You are on page 1of 13

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀNG HẢI VIỆT NAM

BÀI TẬP NHÓM


MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU TRONG KINH TẾ

NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC
TẬP CỦA SINH VIÊN KHOA KINH TẾ KHÓA 61 TRƯỜNG ĐẠI HỌC
HÀNG HẢI VIỆT NAM TRONG NĂM 2021

HỌ VÀ TÊN: NGUYỄN THỊ HUYỀN 89677


NGUYỄN ĐÌNH LINH 89311
NGUYỄN ĐỨC THẮNG 86799

NGƯỜI HƯỚNG DẪN: GIẢNG VIÊN PHẠM THỊ THU HẰNG

HẢI PHÒNG – 2023


MỤC LỤC

Chương 1. MỞ ĐẦU........................................................................................................................................1
1.1. Xác định vấn đề nghiên cứu.....................................................................................................................1
1.2. Lí do lựa chọn vấn đề nghiên cứu............................................................................................................1
1.3. Mục tiêu, nhiệm vụ, đối tượng, phạm vi nghiên cứu...............................................................................2
Chương 2. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU THUỘC LĨNH VỰC ĐỀ TÀI..........................3
2.1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực đề tài........................................................................3
2.2. Khung lí thuyết.........................................................................................................................................5
2.3. Dự định cách thức lấy và sử dụng số liệu trong nghiên cứu....................................................................6
2.4. Phương pháp dự định sử dụng trong nghiên cứu...................................................................................10
CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU

1.1. Xác định vấn đề nghiên cứu


Giáo dục, đào tạo là nhân tố quyết định để phát huy tiềm năng trí tuệ,
năng lực sáng tạo của con người. Trong giai đoạn hiện nay, sự giàu mạnh hoặc
đói nghèo của một quốc gia phụ thuộc nhiều vào chất lượng của giáo dục đại
học. Để nâng cao chất lượng giáo dục đại học thì không phải là vấn đề đơn giản,
điều này phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố và một trong những yếu tố quyết định là
sinh viên. Sinh viên là tài sản quan trọng nhất đối với bất kỳ tổ chức giáo dục
nào. Sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước có mối liên kết trực tiếp đến kết
quả học tập của sinh viên. Kết quả học tập đóng một vai trò quan trọng trong
đánh giá chất lượng đầu ra của sinh viên, những người sẽ trở thành lãnh đạo
xuất sắc, là nguồn nhân lực chịu trách nhiệm phát triển kinh tế và xã hội của đất
nước. Kết quả học tập có ảnh hưởng lớn đến nghề nghiệp tương lai của sinh
viên. Nó là một trong những chỉ tiêu quan trọng để nhà tuyển dụng làm căn cứ
để tuyển lao động tại bất cứ tổ chức nào. Đặc biệt, khi mà Việt Nam đã hội nhập
với thế giới thì nhà tuyển dụng càng yêu cầu cao về kết quả học tập của ứng
viên. Hiểu được điều này, bài nghiên cứu này sẽ góp phần xem xét những yếu tố
sẽ ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên trường đại học Hàng Hải Việt
Nam.

1.2. Lí do lựa chọn vấn đề nghiên cứu


Như chúng ta đã biết, đại học là nơi đào tạo theo tín chỉ, khác hoàn toàn
so với các cấp bậc học trước đó. Đây là nơi cần tính tự giác trong học tập kết
hợp với tư duy sáng tạo và nỗ lực cá nhân để có một kết quả học tập cao. Tuy
nhiên, thực tế cho thấy rằng nhiều sinh viên vẫn không đạt được kết quả mong
muốn mặc dù có sự chăm chỉ nhưng cũng có thể là do họ chưa có một phương
pháp học đúng đắn hay cũng có thể là do một lí do khách quan nào đó. Trong
những năm gần đây, hiện tượng sinh viên ra trường làm trái ngành nghề trở nên
rất phổ biến, bởi đa số họ có tấm bằng tốt nghiệp loại trung bình hoặc trung bình
khá, không đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp. Vì thế, việc nâng cao kết
quả học tập của sinh viên là yêu cầu cấp bách trong tình trạng hiện nay. Với
những lí do trên, việc lựa chọn “nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả
học tập của sinh viên khoa kinh tế khóa 61 của trường Đại học Hàng Hải Việt
Nam” là việc làm mang tính cấp thiết. Từ đó đưa ra các kết luận, giải pháp thích
hợp để các bạn sinh viên tìm ra được phương pháp học tập đúng đắn nhất giúp
cải thiện kết quả học tập một cách hiệu quả nhất.

