You are on page 1of 31

I.

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nhằm thực hiện mục tiêu của ngành giáo dục là đào tạo thế hệ trẻ trở thành
những chủ nhân tương lai của đất nước những con người “vừa hồng vừa chuyên”.
Bản thân là một giáo viên đứng lớp giảng dạy bộ môn Hóa học nhận thấy rằng:
Hoá học là bộ môn khoa học rất quan trọng trong nhà trường phổ thông nói chung
và trường THCS nói riêng. Môn hoá học THCS cung cấp cho học sinh một hệ
thống kiến thức phổ thông, cơ bản và thiết thực đầu tiên về hoá học, là giáo viên bộ
môn hoá học thì cần hình thành ở các em học sinh một kỹ năng cơ bản, phổ thông,
thói quen học tập và làm việc khoa học để làm nền tảng cho việc giáo dục xã hội
chủ nghĩa, phát triển năng lực nhận thức, năng lực hành động. Có những phẩm chất
cần thiết như cẩn thận, kiên trì, trung thực, tỉ mỉ, chính xác, yêu chân lí khoa học,
có ý thức trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội có thể hoà hợp với môi
trường thiên nhiên, chuẩn bị cho học sinh học lên cao và đi vào cuộc sống lao
động.
Hóa học như một bức tranh luôn biến động của tự nhiên với đầy đủ những
màu sắc, âm thanh của dáng vẻ bề ngoài, với các qui luật nghiêm khắc của thế
giới vi mô được ẩn dấu bên trong. Hóa học lại là một ngành khoa học thực
nghiệm, có vai trò quan trọng trong cuộc sống và cần thiết đối với các ngành
khoa học công nghệ khác. Thật khó mà kể hết các thành tựu mà hóa học có đóng
góp cho cuộc sống của chúng ta. Thế nhưng, phần lớn HS vẫn chưa nhận thức
được bản chất và tầm quan trọng của hóa học trong cuộc sống dù sự đổi mới
trong giáo dục nói chung và trong dạy học hóa học nói riêng đã được đẩy mạnh
trong những năm gần đây. Đối với các em, hóa học là môn học trừu tượng, khô
khan và xa rời thực tế. Trong tình thế toàn cầu hóa hiện nay, nền giáo dục đã
được đầu tư nhiều hơn. Nâng cao chất lượng đào tạo là vấn đề được các nhà giáo
quan tâm, nghiên cứu để tìm ra các biện pháp giúp đem lại hiệu quả tốt nhất.
Muốn nâng cao chất lượng của quá trình dạy học, tất nhiên, GV cần nắm vững
nội dung bộ môn giảng dạy, phải nhuần nhuyễn về phương pháp, nghệ thuật
truyền đạt, đặc điểm tâm lý của HS nhằm kích thích hoạt động sáng tạo, độc lập
của HS, phát huy được trí thông minh, lòng ham học hỏi của các em, mặt khác
phải làm thế nào gây hứng thú học tập cho các em. Từ đó, các em có thể tự tìm
hiểu những điều mới lạ về cuộc sống và thế giới xung quanh cho mình.
"Hãy làm những gì bản thân yêu thích, và yêu thích những gì bản thân đang
làm" là phương châm đang được giới trẻ trên thế giới hiện nay áp dụng phổ biến
và biến thành quan điểm học tập, làm việc của mình.
Trong thực tế hiện nay, nhiều học sinh bước vào bàn học với tâm trạng
ngao ngán, cố gắng nghiền ngẫm với mục đích "nuốt vào bụng" mớ công thức
hóa học, phương trình hóa học đầy số và chữ cái Latinh – ký hiệu. Đó là một
cách học tập rất tiêu cực, bị động khi các em không có hứng thú với nó và thành
ra dễ chán và mau quên các kiến thức hóa học đó.
2

Kết quả học tập chỉ đạt được tối đa khi học sinh thực sự có hứng thú học
môn học này, chủ động tham gia vào các hoạt động, tự lực giải quyết các nhiệm
vụ học tập theo yêu cầu của giáo viên. Để đạt được điều đó mỗi người giáo viên
trong ngành đã trăn trở, tìm tòi, từng bước thực hiện việc đổi mới phương pháp
giảng dạy theo yêu cầu của ngành giáo dục đề ra. Có thể tiến hành theo nhiều
hướng khác nhau, nhưng các hướng đều đi đến mục đích chung, đó là làm thế
nào để có thể có những giờ dạy thật tốt, nhằm giúp học sinh yêu thích bộ môn,
nắm vững kiến thức, vận dụng kiến thức vào thực tế, có hứng thú học tập bộ
môn ngay từ những tiết học đầu tiên. Có câu nói: “Nếu không khêu gợi được
hứng thú cho HS thì cũng như búa thợ rèn đập trên sắt nguội mà thôi”. Nếu xây
dựng được hứng thú học tập nơi HS thì mỗi kiến thức hóa học là một thế giới
vui nhộn, bổ ích; mỗi tiết học là một trải nghiệm thoải mái. Bằng cách nào? Các
biện pháp gây hứng thú học tập khá nhiều, điều quan trọng là những biện pháp
nào là hiệu quả và phù hợp với thực tế hiện nay.
Tuy nhiên việc lĩnh hội kiến thức hoá học của học sinh là hết sức khó khăn.
Mặt khác, Hóa học là một môn học hoàn toàn mới lạ đối với HS ở THCS, mà khối
lượng kiến thức học sinh cần lĩnh hội tương đối nhiều. Phần lớn các bài gồm những
khái niệm mới, rất trừu tượng, khó hiểu. Do đó, giáo viên cần tìm ra phương pháp
dạy học gây được hứng thú học tập bộ môn giúp các em chủ động lĩnh hội kiến
thức một cách nhẹ nhàng, không gượng ép là điều cần quan tâm. Khi HS có hứng
thú, niềm say mê với môn Hóa sẽ giúp HS phát huy được năng lực tư duy, khả
năng tự học và óc sáng tạo. Để từ đó nâng cao chất lượng bộ môn nói riêng và góp
phần nâng cao chất lượng giáo dục nói chung là vấn đề hết sức quan trọng trong
quá trình dạy học của giáo viên. Cũng như hầu hết các thầy cô giáo khác, trong
các năm học vừa qua để thực hiện chủ trương của ngành Giáo dục Đào tạo về:
Đổi mới toàn diện phương pháp giảng dạy và học. Bản thân tôi là một giáo viên
dạy Hóa Học trường THCS, tôi cũng đã tìm tòi, từng bước thực hiện việc đổi
mới phương pháp giảng dạy theo yêu cầu của ngành giáo dục đề ra. Phương
pháp giảng dạy phù hợp sẽ là con đường giúp học sinh tiếp thu kiến thức một
cách hiệu quả, phát huy trí lực của người học. Đây cũng chính là một trong
những lý do quyết định giúp tôi viết sáng kiến kinh nghiệm: “Một số biện pháp
nhằm tạo hứng thú cho học sinh trong giảng dạy bộ môn Hóa học 8 tại
trường PTDTBT TH&THCS Thanh Sơn”.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu một số biện pháp nhằm tạo hứng thú cho học sinh trong giảng dạy
bộ môn Hóa học 8.
Hình thành lòng say mê, yêu thích môn học từ đó hình thành và phát triển
năng lực tự học, tự bồi dưỡng kiến thức ở học sinh.
3. Thời gian, địa điểm
- Thời gian: Trong năm học 2021 – 2022
- Địa điểm: Khối lớp 8 – Trường PTDTBT TH&THCS Thanh Sơn – Ba Chẽ -
Quảng Ninh.
3

4. Đóng góp mới về mặt thực tiễn


Sáng kiến đưa ra nhiều cách tạo hứng thú đa dạng, giáo viên có thể áp dụng
với nhiều đối tượng học sinh. Tạo hứng thú và lòng yêu thích cho học sinh khi
học bộ môn. Ngoài ra, sáng kiến cũng góp phần phát huy được năng lực cá nhân
và rèn luyện nhiều kỹ năng của học sinh như:
+ Kỹ năng hoạt động nhóm: học sinh biết hợp tác và chia sẻ.
+ Kỹ năng sống: Rèn luyện phong cách độc lập, sáng tạo, linh hoạt trong
nhận thức và hành động. Biết mềm hóa tư duy và tuy cơ ứng biến.
+ Kỹ năng thực hành thí nghiệm
+ Kỹ năng liên hệ tới vấn đề thực tế: Học sinh biết cách thức đi tới sự
hiểu biết, coi trọng sự khám phá và khai phá trong học tập bộ môn, luôn liên hệ
với thực tiễn đang thay đổi.
Phát huy được tính năng động sáng tạo, ham học hỏi của học sinh, học
sinh biết tự học, tự vận dụng.
Phát huy kiến thức xã hội, kiến thức thực tế, khả năng giảng dạy hữu hiệu,
sự sáng tạo, cá tính,lòng nhiệt thành và đức tính thân mật của giáo viên.
Giúp cho HS hiểu rõ được mối quan hệ giữa các kiến thức hóa học với thực
tiễn đời sống, với xu hướng phát triển của xã hội.
Về mặt sư phạm đề tài còn góp phần hỗ trợ, phát triển cái hay và mới cho
HS, thu hút các đối tượng học sinh cả yếu kém tới khá giỏi. Học sinh yêu thích
bộ môn nhiều hơn đáng kể. Số học sinh tự học bài về nhà tăng cao, đã có tinh
thần tự tìm tòi say mê với bộ môn.
II. NỘI DUNG
1. Chương 1: Tổng quan
1.1. Cơ sở lí luận
1.1.1 Khái niệm hứng thú:
- Theo Đại Từ điển Tiếng Việt, hứng thú có hai nghĩa: “Hứng thú là biểu
hiện của một nhu cầu, làm cho chủ thể tìm cách thỏa mãn, tạo ra khoái cảm,
thích thú và huy động sinh lực để cố gắng thực hiện” và “ Hứng thú là sự ham
thích”.
- Theo A. V. Daparogiet “Hứng thú là khuynh hướng của sự chú ý tới
những đối tượng nhất định, là nguyện vọng tìm hiểu chúng càng tỉ mỉ càng hay”
- Theo A. G. Côvaliôv định nghĩa: “Hứng thú là thái độ đặc thù của cá
nhân đối với một đối tượng nào đó, do ý nghĩa của nó trong đời sống và sự hấp
dẫn về tình cảm của nó”.
- Tâm lý học hiện đại có khuynh hướng nghiên cứu hứng thú trong mối
quan hệ với toàn bộ cấu trúc tâm lý của cá nhân và đã đưa ra định nghĩa tương
đối hoàn chỉnh về hứng thú: “Hứng thú là thái độ lựa chọn đặc biệt của cá nhân
đối với một đối tượng nào đó, vừa có ý nghĩa đối với cuộc sống, vừa có khả
4

