc lựa chọn ngành học.

2.2.2. Những nguồn lời khuyên


Gia đình là môi trường, là thể chế xã hội đầu tiên có ảnh hưởng đến cuộc sống, quyết
định sự hình thành nhân cách con người. Sự phát triển tính cách của mỗi cá nhân khi lớn lên,
phương thức ứng xử, thái độ đối với mọi người, đạo đức, tình cảm, ý chí,….đều được hình
thành trong thời gian sinh sống và được sự giáo dục trong gia đình của mình. Mỗi gia đình
bên cạnh nền văn hóa chung của cộng đồng, của xã hội còn có những nét văn hóa truyền
thống riêng. Truyền thống gia đình không những là niềm tự hào của mỗi thành viên trong gia
đình mà còn là nhân tố tác động đến sự phát triển của mỗi cá nhân trong đó có sự định
hướng chọn ngành.
Gia đình, người thân là những người đi trước và hiểu được phần nào tính cách con
người bạn nên trong một số trường hợp sẽ cho chúng ta những lời khuyên hữu ích. Theo một
số quan sát còn chỉ ra rằng việc chọn ngành nghề đó vì đã có người trong gia đình đã từng
theo học ngành đó.
7

Có thể nói, việc định hướng và lựa chọn ngành học của học sinh, sinh viện hiện nay
vừa phản ánh xu thế phát triển của xã hội, của thời đại, vừa phản ánh những giá trị truyền
thống của mỗi gia đình, cộng đồng và xã hội.
Từ kết quả của các nghiên cứu trước, gia đình và người thân là một trong những nhân
tố ảnh hưởng tới quyết định lựa chọn ngành học.
2.2.3. Đặc điểm của ngành học
Đặc điểm cũng như sự hấp dẫn của ngành học có ý nghĩa rất lớn, liên quan mật thiết
với tính chất của nghề nghiệp sau này. Hơn 98% lựa chọn ngành học vì tầm quan trọng của
nó trong tương lai và cơ hội phát triển bản thân trong nghề nghiệp; hơn 88% yêu thích môi
trường làm việc của ngành học.
Từ kết quả của các nghiên cứu trước cho thấy rằng đặc điểm ngành học tác động lên
quyết định lựa chọn ngành học.
2.2.4. Nhu cầu xã hội
Trong một xã hội phát triển nhanh, thay đổi từng ngày đòi hỏi chúng ta phải phát triển
để bắt kịp tốc độ cũng khiến việc quyết định lựa chọn ngành học trở nên khó khăn. Nhu cầu
xã hội hay còn gọi là thị trường lao động, đây là yếu tố luôn biến đổi không ngừng và ảnh
hưởng trực tiếp đến quyết đinh chọn ngành học. Vì trong một giai đoạn nhất định nào đó, sẽ
có một số ngành nghề cần nhiều nguồn nhân lực, nhưng sau vài năm khi nguồn cung nhân
lực quá lớn sẽ dẫn đến tình trạng bão hòa và tăng nguy cơ thất nghiệp. Do đó, đây cũng là
một trong những yếu tố cần cân nhắc trước khi đưa ra quyết định lựa chọn ngành học. Theo
nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Bích Vân và các cộng sự (2017), hơn 85% người được
khảo sát cho biết những thông tin liên quan đến xu hướng phát triển của xã hội, nhu cầu lao
động, dự báo nguồn nhân lực ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn ngành học của họ.
Từ kết quả nghiên cứu trước đã chỉ ra rằng xã hội cũng là nhân tố quan trọng trong
việc quyết định lựa chọn ngành học.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2


8

Qua chương trên nhóm đã khái quát 1 số khái niệm và hậu quả của việc chọn sai
ngành học. Trong chương này nhóm đưa ra 4 nhân tố và tiến hành đề xuất mô hình nghiên
cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn ngành học của sinh viên năm nhất
trường Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM bao gồm: Năng lực, sở thích bản thân, Những
nguồn lời khuyên, Đặc điểm của ngành học và Nhu cầu xã hội.

CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU


3.3.1 Đề xuất mô hình nghiên cứu
Dựa trên mục tiêu nghiên cứu chính là xác định những yếu tố ảnh hưởng đến quyết
định lựa chọn ngành học của sinh viên năm nhất Trường Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật
TP.HCM và tham khảo mô hình nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Bích Vân và các cộng
sự (2017), nhóm nghiên cứu đề xuất mô hình:

Năng lực, sở
thích bản thân

Những nguồn
lời khuyên Quyết định lựa
chọn ngành
Đặc điểm của học
ngành học
9

Hình 2.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn ngành học của sinh viên năm
nhất trường Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM
3.3.2. Xây dựng thang đo cho biến số
Căn cứ vào thang đo chính thức mà nhóm đã nghiên cứu và chỉnh sửa, kết hợp phân
tích nhóm tiến hành mã hóa các biến:

Bảng 3.1. Thang đo các biến trong mô hình nghiên cứu

Nhân tố Thang đo Mã hóa

Thành tích học tập của bản thân NLST1

Ngành học phù hợp với năng lực cá nhân NLST2

Năng lực, sở thích Sự đam mê với các công việc của ngành học NLST3
bản thân
Đam mê những nét đặc trưng của ngành học NLST4

Làm chủ những thách thức thú vị của ngành học NLST4

Gia đình,bạn bè, giáo viên khuyên chọn ngành LK1


này

Ấn tượng với các buổi nói chuyện của chuyên gia LK2
10

về ngành
Những nguồn lời
khuyên Sự tác động của sinh viên đã và đang học ngành LK3

Sự tác động của người thân làm trong cùng ngành LK4

Có nhiều cơ hội du học ở ngành học DDNH1

Có thể tham gia nhiều chương trình đào tạo khác DDNH2
nhau của ngành học

Ngành học có cơ hội việc làm cao DDNH3

Đặc điểm ngành Có nhiều cơ hội đào tạo liên thông của ngành học DDNH4
học
Thu nhập của nghề này cao, ổn định DDNH5

Môi trường làm việc trong ngành được tiếp xúc DDNH6
với nhiều người, năng động

Môi trường làm việc trong ngành được tiếp xúc DDNH7
với nhiều thử thách

Có nhiều cơ hội để tìm được công việc sau khi tốt NCXH1
nghiệp

Có nhiều công việc có thể làm được sau khi tốt NCXH2
nghiệp

Ngành học có môi trường làm việc năng động NCXH3


chuyên nghiệp, lương cao

Nhu cầu xã hội Ngành học được các doanh nghiệp khuyến khích, NCXH4
đầu tư

Ngành học sau này có công việc lương cao NCXH5

Ngành học này được các doanh nghiệp đầu tư NCXH6

Xu hướng phát triển của xã hội tác động đến NCXH7


quyết định lựa chọn
11

Bạn hài lòng và thỏa mãn với quyết định của mình QDLC1

Bạn hài lòng về ngành học, môi trường học tập và QDLC2
Quyết định lựa sinh hoạt của ngành
chọn ngành học
Bạn thích thú với kiến thức mới QDLC3

3.3.3. Chọn mẫu nghiên cứu


Mẫu nghiên cứu là các bạn sinh viên năm nhất trường Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật
TP.HCM
3.3.4. Xác định kích thước mẫu
Đối tượng nghiên cứu: nghiên cứu sự lựa chọn ngành học của sinh viên trường Đại học Sư
Phạm Kỹ Thuật TP.HCM. Mục tiêu nghiên cứu của nhóm khi thực hiện đề tài nghiên cứu là
xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn ngành học của sinh viên Trường Đại học Sư
Phạm Kỹ Thuật TP.HCM và từ đó đề xuất các đề xuất các giải pháp cũng như là lời khuyên
cho các bạn sinh viên có ý định chuyển ngành và đặc biệt là các bạn học sinh THPT đang
đứng trước ngưỡng cửa lựa chọn ngành học cho mình để có một quyết định phù hợp sao cho
hạn chế tối đa sự ảnh hưởng của các tác nhân xấu, giúp các bạn lựa chọn cho mình một
hướng đi đúng đắn nhất, ưu việt nhất.
Việc xác định kích thước mẫu phụ thuộc phương pháp phân tích. Nhóm nghiên cứu
sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA và phân tích hồi quy bội.
Kích thước mẫu tối thiểu để sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA)
là 50, tốt hơn là 100 (Nguyễn Đình Thọ, 2011). Vì vậy, trong nghiên cứu sự lựa chọn ngành
học của sinh viên trường Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM, cỡ mẫu tối thiểu để nhóm
nghiên cứu phân tích EFA là 100 mẫu.
Đối với phân tích hồi quy bội, kích thước mẫu tối thiểu (n) cần đạt được tính bằng
công thức n ≥ 50 + 8m (m: biến số độc lập), với 4 biến độc lập của nghiên cứu thì cỡ mẫu tối
thiểu là 82.
12

