You are on page 1of 21

Đề bài:

Câu 1: Phân tích khái niệm “năng lực giáo dục” và các nội dung hoạt động giáo dục.
Liên hệ các nội dung giáo dục đó với thực tiễn tổ chức các hoạt động giáo dục trong nhà
trường phổ thông hiện nay.
Câu 2: Phân tích các nội dung và phương pháp công tác chủ nhiệm lớp. Vận dụng các nội
dung và phương pháp đó vào lập một kế hoạch chủ nhiệm lớp của giáo viên chủ nhiệm
trên một lớp học (đối tượng lớp: tự chọn).
Câu 3: Thiết kế một giáo án giáo dục giá trị sống cho học sinh lứa tuổi tiểu học/trung học
(đối tượng lớp: tự chọn) trong thời lượng 1 tiết học.
Bài làm
Câu 1:

1.1. Khái niệm năng lực giáo dục


Năng lực giáo dục là hệ thống các kiến thức, kỹ năng, thái độ cần thiết, được
kết hợp nhuần nhuyễn không tách rời để thực hiện được các nhiệm vụ giáo dục cụ
thể theo chuẩn đề ra trong những điều kiện nhất định.
Năng lực giáo dục không phải là một thuộc tính đơn nhất, đó là tổ hợp các
thuộc tính tâm lý của cá nhân bao gồm các yếu tố là tri thức, kĩ năng, thái độ.
Những yếu tố này không tách rời nhau mà chúng tích hợp, gắn kết, thống nhất với
nhau, nó được chuyển hóa, vận dụng trong những tình huống cụ thể trong hệ thống
giáo dục tổng thể (bao gồm dạy học và giáo dục). Do vậy năng lực giáo dục rất cần
thiết đối với mỗi người giáo viên.
Năng lực giáo dục là những năng lực phức hợp gồm nhiều năng lực khác
nhau, có thể hệ thống thành 3 nhóm năng lực chính đó là: nhóm năng lực nghiên
cứu các văn bản dạy học - giáo dục và đối tượng dạy học - giáo dục; nhóm năng
lực thực hiện hoạt động dạy học, hoạt động giáo dục và nhóm năng lực đánh giá
kết quả học tập và kết quả giáo dục của người học. Trong đó:
Nhóm năng lực nghiên cứu văn bản dạy học - giáo dục và đối tượng dạy học - giáo dục được thể
hiện qua một số năng lực cụ thể hơn, đó là:
-Năng lực phân tích nội dung kế hoạch, chương trình, tài liệu dạy học - giáo dục

-Năng lực tìm hiểu đối tượng dạy học - giáo dục

Nhóm năng lực thực hiện hoạt động dạy học - giáo dục bao gồm một số năng
lực thành phần cụ thể:
-Năng lực xác định mục tiêu dạy học - giáo dục
-Năng lực lựa chọn, xây dựng nội dung dạy học - giáo dục

-Năng lực thiết kế các hoạt động dạy học - giáo dục

-Năng lực vận dụng phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức dạy học

-Năng lực xử lý tình huống trong dạy học - giáo dục

-Năng lực tổ chức môi trường dạy học

-Năng lực vận dụng nguyên tắc, phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức giáo dục

-Năng lực giáo dục qua dạy học các môn học

Nhóm năng lực đánh giá kết quả học tập, kết quả giáo dục của người học bao
gồm các năng lực:
-Năng lực phân tích các phương pháp, công cụ được sử dụng để kiểm tra, đánh giá
kết quả dạy học, kết quả giáo dục
-Năng lực nhận xét, đánh giá kết quả dạy học, kết quả giáo dục của người học trong quá trình dạy học,
quá trình giáo dục.

1.2. Các nội dung hoạt động giáo dục.


1.2.1 Giáo dục đạo đức:
Giáo dục đạo đức là quá trình hình thành và phát triển các phẩm chất đạo đức của nhân cách học sinh
dưới tác động và ảnh hưởng có mục đích, được tổ chức có kế hoạch, có sự lựa chọn về nội dung,
phương pháp và hình thức giáo dục với vai trò chủ đạo của giáo viên.

