You are on page 1of 18

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

KHOA HỆ THỐNG THÔNG TIN KINH TẾ VÀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

BÀI THẢO LUẬN


HỌC PHẦN: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Đề tài: Nghiên cứu khoa học về các yếu tố ảnh hưởng đến việc thích ứng của
sinh viên Đại học Thương mại trong học tập ở môi trường đại học.

Nhóm 7 | Lớp học phần: 2121SCRE0111


Giáo viên hướng dẫn: Vũ Thị Thùy Linh

Hà Nội – 2021
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA HỆ THỐNG THÔNG TIN KINH TẾ VÀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

BÀI THẢO LUẬN


HỌC PHẦN: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Đề tài: Nghiên cứu khoa học về các yếu tố ảnh hưởng đến việc thích ứng của
sinh viên Đại học Thương mại trong học tập ở môi trường đại học.

Nhóm 7 | Lớp học phần: 2121SCRE0111


Giáo viên hướng dẫn: Vũ Thị Thùy Linh

Hà Nội – 2021
MỤC LỤC
Phần I: Đặt vấn đề và giới thiệu
1. Lý do chọn đề tài
2. Mục đích và mục tiêu nghiên cứu
3. Mô hình nghiên cứu
4. Giả thuyết nghiên cứu
5. Đối tượng nghiên cứu và khách thể nghiên cứu
6. Phạm vi nghiên cứu
Phần II: Tổng quan nghiên cứu
1. Khái niệm cơ sở
2. Tổng quan nghiên cứu
Phần III: Phương pháp nghiên cứu
1. Phương pháp thu thập dữ liệu
2. Quy trình thu thập thông tin
3. Phương pháp xử lý
Phần IV: Kết quả nghiên cứu
1. Phân tích kết quả nghiên cứu
2. Đánh giá và nhận xét
Phần V: Kết luận và khuyến nghị
1. Kết luận của đề tài
2. Hạn chế của đề tài
3. Một số khuyến nghị
Phần VI: Tài liệu tham khảo
1. ĐẶT VẤN ĐỀ VÀ GIỚI THIỆU

1.1. Lý do chọn đề tài

Đề tồn tại và phát triển, con người phải thích ứng với các thay đổi của môi trường
sống bao gồm cả môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. Nếu không thích ứng được,
tất yếu con người sẽ bị tụt hậu, không phát triển hoặc thậm chí không thể tồn tại trong môi
trường mới. Và đối với nột quốc gia có tiềm năng phát triển không thể nào thiếu đi vai trò
của một phần lớn bộ phận sinh viên – những trí thức tương lai, đây là đội ngũ có vai trò
rất quan trọng trong sự nghiệp bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước. Họ sẽ là những
người đóng vai trò chủ chốt trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Một
trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của sinh viên đó chính là thực hiện nhiệm vụ học
tập, rèn luyện theo chương trình, kế hoạch giáo dục, đào tạo của nhà trường, chủ động
tích cực tự học, nghiên cứu, sáng tạo và tự rèn luyện đạo đức, lối sống.

Để làm tốt nhiệm vụ trên, sinh viên cần phải có sự thích ứng tốt với môi trường đại
học. Đây là vấn đề được đặt ra với rất nhiều sinh viên năm thứ nhất bởi lẽ việc chuyển
môi trường học từ bậc trung học phổ thông lên đại học có nhiều thay đổi về chương trình,
phương pháp học tập dẫn tới có nhiều bạn sinh viên năm thứ nhất chưa thích ứng được
với môi trường học tập, bị điểm thấp, chán nản trong học tập, trở nên thu mình, không
thích tiếp xúc với người khác… Bên cạnh đó, nhiều bạn sinh viên lần đầu phải sống xa
gia đình vẫn chưa thích ứng được với những mối quan hệ bạn bè, thầy cô, cuộc sống mới
dẫn tới những hệ lụy như chưa biết chăm sóc bản thân, dễ bị lôi kéo dụ dỗ tham gia vào
những tệ nạn xấu như cờ bạc, nghiện game, bỏ học giữa chừng.