năng mang lại xúc cảm cho cá nhân trong quá trình hoạt động". Ở đây hứng thú
thể hiện mối quan hệ giữa chủ thể với thế giới khách quan, giữa đối tượng với
nhu cầu và xúc cảm, tình cảm của chủ thể hoạt động.
- Các nhà tâm lý học đã nghiên cứu hứng thú theo quan điểm duy vật biện
chứng và chỉ ra tính chất phức tạp của hứng thú, xem xét hứng thú trong mối
tương quan với các thuộc tính khác của nhân cách (nhu cầu, xúc cảm, ý chí,…).
Như vậy, hứng thú là “Hứng thú là thái độ lựa chọn đặc biệt của cá nhân đối
với một đối tượng nào đó, vừa có ý nghĩa đối với cuộc sống, vừa có khả năng
mang lại xúc cảm cho cá nhân trong quá trình hoạt động".
1.1.2. Hứng thú học tập:
* Khái niệm: Từ định nghĩa về hứng thú của tâm lí học hiện đại thì “hứng
thú học tập là sự ham thích của HS đối với một môn học nào đó, do thấy được ý
nghĩa của môn học này đối với cuộc sống và đối với bản thân, đem lại sự hấp
dẫn, lôi cuốn trong quá trình học tập bộ môn và kích thích HS hoạt động tích
cực hơn.” Có hai loại hứng thú trong học tập là hứng thú trực tiếp và hứng thú
gián tiếp. Hứng thú trực tiếp trong học tập là hứng thú đối với nội dung tri thức,
quá trình học tập, và những phương pháp tiếp thu, vận dụng những tri thức đó.
Như vậy, hứng thú trực tiếp được hình thành dựa trên sự say mê của HS đối với
môn học, cũng như cách thức chiếm lĩnh các tri thức và vận dụng tri thức đó.
Hứng thú gián tiếp trong học tập là hứng thú đối với những yếu tố tác động bên
ngoài như được GV khen thưởng, được điểm cộng, đạt điểm cao trong học tập,
GV giảng vui, dễ hiểu, do ảnh hưởng của bạn bè … và sẽ biến mất khi những
yếu tố này không còn nữa. Hứng thú gián tiếp xuất hiện theo phản ứng có thể rất
mạnh nhưng cũng thường ngắn ngủi.
* Cấu trúc của hứng thú học tập: Bao gồm 3 thành phần chủ yếu sau:
- Xúc cảm: Là sự rung động được tạo ra do các em có những tình cảm nhất
định khi tiếp xúc với môn hóa học. Như vậy, thành tố xúc cảm trước hết tham
gia vào việc chuẩn bị tạo nên một thái độ đúng đắn đối với môn học. Đây là tiền
đề tâm lý để hình thành hứng thú học tập môn hóa học cho HS. Những xúc cảm
khác sẽ xuất hiện trong quá trình hoạt động tìm tòi như niềm vui nhận thức là
thành tố cơ bản và dấu hiệu của hứng thú học tập; niềm vui đạt thành tích, giải
thưởng, lời khen của GV, sự ngưỡng mộ của bạn bè sẽ giúp hình thành hứng thú
học tập.
- Nhận thức: Là HS nhận biết tại sao mình thích môn hóa học. Như vậy,
thành tố nhận thức giữ vai trò rất lớn trong việc duy trì hứng thú học tập. HS
hiểu giá trị và ý nghĩa của môn học từ đó xuất hiện thái độ tự giác trong học tập,
giúp củng cố hứng thú học tập ở các em.
- Hành động:
+ Ý thức, tính tự giác, quyết tâm dồn sức lực trí tuệ để hành động nhằm
đạt được mục đích của mình đó là ý chí. Ý chí có một vai trò lớn trong việc giúp
HS vượt qua những khó khăn khi tiếp thu tri thức hay khi gặp những bài tập
khó.
5

+ Động cơ học tập sẽ thôi thúc HS suy nghĩ và hành động, giúp kích thích
và duy trì hứng thú học tập ở HS.
+ Tính tích cực nghĩa là sự hăng hái, năng nổ với công việc. Tính tích cực
tạo điều kiện cho việc tìm tòi và làm xuất hiện niềm vui trong hoạt động học tập.
Khi hứng thú học tập xuất hiện sẽ nâng cao tính tích cực và hiệu quả lĩnh hội tri
thức, kỹ năng và kỹ xảo.
* Sự hình thành và phát triển hứng thú học tập:
Theo N. G. Marôzôva, trong quá trình phát triển cá thể, hứng thú học tập
được hình thành và phát triển qua 3 giai đoạn sau:
- Giai đoạn 1: Kích thích hứng thú học tập cho HS. Ở giai đoạn này các em
bị cuốn hút bởi nội dung vấn đề GV trình bày. HS chú ý lắng nghe, trực tiếp thể
hiện niềm vui khi nhận ra cái mới. Những niềm vui đó có thể mất đi khi giờ học
kết thúc, nhưng cũng có thể trên cơ sở đó hứng thú được phát triển. Ở giai đoạn
này HS chưa có hứng thú thật sự. Hứng thú chỉ xuất hiện khi HS mong muốn
hiểu biết nhiều hơn, các em đặt ra câu hỏi và vui mừng khi được trả lời.
- Giai đoạn 2: Hứng thú học tập được duy trì. Ở giai đoạn này HS thường
xuyên bị lôi cuốn vào tiết học một cách thường xuyên hơn, nhờ đó các em có
xúc cảm tích cực với môn học tức là hứng thú được duy trì. Thái độ nhận thức
xúc cảm với môn học sẽ thúc đẩy HS quan tâm tới những vấn đề đặt ra ở cả
trong giờ học, lẫn sau khi giờ học đã kết thúc. Nói cách khác, ở các em đã có sự
nảy sinh nhu cầu nhận thức, tìm tòi và phát hiện.
- Giai đoạn 3: Hứng thú học tập trở nên bền vững. Nếu thái độ tích cực đó
được duy trì củng cố, khả năng tìm tòi độc lập ở các em thường xuyên được
khơi dậy thì các em dành nhiều thời gian rảnh rỗi của mình vào việc tìm tòi
thêm những kiến thức có liên quan đến vấn đề mình yêu thích, tham gia hoạt
động ngoại khóa, đọc thêm sách, tìm gặp những người cùng quan tâm tới những
vấn đề của mình. Hứng thú bền vững là giai đoạn cao nhất của sự phát triển
hứng thú học tập. Để hình thành hứng thú học tập, việc tổ chức hoạt động nhận
thức phải thường xuyên chủ động, gắn liền với các mức độ phát triển của nó. Do
đó các nhà sư phạm phải hiểu rõ các giai đoạn phát triển của loại hứng thú này.
* Một số đặc điểm của hứng thú học tập:
- Trong hứng thú tồn tại một sự kết hợp hữu cơ giữa các quá trình trí tuệ
với các quá trình tình cảm - ý chí của HS.
- Hứng thú học tập, lúc đầu hướng tới nội dung tri thức khoa học của môn
học, sau đó tới các phương pháp khám phá ra nội dung đó.
- Hứng thú học tập dần có được tính bền vững và có tính không bão hòa.
- Hứng thú học tập là động lực thúc đẩy HS tích cực nghiên cứu đối tượng
trong phạm vi của nó.
+ Ở ngoài lớp và ở nhà: Độc lập và tự giác trong việc học tập; Học bài, làm
bài đầy đủ; Tự giác làm thêm nhiều bài tập (ngoài yêu cầu của GV); Tự sưu tầm,
đọc thêm nhiều tài liệu, sách tham khảo có liên quan đến môn học; Tự tổng kết
6

những phần, những chương mục đã học và tìm ra mối liên hệ bên trong giữa
chúng; Từng bước tập vận dụng những kiến thức môn học vào thực tiễn; Cố
gắng giải nhanh và tìm nhiều cách giải các bài tập…
+ Trong giờ lên lớp: Say mê học tập, chăm chú nghe giảng; Ghi chép bài
đầy đủ, cẩn thận; Tích cực suy nghĩ, hăng hái phát biểu xây dựng bài, trao đổi ý
kiến với bạn bè và với GV; Tích cực làm việc cùng nhóm để hoàn thành nhiệm
vụ.
* Các biểu hiện của hứng thú học tập:
Hứng thú học tập được biểu hiện thông qua các dấu hiệu, các chỉ số cụ thể
trong hoạt động học tập, trong cuộc sống của các em. Nhà giáo dục có thể quan
sát và nhận biết được chúng. Những biểu hiện này khá phong phú, đa dạng và
nhiều khi còn phức tạp, chúng có thể đan xen vào nhau. Đó là:
- Biểu hiện về mặt xúc cảm: HS có xúc cảm tích cực (yêu thích, say mê, ...)
đối với môn học như có niềm vui trong quá trình lĩnh hội kiến thức, mong chờ
tiết học và luyến tiếc khi tiết học kết thúc, …
- Biểu hiện về mặt nhận thức: HS nhận thức đầy đủ, rõ ràng những nguyên
nhân của sự yêu thích môn học như nội dung môn học hấp dẫn, phương pháp
khám phá kiến thức hấp dẫn, vai trò của môn học có ý nghĩa trong cuộc sống, …
- Biểu hiện về mặt hành động: HS học tập tích cực, chủ động, sáng tạo không
chỉ trong giờ lên lớp mà còn ở cả ngoài lớp hàng ngày, như: Biểu hiện về mặt
kết quả học tập (Kết quả học tập đạt loại khá, giỏi).
Quy luật của quá trình nhận thức từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng.
Song quá trình nhận thức đạt hiệu quả cao hay không, có bền vững hay không
còn phụ thuộc vào tính tích cực, chủ động sáng tạo của chủ thể.
Đặc điểm của lứa tuổi thiếu niên là đang có xu hướng vươn lên làm người lớn,
muốn tự mình tìm hiểu, khám phá trong quá trình nhận thức. Ở lứa tuổi học sinh
THCS có điều kiện thuận lợi cho khả năng tự điều chỉnh hoạt động học tập và tự
sẵn sàng tham gia vào các hoạt động khác nhau. Các em có nguyện vọng muốn
có các hình thức học tập mang tính chất “Người lớn”. Tuy nhiên nhược điểm
của các em là chưa biết cách thực hiện nguyện vọng của mình, chưa nắm được
cách thức học tập mới cho bộ môn mà mình được tiếp cận năm học lớp 8.
Vì vậy, cần có sự hướng dẫn, điều hành một cách khoa học và nghệ thuật sư
phạm của thầy cô. Trong lí luận về phương pháp dạy học cho thấy, sự thống
nhất giữa sự hướng dẫn của thầy và hoạt động học tập của trò có thể thực hiện
được bằng cách quán triệt quan điểm hoạt động. Dạy học theo phương pháp mới
phải làm cho học sinh chủ động suy nghĩ nhiều hơn, thực hành nhiều hơn trong
quá trình chiếm lĩnh tri thức hóa. Quan điểm dạy Hóa học là phải dạy suy nghĩ,
dạy khả năng quan sát thí nghiệm và các hiện tượng trong tự nhiên... để từ đó
phân tích, tổng hợp, trừu tượng hóa, khái quát hóa ... Trong đó phân tích tổng
hợp có vai trò trung tâm, tự mình phát hiện và phát biểu vấn đề dự đoán được
các kết quả và chứng minh được dự đoán đó.
7