Do nhóm nghiên cứu kết hợp hai phương pháp là phân tích nhân tố khám phá EFA và
phân tích hồi quy bội nên nhóm nghiên cứu sử dụng mẫu tối thiểu là 100. Qua quá trình
khảo sát, nhóm thu được 160 phiếu khảo sát online và sử dụng 160 phiếu khảo sát này để
phân tích dữ liệu.
Thông qua quá trình phỏng vấn từ các đối tượng nghiên cứu sau khi kế thừa mô hình
nghiên cứu: “NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC LỰA CHỌN HỌC NGÀNH
KẾ TOÁN Ở VIỆT NAM” _ tác giả Nguyễn Thị Bích Vân và các cộng sự (2017), nhóm
nghiên cứu đã xây dựng hoàn chỉnh bảng câu hỏi khảo sát và có được mô hình nghiên cứu
bao quát và phù hợp với sinh viên trường Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM nhất, nghĩa
là các thang đo trong từng nhân tố của mô hình nghiên cứu có độ tin cậy cao. Vì vậy, nhóm
nghiên cứu sử dụng thang đo này để đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố thông qua
phần mềm SPSS phiên bản 20.0. Nhóm nghiên cứu sử dụng mẫu là 160 mẫu câu hỏi khảo
sát online được tạo trên Google form sau đó được gửi đến các bạn sinh viên trường Đại học
Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM. Sau khi tiến hành khảo sát và thu được đủ số lượng phiếu
khảo sát, nhóm nghiên cứu tiến hành tổng hợp dữ liệu từ các phiếu khảo sát và thực hiện
phân tích dữ liệu thu được thông qua phần mềm SPSS phiên bản 20.0.
3.3.5 các phương pháp phân tích
Thống kê mô tả:
Mẫu thu thập được tiến hành phân tích bằng thống kê mô tả: phân tích theo đặc điểm, đối
tượng khảo sát của các trả lời trong câu hỏi điều tra.
Phân tích độ tin cậy bằng Cronbach Alpha:
là một phép kiểm định thống kê về mức độ chặt chẽ mà các mục hỏi trong thang đo
tương quan với nhau. Mục đích là chắc chắn các mục hỏi đo cùng một khái niệm.
Tiêu chí:
Những biến có hệ số tương quan biến tổng (item- total correlation) nhỏ hơn 0.3 sẽ bị loại
Từ 0.7 đến 0.8: sử dụng được; từ 0.8 đến gần 1: thang đo tốt; một số trường hợp chấp
nhận từ 0.6
Lưu ý hệ số Scale if item deleted
13

Phân tích nhân tố EFA:


Là phép rút gọn dữ liệu và biến bằng cách nhóm chúng lại với các nhân tố đại diện, điều
kiện các biến phải có thang đo metric.
Tiêu chí:
Factor loading: chỉ tiêu để đảm bảo mức ý nghĩa thiết thực của phân tích EFA. Factor
loading > 0.5 được xem là có ý nghĩa thiết thực
Chỉ số KMO (Kaiser – Meyer – Olkin) để xem xét sự thích hợp của phân tích EFA. Trị số
KMO lớn (giữ 0.5 và 1) là điều kiện đủ để phân tích EFA là thích hợp
Eigenvalue: phần biến thiên được giải thích bởi mỗi nhân tố. Nhân tố nào có eigenvalue >
1 mới được giữ lại
Hồi quy tuyến tính bội:
Phương trình hồi quy tuyến tính bội
y = a1X1 + a2X2 + a3X3 + ... anXn + b
Đánh giá mô hình và kết quả hồi quy theo 3 phần:
Mức độ phù hợp của phương trình hồi quy:
Dùng hệ số r2 (coefficient of determination)
r2 = 0 ÷ 1 –> đặc trưng cho % của biến thiên trong biến phụ thuộc được giải
thích do sự biến thiên của biến độc lập.
Kiểm nghiệm mức ý nghĩa của r2:
Dùng F – test, với độ tự do: df = n – k – 1 cho mẫu
số và df = k cho tử số (n: cỡ mẫu, k: số biến độc lập)

Kiểm nghiệm mức ý nghĩa của các độ dốc ai

Dùng t – test với độ tự do df = n – k – 1


Phân tích phương sai ANOVA
Kiểm định Levene
H0: phương sai bằng nhau
Sig. <0.05: bác bỏ H0. Có sự khác biệt phương sai. Do có sự khác biệt phương sai
nên trong phần phân tích Post hoc có thể lựa chọn các phương pháp kiểm định như LSD,
14

Bonferroni, Tukey, Dunnett,...


Sig. ≥ 0.05: chấp nhận H0. Không có sự khác biệt phương sai. Do không có sự
khác biệt phương sai nên trong phần phân tích Post hoc có thể lựa chọn các phương pháp
kiểm định như Tamhane’s T2, Dunnett’s T3, Games-Howell, Dunnett’s C.
Kiểm định ANOVA
H0: Trung bình bằng nhau
Sig.<0.05: bác bỏ H0, có sự khác biệt giữa các nhóm
Sig. ≥ 0.05: chấp nhận H0, không có sự khác biệt giữa các nhóm

KẾT LUẬN CHUNG


Lựa chọn nghề nghiệp là một vấn đề hết sức quan trọng vì nó gắn liền trong suốt cuộc
đời mỗi con người. Vì là lựa chọn nên nó mang tính rủi ro rất cao giữa sai và đúng, nên đúng
bạn sẽ sống cuộc đời của chính mình, còn sai bạn sẽ sống với cuộc đời của một người khác.
Vì thế, nhóm nhận thấy việc nghiên cứu “NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT
ĐỊNH LỰA CHỌN NGÀNH HỌC CỦA SINH VIÊN NĂM NHẤT TRƯỜNG ĐẠI HỌC
SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM” là hết sức cần thiết. Với kết quả nghiên cứu được sẽ giúp
các bạn đang loay hoay giữa việc lựa ngành học có nhận định đúng về các yếu tố ảnh hưởng
đến sự lựa chọn của mình để từ đó dễ dàng hơn trong việc lựa chọn. Chương kế tiếp nhóm sẽ
trình bày về kết quả nghiên cứu và bàn luận về kết quả nghiên cứu dựa trên các phương pháp
phân tích mà nhóm đã đưa ra.
15

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH DỮ LIỆU


Kết quả nghiên cứu đến các nhân tố ảnh hưởng tới quyết định lựa chọn ngành học của sinh
viên năm nhất trường Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật Tp.HCM.

4.1 KẾT QUẢ THU THẬP DỮ LIỆU


Kết quả thu thập dữ liệu
Nhóm tiến hành khảo sát online qua công cụ: Google Forms
Số bảng câu hỏi nhận về: 160 bảng
Số bảng câu hỏi hợp lệ: 150 bảng
Tổng số dữ liệu hợp lệ: 150 bảng

4.2 THỐNG KẾ MẪU KHẢO SÁT


Từ 150 bảng khảo sát hợp lệ được sử dụng để làm cơ sở cho quá trình phân tích dữ liệu
nghiên cứu. Dữ liệu sẽ được nhập, mã hóa, làm sạch và phân tích các bước như đề cập ở trên
thông qua phần mềm SPSS 20.0.
Về thông tin cá nhân của đối tượng khảo sát, các kết quả thống kê cho thấy:
Về giới tính sinh viên thực hiện khảo sát: Số lượng sinh viên tham gia khảo sát giữa nam và
nữ có sự khác biệt nhưng tỷ lệ không quá lớn. Nhìn chung theo thống kê thu nhận được, nữ
sinh viên Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật Tp. HCM chiếm tỷ trọng nhiều hơn tỷ lệ nam thực
hiện khảo sát. Qua hình có thể thấy được tỷ lệ nữ là 58,67% trong khi tỷ lệ nam là 41,33%.
16

Hình 4.1. Thống kê tỷ lệ về giới tính của sinh viên năm nhất trường Đại học Sư Phạm
Kỹ Thuật TP.HCM

Về đối tượng sinh viên khảo sát thì là do 100% sinh viên năm nhất thực hiện vì cuộc khảo
sát tạo ra nhằm thu thập những thông tin từ sinh viên năm nhất.
17

Hình 4.2. Thống kê tỷ lệ về đối tượng sinh viên trường Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật
TP.HCM

Đối với sinh viên thuộc các khoa đào tạo khác nhau thực hiện khảo sát thì phần lớn sinh viên
thực hiện khảo sát thuộc về khoa đào tạo chất lượng cao đại trà chiếm tỉ lệ lần lượt là
46,67% và 47,33% còn lại là liên kết quốc tế chiếm số ít sinh viên khảo sát với tỉ lệ là 6%.