Nhiệm vụ giáo dục đạo đức trong nhà trường có thể khái quát như sau:

- Hình thành cho người học thế giới quan khoa học, nắm được những quy luật cơ
bản của sự phát triển xã hội, có ý thức thực hiện nghĩa vụ của người công dân,
từng bước trang bị cho học sinh định hướng chính trị kiên định, rõ ràng; tránh sự
lạc hậu, sai lầm, mê tín dị đoan.
- Giúp cho học sinh hiểu và nắm vững những vấn đề cơ bản trong đường lối chính
sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, có ý thức học tập, làm việc tuân nthủ
theo hiến pháp và pháp luật.
- Bồi dưỡng cho học sinh năng lực phán đoán, đánh giá đạo đức, hình thành niềm
tin đạo đức, yều cầu học sinh phải thấm nhuần các nguyên tắc và chuẩn mực đạo
đức do xã hội quy định, biết tiếp thu văn minh nhân loại kết hợp với đạo đức
truyền thống của dân tộc.
-Dẫn dắt học sinh biết rèn luyện để hình thành hành vi, thói quen đạo đức, có ý
thức tích cực tham gia các hoạt động chính trị, xã hội, có ý thức đấu tranh chống
những biểu hiện tiêu cực, lạc hậu.
1.2.2 Liên hệ:
Trong những năm gần đây, hưởng ứng phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh
tích cực”. Nhà trường đã thực hiện các biện pháp cụ thể như:  giảng dạy tích hợp lồng ghép
trong các tiết học, môn học theo thời khóa biểu chính khóa, nhà trường đã dành thời lượng
hoạt động ngoài giờ lên lớp để giáo dục về văn hóa học đường như: sinh hoạt ngoại khóa
theo chủ đề: GD luật GT- ATGT, GDSKSS vị thành niên phòng chống HIV/AIDS, phòng
chống Ma túy học đường; hội thi “học sinh khéo tay”; học sinh, thanh niên với truyền thống tôn
sư trọng đạo; thanh niên với chủ quyền biển đảo; giáo dục nếp sống văn minh, thanh lịch, văn
hóa ứng xử giao tiếp và giáo dục các giá trị sống, các kỹ năng xã hội, … ( các hoạt động
“Chơi mà Học”. Qua các hoạt động này đã giúp học sinh có thêm nhiều hiểu biết, đặc biệt là
kỹ năng “mềm” trong cuộc sống, góp phần phát triển nhân cách, đạo đức, lối sống …  

1.2.3. Giáo dục thẩm mỹ


Giáo dục thẩm mĩ trong nhà trường phổ thông là quá trình giáo dục nhằm bồi
dưỡng cho học sinh sự biểu biết, cảm thụ, phát hiện, đánh giá đúng cái đẹp trong tự
nhiên, trong cuộc sống, trong nghệ thuật. Hình thành ở học sinh nhu cầu và năng
lực sáng tạo cái đẹp trong cuộc sống.
Nhiệm vụ của giáo dục thẩm mỹ trong nhà trường là:
- Giúp học sinh hình thành quan điểm thẩm mỹ đúng đắn, nâng cao năng lực thẩm
mỹ.
- - Bồi dưỡng tình cảm thẩm mỹ lành mạnh, kích thích học sinh yêu thích và vươn
tới cái đẹp chân chính.
- Giúp cho học sinh phát triển năng lực biểu hiện và sáng tạo cái đẹp.
1.2.4. Liên hệ:
Hiện nay trong các nhà trường phổ thông đã áp dụng nội dung giáo dục thẩm mỹ
cho học sinh thông qua nội dung chương trình các môn học, cụ thể là môn ngữ văn
bởi môn Ngữ văn giúp học sinh khám phá, thưởng thức cái đẹp, nói và viết để sản sinh cái đẹp; tạo
cảm xúc thẩm mĩ, hình thành lí tưởng thẩm mĩ ở người học. Ngoài ra giáo dục thẩm mỹ cho học
sinh cònthông qua các hoạt động Đoàn, văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, nêu
gương người tốt, việc tốt.
1.2.5. Giáo dục lao động
Giáo dục lao động là quá trình cung cấp cho học sinh kiến thức kỹ thuật tổng
hợp, tạo lập thói quen, thái độ và kỹ năng lao động tuỳ theo lứa tuổi và giới tính để
làm chủ cuộc sống trong thực tại và tương lai.
Nhiệm vụ của giáo dục lao động trong nhà trường phổ thông:
- Giáo dục cho học sinh thái độ đúng đắn đối với lao động.
- Cung cấp cho học sinh kiến thức về học vấn kỹ thuật tổng hợp, phát triển tư duy
kỹ thuật hiện đại.
- Chuẩn bị cho học sinh có những kĩ năng lao động kĩ thuật nghề nghiệp ở một lĩnh vực nghề nghiệp
nhất định trong các khu vực kinh tế.
- Hình thành cho học sinh thói quen lao động có văn hóa: làm việc có kế hoạch, khoa học, kỷ luật, tiết
kiệm.
- Tổ chức các hoạt động để làm cho học sinh có những hiểu biết cơ bản về các ngành, nghề và thị
trường lao động trước mắt và sự phát triển lâu dài của kinh tế, sản xuất để có khả năng lựa chọn
ngành nghề phù hợp với năng lực, nguyện vọng của bản thân và yêu cầu của xã hội.
- Tổ chức cho học sinh trực tiếp tham gia lao động sản xuất và các loại hình lao động khác để góp phần
sáng tạo những giá trị vật chất và tinh thần cho bản thân và xã hội.