1.2. Cơ sở thực tiễn


Hiện nay trong nhà trường phổ thông nói chung còn nhiều học sinh lười
học, lười tư duy trong quá trình học tập. Học sinh chưa hứng thú khi học tập đối
với bộ môn được tiếp cận muộn và kiến thức khá trừu tượng. Học sinh hầu như
quen với phương pháp nghe, chép, học thuộc, ít được hoạt động, ít được suy luận,
động não. Phương pháp học của HS là thụ động, ít tư duy, sáng tạo và HS thường
gặp khó khăn khi giải quyết những bài tập liên quan đến thực tế đời sống xã hội.
Các hình thức hoạt động của thầy và các phương pháp dạy mà thầy sử dụng chưa
nhằm vào yêu cầu tổ chức cho học trò hoạt động, chưa chú trọng vào việc hình
thành phương pháp tư duy, rèn luyện cho HS năng lực sáng tạo. Các hiện tượng
được giải thích chưa đúng nhận thức khoa học bộ môn.
Vấn đề thực hiện các thao tác làm thí nghiệm hóa học và vận dụng vào
thực tiễn nhằm tăng khả năng tư duy của học sinh sau khi học xong lí thuyết là
hết sức khó.
Thời gian dành cho HS hoạt động trong một tiết học là quá ít, kể cả hoạt động
tay chân và hoạt động tư duy. Một số giáo viên còn bó buộc bởi lối dạy truyền
thống, bởi các tiêu chuẩn đánh giá một tiết dạy, số kiến thức bắt buộc trong thời
lượng ít ỏi 45 phút nên chưa truyền tải hết những ý tưởng dự định thực hiện
trong bài dạy.
Để thực hiện được sáng kiến yêu cầu mỗi giáo viên và học sinh phải có
kiến thức sâu rộng ở nhiều bộ môn có liên quan, các vấn đề xã hội cũng như
dụng cụ dạy học phải đa dạng linh hoạt trong các tiết khác nhau đòi hỏi nhiều
thời gian công sức trước và sau mỗi tiết học. Điều này khiến cho việc thực hiện
sáng kiến chưa diễn ra một cách thường xuyên. Một số học sinh chưa có khả
năng hoạt động nhóm, đối tượng học sinh phong phú, tâm lý phức tạp nên diễn
ra nhiều tình huống mà giáo viên khi mới thực hiện chưa lường trước được.
Qua thực tế giảng dạy tại nhà trường và trao đổi với đồng nghiệp, tôi nhận
thấy ý thức học tập bộ môn của học sinh chưa cao, đa số HS chưa hứng thú tham
gia xây dựng bài, thậm chí không xem lại bài khi về nhà. Nhiều HS tỏ ra lúng
túng, không tìm ra cách xử lí, ngay cả những vấn đề tưởng chừng hết sức cơ bản
trong cuộc sống hàng ngày.
Mặt khác, tôi cũng nhận thấy sự tiếp thu của học sinh còn phụ thuộc vào
nhiều môi trường khách quan, nhất là ở những học sinh có nhân cách chưa ổn
định, chưa có mục đích sống đúng đắn, cho nên môi trường khách quan cần có
những điều kiện thuận lợi, là mảnh đất màu mỡ để ươm mầm cho hứng thú phát
triển: thư viện phong phú các đầu sách, phòng thí nghiệm, thực hành đầy đủ,
những kỳ vọng, sự động viên của thầy cô và gia đình...
Hứng thú học tập của học sinh được tăng cường phần lớn chịu sự ảnh
hưởng bởi giáo viên. Do vậy muốn nâng cao hứng thú trước hết phải hình thành,
giáo dục động cơ học tập, nhu cầu học tập đúng đắn. Động cơ học tập tốt không
tự dưng có mà cần phải được xây dựng, hình thành trong quá trình học sinh đi
sâu chiếm lĩnh tri thức với sự hướng dẫn của thầy cô giáo. Động cơ học tập là
8

muôn hình muôn vẻ, muốn phát động động cơ học tập đúng đắn, động cơ chiếm
lĩnh tri thức thì trước hết cần phải khơi dậy ở các em nhu cầu nhận thức, nhu cầu
chiếm lĩnh đối tượng học tập vì nhu cầu chính là nơi khơi nguồn của tính tự
giác, tính tích cực học tập.
2. Chương 2: Nội dung vấn đề nghiên cứu
2.1. Thực trạng
2.1.1. Thuận lợi
Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm và chỉ đạo sát sao đến việc sử
dụng, bảo quản đồ dùng dạy học, đặc biệt là dụng cụ thí nghiệm. Hàng năm
trang bị thêm những đồ dùng cần thiết, đảm bảo cho công tác dạy và học.
Cơ sở vật chất tương đối đảm bảo cho công tác thí nghiệm, có phòng thí
nghiệm hoá học riêng phục vụ nhu cầu thí nghiệm thực hành.
Nhà trường đã tổ chức cử giáo viên tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng
phương pháp dạy học tích cực do Sở giáo dục và Phòng giáo dục tổ chức.
Đa số giáo viên trong nhà trường đã nhận thức được sự quan trọng và
tính cấp thiết về việc đổi mới phương pháp dạy học.
Sau khi được trang bị kiến thức về phương pháp dạy học tích cực, đa số
giáo viên đã áp dụng phương pháp dạy học tích cực vào quá trình soạn bài và
lên lớp.
Ngoài những phương tiện dạy học truyền thống, giáo viên đã tích cực sử
dụng các phương tiện dạy học mới nhằm nâng cao chất lượng cho bài giảng
(máy vi tính, projecto, tài liệu phát tay, …).
Có thể nói, những thuận lợi trên đã góp phần quan trọng vào việc nâng
cao chất lượng giảng dạy và học tập của giáo viên và học sinh nhà trường.
2.2.2. Khó khăn
Học sinh trường PTDTBT TH&THCS Thanh Sơn là học sinh dân tộc
thiểu số, khả năng nhận thức còn học sinh nhiều hạn chế.
Đến lớp 8 các em mới bắt đầu làm quen với môn Hóa học nên còn bỡ
ngỡ, lúng túng, các thao tác chưa chính xác, chưa biết cách quan sát hoặc sợ làm
thí nghiệm, nên thời gian đầu giáo viên mất nhiều thời gian hướng dẫn, rèn rũa.
Hiện nay trong nhà trường phổ thông nói chung còn nhiều học sinh lớp 8
ở trên xã Thanh Sơn nói riêng lười học, lười tư duy trong quá trình học tập.
Học sinh chưa hứng thú khi học tập đối với bộ môn được tiếp cận muộn và
kiến thức khá trừu tượng. Do đó, chưa định hướng phương pháp học tập hợp lí
để chiếm lĩnh tri thức một cách chủ động. Trong những năm gần đây các trường
THCS đã có những chuyển đổi tích cực trong việc đổi mới phương pháp giảng
dạy. Học sinh cũng đã chủ động nghiên cứu tìm tòi khám phá kiến thức xong chỉ
dừng lại ở việc hoàn thành nhiệm vụ của môn học chứ chưa thực sự yêu thích,
đam mê môn học.
9

Để áp dụng đề tài vào trong giảng dạy tôi đã thực hiện một số hoạt động sau:
- Điều tra về mức độ, thái độ của học sinh về nội dung của đề tài: điều kiện
học tập của học sinh. Cho học sinh mượn tài liệu để photo và hướng dẫn học sinh
tìm hiểu.
- Xác định mục tiêu, chọn lọc các trường hợp cần nhận biết, xây dựng nguyên
tắc áp dụng cho mỗi trường hợp, lựa chọn các câu hỏi cần thiết liên quan đến từng
nội dung bài và dự đoán các tình huống có thể xảy ra khi thực hiện.
- Sưu tầm tài liệu và trao đổi kinh nghiệm với các đồng nghiệp.
* Số liệu điều tra đầu năm học 2021 -2022 tại khối lớp 8 khi chưa áp dụng
sáng kiến kinh nghiệm này vào giảng dạy.

Lớp Sĩ số Số em không yêu Số em xem đó Số em yêu thích


thích môn học như một môn môn học
phụ

Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ
lượng lượng lượng

8 23 13 56,5% 07 30,5% 03 13%

Sau khi tìm hiểu thực tiễn tôi thấy nhiều em học sinh không yêu thích
môn học, một số em học sinh còn cho rằng đây là một môn học phụ nên các em
chưa có ý thức để học tập tốt bộ môn. Do đặc trưng của môn học và những quan
niệm sai lầm về bộ môn cùng với sự cố gắng chưa cao của giáo viên trực tiếp
giảng dạy môn hoá học, dẫn đến kết quả học tập của học sinh về môn hoá học ở
các trường còn thấp. Từ thực tiễn này thôi thúc tôi phải làm thế nào để nâng cao
chất lượng học tập, việc làm đầu tiên là tìm kiếm một số giải pháp tạo hứng thú
cho học sinh khi tham gia học môn Hóa học.
2.2. Các giải pháp
Để cải thiện tình hình trên đây, nhằm mục đích giúp học sinh có hứng thú
học tập bộ môn cũng như nâng cao chất lượng bộ môn, tôi nhận thấy giáo viên
cần chú trọng làm tốt những công việc sau đây:
2.2.1. Bồi dưỡng nâng cao nhận thức.
Sau khi nghiên cứu vấn đề này bằng kinh nghiệm và năng lực của bản thân,
tôi xin đưa ra một số giải pháp sau đây:
Để tạo được hứng thú cho học sinh trong việc chủ động tiếp cận bộ môn
Hóa học lớp 8 thì trước tiên giáo viên phải tích cực trong việc đổi mới phương
pháp dạy học, phát huy tính tích cực tự giác của học sinh - lấy học sinh làm
trung tâm. Tích cực chủ động trong việc tìm hiểu kiến thức, trò chơi, hoạt động
nhóm, thí nghiệm vui, …
Mặt khác giáo viên cần chủ động đầu tư nghiên cứu, thiết kế bài dạy, sưu
tầm các hoạt động tạo hứng thú cho tiết dạy. Cần đưa ra những định hướng,
10