Trường Đại học Thương Mại là một trong những trường đại học lớn trong khu vực nói
riêng và cả nước nói chung. Mỗi năm số lượng sinh viên Thương mại đứng trước rất
nhiều khó khăn, thách thức khi thay đổi môi trường học tập, môi trường sống. Do đó, để
đảm bảo chất lượng đào tạo của nhà trường nói chung, sinh viên năm thứ nhất của trường
cần có sự thích ứng tốt về tâm lý – xã hội để có thể hòa nhập với môi trường học mới, đáp
ứng được những yêu cầu về kiến thức học tập cũng như các mối quan hệ xã hội.
Ở Việt Nam, có nhiều nghiên cứu về thích ứng ở sinh viên như thích ứng với hoạt
động học tập, thích ứng với phương thức đào tạo tín chỉ, thích ứng với nghề nghiệp của
sinh viên, nghiên cứu khó khăn tâm lý của sinh viên năm thứ nhất. Tuy nhiên, nghiên cứu
các yếu tố tác động đến sự thích ứng của sinh viên năm thứ nhất với môi trường Đại học
vẫn là đề tài được quan tâm. Do đó, ý nghĩa của kết quả cùng với phương pháp nghiên
cứu sẽ góp phần bổ sung hơn về mặt lý thuyết cũng như kết quả thích ứng cho các nghiên
cứu sau này.

Nhận thấy đề tài nghiên cứu trên chưa được thực hiện tại trường Đại học Thương mại,
cùng với xuất phát từ ý nghĩa lý luận và thực tiễn, chúng tôi quyết định tiến hành nghiên
cứu đề tài “Các yếu tố tác động đến sự thích ứng với môi trường Đại Học của sinh viên
năm thứ nhất Trường Đại học Thương Mại” nhằm tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến
thích ứng và mức độ thích ứng của các yếu tố đó với sinh viên.

1.2. Mục đích và mục tiêu nghiên cứu


1.2.1.. Mục tiêu nghiên cứu

Việc tìm hiểu các yếu tố tác động đến sự thích ứng của sinh viên năm thứ nhất Trường
Đại học Thương Mại là một vấn đề quan trọng nhằm xem xét mức độ thích ứng của chính
các bạn sinh viên qua sự thể hiện trong việc điều chỉnh cảm xúc bản thân, hòa nhập vào
các mối quan hệ bạn bè, thầy cô, thực hiện nội quy trường học và tham gia vào các hoạt
động xã hội. Từ đó xác định được sự ảnh hưởng của các yếu tố nhà trường, giáo viên, bản
thân sinh viên và yếu tố gia đình lên sự thích ứng của sinh viên.

1.2.2. Mục đích nghiên cứu

Xác định những yếu tố gây ảnh hưởng đến sự thích ứng của sinh viên, từ đó làm nổi
bật những vấn đề sinh viên chưa thích ứng tốt, nhằm giúp Nhà trường cũng như các cán
bộ giáo viên cải thiện, sửa đổi và bản thân sinh viên trường Đại học Thương mại cũng có
thể đưa những giải pháp hữu dụng hơn để có sự thích ứng tốt hơn đối với môi trường học
tập mới.

1.3. Mô hình nghiên cứu


Sau khi đọc và tham khảo những bài nghiên cứu khoa học về “sự thích ứng” của sinh
viên đi trước, chúng tôi đã phân tích và đề xuất ra được mô hình nghiên cứu của nhóm
mình như sau:

1.4. Giả thuyết nghiên cứu


Những giả thuyết được đặt ra trong đề tài trên là:
1, Yếu tố nhà trường có thể ảnh hưởng đến sự thích ứng của sinh viên năm nhất.
2, Yếu tố giáo viên, cán bộ nhà trường có thể ảnh hưởng đến sự thích ứng của sinh viên
năm nhất.
3, Yếu tố bản thân sinh viên có thể ảnh hưởng nhiều đến sự thích ứng của sinh viên năm
nhất.
4, Yếu tố gia đình có ảnh hưởng đến sự thích ứng của sinh viên năm nhất.

1.5. Đối tượng nghiên cứu và khách thể nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu ở đây được xác định là sự thích ứng của các sinh viên năm nhất
với môi trường học tập (tại trường Đại học Thương mại).

Khách thể nghiên cứu trong đề tài này chính là những sinh viên năm thứ nhất tại Đại
học Thương mại.

1.6. Phạm vi nghiên cứu

Về địa bàn nghiên cứu: Trường Đại học Thương mại.


