You are on page 1of 5

CHƯƠNG I : MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề:


Trước khi bắt đầu kì thi THPTQG thì các thí sinh đã trải qua 3 năm thu nạp
kiến thức phổ thông, vượt qua các kì thi giữa kì, cuối kì... và cuối cùng là đứng trước
những sự lựa chọn giữa các trường đại học. Hiện nay, việc chọn cho mình một ngôi
trường đại học không chỉ của riêng người học mà nó còn là mối quan tâm lớn trong
ngành giáo dục trong việc định hướng từng cá nhân các thí sinh[1]. Hiện nay có rất
nhiều yêu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn trường đại học của các bạn học sinh cấp 3
như là: có quá nhiều sự lựa chọn về ngành học, chưa xác định được bản thân mình phù
hợp với hướng đi nào, còn bối rối bởi những tác động xunh quanh...và các yếu tố bên
trong và bên ngoài khác. Qua đó, cho thấy được rằng thí sinh cần phải có kiến thức và
kỹ năng xác định hướng đi đúng đắn và phù hợp trước khi bước vào kì thi THPTQG là
một điều rất cần thiết.
Thực tế, việc chọn trường đại học của học sinh THPT ngày nay rất quan trọng.
Bài nghiên cứu này giúp xác định và đo lường mức độ tác động của các yếu tố ảnh
hưởng đến sự lựa trường đại học của học sinh THPT trong TP HCM. Từ đó giúp cho
các bạn học sinh có được cái nhìn đúng đắn cho việc lựa chọn môi trường đại học phù
hợp với năng lực, khả năng và sự thích ứng của bản thân. Hạn chế tình trạng chọn sai
trường dẫn đến chất lượng học tập không đạt hiệu quả cao, khả năng kinh tế tài chính
gia đình đáp ứng đủ và vị trí địa lí phụ hợp với học sinh để tiện cho việc di chuyển
trong quá trình học tập.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu:
Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng tới việc chọn trường của học sinh cấp 3, từ đó
tìm ra kỹ năng và kiến thức giúp cho học sinh hiểu rõ và xác định đúng ngôi trường
mình sẽ chọn, hạn chế việc chọn sai hướng đi làm ảnh hưởng đến chất lượng học tập
của học sinh và các yếu tố khác.
1.3. Phương pháp nghiên cứu:
Thu thập dữ liệu qua link khảo sát, thu thập thông tin qua các bài báo liên quan
đến chủ đề.
Xử lý thông tin bằng ứng dụng chuyên ngành.
Trình bày kết quả khảo sát dưới dạng sơ đồ tròn, word,bảng.