những hoạt động cơ bản nhất đối với một tiết học, từ đó có cơ sở cho việc sử
dụng các phương pháp dạy học phù hợp với từng đối tượng học sinh trong lớp.
Đối với học sinh cần phải tích cực chủ động học tập theo sự hướng dẫn
của giáo viên. Có ý thức chuẩn bị bài đầy đủ, tham gia nhiệt tình vào các hoạt
động giáo viên đưa ra cũng như thực hiện theo đúng sự hướng dẫn, có như vậy
mới dần tạo được sự yêu thích môn học.
2.2.2. Luyện kỹ năng thực hành
Biện pháp 1: Tạo hứng thú học tập ở phần mở đầu/ khởi động trong các
bài học.
“Vạn sự khởi đầu nan”, “Đầu xuôi đuôi mới lọt”, là những câu nói dân
gian của ông cha ta khi nói về thành công của bất kỳ việc gì đều ít nhiều phụ
thuộc vào việc mở đầu như thế nào. Trong giảng dạy cũng vậy, khi bạn khởi
động thành công một bài giảng có nghĩa là bạn đã thắng lợi một nửa
Cách nêu vấn đề này có thể tạo cho học sinh bất ngờ, có thể là một câu
hỏi rất khôi hài hay một vấn đề rất bình thường mà hàng ngày học sinh vẫn gặp
có liên quan tới kiến thức, tạo sự chú ý quan tâm của học sinh trong quá trình
học tập.
BÀI 1: MỞ ĐẦU MÔN HÓA HỌC - HÓA 8
GV: Yêu cầu HS đọc bài thơ, HS lắng nghe đưa ra ý kiến.
Hóa học là gì?
Là hoá học nghĩa là chai với lọ
Là bình to bình nhỏ... đủ thứ bình
Là ống dài, ống ngắn xếp linh tinh
Là ống nghiệm, bình cầu xếp bên nhau như hình với bóng
***
Là Hoá học nghĩa là làm phản ứng
cho bay hơi, ngưng tụ, thăng hoa
Nào là đun, gạn, lọc, trung hoà
Ôxi hóa, chuẩn độ, kết tủa
***
Nhà Hoá học là chấp nhận "đau khổ"
Đứng run chân, tay mỏi lắc, mắt mờ
Nhưng tìm ra được triệu chất bất ngờ
Khiến cuộc đời nghiêng mình bên Hoá học
GV: Qua bài thơ trên, e hình dung học hóa học là học như thế nào?
HS: Hoạt động cá nhân suy nghĩ câu hỏi.
HS: Trả lời theo ý hiểu. HS khác nhận xét, đóng góp ý kiến.
GV: Năm học lớp 8 các em sẽ học thêm một bộ môn mới đó là môn Hoá
học. Vậy Hoá học là gì? Hoá học có vai trò như thế nào trong cuộc sống của
chúng ta? Phải làm gì để có thể học tốt môn Hoá học? Bài học hôm nay sẽ giúp
các em.
11

* Ví dụ 2: Bài 5 – Nguyên tố hóa học – Hóa học 8


Các em có biết một hộp sữa bột có giá từ 15 đôla trở lên, bao gồm rất
nhiều thành phần dinh dưỡng ghi trên bao bì. Vậy các em có biết cơ thể chúng ta
đáng giá khoảng bao nhiêu tiền không? Cơ thể chúng ta gồm một lượng P đủ để
sản xuất 2200 đầu que diêm. Lượng S đủ để giết chết 1 con bọ chét...Cộng cả lại
kể các các nguyên tố khác như Mg, Cu, K… Theo các nhà bác học tính ra thì
với một người nặng 65kg, giá trị của chúng chỉ đáng giá chưa tới 3 đôla. Bài học
ngày hôm nay giúp chúng ta hiểu thêm về các nguyên tố hóa học.
Biện pháp 2: Tạo hứng thú bằng thí nghiệm vui trong các bài học
Thí nghiệm là một phương pháp đặc trưng không thể thiếu của bộ môn
Hóa học. Thí nghiệm là cầu nối giữa lý thuyết và thực tiễn, giữa hiện tượng tự
nhiên và nhận thức của con người, là tiêu chuẩn đánh giá tính chân thật của kiến
thức, hỗ trợ đắc lực cho tư duy sáng tạo, là nền tảng của việc dạy học Hoá học
và việc rèn luyện các kỹ năng thực hành. Thí nghiệm hóa học không những tạo
được hứng thú cho HS mà còn rèn luyện cho các em kĩ năng thí nghiệm cơ bản,
khả năng vận dụng kiến thức đã biết, tìm tòi kiến thức mới để tìm ra bản chất sự
vật, hiện tượng. Để đạt được kết quả trên, thí nghiệm biểu diễn phải đảm bảo
một số yêu cầu sau:
+ Thí nghiệm phải an toàn.
+ Thí nghiệm phải thành công, hiện tượng bắt mắt, dễ quan sát.
+ Thí nghiệm đơn giản, dễ thực hiện và kinh tế.
+ Thí nghiệm ít tốn thời gian.
+ Nội dung thí nghiệm phải gắn với nội dung bài học và phù hợp với mục
đích.
Bên cạnh đó, GV cũng nên khai thác các thí nghiệm vừa mang tính giáo
dục, vừa chứng minh cho những điều các em đã học, vừa pha vào đó chút hài
hước những câu chuyện gần gũi hấp dẫn giúp các em mau nhớ bài, cảm thấy
thích thú với những điều tưởng như không thể làm được nhưng thực ra lại rất
gần gũi và đơn giản. Đồng thời, GV có thể kết hợp hệ thống lời dẫn dắt vui
nhộn, hấp dẫn cùng các câu hỏi kích thích, tò mò. Qua đó, làm cho các em ngày
càng yêu thích bộ môn hơn, không còn cảm thấy quá nặng nề, mệt mỏi hay quá
khô khan, nhàm chán. Các thí nghiệm này không những gây hứng thú, bất ngờ
cho HS mà còn kích thích các em vận dụng các điều đã học để giải thích hiện
tượng. Khi tự mình tìm được lời giải, các em sẽ thích thú khắc ghi và được dịp
củng cố những kiến thức đã biết. Với thí nghiệm hóa học được xây dựng từ
những kiến thức nâng cao, mới lạ sẽ gây sự chú ý, tò mò cho HS. Khi biết được
lời giải, các em sẽ thích thú, say mê tìm hiểu tri thức để mở rộng tầm hiểu biết
của mình.
Ví dụ: Trong SGK hóa học 8: Chương IV - Bài 36 – Nước. Sau khi học
xong nội dung bài, giáo viên có thể kiểm tra mức độ nắm kiến thức trong bài của
12

các em như thế nào, bằng cách làm thí nghiệm vui “Ðiệu vũ natri”. Giáo viên
yêu cầu học sinh quan sát và giải thích hiện tượng.
Ðổ 30ml nước cùng vài giọt phenolphtalein vào một cốc dung dịch 100ml
và rót 50ml dầu hỏa lên trên mặt nước. Lấy một miếng natri cạo sạch nhỏ bằng
hạt đậu đặt cẩn thận lên lớp dầu hỏa. Natri chìm xuống, nổi lên rồi lại chìm
xuống, cứ như thế khoảng 10 – 12 lần cho đến khi miếng natri tan hết. Trong khi
đó lớp nước phía dưới từ trong suốt trở thành đỏ hồng.
Khi chưa thực hiện chuyên đề này, tôi yêu cầu học sinh giải quyết vấn đề
thì thấy kết quả như sau: 100% học sinh rất thích thú khi quan sát thí nghiệm,
nhưng chưa biết giải thích hiện tượng. Sau đó, tôi gợi ý “Thí nghiệm có liên
quan đến chất nào? Tính chất của chất đó là gì? ...” lúc này đã có khoảng 20%
học sinh nghĩ đến việc dùng tính chất hóa học của nước với một số kim loại
kiềm để giải thích. Nhưng các em vẫn chưa giải thích đựơc vì sao nước lại
chuyển sang màu hồng.
Sau đó tôi nghiên cứu, hướng dẫn học sinh theo chuyên đề này thì hơn
70% số học sinh trong lớp đã xác định được ngay hướng giải thích hiện tượng
và viết được phương trình hóa học minh họa, từ đó phát triển tư duy hóa học để
vận dụng trong đời sống và giải thích một số hiện tượng trong tự nhiên.
Giải thích:
Natri nặng hơn dầu hỏa nên chìm xuống. Nhưng khi tiếp xúc với nước nó
lập tức tác dụng với nước giải phóng khí H 2. Bọt khí H2 bao bọc mẩu natri và
đệm khí đó đẩy nó nổi lên lớp dầu hỏa. Tại đây, các bọt khí tách ra và mẩu natri
bị chìm xuống. Dung dịch trở nên màu đỏ hồng là sau phản ứng tạo ra dung
dịch kiềm đã làm biến đổi dd phenolphtalelin ko màu thành màu hồng đỏ
2Na + 2H2O 2NaOH + H2
Hoặc sử dụng thí nghiệm: Bắn cháy tàu chiến dịch
 Dụng cụ, hoá chất:
Natri, dd phenolphtalein, ống nghiệm, ống nhỏ giọt, kẹp ống nghiệm, giá
ống nghiệm
 Tiến hành TN:
Dùng loại giấy thấm nước để gấp một cái tàu chiến. Bỏ vào trong tàu một
mẩu kim loại natri to bằng hạt đậu rồi thả vào chậu nước đã được nhỏ thêm vài
giọt phenoltalein không màu. Sau vài phút, tàu sẽ tự bốc cháy và nước trong
chậu có loang màu hồng từ chỗ con tàu cháy, giống như cảnh tàu chiến địch bị
bắn cháy.
 Giải thích:
Nước thấm qua giấy, tác dụng với natri theo phương trình hóa học sau:
2Na + 2H2O → 2NaOH + H2
13

Phản ứng trên tỏa nhiều nhiệt, làm cho khí hidro thoát ra tự bốc cháy,
đồng thời NaOH tạo thành làm cho phenoltalein không màu chuyển sang màu
hồng.
Chú ý: Trong thí nghiệm này, mẩu natri hoặc kali nhất thiết chỉ được lấy to
bằng hạt đậu. Nếu lấy to hơn, phản ứng xảy ra mãnh liệt sẽ nổ gây nguy hiểm.
 Kiến thức vận dụng: Tính khử mạnh của kim loại kiềm khi tác dụng với
nước.
Bài 43: Pha chế dung dịch
Thí nghiệm: Ly nước sắc màu
Cách làm:
Bước 1: Sắp xếp 4 cốc thủy tinh (cốc nhựa) theo trật tự.
Cho 1 muỗng (15g) đường vào ly thứ 1 và ly thứ 2
4 muỗng (45g) đường vào ly thứ 3 và ly thứ 4
Bước 2: Cho 3 muỗng (45ml) nước lọc vào 4 ly thủy tinh. Khuấy đều dung
dịch. Nếu đường trong 4 ly khó tan, thêm 1 muỗng (15ml) nước lọc vào mỗi 4 ly.
Bước 3: Dùng phẩm màu thực phẩm cho 2-3 giọt theo thứ tự:
Ly 1: Nhỏ màu đỏ
Ly 2: Nhỏ màu vàng
Ly 3: Nhỏ màu Xanh lá
Ly 4: Nhỏ màu xanh da trời
Khuấy đều dung dịch.
Lúc này ta được 4 cốc nước đường với 4 màu sắc khác nhau. Tiếp theo cô
giáo hướng dẫn HS bắt tay vào làm ly nước cầu vồng sử dụng dung dịch ở các
nồng độ khác nhau ở trên:
- Cho khoảng 1/2 dung dịch màu xanh da trời vào ly thứ 5. Sau đó cẩn
thận rót ly dung dịch màu đỏ trên lớp dung dịch màu xanh da trời. Cho dd dịch
vào đến đầy ly
- Cho 1/2 dung dịch màu xanh lá cây vào ly thứ 6 sau đó rót dung dịch
màu vàng lên trên lớp dung dịch màu xanh lá cây. Cho dung dịch vào đến khi
đầy ly.
Giải thích: Bởi vì cột dung dịch này là ở các nồng độ khác nhau của cùng
1 chất (đường) việc khuấy sẽ làm dung dịch trộn lẫn với nhau. Nhưng không
làm thành hỗn hợp, giống như dầu và nước. Các dung dịch sẽ làm thành các lớp,
từ lớp có nồng độ thấp nhất ở trên đỉnh, đến lớp có nồng độ cao nhất ở đáy ly.
GD HS: Việc sử dụng hợp lí chất tạo màu trong thực phẩm, đồ ăn và
nước uống.
14