Về thời gian nghiên cứu: Từ ngày 2-4/10/2021.
Về số lượng người được khảo sát: Khoảng 230 sinh viên Đại học Thương mại.

2. Tổng quan nghiên cứu


2.1 . Khái niệm cơ sở

Theo Đại từ điển tiếng Việt (1998) thì “Thích ứng là phù hợp với điều kiện mới, nhờ
những thay đổi, điều chỉnh nhất định”.

Theo từ điển Tâm lý (2001), thích ứng là “bước đầu điều chỉnh những phản ứng sinh
lý (thích nghi với nhiệt độ cao hay thấp, môi trường khô hay ẩm), sau là thay đổi cách ứng
xử”.

Theo tác giả Đỗ Mạnh Tôn, “Thích ứng của con người là thích ứng trong cuộc sống
cộng đồng với các quan hệ xã hội cụ thể. Thích ứng của con người là thích ứng trong hoạt
động, trong hiệu năng lao động sáng tạo, cải tạo thế giới đối tượng. Thích ứng là quá trình
chủ thể nắm lấy công cụ, phương tiện do xã hội tạo ra để làm chủ quá trình phát triển của
bản thân như là một cá nhân sống trong cộng đồng xã hội nhất định. Thích ứng của con
người cũng chính là quá trình nhân cách ý thức sâu sắc về “cái tôi” tạo nên những cấu tạo
tâm lý mới, kiểm tra, kiềm chế, điều khiển bản thân tránh khỏi các tác động lạc hướng ”.
Cụ thể hơn, Đỗ Mạnh Tôn còn cho rằng: “Thích ứng với học tập và rèn luyện của học
viên các trường sỹ quan quân đội là một phẩm chất phức hợp và cơ động của nhân cách
học viên, biểu hiện ở quá trình người học tự tổ chức hoạt động học tập, rèn luyện của
mình dưới sự định hướng của người thầy và nhà trường nhằm phát triển các chức năng
sinh lí, các phẩm chất tổng hợp của nhân cách, đạt tới sự phù hợp tối đa với những điều
kiện và học tập và rèn luyện ở trường sỹ quan”.

Theo tác giả Trần Thị Minh Đức, “Thích ứng là một quá trình hòa nhập tích cực với
hoàn cảnh có vấn đề, qua đó cá nhân đạt được sự trưởng thành về mặt tâm lý”.

Theo một số nghiên cứu liên quan, ta có được khái niệm sự thích ứng đầy đủ nhất là:
Thích ứng là quá trình hòa nhập tích cực với hoàn cảnh có vấn đề, qua đó cá nhân đạt
được sự trưởng thành về tâm lý-xã hội.

Trong đó, “hòa nhập tích cực” được hiểu là sự chủ động thay đổi bản thân và cải tạo
hoàn cảnh trong sự hài hòa nhất định. Cá nhân phát hiện vấn đề, phân tích vấn đề, liên hệ
kinh nghiệm bản thân, tìm cách thay đổi bản thân và cải tạo hoàn cảnh phù hợp với thay
đổi bản thân. Còn “hoàn cảnh có vấn đề” là tình huống, sự kiện xuất hiện không nằm
trong kinh nghiệm của cá nhân có ảnh hưởng đến cuộc sống của cá nhân, buộc cá nhân
phải phát huy năng lực của bản thân để giải quyết chúng. “Sự trưởng thành về mặt tâm lý
– xã hội” được hiểu là sự thoải mái bên trong của mỗi cá nhân, sự phát triển hài hòa và
làm chủ các mối quan hệ.

Từ đó ta rút ra được khái niệm về “sự thích ứng của sinh viên năm nhất” là quá trình
hòa nhập tích cực của sinh viên năm thứ nhất với hoàn cảnh có vấn đề nảy sinh trong môi
trường Đại học nhằm đạt tới sự phát triển nhân cách toàn diện của mỗi cá nhân.