Hình 4.3. Thống kê tỷ lệ về các khoa đào tạo thực hiện khảo sát trường Đại học Sư
Phạm Kỹ Thuật TP.HCM

Đối với quyết định lựa chọn ngành học thì tỉ lệ sinh viên kiên định với việc lựa chọn của
mình chiếm đa số là 52,67% và tỉ lệ sinh viên lựa chọn thay đổi quyết định lựa chọn của
mình 1-2 lần là 32,67% còn số sinh viên chọn thay đổi quyết định 3-4 lần và trên 4 lần
chiếm tỉ lệ ít lần lượt là 10% và 4,67%.
18

Hình 4.4. Thống kê tỷ lệ thay đổi quyết định chọn ngành học của sinh viên năm nhất
trường Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM
19

4.3 KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH THANG ĐO BẰNG HỆ SỐ TIN CẬY CRONBACH’S
ALPHA
4.3.1. Phân tích Cronbach’s alpha thang đo các nhân tố ảnh hưởng tới quyết định lựa
chọn ngành học của sinh viên năm nhất trường Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM
Thang đo Năng lực, sở thích của bản thân bao gồm 5 biến quan sát (NLST1, NLST2,
NLST3, NLST4, NLST5) có hệ số Cronbach’s alpha là 0.770 và và các hệ số tương quan với
biến tổng của các biến đo lường nhân tố này đều đạt tiêu chuẩn cho phép (lớn hơn 0,3). Do
đó, các biến đo lường nhân tố này sẽ được đưa vào phân tích nhân tố khám phá EFA.

Thang đo Lời Khuyên bao gồm 5 biến quan sát (LK1,LK2,LK3,LK4) có hệ số


Cronbach’s alpha là 0.715 và và các hệ số tương quan với biến tổng của các biến đo lường
nhân tố này đều đạt tiêu chuẩn cho phép (lớn hơn 0,3). Do đó, các biến đo lường nhân tố này
sẽ được đưa vào phân tích nhân tố khám phá EFA.

Thang đo Đặc điểm của ngành học bao gồm 7 biến quan sát (DDNH1, DDNH2,
DDNH3, DDNH4, DDNH5, DDNH6, DDNH7) có hệ số Cronbach’s alpha là 0.869 và và
các hệ số tương quan với biến tổng của các biến đo lường nhân tố này đều đạt tiêu chuẩn cho
phép (lớn hơn 0,3). Do đó, các biến đo lường nhân tố này sẽ được đưa vào phân tích nhân tố
khám phá EFA.

Thang đo Nhu cầu xã hội bao gồm 7 biến quan sát (NCXH1, NCXH2, NCXH3,
NCXH4, NCXH5, NCXH6, NCXH7) có hệ số Cronbach’s alpha là 0.870 và và các hệ số
tương quan với biến tổng của các biến đo lường nhân tố này đều đạt tiêu chuẩn cho phép
(lớn hơn 0,3). Do đó, các biến đo lường nhân tố này sẽ được đưa vào phân tích nhân tố khám
phá EFA.
20

Bảng 4.1 Hệ số Cronbach’s alpha của thang đo các nhân tố ảnh hướng đến sự lựa chọn
ngành học

Trung bình Tương Cronbach’s


Biến Phương sai thang
thang đo nếu quan alpha nếu loại
quan sát đo nếu loại biến
loại biến biến tổng biến
Thang đo Năng lực, sở thích của bản thân: Cronbach’s alpha = 0,770
NLST1 14.15 9.683 0.455 0.757
NLST2 14.35 8.498 0.659 0.686
NLST3 14.29 8.356 0.621 0.698
NLST4 14.37 9.484 0.505 0.740
NLST5 14.54 9.633 0.470 0.751
Thang đo Lời khuyên: Cronbach’s alpha = 0,715
LK1 9.82 6.605 0.535 0.632
LK2 9.68 7.373 0.409 0.705
LK3 9.68 6.555 0.538 0.630
LK4 9.92 6.437 0.526 0.637
Thang đo Đặc điểm ngành học: Cronbach’s alpha = 0,869
DDNH1 21.67 21.631 0.538 0.866
DDNH2 21.63 21.484 0.640 0.851
DDNH3 21.32 20.877 0.682 0.845
DDNH4 21.58 21.601 0.624 0.853
DDNH5 21.43 21.146 0.698 0.844
DDNH6 21.40 21.409 0.656 0.849
DDNH7 21.25 21.130 0.684 0.845

Thang đo Nhu cầu xã hội: Cronbach’s alpha = 0,870


NCXH1 22.34 19.514 0.673 0.848
NCXH2 22.57 19.737 0.694 0.846
NCXH3 22.60 20.013 0.599 0.858
NCXH4 22.43 19.642 0.719 0.843
NCXH5 22.62 19.016 0.663 0.849
21

NCXH6 22.56 19.671 0.599 0.858


NCXH7 22.45 20.034 0.588 0.859

(Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của nhóm)

4.3.2 Phân tích hệ số Cronbach’s alpha thang đo quyết định lựa chọn ngành học
Thang đo Sự lựa chọn ngành học bao gồm 3 biến quan sát (QDLC1, QDLC2,
QDLC3) tại bảng 4.2 có hệ số Cronbach’s alpha là 0,799 và các hệ số tương quan với biến
tổng của các biến đo lường nhân tố này đều đạt tiêu chuẩn cho phép (lớn hơn 0,3). Do đó,
các biến đo lường nhân tố này sẽ được đưa vào phân tích nhân tố khám phá EFA.

Bảng 4.2 Hệ số Cronbach’s alpha nhân tố quyết định lựa chọn ngành học

Nhân tố quyết định lựa chọn ngành học: Cronbach’s alpha = 0,799
QDLC1 7.33 2.745 0.686 0.680
QDLC2 7.45 2.907 0.677 0.688
QDLC3 7.33 3.445 0.575 0.794
(Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của nhóm)

4.4 PHÂN TÍCH KHÁM PHÁ EFA


4.4.1 Phân tích EFA thang đo các nhân tố ảnh hưởng tới quyết định lựa chọn ngành
học

Kết quả phân tích EFA lần 1


KMO and Bartlett's Test
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of
.911
Sampling Adequacy.
22

Approx. Chi- 1715.50


Bartlett's Test of Square 6
Sphericity df 253
Sig. .000

Rotated Component Matrixa


Component
1 2 3 4 5
thanh tich hoc tap .721
nang luc hoc tap .670
cong viec cua nganh
.753
hoc
dac trung cua nganh
hoc
thich thach thuc cua
.581 .548
nganh hoc
gia dinh ban be .741
tu van cua chuyen gia .607
sinh vien cung nganh .679
nguoi than lam cung
.792
nganh
co hoi du hoc .758
tham gia nhieu khoa
.590
dao tao
co hoi viec lam .653
co hoi lien thong .507
thu nhap tuong lai cao .610
tiep xuc voi nhieu
nguoi
tiep xuc nhieu thu
.571
thach
tim duoc cong viec .610
anh huong toi viec
.527
lam
moi truong lam viec
.557
nang dong
23

moi truong lam viec


.584
chuyen nghiep
cong viec luong cao .790
duoc doanh nghiep
.718
dau tu
xu huong phat trien xa
.687
hoi
Extraction Method: Principal Component Analysis.
Rotation Method: Varimax with Kaiser Normalization.
a. Rotation converged in 12 iterations.

Ta thấy biến đặc trưng của ngành học (NLST4) và tiếp xúc với nhiều người (DDNH6)
không đạt điều kiện lớn hơn 0,5 nên loại lần lượt 2 biến và tiếp tục phân tích cho các biến
còn lại.

