You are on page 1of 3

NHIỆM VỤ CỦA MÔN HÓA HỌC

1. Khái niệm.
Trí dục là một bộ phận hữu cơ của giáo dục toàn diện, về trí thức, nhằm mở mang trí
thức và phát triển tư tưởng của con người, giúp người học nắm vững hệ thống tri thức
khoa học hiện đại, hình thành phát triển trí tuệ và rèn luyện những kỹ năng, kỹ xảo và
thái độ.
2. Nhiệm vụ trí dục của việc dạy học hóa học ở trường phổ thông: là cung cấp cho
học sinh hệ thống các kiến thức, kỹ năng hóa học phổ thông cơ bản và hình thành cho
các em phương pháp nghiên cứu khoa học.
Kiến thức hóa học cơ bản: cấu tạo của chất, các phản ứng hóa học, các định luật,…

Kỹ năng cơ bản về hóa học: thao tác với các dụng cụ thí nghiệm, quan sát, phân tích,
giải thích các hiện tượng hóa học, giải bài tập hóa học,…
Phát triển năng lực nhận thức, hình thành phương pháp nghiên cứu khoa học
cho học sinh.
3. Vai trò của trí dục hóa học ở trường phổ thông.
Hóa học là một khoa học vừa lí thuyết, vừa thực nghiệm, nên có rất nhiều khả năng
trong việc phát triển năng lực nhận thức cho học sinh nếu việc dạy và học môn này
được tổ chức đúng đẳn.Trí dục hóa học giúp cho học sinh:
+ Giúp học sinh nắm được bản chất của vấn đề cốt lõi trong hóa học để giải thích
được các hiện tượng trong tự nhiên và đời sống.

+ Làm cho người học hiểu được các hiện tượng các phản ứng của các chất hóa
học.
+ Xây dựng được cho học sinh những cơ sở khoa học của hóa học: đó là những
khái niệm, định luật, lý thuyết hóa học và những sự kiện hóa học vô cơ và hữu cơ cần
thiết để nhận thức thế giới vật chất và đáp ứng những đòi hỏi của xã hội.
+ Giúp góp phần hình thành thế giới quan, nhân cách toàn diện cho học sinh.
II/ Phát triển năng lực

1. Dạy học phát triển năng lực là gì?

Dạy học theo hướng phát triển năng lực là mô hình tập trung vào việc phát triển tối
đa khả năng của người học. Trong đó, năng lực là tổng hòa của 3 yếu tố: Kiến thức,
kỹ năng, thái độ.
Qua đó, việc thiết kế hoạt động dạy và học có sự đan xen, liên quan,… nhằm mục
đích giúp người học chứng minh khả năng học tập thực sự của mình. Từ đây, các bạn
có thể phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động và tinh thần tự học để không
ngừng nâng cao năng lực học tập.
2. Các phương pháp dạy học phát triển năng lực

2.1. Tổ chức các hoạt động kết hợp học tập

Thông qua các hoạt động kết hợp học tập như: khởi động đầu giờ, đọc tài liệu, sách
giáo khoa, chơi trò chơi, làm việc nhóm,… học sinh có thể tự tìm tòi, nghiên cứu,
ghi nhớ kiến thức tốt hơn và phát triển năng lực toàn diện. Qua đây, học sinh rèn
luyện kỹ năng và hình thành thái độ học tập phù hợp. Hơn thế nữa, khi môi
trường học tập trở nên sôi động và hào hứng, hoạt động dạy học trở nên chủ
động và đạt hiệu quả tiếp thu ở mức cao nhất.
2.2. Học tập dựa trên sự tương tác và hợp tác

Theo mô hình định hướng phát triển năng lực, giữa giáo viên và học sinh có sự
tương tác hai chiều trong hỏi – đáp, tranh luận – phản biện. Từ đây, các bạn có
thể tạo được sự tương tác và giúp đỡ, chia sẻ trong học tập. Bên cạnh đó, mô hình
này sẽ góp phần thúc đẩy sự tự tin trong việc khai thác vấn đề của mỗi học sinh.
Giáo viên phải là người hiểu rõ nhất sở trường cũng như các hạn chế của từng em để
có thể đồng hành tốt nhất với các em trong học tập.
2.3. Phương pháp học tập cá nhân hoá