2.2. Các tài liệu nước ngoài có liên quan đến đề tài nghiên cứu

“Khả năng thích ứng” đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống của con người. Chính
vì vậy mà có lẽ từ rất lâu đã có các bài nghiên cứu về đề tài này. Năm 1968, một số nhà
tâm lý, giáo dục Liên Xô (cũ) như N.D.Carsev, L.N.Khadecva, K.D.Pavlov đã nếu ra tiêu
chuẩn sinh lý của sự thích ứng nghề nghiệp và nghiên cứu khá sâu về cơ chế sinh lý của
sự thích ứng ở học sinh đối với chế độ học tập và rèn luyện trong nhà trường. Năm 1990,
tác giả B.P.Alen đã nghiên cứu đề tài về sự thích ứng và chỉ ra các tác nhân của chính bản
thân sinh viên ảnh hưởng đến sự thích ứng của cá nhân ấy. Và năm 2013 một tài liệu nữa
của một lưu học sinh Trung Quốc nghiên cứu về đề tài của sinh viên Trung Quốc thích
ứng với môi trường học ở nước ngoài, chỉ ra các yếu tố về cá nhân và cả xã hội ảnh
hưởng đến sự thích ứng. Những nghiên cứu ấy đều góp phần rất lớn cho việc xây dựng
mô hình cho các nghiên cứu khoa học khác sau này.

2.3 Các tài liệu trong nước có liên quan đến đề tài nghiên cứu

Trong khoảng vài thập kỷ gần đây, việc thích ứng của con người càng trở nên được
quan tâm hơn bao giờ hết. Nước ta cũng có rất nhiều nghiên cứu nói về “sự thích ứng”,
như tác giả Bùi Ngọc Dung, năm 1981, đã đưa ra một số tiêu chí đánh giá khả năng thích
ứng nghề nghiệp của giáo viên tâm lý – giáo dục trong đề tài luận văn thạc sĩ của mình.
Đến năm 1982, tác giả Nguyễn Ngọc Bích nghiên cứu đề tài: “Thích ứng học đường Sư
phạm”. Năm 1996, nghiên cứu sinh Đỗ Mạnh Tôn đã bảo vệ thành công luận án tiến sỹ
với đề tài trên tại trường quân đôi, ông đưa ra hai yếu tố cơ bản có thể tác động đến sự
thích ứng của sinh viên đó là: nhà trường và bản thân sinh viên (kỹ năng, động cơ học
tập). Năm 2005, thạc sĩ Nguyễn Thiện Thuật đã hoàn thành luận văn về đề tài về “sự thích
ứng” và đưa ra ba yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến khả năng thích ứng của sinh viên, đó là
đội ngũ cán bộ, giáo viên, điều kiện học tập và nhà trường. Năm 2006, tác giả Vũ Mộng
Đóa đã bảo vệ thành công luận văn thạc sĩ với đề tài “Sự thích ứng” được nghiên cứu tại
trường Đại học Đà Lạt”, đưa ra 4 yếu tố tác động đến sự thích ứng của sinh viên: Nội
dung học tập, phương pháp học tập, quan hệ thầy cô – bạn bè, điều kiện học tập (nhà
trường). Đến năm 2011, đề tài về “sự thích ứng” lại một lần nữa được tác giả Hồ Thị Trúc
Quỳnh nghiên cứu tại trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế, tác giả đưa ra ba yếu tố cơ
bản nhất là: Nhận thức của sinh viên, thái độ của sinh viên và kỹ năng của sinh viên. Và
năm 2012, thạc sĩ tâm lý học Nguyễn Minh Châu đã hoàn thành luận văn với đề tài
nghiên cứu về sự thích ứng tại trường Đại học An ninh Nhân dân, đưa ra cho chúng ta mô
hình cơ bản về các yếu tố ảnh hưởng đến sinh viên khi tham gia vào môi trường mới:
Giáo viên, gia đình sinh viên, nhà trường, bản thân sinh viên. Cho đến năm 2014, tác giả
Trịnh Anh Khoa đã nghiên cứu hoàn tất về đề tài “môi trường học tập và các yếu tố ảnh
hưởng” tại trường Cao đẳng Cộng đồng Sóc Trăng”, đưa ra cho chúng ta mô hình về 4
yếu tố chính: Cán bộ - Giảng viên, nhà trường, gia đình và cuối cùng là bản thân sinh
viên. Cùng năm ấy thì thạc sĩ tâm lý học Nguyễn Đức Quỳnh bảo vệ thành công luận văn
với chủ đề “sự thích ứng” tại trường Đại học Phòng cháy chữa cháy, đưa ra 3 yếu tố cơ
bản chính là: Phương pháp giảng dạy của giáo viên, nhà trường, tâm lý – ý thức của sinh
viên. Cho đến năm 2016, một nghiên cứu nữa về sự thích ứng được thạc sĩ tâm lý học Cao
Thị Thanh Nhan hoàn thành tại trường Đại học Hải Phòng, chỉ ra 3 yếu tố ảnh hưởng đến
sự thích ứng của sinh viên là: Động cơ – mục đích học tập, quan hệ với thầy, cô giáo, nội
quy – quy tắc của trường. Và gần đây nhất là nghiên cứu tại Đại học Nông Lâm thành phố
Hồ Chí Minh” của tác giả Võ Văn Việt, đưa ra ba yếu tố chính là: Định chế, xã hội, tình
cảm cá nhân.