KMO and Bartlett's Test


Kaiser-Meyer-Olkin Measure of
.901
Sampling Adequacy.
Approx. Chi- 1528.40
Bartlett's Test of Square 0
Sphericity df 210
Sig. .000

Rotated Component Matrixa


Component
1 2 3 4 5
thanh tich hoc tap .714
nang luc hoc tap .670
cong viec cua
.758
nganh hoc
thich thach thuc
.564 .563
cua nganh hoc
24

gia dinh ban be .742


tu van cua chuyen
.602
gia
sinh vien cung
.683
nganh
nguoi than lam
.795
cung nganh
co hoi du hoc .778
tham gia nhieu
.590
khoa dao tao
co hoi viec lam .650
co hoi lien thong .500
thu nhap tuong lai
.605
cao
tiep xuc nhieu thu
.572
thach
tim duoc cong viec .606
anh huong toi viec
.530
lam
moi truong lam viec
.559
nang dong
moi truong lam viec
.583
chuyen nghiep
cong viec luong cao .794
duoc doanh nghiep
.721
dau tu
xu huong phat trien
.692
xa hoi
Extraction Method: Principal Component Analysis.
Rotation Method: Varimax with Kaiser Normalization.
a. Rotation converged in 12 iterations.

Kết quả kiểm định Bartlett (Bartlett’s test of sphericity) trong bảng kiểm định KMO và
25

Bartlett's với sig = 0,000 và chỉ số KMO = 0,901 (> 0,5), đáp ứng được yêu cầu
Tại mức giá trị Eigenvalues lớn hơn 1, phân tích nhân tố đã trích được 1 nhân tố từ 7 biến
quan sát và với phương sai trích là 65,170% (lớn hơn 50%) đạt yêu cầu

Dựa trên phân tích của bảng ma trận cho thấy hệ số tải nhân tố của các biến này đều lớn hơn
0,5. Do vậy, các biến này đạt yêu cầu và được dùng cho các phân tích tiếp theo.

4.4.2 Phân tích EFA thang đo Quyết định lựa chọn ngành học

Thang đo Quyết định lựa chọn ngành học gồm 3 biến quan sát. Các biến đạt độ tin cậy
Cronbach’s alpha tiếp tục được đưa vào phân tích nhân tố khám phá (EFA). Phân tích nhân
tố như sau:

Kết quả kiểm định Bartlett (Bartlett’s test of sphericity) trong bảng kiểm định KMO và
Bartlett's với sig = 0,000 và chỉ số KMO = 0,692 (> 0,5), đáp ứng được yêu cầu

Tại mức giá trị Eigenvalues lớn hơn 1, phân tích nhân tố đã trích được 1 nhân tố từ 7 biến
quan sát và với phương sai trích là 71,320% (lớn hơn 50%) đạt yêu cầu

Dựa trên phân tích của bảng ma trận cho thấy hệ số tải nhân tố của các biến này đều lớn hơn
0,5. Do vậy, các biến này đạt yêu cầu và được dùng cho các phân tích tiếp theo.

KMO and Bartlett's Test


Kaiser-Meyer-Olkin Measure of
.692
Sampling Adequacy.
Approx. Chi- 142.82
Bartlett's Test of Square 4
Sphericity df 3
Sig. .000
26

Component Matrixa
Compone
nt
1
thoa man ve lua
.870
chon
chuan bi cho tuong
.865
lai
thich thu voi kien
.797
thuc moi
Extraction Method: Principal
Component Analysis.
a. 1 components extracted.

Như vậy, dựa trên kết quả phân tích của các bảng ma trận xoay nhân tố, kết quả thang đo các
nhân tố có ảnh hưởng đến sự lựa chọn ngành học có tổng cộng 5 nhân tố được rút trích với
21 biến quan sát và thang đo sự lựa chọn ngành học có 1 nhân tố được rút trích với 3 biến
quan sát. Các biến quan sát được rút trích thành các nhân tố như sau:

Nhân tố thứ nhất: gồm 8 biến quan sát (DDNH2, DDNH3, DDNH5, DDNH7, NCXH3,
NCXH4, NCXH5 ,NCXH6) được nhóm lại bằng lệnh trung bình và được đặt tên là Cơ hôi,
ký hiệu là N-CH

Nhân tố thứ hai: gồm 5 biến quan sát (NLSX5, LK2, DDNH1, DDNH4, NCXH1) được
nhóm lại bằng lệnh trung bình và được đặt tên là Động cơ, ký hiệu là N_DC.
Nhân tố thứ ba: gồm 3 biến quan sát (NLST1,NCXH2,NCXH7) được nhóm lại bằng lệnh
trung bình và được đặt tên là Nhu cầu, ký hiệu là N_ NC.
Nhân tố thứ tư: gồm 2 biến quan sát (NLST2,NLST3) được nhóm lại bằng lệnh trung bình
27

và được đặt tên là Năng lực sở thích, ký hiệu là N_NLST.


Nhân tố thứ năm: gồm 3 biến quan sát (LK1,LK3,LK4) được nhóm lại bằng lệnh trung
bình và được đặt tên là Lời khuyên, ký hiệu là N_ LK.
Nhân tố thứ sáu: gồm 3 biến quan sát (QDLC1, QDLC2, QDLC3) được nhóm lại bằng lệnh
trung bình và được đặt tên là Quyết định lựa chọn ngành học, ký hiệu là N_ QDLC.

Bảng 4.3. Diễn giải các biến quan sát sau khi xoay nhân tố

Nhân tố Cơ hội (N_CH)


DDNH2 Có thể tham gia nhiều chương trình đào tạo khác nhau của ngành học
DDNH3 Ngành học có cơ hội việc làm cao
DDNH5 Thu nhập của nghề này cao, ổn định
DDNH7 Môi trường làm việc trong ngành được tiếp xúc với nhiều thử thách
Ngành học có môi trường làm việc năng động chuyên nghiệp, lương
NCXH3
cao
NCXH4 Ngành học được các doanh nghiệp khuyến khích, đầu tư
NCXH5 Ngành học sau này có công việc lương cao
NCXH6 Ngành học này được các doanh nghiệp đầu tư
Nhân tố Động cơ (N_DC)
NLST5 Mong muốn làm chủ những thách thức thú vị của ngành học
LK2 Ấn tượng với các buổi nói chuyện của chuyên gia về ngành học
DDNH1 Có nhiều cơ hội du học ở ngành học
DDNH4 Có nhiều cơ hội đào tạo liên thông của ngành học
NCXH1 Có nhiều cơ hội để tìm được công việc sau khi tốt nghiệp
Nhân tố Nhu cầu (N_NC)
NLST1 Thành tích học tập của bản thân
NCXH2 Có nhiều công việc có thể làm được sau khi tốt nghiệp
NCXH7 Xu hướng phát triển của của xã hội
Nhân tố Năng lực sở thích (N_NLST)
NLST2 Ngành học phù hợp với năng lực cá nhân
NLST3 Sự đam mê với các công việc của ngành học
Nhân tố Lời khuyên (N_LK)
LK1 Gia đình,bạn bè, giáo viên khuyên bạn
LK3 Ấn tượng với các buổi nói chuyện của chuyên gia về ngành học
LK4 Sự tác động của người thân làm trong cùng ngành
Nhân tố Quyết định lựa chọn ngành học (N_QDLC)
QDLC1 Bạn thỏa mãn về quyết định lựa chọn ngành học của mình
28

QDLC2 Quyết định lựa chọn về ngành học, môi trường học tập và sinh hoạt
của ngành cũng như của khoa giúp bạn chuẩn bị tốt hơn cho công việc
QDLC3 Quyết định lựa chọn ngành học của bạn làm bạn thích thú hơn với kiến
thức mới

4.5 HỒI QUY TUYẾN TÍNH BỘI


Phân tích tương quan đơn biến bằng hệ số tương quan cho thấy có sự tương quan
dương có ý nghĩa thống kê giữa Cơ hội, Động cơ, nhu cầu, năng lực sở thích, lời khuyên với
quyết định lựa chọn ngành học (Các giá trị sig. đều nhỏ hơn 0,05 và hệ số tương quan đều
khác 0).