1
1.3. Mục tiêu, nhiệm vụ, đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu các nhân tố thuộc bản thân sinh
viên ảnh hưởng như thế nào đến kết quả học tập của sinh viên. Cụ thể: Các nhân
tố đó có ảnh hưởng đến kết quả học tập hay không? Ảnh hưởng là thuận chiều
hay ngược chiều? Mức độ ảnh hưởng như thế nào? Nhân tố nào ảnh hưởng đến
kết quả học tập nhiều nhất?
- Nhiệm vụ nghiên cứu:
+Nghiên cứu cơ sở lí luận của đề tài
+Đánh giá thực trạng và kết quả học tập của sinh viên khoa kinh tế đại học
Hàng Hải Việt Nam
+ Tìm hiểu nguyên nhân và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập
của sinh viên Đại học Hàng Hải Việt Nam.
+ Đề xuất giải pháp thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả, kết quả học tập của sinh
viên Đại học Hàng Hải Việt Nam.
- Đối tượng nghiên cứu: các nhân tố thuộc bản thân sinh viên và kết quả học tập
của sinh viên khoa Kinh tế.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Không gian: Khoa Kinh tế, trường Đại học Hàng Hải Việt Nam
+ Thời gian: năm học 2020-2021 (kì I và kì II)

2
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU THUỘC
LĨNH VỰC ĐỀ TÀI

2.1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực đề tài
Các trường đại học rất quan tâm đến chất lượng đào tạo giáo dục đại học của
mình. Và nhân tố quan trọng nhất để đánh giá chất lượng đào tạo chính là kết
quả học tập của sinh viên. Do đó có rất nhiều đề tài nghiên cứu khoa học và các
bài báo nghiên cứu khoa học đề cập đến nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố
đến kết quả học tập của sinh viên các trường. Sau đây là bảng tổng hợp một số
nghiên cứu của các trường như sau:
STT Đề tài/Bài báo nghiên cứu Hình thức Thời
gian
1 Những nhân tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của Bài báo 2016
sinh viên năm I-II trường Đại học Kỹ thuật – Công nghệ khoa học
Cần Thơ
Tác giả: Nguyễn Thị Thu An, Nguyễn Thị Ngọc Thứ,
Đinh Thị Kiều Oanh, Nguyễn Văn Thành
Kết quả nghiên cứu: Nhân tố thuộc bản thân sinh
viên và nhân tố thuộc về năng lực giảng viên ảnh hưởng
đến kết quả học
2 Các yếu tố tác động đến kết quả học tập của sinh Luận 2010
viên chính quy trường đại học kinh tế thành phố Hồ Chí văn thạc sĩ
Minh
Tác giả: Võ Thị Tâm
Kết quả nghiên cứu: Phương pháp học tập, tính kiên
định học tập, ấn tượng trường học có ảnh hưởng đến kết
quả học tập.
3 Thực trạng và các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả Bài báo 2017
học tập của sinh viên khoa Kinh tế và quản trị kinh khoa học
doanh, trường Đại học Lâm nghiệp
Tác giả: Nguyễn Thùy Dung, Hoàng Thị Kim Oanh,
Lê Đình Hải
Kết quả nghiên cứu: Đặc điểm sinh viên (giới tính,
sinh viên năm thứ, điểm thi đại học, ngành học, sử dụng
thư viện, và internet trong học tập) ảnh hưởng đến kết

3
quả học tập.