Biện pháp 3: Tạo hướng thú cho học sinh bằng cách liên hệ các hiện
tượng, sự việc xuất hiện trong cuộc sống
Giáo viên tìm, tiếp cận kênh thông tin và các chương trình truyền hình luôn
được các em nhỏ và các bậc phụ huynh ưa thích, sau đó dựa vào các hiện tượng
xuất hiện để đặt câu hỏi nghi vấn cho các em.
Cách này kích thích học sinh dù học hay chơi, xem phim nghe nhạc cũng sẽ
tự mình phát hiện ra những vấn đề hóa học lý thú.
Bài 24: Tính chất của Oxi
Ví dụ 1: Vì sao cuốc, xẻng và các dụng cụ bằng sắt để lâu ngày trong
không khí sẽ có màu nâu?
Giải thích: Vì trong không khí có chứa khí oxi trong một thời gian
dài oxi đã oxi hóa các dụng cụ bằng sắt thành Fe3O4
Áp dụng: phần 2 tác dụng với kim loại.
Ví dụ 2: Liên hệ thực tế em hãy cho biết oxi có ở đâu? Nó có tính chất
vật lý gì?
HS trả lời GV nhận xét bổ sung.
Tính chất vật lý: oxi là chất khí, không màu, không mùi, ít tan trong
nước, nặng hơn không khí.
Áp dụng: phần tính chất vật lý của oxi
Ví dụ 3: Khí oxi có vai trò quan trọng trong đời sống con người và
sinh vật vì khí oxi cần cho sự hô hấp hàng ngày của sinh vật và mọi hoạt
động sống của con người. Vậy khí oxi có tính chất gì?
Giải thích: Tính chất vật lý: oxi là chất khí, không màu, không mùi, ít
tan trong nước, nặng hơn không khí.
Tính chất hóa học: khí oxi là một đơn chất phi kim rất hoạt động, đặc
biệt ở nhiệt độ cao, dễ dàng tham gia phản ứng hóa học vớ nhiều phi kim,
nhiều kim loại và hợp chất. Trong các hợp chất hóa học, nguyên tố oxi có
hóa trị II.
Áp dụng: phần nêu vấn đề khi vào bài mới.
Ví dụ 4: Vì sao oxi có thể duy trì sự sống của con người và động vật?
Giải thích: Oxi có khả năng kết hợp với chất hêmôloobin trong máu,
nhờ thế nó có thể đi nuôi cơ thể người và động vật. Oxi oxi hóa các chất
trong thực phẩm ở trong cơ thể tạo ra năng lượng cho cơ thể hoạt động.
Áp dụng: phần ứng dụng.
Ví dụ 5: giải thích câu: “Lửa thử vàng, gian nan thử sức”
Giải thích: Lấy lửa để thử, để kiểm tra vàng, xem tuổi vàng, biết là
vàng mười, hay vàng thau lẫn lộn vì vàng không phản ứng với oxi.
15

Gian nan thử sức”. Gian nan nghĩa là gian khổ, khó khăn, vất vả. Gian nan
là điều kiện, là hoàn cảnh, là thử thách để thử, để đo sức của mỗi người.
Sức là sức mạnh, là ý chí, là trí tuệ sáng suốt, là lòng kiên nhẫn, là tinh
thần quyết tâm vươn lên, trước mọi khó khăn, gian khổ.
Áp dụng: phần tính chất hóa học ở phần lưu ý oxi không phản ứng
với Au.
Bài 25: Sự oxi hóa- phản ứng hóa hợp ứng dụng của oxi.
Ví dụ 1: Từ tính chất hóa học của oxi hãy kể những ứng dụng của
oxi trong thực tế hiện nay mà em biết?
Đây là câu hỏi mở cho học sinh tự trả lời GV bổ sung và cò thể đưa
ra một số hình ảnh minh họa
Áp dụng: phần liên hệ thực tế.
Ví dụ 2: Nếu oxi cần cho sự cháy, sự hô hấp các em hãy liên hệ khi
nằm ngủ có nên đóng cửa hoặc đốt than trong phòng hay để hoa trong
phòng không? Vì sao?
Giải thích: Không vì Khi đưa một bếp than vào phòng rồi đóng kín
cửa, lượng CO tăng cao khi đó CO sẽ chiếm oxi trong phòng do đó phòng
thiếu oxi do oxi đã cung cấp cho sự cháy hoàn toàn, lượng ôxy bị suy giảm
nghiêm trọng do đó ảnh hưởng tới khả năng hô hấp làm ngạt thở và có thể
tử vong. Còn khi để hoa trong phòng ngủ ban đêm khi cây hô hấp sẽ lấy
khí oxi trong phòng làm phòng thiếu õ cần cho sự hô hấp nên có hại cho
sức khỏe.
Áp dụng: phần mở rộng ứng dụng oxi.
Bài 27: Điều chế khí oxi phản ứng phân hủy
Ví dụ 1: Oxi nhân tạo được tạo ra từ đâu?
Giải thích:
-Trong phòng thí nghiệm, khí oxi được điều chế bằng cách đun nóng
những hợp chất giàu oxi và dễ bị phân hủy ở nhiệt độ cao như KMnO 4 và
KClO3.
- Trong công nghiệp:
1. Sản xuất khí oxi từ không khí. Bằng cách hạ không khí xuống dưới
- 2000C, sau đó nâng dần dần nhiệt độ lên -183 0C ta thu được khí N2, hạ
-1500C ta thu được khí oxi.
2. Sản xuất khí oxi từ nước. Người ta điện phân nước.
Áp dụng: phần nêu vấn đề khi vào bài mới.
Bài 28: Không khí- sự cháy
Ví dụ 1: ( Mục I – Thành phần không khí)
16

Trong đêm chung kết vua đầu bếp nhí toàn thế giới 2014: "Masterchef
Junior US Season 2014" Á Quân nhí đã sử dụng một loại chất lỏng để đông
cứng thức ăn. Đó là chất lỏng nào? Có tác dụng gì?
Giải thích: Các em sẽ biết đó là nitơ lỏng khi đã được xem chương trình.
Nitơ lỏng là một chất lỏng trong suốt không màu, là một chất lỏng đông lạnh có
thể gây đóng băng nhanh chóng khi tiếp xúc với mô sống, có thể dẫn đến bị tê
cóng. Khi sử dụng nitơ lỏng món ăn bốc khói nhìn rất đẹp mắt
Ví dụ 2: Không khí có liên quan gì đến sự cháy? tại sao gió càng lớn
thì đám cháy càng lớn? làm thế nào để dập tắt được sự cháy?
Giải thích: Vì sự cháy là sự oxi hóa có toả nhiệt và phát sáng mà
trong không khí có oxi mà oxi là chất duy trì sự cháy. Gió càng lớn thì
lượng cung cấp oxi càng nhiều thì đám cháy càng lan rộng.
Áp dụng: phần nêu vấn đề khi vào bài mới.
Bài 31: Tính chất- ứng dụng của Hiđro.
Ví dụ 1: Trong quả bóng bay, quả khinh khí cầu được bơm vào chất
gì tại sao nó lại bay dễ dang như vậy?
Giải thích: Trong quả bóng bay, quả khinh khí cầu được người ta
bơm khí hiđro vào đó do tính nhẹ của hiđro là nhẹ nhất trong các chất khí
có tỉ khối hơi so với không khí là 2/29.
Áp dụng: phần nêu vấn đề khi vào bài mới.
Ví dụ 2: Vì sao hỗn hợp khí hiđro và khí oxi là hỗn hợp nổ khi cháy?
làm thế nào để tránh hiện tượng này?
Giải thích: Vì hỗn hợp này cháy rất nhanh và toả nhiều nhiệt. Nhiệt
này làm cho thể tích hơi nước tạo thành sau phản ứng tăng lên đột ngột
nhiều lần, do đó làm chấn động mạnh không khí, gây ra tiếng nổ.
Để tránh hiện tượng nổ mạnh, trước khi đốt hiđro phải thử xem khí
hiđro đó có lẫn khí oxi không bằng cách thu khí H2 đó vào ống nghiệm nhỏ
rồi đốt ở miệng ống nghiệm. Nếu H2 là tinh khiết thì chỉ nghe thấy tiếng nổ
nhỏ nếu H2 có lẫn khí oxi (hoặc không khí) tiếng nổ mạnh. Muốn thu được
H2 tinh khiết từ dụng cụ điều chế H2, lúc đầu phải cho luồng khí H2 thoát ra
ngoài để cuốn hết không khs có sẵn trong thiết bị, sau đó mới thu được khí
H2 tinh khiết
Tự nhiên luôn có nhiều điều bí ẩn mà con người luôn muốn khám phá, học
sinh cũng không nằm ngoài quy luật trên. Đặc biệt khi nói tới vấn đề tự nhiên
các em rất hào hứng muốn tìm hiểu chúng.
Biện pháp 4: Tạo hứng thú bằng các trò chơi kiến thức.
Giáo viên lồng các trò chơi nhóm với nội dung câu hỏi khá sát với bài dạy,
không yêu cầu độ khó quá cao nhằm ôn lại kiến thức cho các em. Phần này có
thể thay thế cho kiểm tra bài cũ đầy áp lực, hoặc củng cố bài cho học sinh một
cách hiệu quả. Giáo viên cũng có thể lồng ghép các trò chơi vào khi tiết học quá
17

nặng nề hoặc vừa có những kiến thức nâng cao, để các e có thể thư giãn trước
khi tiếp thu kiến thức mới. Phương pháp này vừa giúp các e thoải mái tiếp thu
kiến thúc mới vừa giúp các em rèn luyện thêm nhiểu kỹ năng như hoạt động
nhóm, thảo luận, phản xạ nhanh...
*Ví dụ 1: Bài 5- Nguyên tố hoa học – Hóa học 8
Trò chơi mô tả - Đoán tên nguyên tố
Thể lệ: Mỗi đội chơi cử 2 bạn, 1 bạn miêu tả, 1 bạn đoán tên nguyên tố.
Giáo viên phát cho mỗi đội 10 phiếu ghi tên 10 nguyên tố. HS mỗi đội cử 1 bạn
sẽ mô tả về 1 nguyên tố bằng lời để cho đồng đội của mình cùng đoán và suy
nghĩ tên nguyên tố trên, thời gian mỗi đội là 5 phút. Đội nào nhanh và nhiều đáp
án chính xác hơn thì đội đó thắng. Chú ý: không dùng từ đồng nghĩa, từ tiếng
anh. Nếu gợi ý có trùng với tên nguyên tố thì bị loại không tính điểm.