Correlations
N_CH N_DC N_NC N_NLS N_LK N_QDL
T C
Pearson
1 .684** .649** .592** .373** .821**
N_CH Correlation
Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .000 .000
N 150 150 150 150 150 150
Pearson
.684** 1 .578** .509** .470** .694**
N_DC Correlation
Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .000 .000
N 150 150 150 150 150 150
Pearson
.649** .578** 1 .582** .262** .691**
N_NC Correlation
Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .001 .000
N 150 150 150 150 150 150
Pearson
N_NLS .592** .509** .582** 1 .381** .585**
Correlation
T Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .000 .000
N 150 150 150 150 150 150
29

Pearson
.373** .470** .262** .381** 1 .347**
N_LK Correlation
Sig. (2-tailed) .000 .000 .001 .000 .000
N 150 150 150 150 150 150
Pearson
N_QDL Correlation .821** .694** .691** .585** .347** 1

C Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .000 .000


N 150 150 150 150 150 150
**. Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed).

Phương trình hồi quy bội biểu diến mối quan hệ giữa các nhân tố với Sự hài lòng có dạng
như sau:
Y= β0+β1.X1+β2.X2+β3.X3
Trong đó:
Y là biến phụ thuộc thể hiện giá trị dự đoán về quyết định lựa chọn ngành học của
sinh viên năm nhất (N_QDLC)

X1 là biến độc lập thể hiện giá trị của biến N_CH.
X2 là biến độc lập thể hiện giá trị của biến N_DC.
X3 là biến độc lập thể hiện giá trị của biến N_NC.
X4 là biến độc lập thể hiện giá trị của biến N_NLST.
X5 là biến độc lập thể hiện giá trị của biến N_LK.

Kiểm định độ phù hợp của mô hình


Kết quả phân tích hồi quy bội tại bảng bên dưới cho thấy R² điều chỉnh (Adjusted R Square)
bằng 0,729, nghĩa là mức độ phù hợp của mô hình là 72,9% (mô hình đã giải thích được
73,9% sự biến thiên của biến phụ thuộc là quyết định lựa chọn ngành học). Còn lại 27,1%
lựa chọn ngành học xuất phát từ các nhân tố khác. Có thể nói các biến được đưa vào mô
hình đạt kết quả giải thích khá tốt.
30

Model Summary
Mode R R Adjusted R Square Std. Error of the Estimate
l Square
a
1 .859 .738 .729 .43203
a. Predictors: (Constant), N_LK, N_NC, N_NLST, N_DC, N_CH

Kết quả nhận được từ bảng ANOVA b tại bảng dưới cho thấy trị thống kê F là 81,157
với giá trị Sig. rất nhỏ (= 0,000 < 0,05). Như vậy, có thể kết luận rằng mô hình hồi quy bội
thỏa mãn các điều kiện đánh giá và kiểm định độ phù hợp mô hình.

ANOVAa
Model Sum of df Mean F Sig.
Squares Square
Regressi
75.741 5 15.148 81.157 .000b
1 on
Residual 26.878 144 .187
Total 102.619 149
a. Dependent Variable: N_QDLC
b. Predictors: (Constant), N_LK, N_NC, N_NLST, N_DC, N_CH
Kết quả hồi quy được thể hiện ở bảng như sau:
Bảng 4.4 Bảng tổng hợp kết quả kiểm định giả thuyết
Beta chưa Beta
Nội dung Sig. Kết luận
chuẩn hóa chuẩn hóa
H1: Cơ hội (N_CH) có ảnh hưởng
0,583 0,526 0,000 Có tác động
đến Quyết định lựa chọn ngành học

H2: Động cơ (N_DC) có ảnh hưởng


0,205 0,191 0,003 Có tác động
đến Sự lựa chọn ngành học
31

H3: : Nhu cầu (N_NC) có ảnh


0,225 0,207 0,001 Có tác động
hưởng đến Sự lựa chọn ngành học

H4: Năng lực sở thích (N_NLST)


có ảnh hưởng Sự lựa chọn ngành 0,057 0,064 0,268 Không tác động
học
H5: Lời khuyên (N_LK) có ảnh
-0,016 -0,017 0,725 Không tác động
hưởng Sự lựa chọn ngành học

Coefficientsa
Model Unstandardized Standardiz t Sig. Collinearity
Coefficients ed Statistics
Coefficients
B Std. Error Beta Toleranc VIF
e
(Constan
-.175 .206 -.847 .399
t)
N_CH .583 .074 .526 7.844 .000 .405 2.467
1 N_DC .205 .068 .191 2.996 .003 .449 2.229
N_NC .225 .066 .207 3.400 .001 .492 2.032
N_NLST .057 .051 .064 1.112 .268 .554 1.805
N_LK -.016 .045 -.017 -.353 .725 .743 1.346
a. Dependent Variable: N_QDLC
32

Trong số 5 nhân tố độc lập được hình thành sau khi thực hiện phân tích nhân tố khám phá
(EFA), có 3 nhân tố có tác động có ý nghĩa thống kê đến Quyết định lựa chọn ngành học,
bao gồm: : Cơ hội, Động cơ và Nhu cầu. 2 nhân tố Năng lực, sở thích của bản thân và Lời
khuyên không tác động đến quyết định lựa chọn ngành học của sinh viên nên loại bỏ lần lượt
2 biến và chạy lại phương trình hồi quy ta được kết quả như sau.

Model Summaryb
Mode R R Adjusted R Std. Error
l Square Square of the
Estimate
a
1 .858 .736 .730 .43093
a. Predictors: (Constant), N_NC, N_DC, N_CH
b. Dependent Variable: N_QDLC

ANOVAa
Model Sum of df Mean F Sig.
Squares Square
Regressi 135.53
75.507 3 25.169 .000b
1 on 2
Residual 27.113 146 .186
Total 102.619 149
a. Dependent Variable: N_QDLC
b. Predictors: (Constant), N_NC, N_DC, N_CH

Kết quả nhận được từ bảng ANOVAb tại bảng dưới cho thấy trị thống kê F là 135,532 với
giá trị Sig. rất nhỏ (= 0,000 < 0,05). Như vậy, có thể kết luận rằng mô hình hồi quy bội thỏa
mãn các điều kiện đánh giá và kiểm định độ phù hợp mô hình.
33

Coefficientsa
Model Unstandardized Standardiz t Sig. Collinearity
Coefficients ed Statistics
Coefficients
B Std. Error Beta Toleranc VIF
e
(Constan
-.179 .198 -.905 .367
t)
1 N_CH .602 .072 .543 8.416 .000 .435 2.299
N_DC .205 .064 .191 3.176 .002 .501 1.997
N_NC .248 .063 .228 3.953 .000 .545 1.836
a. Dependent Variable: N_QDLC

Hệ số phóng đại phương sai VIF của một biến độc lập N_CH lớn hơn 2 nhưng không đáng
kể, nhưng có hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra. VIF của các biến độc lập trong mô hình đều
rất nhỏ đa số dưới 2, thể hiện tính đa cộng tuyến của các biến độc lập là không đáng kể và
các biến độc lập trong mô hình chấp nhận được.

Sau khi tiến hành chạy hồi quy tuyến tính bội ta nhận được giá trị R2= 0.736. Nghĩa là có
73,6% sự thay đổi của biến Y (N_QDLC) được giải thích bởi các biến X1 (N_CH), X2
(N_DC) và X3 (N_NC). Nghĩa là mức độ phù hợp của mô hình là 73,6% (mô hình đã giải
thích được 73,6% sự biến thiên của biến phụ thuộc là quyết định lựa chọn ngành học).
Ngoài ra, giá trị Sig của từng nhân tố sau khi chuẩn hóa các hệ số β đều nhỏ hơn mức
α =10 % nên ta có thể kết luận cả ba biến N_CH, N_DC và N_NC đều có ảnh hưởng đến sự
thay đổi của biến N_QDLC.
Phương trình hồi quy bội được xác định như sau:
Y= −0,179+0.602 X 1+0.205 X 2+0.248 X 3
Hay: N_QDLC= −0,179+0.602(Cơ hội )+ 0.205 X 2( động cơ )+ 0.248(nhu cầu )
34

Từ kết quả phân tích trên, ta thấy quyết định lựa chọn ngành học của sinh viên năm nhất bị
ảnh hưởng nhiều nhất bởi nhân tố Cơ hội ( β 1=0,602) tiếp đến là nhân tố Nhu cầu ( β 3=0.248)
sau cùng là nhân tố Động cơ ( β 2=0.205).