Phương pháp học tập cá nhân hóa hướng đến sự khác biệt về năng lực, trình độ và sở
thích của mỗi học sinh. Tính cá nhân hóa thể hiện ở tốc độ tiếp thu kiến thức và
khả năng lĩnh hội tri thức của mỗi học sinh. Theo đó, giáo viên phải thiết kế giáo án
dạy học dựa trên sự riêng biệt này. Bên cạnh đó, việc đánh giá cũng cần cá nhân hóa
để đảm bảo tính khách quan và chính xác với từng em. Khi được nhìn nhận đúng khả
năng, học sinh sẽ học tập một cách có trách nhiệm và chủ động hơn.
2.4. Hình thành cho trẻ thói quen tự học

Ngày nay, việc định hướng cho học sinh tự học là cực kỳ quan trọng, nhằm giúp các
em có tinh thần tự giác và tự học suốt đời. Để làm được điều này, giáo viên cần định
hướng giúp học sinh suy nghĩ, khám phá và tự lĩnh hội kiến thức nhằm đạt được mục
tiêu của bài học. Kiến thức được tiếp nhận theo cách này sẽ giúp học sinh tránh tình
trạng học vì thành tích và làm đẹp bảng điểm. Phương pháp này giúp khơi gợi khả
năng nghiên cứu và cách tìm kiếm tài liệu là một phần vô cùng quan trọng để giúp học
sinh nâng cao tính chủ và tinh thần tự học.
Giáo viên cần định hướng để học sinh suy nghĩ, khám phá và tự lĩnh hội kiến thức
nhằm đạt được mục tiêu của bài học
2.5. Dạy học kết hợp đánh giá

Nhà trường và giáo viên cần tích hợp kiểm tra, đánh giá trong quá trình dạy học để
thúc đẩy động lực học tập và không ngừng nâng cao kiến thức của học sinh. Qua đó,
các em có thể nhận thức được kiến thức và năng lực là hai yếu tố bổ sung cho nhau.
Từ đây, bản thân học sinh cũng sẽ chủ động hơn trong quá trình rèn luyện, học tập để
cải thiện các kết quả đánh giá.
2.6. Dạy học kết hợp kiến thức và thực tiễn

Học sinh cần cảm nhận được ý nghĩa thiết thực của các kiến thức và kĩ năng được học.
Bởi sự kết hợp này góp phần hình thành niềm say mê và hứng thú học tập cho học
sinh. Khi đó, các em được khai thác toàn bộ sự sáng tạo để làm phong phú vốn
kinh nghiệm sống của chính mình.

1. Khái niệm
Đức dục được hiểu là sự giáo dục học sinh về mặt nhân cách, đạo đức. Rèn luyện cho
học sinh những phẩm chất tốt đẹp như trung thực, thái độ tận tâm, tinh thần trách
nhiệm, ý thức kỷ luật,…..
2. Nhiệm vụ đức dục trong dạy học hóa học:
Hình thành cho học sinh thế giới quan duy vật biện chứng và quan điểm khoa hoc vô
thần thông qua việc làm sáng tỏ một số khái niệm quan trọng của thế giới quan duy
vật khoa học và những quy luật tổng quát của phép biện chứng.
Giáo dục đạo đức, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân: lòng nhân ái, lòng yêu
nước, yêu lao động, tinh thần quốc tế, sự tuân thủ pháp luật, sự tôn trọng và bảo vệ
thiên nhiên.
3. Vai trò của đức dục trong dạy học hóa học:
- Giúp học sinh hình thành thế giới quan duy vật biện chứng và quan điểm khoa hoc
vô thần.
- Giúp học sinh tự tin vào bản thân, tin tưởng và say mê với khoa học.
- Giúp học sinh tăng cường khả năng độc lập, tự chủ, sáng tạo, hình thành đức tính tốt
của người lao động mới: thận trọng, ngăn nắp, trật tự, gọn gàng.
-  Nâng cao nhận thức của học sinh về vai trò, nhiệm vụ của hóa học đối với đời sống,
xã hội, kinh tế và môi trường.
-  Góp phần giáo dục tư tưởng đạo đức, lao động và thẩm mỹ… giáo dục lòng yêu
nước và ý thức cộng đồng.
* Ba nhiệm vụ trên có mối quan hệ rất chặt chẽ. Thông qua con đường trí dục mà giúp
phát triển năng lực nhận thức một cách toàn diện và giáo dục tư tưởng đạo đức. Đức
dục là kết quả tất yếu của sự hiểu biết.

You might also like