Đồng Màu đỏ, dẫn điện, dẫn nhiệt, trống......Đông Sơn

Vàng Kim loại hiếm, đắt, làm đồ trang sức

Bạc Kim loại cũng dùng làm đồ trang sức, màu giống Nhôm

Nhôm Là kim loại thịnh hành làm đồ dùng gia đình, thời kỳ thịnh vượng
là Naphleon

Sắt Nguyên tố kim loại có nhiều trong máu

Clo Phi kim ở dạng khí, màu vàng lục

Lưu Phi kim ở dạng rắn(bột) màu vàng


huỳnh

Oxi Khí, cần cho sự sống, sự cháy, chiếm nhiều nhất trong các nguyên
tố trên trái đất

Thủy Nguyên tố có trong nhiệt kế


ngân

Cacbon Nguên tố có trong than, và tạo thành kim cương.

Trên đây là một vài cách gợi ý của học sinh, mỗi học sinh sẽ có 1 cách
miêu tả khác nhau, phát huy tính sáng tạo của học sinh một cách tối ưu.
* Ví dụ 2: Bài 26- Oxit – Hóa học 8
Luật chơi. Chia lớp thành 2 đội: Đội đỏ và xanh. Mỗi đội chọn các ô từ 1-
16. trong môi ô số chứa 1 loại oxit và câu hỏi liên quan tới oxit vừa mở. Đội nào
trả lời đúng 1 câu hỏi, tìm được oxit và được 10 điểm. Đội trả lời sai không
được điểm và nhường quyền trả lời cho đội còn lại. Kết thúc trò chơi. Đội nào
nhiều điểm hơn thắng.
18

Hệ thống câu hỏi thể hiện trên các slide:

Ô số Oxit Câu hỏi Trả lời

1 CaO CaO có màu gì. Trắng

2 Fe2O3 Trong công thức Fe2O3 sắt hóa trị III


mấy?

3 Fe3O4 Tên gọi của Fe3O4 Sắt từ oxit

4 CO2 Khí sinh ra trong quá trình hô hấp? Khí cacbonic CO2

5 PbO Chì có hóa trị mấy II

6 K2O Đọc tên của K2O Kali oxit

7 SO2 SO2 có mùi gì? Hắc

8 P2O5 Đọc tên của oxit P2O5 Điphotpho


pentaoxit

9 NO2 Oxit thuộc loại oxit nào? Oxit axit

10 CuO Đọc tên oxit CuO. Đồng (II) oxit

11 Na2O Na2O có bazơ tương ứng là? NaOH

12 SO3 SO3 có axit tương ứng là H2SO4

13 Al2O3 O may mắn

14 FeO FeO đọc là gì? Sắt (II) Oxit

15 MxOy CTTQ của một oxit là gì? MxOy

16 CO Tên gọi đầy đủ của CO Cacbon monooxit

Ngoài 2 trò chơi tự tạo trên giáo viên có thể tham khảo thêm nhiều phần
mềm làm trò chơi ô chữ, hoặc các trò chơi theo chủ đề khác nhau tùy sự sáng
tạo. Giáo viên có thể sưu tập nhiều dạng trò chơi ô chữ khác nhau để tránh sự
nhàm chán trong các tiết học: Trò ô chữ có từ khóa hàng dọc. Trò ô chữ có đoạn
băng hình, đoạn phim, hình ảnh có liên quan tới bài học. Các câu hỏi trong phần
trò chơi nên ở mức dễ hoặc căn bản.
Biện pháp 5: Tạo hứng thú học tập bằng các mẩu chuyện vui, các
truyện ngắn lịch sử
19

Giáo viên tìm hiểu sưu tập các mẩu chuyện vui, hài hước có liên quan tới
bài học, hoặc lịch sử phát hiện ra nguyên tố, hợp chất. Hoặc câu chuyện vui có
liên quan tới qua trình tim kiếm nguyên tố, phát hiện của các nhà khoa học.
Mẩu chuyện vui khi dạy CHỦ ĐỀ: NƯỚC VÀ BÀI MOL
HÓA HỌC KHÁC TOÁN HỌC CHỖ NÀO?
Một hôm, nhà toán học Đức Karl Gauss tranh luận với nhà hóa học Ý
Avogadro. Ông Gauss tỏ ra khinh thường hóa học và cho rằng chỉ có toán học
mới có các định luật, còn hóa học chỉ là người phục vụ cho toán học mà thôi.
Avogadro dẫn Gauss vào phòng thí nghiệm và tự mình làm phản ứng: Cho một
thể tích O2 tác dụng với hai thể tích H2 để tạo thành hai thể tích H2O ở dạng hơi:
2H2 (k) + O2 (k) → 2H2O (h)
Lúc đó nhà hóa học mới mỉm cười bảo nhà toán học rằng:
- Ngài thấy chưa!
Nếu hóa học đã muốn thì toán học phải chào thua.
Hai cộng một, bất chấp toán học cũng vẫn chỉ là hai đấy thôi
NHÀ HÓA HỌC THƯỜNG SỐNG LÂU
Nhà hóa học thường xuyên phải tiếp xúc với chất độc đôi khi phải đứng
hàng ngày để theo dõi một phản ứng hóa học... nên luôn phải có sức khỏe tốt?
Những bảng thống kê cho thấy tuổi thọ các nhà hóa học cao hơn tuổi thọ trung
bình.
- Thế kỷ XVIII trong khi tuổi thọ trung bình của người Châu Âu là 30 thì
các nhà hóa học là... 72.
- Thế kỷ XIX, khi tuổi thọ trung bình cũng của người Châu Âu là 45 thì của
các nhà hóa học là... 75.
- Nhà hóa học người Pháp Chevreul – người tổng hợp chất béo đầu tiên
sống tới 103 tuổi.
- Roger Adams – nhà hóa học Mỹ thọ xấp xỉ 100 tuổi....
Bài 28: Không khí – Sự cháy
CHẤT KHÍ CHỮA BỆNH DUY NHẤT
Vào cuối thế kỷ XVIII, khi hàng loạt các chất khí chưa từng biết được tìm
ra dồn dập, xã hội Anh đã rất quan tâm tới vấn đề này, đến mức ở Bristol, người
ta đã thành lập cả một viện nghiên cứu gọi là “Viện các khí” với mục đích dùng
chất khí để chữa bệnh. Nhà hóa học Humphry Davy được cử làm thanh tra của
Viện. Trong buổi họp long trọng để nghe các báo cáo kết quả nghiên cứu, Davy
đã đọc bài diễn văn kết thúc cực ngắn:
- Thưa các quý vị, trong tất cả các khí, thực ra chỉ có một chất khí chữa
được bệnh mà chúng ta đã biết từ lâu – từ thuở khai sinh lập địa – đó là không
khí sạch!”
20

Để thực hiện thành công cách này, giáo viên nên tạo không khí vui vẻ khi
bước vào lớp, giọng kể vui vẻ thoải mái, pha chút hài hước
Biện pháp 6: Tạo hứng thú học tập bằng thơ về hóa học
Gây hứng thú bằng thơ về hóa học trong quá trình dạy học chính là việc
giáo viên sử dụng thơ có nội dung về hóa học để truyền tải những kiến thức đến
học sinh giúp các em chú ý, quan tâm và thích thú, dễ dàng tiếp thu những kiến
thức này. Thơ về hóa học sử dụng những ngôn ngữ giàu hình ảnh có nhịp điệu,
vần điệu nên nội dung được truyền tải đến học sinh hết sức nhẹ nhàng, ý nhị.
Hóa học là môn học tự nhiên nên những kiến thức hóa học đơn thuần sẽ rất cứng
nhắc, khô khan. Vì thế, học sinh sẽ cảm thấy khó tiếp thu, khó nhớ kiến thức.
Nếu giáo viên có thể dùng thơ để truyền tải những kiến thức đó cho học sinh thì
các em sẽ khắc ghi một cách nhẹ nhàng, sâu sắc vì thơ dễ đọc, dễ hiểu, dễ nhớ.
Khi dùng thơ để khai thác những kiến thức về hóa học trong các bài
giảng, người giáo viên cần lưu ý đặc biệt đến nội dung cần thể hiện cũng như kết
hợp với thủ pháp về tâm lý để học sinh cảm nhận được sâu sắc. Giáo viên cần
tránh việc sử dụng những bài thơ quá dài vì sẽ làm cho học sinh bị rối, không
nhớ được ý chính, ý cần hỏi.
* Ví dụ 1: (Mượn câu trong bài ca dao: Đèn Sài Gòn ngọn xanh, ngọn đỏ,
Đèn Mỹ Tho ngọn tỏ, ngọn lu. Anh về học lấy chữ nhu Chín trăng em đợi, mười
thu em chờ. Giáo dục học sinh cần chuẩn bị tốt kiến thức khi vào phòng thí
nghiệm và có kỹ năng làm thí nghiệm an toàn. Có thể sử dụng khi dạy các tiết
thực hành).
Đèn Sài Gòn ngọn xanh, ngọn đỏ,
Áo anh màu cũng đỏ, cũng xanh.
Về nhà má mới hỏi anh,
“Là do hóa chất con văng vô mà”.
“Tiến hành không biết”, thật thà,
“Thí nghiệm làm ẩu… tiêu tàn… áo con”.
Khi dạy bài 4: Nguyên tử:
Bài ca nguyên tử khối
Hiđro là một ( 1)
Mười hai ( 12) là Cacbon
Nitơ mười bốn (14) tròn
Oxi trăng mười sáu (16)
Natri hay láu táu
Nhảy nhót lên hai ba ( 23)
Khiến Magie gần nhà
Ngậm ngùi nhận hai bốn (24)
Hai bảy (27) Nhôm la lớn
Lưu huỳnh giành ba hai (32)
Khác người thật là tài
21

Clo ba lăm rưỡi (35,5)


Kali thích ba chín (39)
Canxi tiếp bốn mươi (40)
Năm lăm (55) Mangan cười
Sắt đây rồi ! Năm sáu (56)
Sáu tư (64) Đồng nổi cáu
Bởi kém Kẽm sáu lăm (65)
Tám mươi (80) Brôm nằm
Xa Bạc một linh tám (108)
Bari buồn chán ngán
Một ba bảy (137) ích chi
Kém người ta còn gì!
Thủy ngân hai linh mốt
Còn tôi đi sau lốt,...
Khi dạy bài 10: Hóa trị
Bài ca hóa trị 1
Kali (K), iot (I), hidrô (H)
Natri (Na) với Bạc (Ag), Clo (Cl) một loài
Là hoá trị I em ơi!
Nhớ ghi cho kỹ kẻo rồi phân vân...
Magiê (Mg), kẽm (Zn) với thuỷ ngân (Hg)
Oxi (O), đồng (Cu), thiếc (Sn) thêm phần Bari (Ba)
Lại thêm có chú Canxi (Ca)
Hoá trị II đó, có gì khó khăn!
Này nhôm hoá trị III lần.
Ghi vào "bộ nhớ" khi cần có ngay.
Cacbon (C), silic (Si) này đây
Hoá trị IV đó chẳng ngày nào quên.
Sắt kia (Fe) lắm lúc lênh đênh?
II , III lên xuống ghập ghềnh rủi may,
Nitơ (N) mới thật là hay
I, II, III, IV có ngày lên V.
Lưu huỳnh (S) lắm lúc chơi khăm,
Xuống II lên VI khi nằm thứ tư (IV).
Phot pho (P) nói đến không dư,
Có ai hỏi đến thì ừ rằng V.
Em ơi, cố gắng học chăm,
Bài ca hoá trị suốt năm cần dùng!
2.2.3. Tăng cường cơ sở vật chất
Trong quá trình giảng dạy người giáo viên cần có ý thức chuẩn bị đồ dùng
dạy học chu đáo, đặc biệt Trường cũng được trang bị tương đối đầy đủ hệ thống
máy chiếu vì vậy khi dạy học giáo viên có thể:
- Chuẩn bị giáo án điện tử làm phương tiện dạy học chu đáo, hiệu quả.
22

- Chuẩn bị bảng phụ của giáo viên và học sinh.