Qua chương kết quả nghiên cứu, nhóm đã trình bày kết quả nghiên cứu các yếu tố ảnh
hưởng đến quyết định lựa chọn ngành học của sinh viên năm nhất trường đai học SPKT
TP.HCM. Dữ liệu khảo sát nhập liệu và xử lý bằng IBM SPSS Statistics 20 với các kỹ thuật
đánh giá độ tin cậy qua hệ số Cronbach Alpha, phân tích nhân tố EFA nhằm xác định các
nhóm biến để tiến hành phân tích hồi quy bội.

Kết quả cho thấy có 3 nhóm biến tác động đến quyết định lựa chọn ngành học của sinh viên
năm nhất được sắp xếp theo thứ tự giảm dần mức độ tác động là Cơ hội, Nhu cầu và cuối
cùng là Động cơ.
35

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ

KẾT LUẬN
Mục tiêu của nghiên cứu đề ra là xác định các nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn
ngành học của sinh viên năm nhất Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật thành phố Hồ Chí
Minh và từ đó đề xuất các giải pháp giúp các bạn có định hướng đúng đắn hơn về tương lai
của bản thân cũng như giúp cho các trường đại học trong công tác tư vấn tuyển sinh.
Nghiên cứu được bắt đầu từ việc tham khảo các lý thuyết và kết quả nghiên cứu trước
đây về các yếu tố ảnh hướng tới việc lựa chọn ngành học, đề xuất ra mô hình lý thuyết
nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn ngành học của sinh viên Trường Đại
học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh bao gồm 5 nhân tố là: (1) “ Nhân tố cơ hội”;
(2) “ Nhân tố động cơ”; (3) Nhân tố nhu cầu; (4) “ Nhân tố năng lực sở thích”; (5) “ Nhân tố
lời khuyên” với 21 biến quan sát và thang đo sự lựa chọn ngành học có một nhân tố thuộc
thành phần sự lựa chọn ngành học của sinh viên Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành
phố Hồ Chí Minh với 3 biến quan sát. Nghiên cứu định lượng được thực hiện thông qua link
khảo sát online nhằm khám phá, điều chỉnh, bổ sung các biến cho thang đo.
Nghiên cứu chính được thực hiện thông qua nghiên cứu định lượng bằng bảng câu
hỏi khảo sát online qua link được gửi đến các bạn sinh viên qua diễn đàn và các group học
tập của trường. Số mẫu thu thập được là 150. Sau khi thu thập dữ liệu khảo sát được, sẽ
được xử lý qua phần mềm chuyên dụng là SPSS 20.0. Tiếp đến, thang đo dữ liệu được đánh
giá sơ bộ bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha và kiểm định bằng phân tích nhân tố khám
phá EFA. Và dựa vào kết quả phân tích được, mô hình nghiên cứu ban đầu được điều chỉnh.
Sau khi điều chỉnh, đưa ra các nhân tố của mô hình nghiên cứu vào phân tích hồi quy bội và
kiểm định sự phù hợp của mô hình nghiên cứu.
Kết quả từ bài nghiên cứu cho thấy, trong các nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn
ngành học của sinh viên năm nhất Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí
Minh, nhân tố có ảnh hưởng lớn nhất là “Nhân tố cơ hội” (Beta chuẩn hóa = 0,602), tiếp đến
là nhân tố “Nhu cầu” (Beta chuẩn hóa = 0,374) say cùng là nhân tố “Động cơ” (Beta chuẩn
hóa = 0.205).
36

ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ


Từ kết quả của chương 4, nhóm đưa ra một số đề xuất cho những nhân tố ảnh hưởng
thuận chiều đến sự lựa chọn ngành học của sinh viên năm nhất là:
Thứ nhất: nhân tố có ảnh hưởng lớn nhất đến sự lựa chọn ngành học là "Nhân tố cơ
hội”. Bởi từ những cơ hội của ngành học quyết định lớn đến tương lai của bạn sẽ như thế
nào, nên khá dễ hiểu đây là nhân tố có ảnh hướng lớn nhất trong 5 nhóm nhân tố mà các bạn
sinh viên chọn. Nhưng giữa việc chọn đúng ngành hay chọn đúng công việc phù hợp bản
thân trong tương lai là điều không hề dễ dàng, những cơ hội trong tương lai sẽ ra sao và làm
thế nào để nắm bắt những cơ hội đó một cách dễ dàng hơn. Nên trong giai đoạn này, hầu hết
các bạn đều mang tâm lý hoang mang, lo lắng và sợ hãi cho những quyết định sắp tới của
mình. Nên vì thế trang bị những kiến thức cần thiết về các ngành nghề trong tương lai,
khuyến khích các bạn nên nghiên cứu về môi trường làm việc của các doanh nghiệp đầu tư,
công ty cũng những cơ hội có thể đạt được từ ngành học mà mình quyết định hướng tới là
vô cùng quan trọng. Tiếp đến, nên tìm hiểu nhu cầu lao động của ngành này trong tương lai
để tránh tình trạng ra trường lại không có việc làm và mức lương không theo đúng nguyện
vọng đã đặt ra. Tiếp theo là môi trường làm việc trong ngành có được va chạm, tiếp xúc với
nhiều thử thách hay không, song somg đó môi trườngchuyên nghiệp cũng đáng được quan
tâm vì nó ảnh hưởng ít nhiều đến tâm lý của các bạn. Và điều cuối cùng là điều kiện gia đình
và khả năng về tài chính, vì chúng ta không thể chọn ngành học ở một trường nước ngoài
hay một trường dân lập với học phí đắt đỏ với điều kiện tài chính không đáp ứng đủ. Còn đối
với các bạn sinh viên đã chọn được ngành phù hợp với bản thân, đôi khi trong quá trình học
tập, có một số khó khăn nhất định làm chúng ta nghĩ mình đã sai trong việc lựa chọn ngành
học. Bởi trong cuộc sống không có gì là dễ dàng, mỗi sự lựa chọn đều mang sự hối tiếc vì
những điều không được chọn, vì thế chúng ta phải dũng cảm đối mặt với khó khăn và sống
có trách nhiệm với những lựa chọn của mình. Về phía nhà trường, tùy theo nhu cầu của thị
trường mà mở một số ngành “hot” cần nhiều lao động để thu hút các bạn đăng kí vào trường.
Thứ hai: nhân tố ảnh hưởng không kém phần quan trọng trong việc lựa chọn ngành
học là “Nhân tố nhu cầu”, bởi xu hướng phát triển của xã hội sẽ quyết định đến việc lựa
37

chọn ngành học của sinh viên năm nhất. Chúng ta đều đang lo lắng về công việc mà bạn sẽ
làm sau khi ra trường, mức lương bao nhiêu được cho là hợp lý? Việt Nam đang chạy theo
nền công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, điều nảy ảnh hưởng khá lớn đến quyết định vì
các bạn luôn có suy nghĩ rằng sau khi mình tốt nghiệp thì ngành mình còn “hot” không?, ảnh
hưởng nhiều đến sự phát triển của đất nước không? Sau đó là ngành học mà mình chọn
được các nhà đầu tư chú ý đến ít hay nhiều vì một công ty hay doanh nghiệp muốn đứng
vững trên thị trường thì phải thu hút được sự chú ý, đầu tư của các nhà đầu tư trong nước nói
chung và các nhà đầu tư nước ngoài nói riêng
Thứ ba: “nhân tố động cơ” cũng thật sự cần thiết đối với các bạn sinh viên, sau khi
tham gia các buổi nói chuyện với chuyên gia đã gây ấn tượng và ảnh hưởng như thế nào đến
quyết định lựa chọn ngành học của mình. Nhiều bạn có ý định sẽ liên thông ngành học sau
khi tốt nghiệp, và điều mà các bạn quan tâm chính là có nhiều cơ hội đào tạo chương trình
này hay không. Các bạn mong muốn được làm chủ những thách thức thú vị của ngành học,
và cuối cùng là có nhiều cơ hội việc làm từ ngành học mà mình quyết định lựa chọn.
5.3. HẠN CHẾ VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO
Về mặt hạn chế của bài nghiên cứu: phạm vi mẫu khảo sát nghiên cứu còn ít chỉ 150
mẫu và chỉ giới hạn trong khuôn khổ của sinh viên năm nhất trường Đại học Sư phạm Kỹ
thuật Thành phố Hồ Chí Minh, chứ chưa phải là tất cả sinh viên của trường Đại học Sư
phạm Kỹ Thuật Thành Phố Hồ Chí Minh hay là sinh viên các trường khác trên địa bàn thành
phố hay sinh viên của các trường trên toàn quốc. Do đó kết quả nghiên cứu chưa phản ánh
được một cách đầy đủ, chi tiết và chính xác về các yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn ngành
học của sinh viên. Một hạn chế khác nữa là về mặt kinh nghiệm, kiến thức, thời gian cũng
như chi phí nên các nội dung của bài nghiên cứu chưa thật sự hoàn thiện và chưa đầy đủ về
mặt thang đo nên có thể dẫn đến việc bỏ sót nhân tố ảnh hưởng.
Chính vì lẽ đó, nên nhóm chúng tôi đề ra hướng nghiên cứu tiếp theo là mở rộng
phạm vi nghiên cứu sang các trường lân cận trong địa bàn thành phố và các tỉnh lân cận để
thu được dữ liệu đầy đủ và hoàn thiện hơn. Bên cạnh đó, tham khảo thêm nhiều nguồn tài
38