1, Nguyễn Thị Thu An tiếp cận phân tích các đặc điểm sinh viên như giới tính,
nguyện vọng đầu vào của sinh viên, tham gia ban cán sự lớp, đoàn thể để xem
xét mối liên hệ của chúng với kết quả học tập. Kết quả học tập được phân biệt
trên cơ sở những đặc điểm thuộc về bản thân sinh viên, sinh viên nữ có kết quả
học tập cao hơn sinh viên nam, những sinh viên trúng tuyển nguyện vọng hai có
thành tích học tập tốt hơn so với những sinh viên trúng tuyển nguyện vọng một.
Tác gải đã chỉ ra rằng kết quả học tập của sinh viên bị ảnh hưởng bởi nhiều nhân
tố nhưng nhìn chung có hai nhân tố chính là bản thân sinh viên và giảng viên.
Kiến thức thu nhận và động cơ học tập là hai nhân tố thuộc bản thân sinh viên
có thể ảnh hưởng đến kết quả học tập. Nhóm tác giả kết luận rằng có 2 nhân tố
ảnh hưởng thuận chiều đến kết quả học tập của sinh viên là nhân tố thuộc bản
thân sinh viên và nhân tố thuộc về giảng viên, trong đó nhân tố thuộc bản thân
sinh viên có vai trò quan trọng quyết định đến kết quả học tập.
2, Trong mô hình nghiên cứu của Võ Thị Tâm (2010) tác giả đã xem xét vai trò
của các biến kiểm soát có thể làm thay đổi tác động của các yếu tố: động cơ học
tập, kiên định học tập, cạnh tranh học tập, ấn tượng trường học và phương pháp
học tập đến kết quả học tập. Biến đó là giới tính và nơi cư trú. Kết quả nghiên
cứu: Phương pháp học tập, tính kiên định học tập, ấn tượng trường học có ảnh
hưởng đến kết quả học tập.
3, Nguyễn Thùy Dung và các cộng sự (2017) đề cập đến sự ảnh hưởng của
những nhân tố thuộc về đặc điểm sinh viên đối với kết quả học tập của họ như
giới tính, năm học, điểm thi đại học, ngành học và tần suất sử dụng dịch vụ thư
viện và internet trong học tập.
Các công trình nghiên cứu trên mang những ưu điểm sau:
+Đưa ra được những định nghĩa chuẩn xác về học tập và kết quả học tập
+ Chỉ được ra nhiều những yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên
+ Các nghiên cứu đa dạng các mô hình ứng dụng, có phạm vi rộng rãi, tính
ứng dụng vào thực tiễn cao
Từ các nghiên cứu trên có thể thấy có rất nhiều nhân tố khác nhau ảnh
hưởng đến kết quả học tập của sinh viên, và nhìn chung có thể chia làm hai
nhóm: nhóm thuộc bản thân sinh viên và nhóm tác động bên ngoài.Những yếu
tố bên trong chủ yếu liên quan đến bản thân sinh viên, còn yếu tố bên ngoài
không thuộc khả năng kiểm soát của sinh viên, người học. Trong đó nhóm bản
thân sinh viên có ảnh hưởng nhiều nhất đến kết quả học tập của sinh viên.

4
Trong các nghiên cứu thì chưa nghiên cứu nào đề cập đến sinh viên của
khoa Kinh tế nói riêng và của trường Đại học Hàng Hải Việt Nam nói chung, do
đó nghiên cứu các nhân tố thuộc bản thân sinh viên đến kết quả học tập của sinh
viên khoa Kinh tế, trường Đại học Hàng Hải Việt Nam trong giai đoạn covid là
một nghiên cứu không trùng lặp với bất cứ nghiên cứu nào trước đó.