1.4. Giới hạn đề tài:


Phạm vi đối tượng : Học sinh cấp 3.
Phạm vi không gian : Trường THPT Tây Thạnh quận Tân Phú, thành phố Hồ
Chí Minh.
Phạm vi thời gian : 2 tháng từ ngày 9 tháng 10 đến ngày 9 tháng 12 năm 2022.
1.5. Cấu trúc đề tài:
Chương I: Mở đầu.
Chương II: Tổng quan tài liệu.
Chương III:
Chương IV:
Chương V:
CHƯƠNG II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở lí thuyết:
2.1.1. Định nghĩa:
Môi trường đại học: Môi trường là tập hợp tất cả các yếu tố tự nhiên và nhân
tạo bao quanh con người, ảnh hưởng tới con người và tác động đến các hoạt động sống
của con người như: không khí, nước, độ ẩm, sinh vật, xã hội loài người và các thể
chế[theo wikipedia]. Suy ra, môi trường đại học là tất cả các yếu tố trên có trong ngôi
trường đại học.
Môi trường đại học phù hợp: Là môi trường có chất lượng giảng dạy tốt, có
nhiều thành tích, một môi trường có đầy đủ tiện nghi, có cơ sở vật chất khang trang,
sạch đẹp. Nhưng quan trọng hơn cả, một môi trường học phù hợp là nơi giúp bạn phát
triển được khả năng của bản thân, nơi để bạn kết giao, tạo dựng những mối quan hệ tốt
đẹp cho riêng mình và là nơi mà bạn cảm thấy mình thực sự thuộc về[3]. Ngoài ra, các
yếu tố như vị trí địa lí, học phí,...cũng phải phù hợp với người học.
Chọn đúng môi trường đại học: Nghĩa là chọn được một nơi mà các bạn thực sự
thuộc về[3]. Chuyên ngành đào tạo trong môi trường đó phải phù hợp với sở trường và
năng lực của bạn[3]. Ngôi trường đáp ứng đủ những yêu cầu chọn trường của học sinh
và người học cũng phải đáp ứng được những yêu cầu của ngôi trường ấy. Cuối cùng,
ngôi trường đại học là sự lựa chọn của chính bản thân người học.
2.1.2. Ý nghĩa:
Môi trường đại học là yếu tố ảnh hưởng rất nhiều đến sự hình thành tính cách,
năng lực và kĩ năng của sinh viên[3]. Không chỉ vậy, nó còn ảnh hưởng trực tiếp và rất
lớn đến chất lượng học tập và tinh thần học tập của chính người học. Qua đó, dẫn đến
việc nó còn quyết định kết quả quá trình học tập của sinh viên, các hệ quả sau khi ra
trường và tìm việc làm phù hợp với bản thân.
Môi trường đại học đúng và phù hợp mang lại rất nhiều lợi ích cho bản thân học
viên. Có cơ hội phát huy tối đa khả năng và cảm thấy việc học trở nên thú vị hơn, hiệu
quả học tập cũng tốt hơn rất nhiều[3]. Kết quả đầu ra của sinh viên đạt chất lượng cao
đem đến nhiều cơ hội việc làm trong tương lai. Quan trọng nhất là người học có thể
phá triển và nâng cao tri thức cho bản thân một cách tốt nhất. Con đường thăng tiến
của bạn từ đó cũng phần nào dễ dàng hơn, nhanh hơn vì bạn hiểu rõ công việc và đã có
sẵn vốn kiến thức từ những gì mình đã được học ở trường đại học[3].
Việc chọn đúng môi trường đại học là một việc vô cùng quan trọng và cần được
quan tâm. chọn đúng môi trường đại học có thể xem là bước đệm quan trọng để sinh
viên tiến đến những thành công trong tương lai. Không những thế, thời đại học còn là
thời kì để bạn trải nghiệm hết mình, vì thế, đừng để bản thân trở nên lạc lõng trong
một môi trường không phù hợp[3].
2.1.3. Yếu tố ảnh hưởng:
Học phí: Mức học phí phải phù hợp với khả năng kinh tế gia đình của người
học để đảm bảo sự cân bằng giữa việc đáp ứng học phí đầy đủ cho nhà trường và sự
chi tiêu của gia đình.
Danh tiếng của trường: Bao gồm chất lượng đào tạo, cơ sở vật chất của nhà
trường và các chế độ học bổng dành cho sinh viên.
Mong muốn của bản thân: Bao gồm những yêu cầu về cơ sở vật chất của nhà
trường, chất lượng đào tạo phù hợp với cá nhân, môi trường thích hợp,...
Việc làm: Học sinh ngày nay quan tâm nhiều đến khả năng tìm việc sau khi ra
trường và công việc phù hợp với trình độ, khả năng, sở thích và mức lương.
Tác động của những người xung quanh: Học sinh sẽ tiếp nhận những ý kiến của
những người xunh quanh như người thân, ba mẹ, thầy cô, bạn bè, anh chị,...
2.2. Tóm tắt sơ lược:
- Bài báo số 1: Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường đại học của
học sinh THPT trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.
+ Mục tiêu: Nghiên cứu này nhằm xác định, đo lường mức độ tác động của
một số yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường đại học của học sinh THPT trên
địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. Số liệu của nghiên cứu được thu thập từ 340 học sinh lớp 12