3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Phương pháp thu thập dữ liệu

3.1.1. Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp


Nguồn thu thập dữ liệu được chúng tôi sử dụng nhiều nhất chính là Internet. Lượng
thông tin trên kênh trên rất nhiều và dễ dàng cho việc phân loại các thông tin ngay từ đầu.
Tất cả thông tin đều được tìm kiếm bằng từ khóa và phân loại theo thời gian cũng như
theo từng bối cảnh của từng loại. Đồng thời cũng được cân nhắc về sự phù hợp của dữ
liệu đối với vấn đề nghiên cứu.

Quá trình thu thập dữ liệu thứ cấp trên được đảm bảo rằng không vi phạm chủ quyền
sở hữu của tác giả, đồng thời khẳng định thông tin thu thấp được sử dụng với mục đích
chính là phục vụ cho nghiên cứu khoa học, hoàn toàn phi lợi nhuận.

3.1.2. Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp

Bài khảo sát đươc sử dụng phối hợp nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau, trong
đó, phương pháp điều tra bằng bảng hỏi là phương pháp quan trọng nhất. Các phương
pháp còn lại là phương pháp hỗ trợ.

Sau khi xây dựng được mô hình đồng thời qua các nghiên cứu trước, chúng tôi đã kế
thừa biến quan sát và xây dựng thành một bảng hỏi bao gồm hai phần. Phần thứ nhất là
thu thập một số thông tin về bản thân khách thể nghiên cứu; phần thứ hai là các thông tin
về thích ứng như nhận thức, thái độ, ý thức rèn luyện và mức độ biểu hiện của sinh viên.
Sau khi hoàn thành bảng khảo sát, chúng tôi đã thử nghiệm trên khoảng 20 người, và loại
bỏ được một số lỗi như: sai chính tả, từ ngữ khó hiểu, và một vài thiếu sót khác. Và sau
lần điều chỉnh lần hai với khoảng 15 người, chúng tôi đã quyết định tiến hành thực hiện
khảo sát chính thức.

Quá trình điều tra được tổ chức chặt chẽ, có trình tự, được đảm bảo rằng có đầy đủ sự
chu đáo về phương tiện cũng như điều kiện không gian và thời gian. Trước khi lấy ý kiến,
chúng tôi thông báo đầy đủ, rõ ràng mục đích, yêu cầu của việc điều tra, đồng thời đảm
bảo sự khéo léo và tế nhỉ, tạo cảm giác thoải mái cho những người làm khảo sát để đảm
bảo số liệu thu được là khách quan nhất.

3.2. Quy trình thu thập thông tin

3.2.1 Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu


Do sự giới hạn về ngân sách và thời gian không cho phép nghiên cứu toàn bộ, chúng
tôi đã sử dụng các phương pháp chọn mẫu phi ngẫu nhiên (phi xác suất) để đảm bảo tính
khả thi của nghiên cứu. Sau khi ước lượng và kiểm định một vài chỉ tiêu thì chúng tôi
quyết định sử dụng mẫu nghiên cứu là tập hợp sinh viên tại các khoa của Đại học Thương
mại. Khung chọn mẫu bao gồm 12 đơn vị là 12 khoa của trường gồm các khoa: IS, A, E,
B, FP, U, CT, D, Q, H, N, M.

3.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu

Kích thước mẫu được áp dụng trong nghiên cứu được dựa theo yêu cầu của phân tích
nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis). Dựa theo nghiên cứu của Hair,
Anderson, Tatham và Black (1998) cho tham khảo về kích thước mẫu dự kiến. Theo đó
kích thước mẫu tối thiểu phải gấp 5 lần tổng số biến quan sát. Vậy nên kích thước tối
thiểu của mẫu là 130.