2.2. Khung lí thuyết


- Nhân tố mục tiêu: Qua đề tài nghiên cứu lần này muốn tìm ra kết quả học tập
của sinh viên. Kết quả học tập đó có tốt hay không thì phải tiến hành khảo sát
nghiên cứu để tìm ra kết quả có tốt hay không tốt.
- Nhân tố tác động:
1. Ý thức học tập
2. Tố chất học tập
3. Môi trường học tập tại trường
4. Môi trường học tập tại nơi ở
5. Phương pháp học tập
1.Ý thức học tập: Trong công tác học tập, tinh thần tự giác của sinh viên trong
việc học rất quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp đến ý thức học của sinh viên.
Sinh viên có ý thức học hành sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tiếp thu kiến thức từ
giảng viên và ảnh hưởng tới kết quả của cả quá trình đại học. Ý thức học tập
giúp cho sinh viên có động lực học và học tập mang lại những hiểu quả tốt, lãnh
hội kiến thức từ giảng viên. Ngược lại không nhận thức được thì dễ lười biếng,
chống chế thầy cô giảng viên, học tập không mang lại kết quả tốt, tốn thời gian
mà không hiệu quả.
2.Tố chất học tập: Bản thân sinh viên phải lựa chọn phương pháp học tập phù
hợp với bản thân sinh viên sao cho học tập hiệu quả cao, tiếp thu kiến thức từ
các giảng viên thật nhanh chóng. Mỗi khi học làm sao bản thân phải thật tập
trung cao độ, tự học tự nghiên cứu học đi đôi với thực hành để đạt hiệu quả cao
nhất.
3. Môi trường học tập tại trường: Khi học tập tại trường, môi trường ảnh hưởng
trực tiếp rất nhiều tới việc học của sinh viên, cơ sở vật chất, trang thiết bị của
trường tốt tạo cho sinh viên môi trường học tập tố,t lãnh hội được nhiều kiến
thức từ giảng viên. Phương pháp dạy của giảng viên là nhân tố quan trọng quyết
định đến kiến thức mà sinh viên tiếp thu được.
4.Môi trường học tập tại nơi ở: Một nơi ở yên tĩnh, sạch sẽ, ngăn nắp, gọn gàng,
sẽ giúp sinh viên tập trung, học tập hiệu quả. Gia đình luôn quan tâm, khích lệ,
đầu tư các trang thiết bị để giúp sinh viên có cở sở vật chất tốt nhất học tập tại
nhà để đạt kết quả cao.
5
5. Phương pháp học tập: Bản thân sinh viên muốn có kết quả học tập tốt phải có
phương pháp học phù hợp với bản thân và mang lại hiệu quả tối ưu nhất.
Phương pháp tốt đòi hỏi sinh viên phải tìm hiểu, áp dụng vào việc học bản thân
phải thật nghiêm túc, chú tâm thực hiện đúng như phương pháp mình chọn để
rèn luyện bản than.
- Mối quan hệ: Mối quan hệ nhân quả các nhân tố ảnh hưởng trực tiếp tới kết
quả học tập, sinh viên có những nhân tố tích cực trong học tập thì sẽ dẫn đến kết
quả học tập tốt như ý muốn còn ngược lại kết quả học tập kém
- Biến độc lập: kết quả học tập
- Thang đo: thang đo định lượng

Ý thức học tập học tập

Tố chất học tập

Môi trường học tập tại trường kết quả học tập của sinh viên

Môi trường học tập tại nơi ở

Phương pháp học tập

2.3. Dự định cách thức lấy và sử dụng số liệu trong nghiên cứu
-Phương pháp chọn mẫu: phương pháp quả cầu tuyết
-Quy mô mẫu tối thiểu: 105 người
-Phương thức thu thập số liệu:
+Số liệu sơ cấp:
*Nghiên cứu sơ bộ lần 1: Nhóm thảo luận để khai thác các vấn đề xung quanh
đề tài dựa trên nền tảng của cơ sở lí thuyết. Các ý kiến đều được ghi nhận làm
cơ sở cho việc xây dựng phiếu điều tra. Xây dựng khung bảng hỏi ban đầu
*Khảo sát lần đầu: Các thông tin thu thập được là cơ sở để chọn lựa các dữ liệu
thiết yếu và hoàn thiện bảng câu hỏi hoàn chỉnh
*Khảo sát chính thức bằng phương pháp điều tra: Sau khi có bản câu hỏi hoàn
chỉnh sẽ tiến hành gửi đến sinh viên để thu thập thông tin về những yếu tố ảnh
hưởng đến kết quả học tập của sinh viên.
6
+Số liệu thứ cấp:
Cơ sở lí thuyết là từ giáo trình, từ các bài viết chọn lọc, các bài báo cáo về các
yếu tố tác động đến kết quả học tập của sinh viên được nghiên cứu trước, các
nghiên cứu khoa học, bài báo, báo chí khoa học trên các trang uy tín trên mạng
xã hội.
-Dữ liệu được tổng hợp lại qua mẫu khảo sát ngẫu nhiên từ sinh viên khoa kinh
tế:
1, Bạn học ngành nào

2, Ý thức tự học

7
TT Ý thức tự học Số Lượng Tỉ lệ
(SL) (%)
1 Cải thiện điểm số, nâng cao thành tích 81 77.14
học tập
2 Cạnh tranh với bạn bè cùng khóa để 87 82.85
khẳng định bản thân
3 Nâng cao kiến thức, kĩ năng, nhận 76 72.38
thức về chuyên ngành bản thân nhằm
chuẩn bị cho nghề nghiệp tương lai
4 Kì vọng của gia đình và người thân 80 76.19
Bảng 2.1: Ý thức tự học
3, Phương pháp học tập