của 5 trường THPT tại Quảng Ngãi năm học 2019-2020.
+ Phương pháp: Nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng.
+ Kết quả: Cho thấy có 5 yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường đại học
của học sinh THPT tại Quảng Ngãi, được xếp từ cao đến thấp gồm: danh tiếng trường
đại học, hoạt động truyền thông, điều kiện học tập, yếu tố thuộc bản thân học sinh, các
cá nhân có ảnh hưởng.
+ Link: https://b.vjst.vn/index.php/ban_b/article/view/970
- Bài báo số 2: Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường đại học của
học sinh trung học phổ thông tại thành phố Đà Nẵng.
+ Mục tiêu: Tập trung nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn
trường ĐH của học sinh THPT trên địa bàn TP. Đà Nẵng. Chủ yếu tập trung vào học
sinh THPT trên địa bàn TP. Đà Nẵng, đặc biệt là học sinh lớp 12.
+ Phương pháp: nghiên cứu định tính và định lượng.
+ Kết quả: Có 5 nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường ĐH của học
sinh THPT tại TP. Đà Nẵng, gồm: học học phí, chất lượng dạy và học, sự quảng bá
thông tin của nhà trường, công việc trong tương lai, khả năng đậu vào trường.
+ Link: https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/cac-yeu-to-anh-huong-den-quyet-
dinh-chon-truong-dai-hoc-cua-hoc-sinh-trung-hoc-pho-thong-tai-thanh-pho-da-nang-
90369.htm
- Bài báo số 3: Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc chọn ngành cuả sinh
viên trường đại học Nha Trang.
+ Mục tiêu: Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến việc chọn ngành của sinh viên
Đai Học Nha Trang từ đó hướng tới và tác động những nhóm yếu tố ảnh hưởng lớn
nhất nhằm tư vấn và định hướng cho sinh viên chọn đúng ngành đúng nghề.
+ Phương pháp: Nghiên cứu định tính và định lượng.
+ Kết quả: có 7 yếu tố ảnh hưởng đến việc chọn ngành của sinh viên trường đại
học Nha Trang: gia đình, người xung quanh, học lực, sở thích cá nhân, nhu cầu xã hội,
điều kiện kinh tế, ngẫu nhiên.
+ Link: https://www.tailieudaihoc.com/3doc/2430451.html
CHƯƠNG III: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Nội dung nghiên cứu:
- Xác định các yếu tố có ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng đến quyết định chọn
trường đại học của học sinh cấp 3. Các yếu tố ảnh hưởng được xác định có 5 yếu tố
ảnh hưởng chính bao gồm : học phí, danh tiếng nhà trường, mong muốn của bản thân,
việc làm và tác động của những người xung quanh.
- Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn trường đại học
của học sinh cấp 3:
+ Yếu tố 1-Học phí: Có vai trò quan trọng trong việc quyết định chọn trường
đại học của học sinh cấp 3.
+ Yếu tố 2-Danh tiếng nhà trường: Cũng có vai trò khá quan trọng ảnh hưởng
đến quyết định chọn trường.
+ Yếu tố 3-Mong muốn của bản thân: Mức ảnh hưởng không quá nhiều.
+ Yếu tố 4-Việc làm: Có mức ảnh hưởng cao nhất trong việc quyết định lựa
chọn trường đại học.
+ Yếu tố 5-Tác động của những người xung quanh: Có mực độ ảnh hưởng thấp
nhất.
- Các yếu tố ảnh hưởng được xác định nhằm đưa ra các định hướng, quan điểm
để tạo điều kiện tốt nhất cho quyết định lựa chọn trường đại học của học sinh cấp 3.
3.2. Phương pháp nghiên cứu:
3.2.1. Thu thập dữ liệu:
- Thiết kế các câu hỏi có liên quan về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố ảnh hưởng đến
sự lựa chọn trường đại học của học sinh cấp 3. Thu thập số liệu thống kê ý kiến của
từng cá nhân thực hiện khảo sát qua link google biểu mẫu. Số lượng thu thập 58 cỡ
mẫu.
- Thu thập gián tiếp 100%
3.2.2. Thiết kế câu hỏi:
3.2.2.1. Yếu tố 1-Học phí:
- Câu hỏi
3.2.2.2. Yếu tố 2-Danh tiếng nhà trường:
3.2.2.3. Yếu tố 3-Mong muốn của bản thân:
3.2.2.4. Yếu tố 4-Việc làm sau khi ra trường:
3.2.2.5. Yếu tố 5-Tác động của những người xung quanh:

CHƯƠNG IV:
CHƯƠNG V:
Tài liệu tham khảo:
1. https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/cac-yeu-to-anh-huong-den-quyet-dinh-
chon-truong-dai-hoc-cua-hoc-sinh-trung-hoc-pho-thong-tai-thanh-pho-da-nang-
90369.htm
2. https://www.tailieudaihoc.com/3doc/2430451.html
3. https://tuyensinh.uit.edu.vn/cung-gen-z-chon-truong-tam-quan-trong-cua-viec-
chon-dung-moi-truong-dai-hoc
4. https://philarchive.org/archive/LINCYT

You might also like