3.2.3. Quy trình tiến hành trên thực tế

Phương pháp thu thập tài liệu chính của nhóm chúng tôi là qua việc gửi bảng khảo sát
có sẵn đến từng đối tượng được lựa chọn ngẫu nhiên. Sau đó kết quả được lưu trữ lại và
xử lý để phục vụ cho nghiên cứu.

3.3. Phương pháp xử lý dữ liệu

3.3.1. Phương pháp thống kê mô tả

Sau khi làm sạch dữ liệu, chúng tôi tiến hành phân tích và xử lý dữ liệu bằng phương
pháp thông kê mô tả. Dữ liệu sau đó sẽ được được mã hóa và nhập vào phần mềm thống
kê SPSS để phục vụ cho việc phân tích và thống kê. Cụ thể phương pháp thống kê mô tả
sẽ được sử dụng để thống kê những đại lượng cơ bản như: trung bình, trung vị, giá trị tần
số lớn nhất, độ lệch chuẩn, khoảng biến thiên, giá trị lớn nhất và nhỏ nhất. Kết quả cụ thể
được trình bày ở bảng sau:
3.3.2. Phân tích độ tin cậy CronBach’s Alpha cho biến độc lập

Giá trị CronBach’s Alpha tổng của thang đo trên là 0,799 > 0,6 (tiêu chuẩn) vì vậy thang
đo này là có ý nghĩa. Hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item-Total Correlation) đều
lớn hơn 0,3 (tiêu chuẩn) thỏa mãn tiêu chuẩn cho phép.

Giá trị CronBach’s Alpha tổng của thang đo trên là 0,830 > 0,6 (tiêu chuẩn) vì vậy
thang đo này là có ý nghĩa. Hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item-Total
Correlation) đều lớn hơn 0,3 (tiêu chuẩn) thỏa mãn tiêu chuẩn cho phép.

Giá trị CronBach’s Alpha tổng của thang đo trên là 0,850 > 0,6 (tiêu chuẩn) vì vậy
thang đo này là có ý nghĩa. Hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item-Total
Correlation) đều lớn hơn 0,3 (tiêu chuẩn) thỏa mãn tiêu chuẩn cho phép.
Giá trị CronBach’s Alpha tổng của thang đo trên là 0,773 > 0,6 (tiêu chuẩn) vì vậy
thang đo này là có ý nghĩa. Hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item-Total
Correlation) đều lớn hơn 0,3 (tiêu chuẩn) thỏa mãn tiêu chuẩn cho phép.

3.3.3. Phân tích nhân tố khám phá EFA cho biến độc lập

3.3.3.1. Kiểm định tính thích hợp của mô hình

Hệ số KMO = 0,896 thỏa mãn yêu cầu 0,5<KMO<1 nên phân tích nhân tố thích hợp với
dữ liệu nghiên cứu. Kết quả kiểm định Bartlett’s là 190 với mức ý nghĩa sig = 0,000 <0,5.
3.3.3.2. Kiểm định phương sai trích của các nhân tố (Cumulative %)

Giá trị tổng phương sai trích là 58,179%>50%, có nghĩa là biến độc lập có khả năng giải
thích cho 58,179% biến phụ thuộc.
3.3.3.3. Kiểm định hệ số Factor loading

Kết quả phân tích EFA cho các biến độc lập của ma trận xoay nhân tố trên cho thấy, hệ số
tải nhân tố của các biến quan sát đều thỏa mãn khi phân tích nhân tố là hệ số Factor
loading > 0,5, và 4 nhân tố mới được tạo ra.
3.3.3.4. Kiểm định lại hệ số CronBack’s Alpha cho nhân tố mới
3.3.4. Phân tích độ tin cậy CronBach’s Alpha cho biến phụ thuộc
3.3.5. Phân tích nhân tố khám phá EFA cho biến phụ thuộc

3.3.5.1 Kiểm định tính thích hợp của mô hình

3.3.5.2. Kiểm định phương sai trích của các nhân tố (Cumulative %)

3.3.5.3. Kiểm định hệ số Factor loading

3.3.6. Hệ số tương quan

You might also like