TT Phương pháp học tập Số Tỉ lệ


Lượng (%)
(SL)
1 Giảng viên sử dụng các dạng sơ đồ tư 85 80.95
duy, sơ đồ cây nhằm hệ thống hóa, tóm
tắt nội dụng của bài giảng
2 Lập kế hoạch học tập chi tiết cho bản 80 76.19
thân và thực hiện nó
3 Hoàn thiện mọi yêu cầu, nhiệm vụ theo 81 77.14
hướng dẫn của giảng viên
4 Tổ chức các buổi thảo luận, nghiên 82 78.09
cứu, làm việc nhóm nhằm tăng sự chú
ý của sinh viên, cải thiện các kĩ năng
cơ bản
Bảng 2.2: Phương pháp học tập
4, Môi trường ở nhà

TT Môi trường ở nhà Số Lượng Tỉ lệ


(SL) (%)
1 Góc học tập thoải mái, đầy đủ tiện 86 81.90
nghi
2 Âm thanh và ánh sáng phù hợp với 80 76.19
nhu cầu bản thân
3 Gia đình ủng hộ, tạo điều kiện cho 79 75.23
việc học
4 Cơ sở vật chất thuận lợi, tiện nghi, 85 80.95
đáp ứng nhu cầu cơ bản cho mục
đích học tập, nghiên cứu kiến thức,
bài tập
Bảng 2.3: Môi trường ở nhà
8
5, Môi trường ở lớp

TT Môi trường ở lớp Số Lượng Tỉ lệ


(SL) (%)
1 Các chính sách học bổng, chính 83 79.04
sách hỗ trợ của nhà trường
2 Tham gia các câu lạc bộ, sinh viên 79 75.23
tình nguyện, cải thiện kĩ năng mềm
3 Bạn bè và các nhóm học tập giúp 73 69.52
đỡ, thức đẩy nhau trong quá trình
học
4 Phương pháp giảng dạy của giảng 77 73.33
viên phù hợp, dễ hiểu, dễ tiếp thu
Bảng 2.4: Môi trường ở lớp

6, Tố chất học tập

TT Tố chất học tập Số Lượng Tỉ lệ


(SL) (%)
1 81 77.14
Ham học hỏi, tìm tòi các tri thức
mới, thể hiện sự độc lập trong học
tập
2 Tự tin giao tiếp, diễn đạt ý hiểu, 78 74.28
mong muốn của bản thân, kết nối
suy nghĩ của mình với mọi người
xung quanh
3 Biết suy nghĩ thấu đáo, nhìn nhận 77 73.33
vấn đề từ nhiều góc độ khác nhau,
tư duy phản biện sáng tạo
4 Dám mạo hiểm, tiếp cận những 77 73.33
điều mới mẻ, khám phá những vai
trò, ý tưởng và chiến lược mới
Bảng 2.5: Tố chất học tập

9
Trung bình GPA tích lũy của bạn năm 2021

2.4. Phương pháp dự định sử dụng trong nghiên cứu


- Phương pháp hồi cứu tài liệu: Luận văn thực hiện sưu tầm và nghiên cứu các
tài liệu lí luận và các kết quả nghiên cứu thực tiễn ( bài báo, luận văn, các đề tài
nghiên cứu trong và ngoài nước) về các vấn đề có liên quan đến đề tài. Các tư
liệu này được nghiên cứu, phân tích, hệ thống hóa sử dụng trong đề tài và sắp
xếp thành thư mục tham khảo.
- Phỏng vấn sâu: Đề tài tiến hành phỏng vấn một số sinh viên ngẫu nhiên thuộc
khoa kinh tế trường đại học Hàng Hải Việt Nam nhằm thu thập thêm thông tin
cho những câu hỏi mở, thông tin thu về sẽ được tổng hợp, phân loại làm trích
dẫn trong bài nghiên cứu nhằm làm sáng tỏ thêm vấn đề nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu định lượng
- Điều tra bằng phiếu hỏi: đề tài nghiên cứu sử dụng phiếu hỏi để thu thập thông
tin về các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả của sinh viên khoa kinh tế. Từ đó,
những thông tin thu về dựa trên kết quả đã được xử lí sẽ phân tích, so sánh, tổng
hợp, đối chiếu để đánh giá các nhân tố ảnh hưởng.
- Tổng hợp thống kê: Tính toán các đại lượng thống kê mô tả để thấy được sự
khác biệt của các nhân tố với kết quả học tập.

10
- Phân tích hồi quy: Mô hình hồi quy đa nhân tố để xem các nhân tố ảnh hưởng
như thế nào đến kết quả học tập.
- Ứng dụng phần mềm SPSS.

11

You might also like