liệu nghiên cứu trước đó về cùng đề tài để thu được đầy đủ hơn về các mô hình đề xuất cũng
như các nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn ngành học.
39

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc. (2008). Phân tích dữ liệu nghiên cứu với
SPSS. Nhà xuất bản Hồng Đức.
2. Nguyễn Thị Bích Vân, Nguyễn Thị Thu Vân & Lưu Chí Danh. (2017). Những
nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn học ngành kế toán ở Việt Nam. Tạp chí Kinh tế & Phát
triển, 2(240), 72-82.
3. Luật giáo dục đại học số 08/2012/QH13 được ban hành ngày 18-6-2012, Quốc hội
Việt Nam, 2012.
4. Ambar Ngọc. Những yếu tố ảnh hưởng đến lựa chọn nghề nghiệp cần biết. Trường
Trung cấp Kinh tế - Du lịch TP.HCM: Tin tức.
40

PHỤ LỤC 1: BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT


Xin chào Anh/Chị,
Chúng tôi là sinh viên khóa 2018 - khoa Đào tạo Chất lượng cao - ngành Quản lý
công nghiệp. Hiện nay, chúng tôi đang nghiên cứu đề tài: "Những yếu tố ảnh hưởng đến
quyết định lựa chọn ngành học của sinh viên năm nhất trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật
TP.HCM". Rất mong mọi người dành chút thời gian của mình để trả lời một số câu hỏi dưới
đây. Chúng tôi cam kết mọi thông tin được bảo mật tuyệt đối và chỉ phục vụ cho mục đích
nghiên cứu.
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn!
*Bắt buộc
THÔNG TIN CÁ NHÂN
1. Vui lòng cho biết giới tính của bạn là?

 Nam
 Nữ
 Khác
2. Bạn là sinh viên năm mấy? *
 Năm 1
 Khác
3. Quyết định chọn ngành học của bạn có thay đổi?
 Vẫn kiên định chọn

 Thay đổi khoảng 1-2 lần

 Thay đổi khoảng 3-4 lần

 Thay đổi trên 4 lần

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH LỰA CHỌN NGÀNH HỌC CỦA
SINH VIÊN NĂM NHẤT TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM

Vui lòng cho biết ý kiến của anh/chị với các nhận định sau đây và chấm điểm theo quy ước
sau:

1. Hoàn toàn không đồng ý

2. Không đồng ý

3. Bình thường
41

4. Đồng ý

5. Hoàn toàn đồng ý

Năng lực, sở thích của bản thân *

1. Thành tích học tập của bản thân có ảnh hưởng đến quyết
1 2 3 4 5
định lựa chọn ngành học của bạn không?
2. Bạn quyết định lựa chọn ngành học vì ngành học phù hợp
1 2 3 4 5
với năng lực của bạn phải không?
3. Bạn quyết định lựa chọn ngành học vì sự đam mê với các
1 2 3 4 5
công việc của ngành học phải không?
4. Sự đam mê những nét đặc trưng của ngành học có ảnh
1 2 3 4 5
hưởng đến quyết định lựa chọn ngành học của bạn không?
5. Bạn quyết định lựa chọn ngành học vì mong muốn làm
1 2 3 4 5
chủ những thách thức của ngành học phải không?

Những nguồn lời khuyên *

1. Gia đình, bạn bè, giáo viên khuyên bạn chọn ngành này. 1 2 3 4 5
2. Bạn quyết định chọn ngành học vì bạn ấn tượng về ngành
1 2 3 4 5
học qua các buổi nói chuyện với chuyên gia.
3. Qua sự tác động của sinh viên đã và đang học ngành này
nên ảnh hưởng tới quyết định lựa chọn ngành học của bạn 1 2 3 4 5
phải không?
4. Bạn quyết định lựa chọn ngành học vì sự tác động của
1 2 3 4 5
người thân làm trong cùng ngành đúng không?

Đặc điểm của ngành học *

1. Bạn nghĩ rằng có nhiều cơ hội du học ở ngành học mà


1 2 3 4 5
bạn đã chọn.
2. Bạn nghĩ có thể tham gia nhiều chương trình đào tạo khác
1 2 3 4 5
nhau của ngành học.
3. Bạn nghĩ ngành học này có nhiều cơ hội việc làm. 1 2 3 4 5
4. Bạn nghĩ có nhiều cơ hội đào tạo liên thông của ngành
1 2 3 4 5
học.
42

5. Bạn thấy thu nhập tương lai của nghề này cao. 1 2 3 4 5
6. Bạn thấy môi trường làm việc trong ngành được tiếp xúc
1 2 3 4 5
với nhiều người.
7. Bạn thấy môi trường làm việc trong ngành được tiếp xúc
1 2 3 4 5
với nhiều thử thách.

Nhu cầu xã hội *

1. Bạn quyết định lựa chọn ngành học vì có nhiều cơ hội để


1 2 3 4 5
tìm được công việc sau khi tốt nghiệp phải không?
2. Quyết định lựa chọn ngành học của bạn có ảnh hưởng đến
1 2 3 4 5
việc làm sau khi tốt nghiệp phải không?
3. Ngành học có môi trường làm việc năng động. 1 2 3 4 5

4. Ngành học có môi trường làm việc chuyên nghiệp. 1 2 3 4 5

5. Ngành học sau này có công việc lương cao. 1 2 3 4 5

6. Bạn nghĩ ngành học này được các doanh nghiệp đầu tư. 1 2 3 4 5
7. Xu hướng phát triển của xã hội có tác động đến quyết
1 2 3 4 5
định lựa chọn ngành học của bạn không?

Quyết định lựa chọn ngành học của bạn *

1. Tôi thỏa mãn về quyết định lựa chọn ngành học của
1 2 3 4 5
mình.
2. Quyết định lựa chọn ngành học này giúp tôi chuẩn bị tốt
1 2 3 4 5
cho công việc tương lai.
3. Ngành học của bạn làm bạn thích thú hơn với kiến thức
1 2 3 4 5
mới.
CẢM ƠN ANH/CHỊ ĐÃ THỰC HIỆN KHẢO SÁT NÀY!