- Chuẩn bị các sơ đồ tư duy (sơ đồ câm trên bảng phụ)
- Chuẩn bị dụng cụ hóa chất cho các bài học, thí nghiệm hóa học, thí
nghiệm vui,…
2.2.4. Kiểm tra đánh giá
Động lực quan trọng nhất, hiệu quả nhất đối với việc học tập của học sinh
chính là sự khích lệ hoặc đả kích mang lại từ sự kiểm tra, đánh giá của giáo
viên. Giáo viên không chỉ truyền đạt, hướng dẫn, tổ chức rèn luyện mà còn phải
thường xuyên tổ chức hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS một
cách hiệu quả. Kết quả học tập được giáo viên kiểm tra, nhận xét chi tiết không
những có hiệu quả điều chỉnh hướng rèn luyện của HS mà còn tạo ra những mục
tiêu cụ thể nhất, gần nhất cho học sinh phấn đấu. Hình thức kiểm tra cũng nên
thường xuyên thay đổi. Các phương thức kiểm tra có thể là:
Gọi học sinh lên bảng đặt câu và giáo viên chữa bài trước lớp sau khi ra
đề bài và hướng dẫn tư duy.
Gọi học sinh chữa bài trước lớp những bài tập đã giao về nhà.
Kiểm tra và chấm vở bài tập của cá nhân học sinh, nhóm học sinh hoặc
cả lớp những bài tập được giao về nhà...
Không chữa lại những bài tập đã giao về nhà mà ra những đề bài tương tự
và yêu cầu làm, chấm ngay tại lớp.
Kiểm tra kĩ năng thực hành thí nghiệm của học sinh khi học bài thực
hành.
Tổ chức kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ trên giấy theo chương
trình. Bài viết của học sinh cần được chấm, chữa và nhận xét chu đáo.
Ví dụ: Sau khi học xong bài 3 Bài thực hành 1 GV có thể đánh giá cho
điểm ngay khi học sinh làm thí nghiệm có kết quả tốt.
23

2.2.5. Phê phán, rút kinh nghiệm


Việc chấm, chữa bài sẽ đạt hiệu quả tối ưu khi giáo viên thực hiện nhận
xét, rút kinh nghiệm chi tiết cho học sinh. Mỗi bài làm có thể có những lỗi sai
khác nhau. Giáo viên cần nêu ra các trường hợp điển hình, phân tích nguyên
nhân dẫn đến những sai lầm đó để học sinh rút kinh nghiệm. Sau mỗi lần như
vậy, giáo viên cần đưa ra một vài bài tập tương tự để HS làm và kiểm tra xem
học sinh còn mắc lại lỗi sai như thế nữa hay không.
2.2.6. Biểu dương, tuyên truyền
Bên cạnh việc phê phán, rút kinh nghiệm đối với những lỗi sai, việc biểu
dương những bài làm tốt cũng hết sức cần thiết. Giáo viên nên tìm ra những bài
làm đúng tuyệt đối, sáng tạo những bài làm có phương pháp ngắn gọn hoặc cách
giải hay, hoặc những bài làm có tiến bộ so với các bài làm trước của cùng một
học sinh, học sinh làm thí nghiệm lấy hóa chất đúng cách, thí nghiệm thành
công…. để tuyên dương, tạo nên nguồn khích lệ cho học sinh tiếp tục phấn đấu.
Nên đặc biệt chú tâm đến những học sinh yếu có tiến bộ, động viên kịp thời.
* Ví dụ: Sau khi tìm hiểu xong nội dung kiến thức Bài 36: Nước
Giáo viên cho học sinh liên hệ thực tế
Quảng Ninh được mọi người biết đến với di sản văn hoá thế giới Vịnh Hạ
Long. Nơi đây hằng năm đón gần trăm nghìn khách tham quan, không chỉ là du
khách trong nước mà là điểm đến cuả du khách quốc tế.

Nhưng hiện nay nước ở vịnh Hạ Long đang bị ô nhiễm trầm trọng
24

Em hãy nêu phương án để giữ sạch nguồn nước ở vịnh cũng là để góp
phần bảo tồn di sản thiên nhiên thế giới này?
Nếu em là nhà lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh. Em sẽ làm gì để du khách đến
và muốn đến với Hạ Long nhiều hơn góp phần quảng bá và gìn giữ di sản thế
giới này cũng là làm tăng thêm nguồn thu nhập cho người dân nơi đây?
Sau khi học sinh làm xong phần liên hệ thực tế giáo viên động viên thu bài
và khích lệ biểu dương học sinh làm bài tốt.
2.2.7. Khuyến khích bằng vật chất
Giáo viên bộ môn có thể đưa ra những hình thức động viên thiết thực bằng
vật chất như: các phần thưởng nhỏ bằng vở, tẩy, bút chì … hoặc đề xuất với giáo
viên chủ nhiệm đặt ra các phần thưởng được chi phí bằng quỹ lớp … tuỳ theo
điều kiện cụ thể. Điều này không nhất thiết phải làm được. Phần thưởng có thể
tích luỹ qua nhiều lần đạt thành tích của học sinh chứ không phải mỗi một bài
kiểm tra đều cần phần thưởng. Có thể đặt ra những phần thưởng bằng tinh thần
cũng đạt hiệu quả cao, vì học sinh cấp II đã lớn, không quá chú trọng vào vật
chất như học sinh tiểu học.
Ví dụ 2: Sau khi tìm hiểu xong nội dung kiến thức bài Bài 26- Oxit – Hóa
học 8
Luật chơi. Chia lớp thành 2 đội: Đội đỏ và xanh. Mỗi đội chọn các ô từ 1-
16. trong môi ô số chứa 1 loại oxit và câu hỏi liên quan tới oxit vừa mở. Đội nào
trả lời đúng 1 câu hỏi, tìm được oxit và được 10 điểm. Đội trả lời sai không
được điểm và nhường quyền trả lời cho đội còn lại. Kết thúc trò chơi. Đội nào
nhiều điểm hơn thắng. Giáo viên trao phần thưởng cho đội thắng là 1 gói kẹo.
2.3. Kết quả
Trong quá trình thực hiện đề tài tôi đã thu được những kết quả khả quan
nhất định: Khi tôi chưa áp dụng đề tài này thì tỉ lệ học sinh yêu thích bộ môn
hóa học rất ít. Từ đó dẫn đến kết quả học tập của học sinh cũng rất thấp. Sau khi
tôi áp dụng phương pháp dạy học tích cực, sử dụng các hiện tượng thực tế vào
bài giảng thì tỉ lệ học sinh thích học bộ môn tăng lên rõ rệt, cụ thể như sau:

Số em không yêu Số em xem đó Số em yêu thích


Kết thích môn học như một môn môn học
25

quả Sĩ số phụ

Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ
lượng lượng lượng

Đầu 23 13 56,5% 07 30,5% 03 13%


năm

Cuối 23 03 13% 04 17,4% 16 69,6%


năm

Kết quả của bộ môn:


Sĩ số Giỏi Khá TB Yếu Kém
Kết quả
Kì I 23 2 = 8,7% 4 = 17,4% 13 = 56,5% 4 = 17,4% 0
Cuối năm 23 03 = 13% 5 = 21,7% 12 = 52,3% 3 = 13% 0

Và cũng thông qua đó chất lượng học tập bộ môn này được nâng cao. Với
cố gắng của bản thân, tôi tin rằng tỉ lệ học sinh yếu sẽ được giảm hơn nửa, để
góp phần nâng cao chất lượng giáo dục cho nhà trường.
Hầu hết học sinh yêu thích môn Hóa học hơn, về nhà các em chịu khó học
bài cũ. Thậm chí nhiều học sinh chịu khó sưu tập thêm kiến thức ngoài sách giáo
khoa, giám đặt ra những thắc mắc có liên quan tới cuộc sống và vận dụng kiến
thức bộ môn để giải quyết vấn đề.
Ở hầu hết các tiết dạy học sinh bị thu hút vào bài giảng, lớp học sôi nổi,
giúp nâng cao khả năng tiếp thu của học sinh và cảm hứng của giáo viên dạy bộ
môn.
2.4. Bài học kinh nghiệm
Từ việc tìm ra giải pháp tạo hứng thú học tập cho học sinh cho công tác
giảng dạy nói chung và của bộ môn Hóa học lớp 8 nói riêng từ đầu năm học này,
tôi đã từng bước đưa vào áp dụng trong thực tế giảng dạy và ít nhiều đã rút ra
được một số kinh nghiệm cho bản thân và chia sẻ cùng các bạn đồng nghiệp.
- Bài học chung: Qua việc áp dụng đề tài này trong giảng dạy các bài ở môn
Hóa học, tôi nhận ra rằng có rất nhiều phương pháp dạy học hay và hiệu quả. Tuy
nhiên áp dụng phương pháp nào vào bài học nào cho hiệu quả lại là một sự đầu tư
và tìm hiểu của giáo viên. Không phải một phương pháp hay một kĩ thuật dạy học
nào có thể áp dụng xuyên suốt trong các bài học nói chung và môn Hóa học nói
riêng được. Tuy nhiên cũng không phải phương pháp hay kĩ thuật dạy học nào
được giáo viên cũng áp dụng hết trong bốn mươi lăm phút của một tiết học. Vì vậy
để tạo hứng thú học tập bộ môn có đầu tư và chuẩn bị cẩn thận của giáo viên sẽ
26