1.2.6 Liên hệ:


Nắm bắt được tầm quan trọng của giáo dục lao động nên thực tế, đã và đang có một số
trường làm tốt nội dung giáo dục lao động. Đó là trường Tiểu học Sán Chải huyện Si Ma Cai với mô
hình “Trường nông trại”, học sinh trồng rau, nuôi lợn, nuôi ngan. Đó là Trường Dân tộc Nội trú
THCS và THPT huyện Bắc Hà, với mô hình “Trường học gắn với trồng trọt và chăn nuôi”, giáo viên
cùng học sinh trồng mận, trồng rau, nuôi lợn theo kỹ thuật. Đó là Trường THPT số 3 Bảo Thắng có
mô hình “Trường học sinh thái”, thày trò trồng rau, trồng hoa, trồng nấm sò, nấm rơm, trồng bưởi và
thanh long…

1.2.7Giáo dục thể chất


Giáo dục thể chất hướng vào việc hoàn thiện cơ thể con người về mặt hình
thái và chức năng, hình thành các kĩ năng, kĩ xảo vận động cơ bản; phát triển các
phẩm chất và năng lực hoạt động thể lực, hình thành lối sống văn hoá thể chất lành
mạnh, mở rộng giới hạn hoạt động trong đời của một con người, chuẩn bị cho con
người tham gia vào hoạt động thể chất đa dạng và phong phú của một xã hội phát
triển. Nhiệm vụ của giáo dục thể chất trong nhà trường:
- Tăng cường thể chất, sức khỏe cho học sinh.
-Giúp cho học sinh dần dần nắm vững tri thức cơ bản và kỹ năng kỹ xảo của vận
động thể dục thể thao, tạo nên thói quen tự giác rèn luyện thân thể một cách khoa
học.
- Truyền thụ tri thức vệ sinh cần thiết cho học sinh, bồi dưỡng thói quen vệ sinh
tốt, phòng chống bệnh tật, tăng cường sức khỏe.
- Thông qua thể dục, tiến hành giáo dục đạo đức cho học sinh.
1.2.8. Liên hệ
Nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác GDTC và thể thao trường học, Sở Giáo dục
và Đào tạo đã chỉ đạo các phòng giáo dục, các đơn vị, trường học thường xuyên đẩy
mạnh công tác tuyên truyền, từ đó giúp cán bộ, giáo viên, học sinh, phụ huynh nhận
thức đúng đắn về vai trò, trách nhiệm trong việc phát triển GDTC và thể thao trường
học.
100% trường học đều có sân tập, sân chơi, đáp ứng được nhu cầu dạy và học. Nội
dung, hình thức tổ chức hoạt động thể thao trường học đã được thực hiện theo hướng
đa dạng, phong phú, phù hợp với điều kiện, đặc điểm cụ thể của từng địa phương, chú
trọng việc giữ gìn, nâng cao sức khoẻ, thể lực cho học sinh. Ở mỗi cấp học, mục tiêu,
nội dung giáo dục phát triển thể chất và chương trình môn học GDTC đều phù hợp
với từng độ tuổi.