PHỤ LỤC 2: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG


1. Phân tích Cronbach’s alpha thang đo các nhân tố ảnh hưởng tới quyết định lựa chọn
ngành học của sinh viên năm nhất trường Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM
43

1.1. Nhóm Năng lực, sở thích của bản thân

Reliability Statistics
Cronbach's Số biến
Alpha quan sát
.770 5
Item-Total Statistics

Trung bình Tương Cronbach’s


Biến Phương sai thang
thang đo nếu quan alpha nếu loại
quan sát đo nếu loại biến
loại biến biến tổng biến
NLST1 14.15 9.683 0.455 0.757
NLST2 14.35 8.498 0.659 0.686
NLST3 14.29 8.356 0.621 0.698
NLST4 14.37 9.484 0.505 0.740
NLST5 14.54 9.633 0.470 0.751

1.2. Nhóm Lời Khuyên

Reliability Statistics
Cronbach's Số biến
Alpha quan sát
.715 4
Item-Total Statistics

Trung bình Tương Cronbach’s


Biến Phương sai thang
thang đo nếu quan alpha nếu loại
quan sát đo nếu loại biến
loại biến biến tổng biến
LK1 9.82 6.605 0.535 0.632
LK2 9.68 7.373 0.409 0.705
LK3 9.68 6.555 0.538 0.630
LK4 9.92 6.437 0.526 0.637

1.3. Nhóm Đặc điểm của ngành học

Reliability Statistics
44

Cronbach's Số biến
Alpha quan sát
.869 7
Item-Total Statistics

Trung bình Tương Cronbach’s


Biến Phương sai thang
thang đo nếu quan alpha nếu loại
quan sát đo nếu loại biến
loại biến biến tổng biến
DDNH1 21.67 21.631 0.538 0.866
DDNH2 21.63 21.484 0.640 0.851
DDNH3 21.32 20.877 0.682 0.845
DDNH4 21.58 21.601 0.624 0.853
DDNH5 21.43 21.146 0.698 0.844
DDNH6 21.40 21.409 0.656 0.849
DDNH7 21.25 21.130 0.684 0.845

1.4. Nhóm Nhu cầu xã hội

Reliability Statistics
Cronbach's Số biến
Alpha quan sát
.870 7

Item-Total Statistics

Trung bình Tương Cronbach’s


Biến Phương sai thang
thang đo nếu quan alpha nếu loại
quan sát đo nếu loại biến
loại biến biến tổng biến
NCXH1 22.34 19.514 0.673 0.848
NCXH2 22.57 19.737 0.694 0.846
NCXH3 22.60 20.013 0.599 0.858
NCXH4 22.43 19.642 0.719 0.843
NCXH5 22.62 19.016 0.663 0.849
NCXH6 22.56 19.671 0.599 0.858
NCXH7 22.45 20.034 0.588 0.859

1.5. Nhóm Quyết định lựa chọn ngành học


45

Reliability Statistics
Cronbach's Số biến
Alpha quan sát
.799 3

Item-Total Statistics

Trung bình Tương Cronbach’s


Biến Phương sai thang
thang đo nếu quan alpha nếu loại
quan sát đo nếu loại biến
loại biến biến tổng biến
QDLC1 7.33 2.745 0.686 0.680
QDLC2 7.45 2.907 0.677 0.688
QDLC3 7.33 3.445 0.575 0.794
(Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của nhóm)
2. Kết quả phân tích nhân tố khám phá (EFA)

2.1. Kết quả phân tích EFA thang đo các nhân tố ảnh hưởng tới quyết định lựa chọn ngành
học

Kết quả phân tích EFA lần 1


KMO and Bartlett's Test
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. .911
Approx. Chi-Square 1715.506
Bartlett's Test of Sphericity df 253
Sig. .000

Rotated Component Matrixa


Component
1 2 3 4 5
thanh tich hoc tap .721
nang luc hoc tap .670
cong viec cua nganh hoc .753
dac trung cua nganh hoc
thich thach thuc cua nganh hoc .581 .548
gia dinh ban be .741
tu van cua chuyen gia .607
sinh vien cung nganh .679
nguoi than lam cung nganh .792
co hoi du hoc .758
46

tham gia nhieu khoa dao tao .590


co hoi viec lam .653
co hoi lien thong .507
thu nhap tuong lai cao .610
tiep xuc voi nhieu nguoi
tiep xuc nhieu thu thach .571
tim duoc cong viec .610
anh huong toi viec lam .527
moi truong lam viec nang dong .557
moi truong lam viec chuyen nghiep .584
cong viec luong cao .790
duoc doanh nghiep dau tu .718
xu huong phat trien xa hoi .687
Extraction Method: Principal Component Analysis.
Rotation Method: Varimax with Kaiser Normalization.
a. Rotation converged in 12 iterations.

KMO and Bartlett's Test


Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. .901
Approx. Chi-Square 1528.400
Bartlett's Test of Sphericity df 210
Sig. .000

Rotated Component Matrixa


Component
1 2 3 4 5
thanh tich hoc tap .714
nang luc hoc tap .670
cong viec cua nganh hoc .758
thich thach thuc cua nganh hoc .564 .563
gia dinh ban be .742
tu van cua chuyen gia .602
sinh vien cung nganh .683
nguoi than lam cung nganh .795
co hoi du hoc .778
tham gia nhieu khoa dao tao .590
co hoi viec lam .650
co hoi lien thong .500
thu nhap tuong lai cao .605
tiep xuc nhieu thu thach .572
tim duoc cong viec .606
47

anh huong toi viec lam .530


moi truong lam viec nang dong .559
moi truong lam viec chuyen nghiep .583
cong viec luong cao .794
duoc doanh nghiep dau tu .721
xu huong phat trien xa hoi .692
Extraction Method: Principal Component Analysis.
Rotation Method: Varimax with Kaiser Normalization.
a. Rotation converged in 12 iterations.

KMO and Bartlett's Test


Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. .692
Approx. Chi-Square 142.824
Bartlett's Test of Sphericity df 3
Sig. .000

Component Matrixa
Component
1
thoa man ve lua chon .870
chuan bi cho tuong lai .865
thich thu voi kien thuc moi .797
Extraction Method: Principal Component
Analysis.
a. 1 components extracted.

3. Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính bội


Correlations
N_CH N_DC N_NC N_NLS N_LK N_QDL
T C
Pearson
1 .684** .649** .592** .373** .821**
Correlation
N_CH
Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .000 .000
N 150 150 150 150 150 150
Pearson
.684** 1 .578** .509** .470** .694**
N_DC Correlation
Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .000 .000
N 150 150 150 150 150 150
48

Pearson
.649** .578** 1 .582** .262** .691**
N_NC Correlation
Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .001 .000
N 150 150 150 150 150 150

Pearson
N_NLS .592** .509** .582** 1 .381** .585**
Correlation
T
Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .000 .000
N 150 150 150 150 150 150

Pearson
.373** .470** .262** .381** 1 .347**
N_LK Correlation

Sig. (2-tailed) .000 .000 .001 .000 .000


N 150 150 150 150 150 150

Pearson
N_QDL .821** .694** .691** .585** .347** 1
Correlation
C
Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .000 .000
N 150 150 150 150 150 150
**. Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed).

4. Kiểm định độ phù hợp của mô hình


Model Summary
Mode R R Adjusted R Square Std. Error of the Estimate
l Square
a
1 .859 .738 .729 .43203
a. Predictors: (Constant), N_LK, N_NC, N_NLST, N_DC, N_CH

ANOVAa
Model Sum of df Mean F Sig.
Squares Square
Regressio
75.741 5 15.148 81.157 .000b
n
1
Residual 26.878 144 .187
Total 102.619 149
a. Dependent Variable: N_QDLC
49

b. Predictors: (Constant), N_LK, N_NC, N_NLST, N_DC, N_CH

Coefficientsa
Model Unstandardized Standardized t Sig. Collinearity
Coefficients Coefficients Statistics
B Std. Error Beta Toleranc VIF
e
(Constant
-.175 .206 -.847 .399
)
N_CH .583 .074 .526 7.844 .000 .405 2.467
1 N_DC .205 .068 .191 2.996 .003 .449 2.229
N_NC .225 .066 .207 3.400 .001 .492 2.032
N_NLST .057 .051 .064 1.112 .268 .554 1.805
N_LK -.016 .045 -.017 -.353 .725 .743 1.346
a. Dependent Variable: N_QDLC

Model Summaryb
Mode R R Adjusted R Std. Error of
l Square Square the Estimate
1 .858a .736 .730 .43093
a. Predictors: (Constant), N_NC, N_DC, N_CH
b. Dependent Variable: N_QDLC
ANOVAa
Model Sum of df Mean F Sig.
Squares Square
Regressio
75.507 3 25.169 135.532 .000b
n
1
Residual 27.113 146 .186
Total 102.619 149
a. Dependent Variable: N_QDLC
b. Predictors: (Constant), N_NC, N_DC, N_CH

Coefficientsa
Model Unstandardized Standardized t Sig. Collinearity
Coefficients Coefficients Statistics
50

B Std. Error Beta Toleranc VIF


e
(Constant
-.179 .198 -.905 .367
)
1 N_CH .602 .072 .543 8.416 .000 .435 2.299
N_DC .205 .064 .191 3.176 .002 .501 1.997
N_NC .248 .063 .228 3.953 .000 .545 1.836
a. Dependent Variable: N_QDLC
51

You might also like