giúp cho tiết học của học sinh không bị nhàm chán và vẫn đảm bảo kết quả nhận
thức của các em.
Đề tài đưa ra một số cách tạo hứng thú để nâng cao hiệu quả và phát huy
tích cực học tập của HS lớp 8. Từ đó đã góp phần vào việc giáo dục HS trong
việc học tập rèn luyện môn Hoá học; góp phần hỗ trợ, phát triển cái hay và mới
cho HS giúp các em học tập tốt hơn nữa, thu hút được đối tượng HS yếu kém.
Học sinh yêu thích bộ môn nhiều hơn đáng kể …
Tuy nhiên trong thời gian 45 phút việc vừa truyền tải hết nội dung trọng
tâm, vừa thực hiện giải pháp trong đề tài đòi hỏi sự linh hoạt của cả thầy và trò
để đảm bảo thời gian. Nếu GV và HS quá sa đà vào phần tạo hứng thú này sẽ ảnh
hưởng việc tìm tòi kiến thức trọng tâm mỗi tiết học, và không thực hiện hết nội
dung của tiết học
Để một tiết dạy thành công thì giáo viên phải bỏ nhiều công sức cho bài
soạn ngay từ khâu chuẩn bị đến hướng dẫn về nhà. Phải hình dung trình tự được
các bước, các phương pháp sẽ kết hợp trong bài dạy, các tình huống sẽ xảy ra.
Bên cạnh đó để tiết dạy sinh động và học sinh năm bắt được kiến thức nhanh
chóng và nhớ lâu thì giáo viên còn cần phải sử dụng kết hợp các phương tiện
dạy học. Kết hợp vận dụng tích hợp trong bài dạy. Xây dựng hệ thống câu hỏi
phù hợp với nội dung bài học, với đối tượng học sinh.
- Bài học riêng: Để tiết dạy đạt kết quả hơn nữa thì bản thân cần phải.
Cần chọn giải pháp thích hợp, tổ chức những trò chơi đơn giản để tăng
cường đem lại hứng thú học tập cho học sinh tuy nhiên giáo viên không nên lạm
dụng các hình thức để kích thích hứng thú học sinh vì sẽ chiếm hết thời gian
không làm rõ trọng tâm bài.
Trong việc hướng dẫn HS cách làm bài và luyện tập, GV cần chú ý phát
huy, động viên tính tích cực, sáng tạo của từng HS chứ không gò ép. Người GV
phải biết động viên, khích lệ kịp thời, luôn để học sinh trong tư thế, tâm lí thoải
mái.
Đối với học sinh học lực trung bình, yếu nên đưa những câu đơn giản đồng
thời hướng dẫn từng bước cụ thể, chi tiết, chú ý gọi các em làm bài kịp thời khi
giơ tay. Đối với học sinh khá, giỏi giáo viên không chỉ dừng lại ở việc đặt một
câu đơn thuần mà phải hướng các em biết vận dụng, tìm tòi, sáng tạo để tự lĩnh
hội thêm kiến thức cho bản thân.
Đối với tôi sau mỗi tiết dạy, thấy được niềm vui trong ánh mắt học trò,
nghe được những câu hỏi khẽ “Sao nhanh hết giờ vậy nhỉ?” là tôi lại cảm thấy
hạnh phúc và yêu nghề hơn rất nhiều. Bằng cách nào để có được niềm hạnh
phúc, niềm vui ấy thường xuyên? Đó là câu hỏi luôn làm tôi trăn trở. Tôi nghĩ
rằng cần phải tạo ra cho học sinh sự hứng thú, tình yêu đối với môn học, tạo ra
không khí, tâm thế tiếp thu kiến thức tốt nhất nơi các em. Từ đó, các em có thể
tự tìm hiểu những điều mới lạ về cuộc sống và thế giới xung quanh cho mình.
Nếu xây dựng được hứng thú học tập nơi học sinh thì mỗi kiến thức hóa học là
27

một thế giới vui nhộn, bổ ích; mỗi tiết học là một trải nghiệm thoải mái. Đó
chính là sự khởi đầu để nâng cao chất lượng môn học.
- Bài học thành công:
Kết quả học tập đại trà và mũi nhọn đều được nâng cao chất lượng bộ
môn. Học sinh đã thực sự yêu thích, có nhiều hứng thú với môn học.
- Bài học chưa thành công:
Đối với một số các em học sinh cũng chưa thật hào hứng, việc liên hệ thực
tế các em vẫn còn chưa tốt.
Kĩ năng thực hành thí nghiệm còn lúng túng
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Hứng thú có vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả của quá
trình dạy học. Có nhiều biện pháp giúp gây hứng thú cho học sinh. Mỗi một biện
pháp đều có những đặc điểm và phương pháp vận dụng riêng. Chính vì vậy, giáo
viên cần lựa chọn, kết hợp nhiều biện pháp với nhau để việc gây hứng thú cho
học sinh có kết quả.
Để đạt được những kết quả cao nhất trong tiết dạy, mỗi giáo viên với nhiệt
huyết, lương tâm và trách nhiệm nghề nghiệp đã luôn trăn trơ, tìm tòi nhiều cách
giáo dục học sinh, nhưng đây không phải là điều dễ dàng làm được.
Nếu như năm học trước, các tiết dạy nhiều học sinh không hứng thú vì
lượng kiến thức nhiều, người giáo viên lại chưa có sự thay đổi các hình thức,
phương pháp, kĩ thuật dạy học. Thì năm học này, với việc áp dụng các phương
pháp, kĩ thuật dạy học tích cực, tôi đã thấy các em học có hứng thú học hơn. Tiết
dạy kiến thức mới tuy lượng kiến thức có nhiều  nhưng với việc đổi mới trong
phương pháp, áp dụng các kĩ thuật dạy học tích cực sẽ trở nên nhẹ nhàng hơn
với giáo viên và học sinh. Điều đó còn được thể hiện  ở việc học sinh tích cực
soạn bài trước khi đến lớp và rất hào hứng với các phần chuẩn bị theo nhóm. Từ
đó mục tiêu của tiết học được các em tiếp nhận một cách tự nhiên, không áp đặt,
không cứng nhắc. Điểm các bài kiểm tra của học sinh cũng cao cũng cao hơn
của năm học trước.
Riêng tôi, nhận thức được vai trò của người giáo viên: " thắp sáng ngọn
lửa" tri thức của học sinh, để học sinh chủ động nắm bắt kiến thức cũng đã có
những nỗ lực của bản thân và muốn chia sẻ với đồng nghiệp một số kinh nghiệm
qua sáng kiến “Một số biện pháp nhằm tạo hứng thú cho học sinh trong giảng
dạy môn bộ Hóa học 8 tại trường PTDTBT TH&THCS Thanh Sơn” trên. Nội
dung của đề tài đề cập tới một số cách tạo hứng thú và khơi dậy niềm đam mê
bộ môn trong tiết học, phù hợp với đặc trưng bộ môn và liên quan tới nhiều vấn
đề thực tế.
2. Kiến nghị
28

Để thực hiện được đề tài và thực hiện hiều quả nhiều phương pháp, giải
pháp đổi mới trong dạy hoc, tôi có những kiến nghị sau:
*Đối với giáo viên: Phải kiên trì, đầu tư nhiều tâm sức, nâng cao kiến
thức, tìm hiểu các hiện tượng, vấn đề gần gũi với học sinh. Vận dụng sáng tạo
các phương pháp, đề tài, học hỏi đồng nghiệp để có bài giảng lôi cuốn được học
sinh. Trang bị công nghệ thông tin để thực hiện linh hoạt sáng kiến.
* Đối với nhà trường:
Cần trang bị thêm trong kho sách thư viện các tài liệu tham khảo, bổ sung
có chỉnh sửa theo chương trình và ngoài chương trình học. Nếu có thể được nên
để một khu vực riêng cho đầu sách hóa học và các sách liên quan tới bộ môn.
Nhà trường tạo điều kiện để cho giáo viên tổ chức Câu lạc bộ Hóa học
vui, các cuộc giao lưu kiến thức sẽ hình thành hứng thú cho học sinh một cách
hiệu quả.
Trên đây là sáng kiến kinh nghiệm “Một số biện pháp nhằm tạo hứng thú
cho học sinh trong giảng dạy bộ môn Hóa học 8 tại trường PTDTBT
TH&THCS Thanh Sơn” được tôi đã áp dụng hiệu quả cho học sinh tại trường
PTDTBT TH&THCS Thanh Sơn. Biện pháp này lần đầu được dùng để đăng kí
chiến sĩ thi đua cấp cơ sở năm học 2021-2022 và chưa dùng để xét duyệt thành tích
khen thưởng cá nhân trước đó.

Xác nhận của nhà trường Ba Chẽ, 08 tháng 05 năm 2022


Người viết

Hà Thị Vân Anh

Hội đồng khoa học sáng kiến ngành


Đánh giá xếp loại: …………
TM. HỘI ĐỒNG
CHỦ TỊCH
29

IV. Tài liệu tham khảo - Phụ lục (Nếu có)

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Những thí nghiệm đơn giản bạn có thể làm ở nhà


Tập 1, Tập 2, Tập 3
Tác giả: TOMISLAV SENCANSKI. Nhà xuất bản: NXB Kim Đồng
2. 385 câu hỏi và đáp về hóa học với đời sống
Tác giả: Nguyễn Xuân Trường. Nhà xuất bản: NXB Giáo dục
3. Hóa học quanh ta
Tác giả: Dương Văn Đảm. Nhà xuất bản: NXB Giáo dục
4. Chìa khóa vàng tri thức - hóa học
Tác giả: Nhiều tác giả. Hồ Cúc (dịch). Nhà xuất bản: NXB Trẻ
5. Đố vui hóa học
Tác giả: Huỳnh Văn Út. Nhà xuất bản: NXB Giáo Dục
6. Hóa học các câu chuyện lý thú
Tác giả: Thế Trường. Nhà xuất bản: NXB Giáo dục
7. Chuyên đề nhận biết - tách chất và giải thích hiện tượng hóa học 9
Tác giả: Huỳnh Văn Út.
Nhà xuất bản: NXB Tổng Hợp TP.Hồ Chí Minh
8. Sách giáo khoa hóa học 8. Nhà xuất bản: NXB Giáo dục
9. Sách giáo khoa hóa hoc 9. Nhà xuất bản: NXB Giáo dục
10.Tài liệu tham khảo trên Internet:
- http://hoahocngaynay.com
- http://google.com.vn
...
30

MỤC LỤC

Mục Nội dung Trang

I PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu 2

3 Thời gian, địa điểm 2

4 Đóng góp mới về mặt thực tiễn 3

II PHẦN NỘI DUNG 3

1 Chương 1: Tổng quan 3

1.1 Cơ sở lí luận 3

1.2 Cở sở thực tiễn 7

2 Chương 2: Nội dung vấn đề nghiên cứu 8

2.1 Thực trạng 8

2.2 Các giải pháp 9

2.3 Kết quả 24

2.4 Bài học kinh nghiệm 25

III KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 27

IV TÀI LIỆU THAM KHẢO 29

MỤC LỤC 30
31

You might also like