Thầy Hoàng Việt Hà, giáo viên dạy Thể dục, Trường THCS Nguyễn Du (T.P Thái
Nguyên) chia sẻ: Bộ môn thể dục nằm trong chương trình học chính khóa được bố trí
với thời lượng 2 tiết/tuần. Để học sinh có hứng thú với môn học này, chúng tôi đã tổ
chức cho các em tham gia trò chơi nhảy lò cò tiếp sức, chạy tiết sức, nhảy vòng tròn
tiếp sức… Ngoài ra, các em còn được tham gia các môn thể thao yêu thích như: bóng
rổ, bóng đá, cầu lông… Các hoạt động này đã lôi cuốn học sinh vào các hoạt động tập
thể để rèn luyện sức khoẻ, phát huy sự nhanh nhẹn, tập trung, tinh thần đồng đội.

1.2.9 Những nội dung giáo dục mới


Để giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ thành những con người mới có khả năng và
bản lĩnh thích ứng cao với những biến động của xã hội hiện đại, giáo dục trong nhà
trường hiện nay đã được bổ sung những nội dung giáo dục cho phù hợp hơn:
-Giáo dục kỹ năng sống.
- Giáo dục môi trường.
- Giáo dục dân số.
- Giáo dục giới tính.
- Giáo dục giá trị.
- Giáo dục quốc tế.
Câu 2: Nội dung và phương pháp công tác chủ nhiệm lớp

2.1. Nội dung và phương pháp tìm hiểu đặc điểm cá nhân học sinh và tập thể lớp

2.1.1 Nội dung tìm hiểu đặc điểm cá nhân học sinh

- Giáo viên chủ nhiệm cần tìm hiểu để nắm được những đặc điểm thể chất, sinh lý
của từng cá nhân học sinh như chiều cao, cân năng, tình trạng sức khỏe, các bệnh
mãn tính, khuyết tật... để có những biện pháp tác động phù hợp như bố trí chỗ ngồi
hợp lý, phân công công việc phù hợp, tạo sự thông cảm, giúp đỡ bạn có khó khăn
về thể lực...

- Giáo viên chủ nhiệm cần tìm hiểu để nắm được những đặc điểm về tâm lý, tính
cách học sinh. Mỗi học sinh trong lớp chủ nhiệm sẽ có thái độ, tình cảm khác nhau,
đặc điểm tính cách riêng biệt, có năng khiếu, sở trường nhu cầu, hứng thú đa dạng
và phong phú.

- Giáo viên chủ nhiệm cần tìm hiểu mức độ nhận thức, khả năng tư duy của mỗi
học sinh, nắm được quá trình học tập và kết quả học tập của học sinh trong từng
giai đoạn để động viên, nhắc nhở kịp thời hoặc phối hợp với giáo viên bộ môn và
phụ huynh để giúp đỡ các em trong học tập.

- Giáo viên chủ nhiệm cần nắm được hoàn cảnh gia đình mỗi học sinh, về điều
kiện kinh tế, trình độ văn hóa, nghề nghiệp của cha mẹ học sinh, quan điểm của
cha mẹ trong giáo dục con cái...

2.1.2. Nội dung tìm hiểu đặc điểm tập thể lớp

- Giáo viên chủ nhiệm cần tìm hiểu để nắm được những số liệu hành chính cơ bản
về lớp chủ nhiệm bao gồm sĩ số, tỷ lệ nam, nữ, số lượng học sinh có hoàn cảnh đặc
biệt, kết quả học tập và rèn luyện trong những giai đoạn trước.

- Tìm hiểu về bầu không khí tâm lý của tập thể như tinh thần đoàn kết, hợp tác
giúp đỡ của học sinh trong lớp, dư luận tập thể có tích cực, lành mạnh hay không,
có tồn tại các mâu thuẫn hay không. Giáo viên chủ nhiệm cần đặc biệt chú ý đến
các mối quan hệ trong tập thể, các tổ, nhóm chính thức và cả không chính thức.

- Tìm hiểu để nắm được mức độ tích cực tham gia các hoạt động phong trào của
nhà trường, hiểu được những điều kiện thuận lợi và khó khăn của lớp hay nắm
được nhu cầu, nguyện vọng chung của tập thể để định hướng hoạt động giáo dục
học sinh.

- Tìm hiểu để nắm được khả năng quản lý và tổ chức hoạt động của đội ngũ cán
bộ lớp, khả năng tự quản của tập thể

2.1.3. Phương pháp tìm hiểu đặc điểm cá nhân học sinh và tập thể lớp
- Nghiên cứu hồ sơ hành chính bao gồm sơ yếu lí lịch gia đình, học bạ, sổ
điểm, sổ ghi đầu bài, sổ thi đua, sổ biên bản họp lớp, sổ liên lạc, bản tự kiểm điểm,
đánh giá của cá nhân học sinh.
- Quan sát các hoạt động của học sinh và tập thể học sinh trong học tập, vui
chơi, lao động, thể dục thể thao, sinh hoạt tập thể... Quan sát học sinh trong các giờ
bán trú như ăn trưa, ngủ trưa, vệ sinh lớp học, vệ sinh cá nhân...
- Trao đổi, trò chuyện trực tiếp với học sinh, cán bộ lớp, với các giáo viên bộ
môn, với cha mẹ học sinh và bạn bè của các em... về những nội dung cần tìm hiểu.
- Nghiên cứu các sản phẩm hoạt động của học sinh như bài kiểm tra, bài thi,
tranh vẽ, thơ, nhật kí, báo tường, tập san, các sản phẩm khéo tay tự làm...
- Thăm gia đình học sinh để tìm hiểu về điều kiện sinh hoạt, học tập của các
em, tìm hiểu về cộng đồng dân cư nơi học sinh cư trú.
Thực hiện những biện pháp trên giúp giáo viên chủ nhiệm thu thập được những
thông tin đa dạng, phong phú về tập thể lớp chủ nhiệm và từng cá nhân học sinh.
Những thông tin đó là cơ sở dữ liệu để giáo viên chủ nhiệm phân tích, sàng lọc, xử
lý để có nhận xét, đánh giá về tập thể lớp và từng học sinh trong lớp

2.2 Nội dung và phương pháp xây dựng tập thể học sinh

2.2.1. Nội dung và phương pháp xây dựng môi trường lớp học thân thiện

Môi trường học tập, giáo dục là một trong những yếu tố có ảnh hưởng lớn đến chất lượng, hiệu quả giáo
dục. Môi trường học tập thân thiện trong đó có các mối quan hệ tương tác giữa giáo viên với học sinh,
giữa học sinh với học sinh được xây dựng dựa trên nguyên tắc tôn trọng, dân chủ nhằm tạo ra môi
trường cảm thông, chia sẻ, hợp tác với nhau sẽ tạo nên động lực giúp mỗi cá nhân được phát triển mọi
khả năng riêng biệt của mình

* Xây dựng các mối quan hệ trong lớp học


Để xây dựng các mối quan hệ tốt trong lớp học, giáo viên chủ nhiệm cần:

- Chú trọng việc giáo dục tư tưởng, quan điểm cho học sinh, định hướng rõ mục
tiêu phấn đấu cho cá nhân và tập thể.

- Tổ chức các hoạt động thảo luận, trao đổi tích cực giữa giáo viên với học sinh,
giữa học sinh với học sinh để tìm thấy tiếng nói chung, để dễ cảm thông và có
nhiều cơ hội được chia sẻ.

- Cần tổ chức nhiều hoạt động tập thể để học sinh có điều kiện được tham gia hoạt
động cùng nhau, được hướng dẫn, giúp đỡ các bạn khác và nhận được sự giúp đỡ
của các bạn.

- Cần nhạy cảm trong việc phân chia cơ cấu tổ chức tổ, nhóm hợp lý, hướng dẫn
bầu chọn đội ngũ cán bộ lớp có năng lực, được các bạn công nhận, chú ý bồi
dưỡng và nâng cao uy tín của đội ngũ cán bộ và giải quyết kịp thời những vướng
mắc nảy sinh trong các mối quan hệ giữa học sinh với học sinh

* Xây dựng văn hóa truyền thống, viễn cảnh và dư luận tập thể lành mạnh

Để xây dựng văn hóa truyền thống và viễn cảnh của tập thể, ngay từ khi nhận lớp
chủ nhiệm, giáo viên cần tổ chức cho học sinh thảo luận về các vấn đề cụ thể của
lớp học như: xác định các giá trị của tập thể đã có; những văn hóa truyền thống nào
cần gìn giữ và phát huy; những mục tiêu, viễn cảnh các em mong muốn đạt được...
Giáo viên luôn cần khích lệ để mọi thành viên cùng suy nghĩ mình có thể đóng góp
những gì để xây dựng tập thể lớp như mong muốn. Từ đó cùng học sinh xây dựng
các cam kết của cá nhân, của tổ nhóm cũng như của tập thể và phương hướng, cách
thức thực hiện những cam kết đó.

* Xây dựng nội qui lớp học


Nội quy, nề nếp, kỉ luật là những điều cần thiết để xây dựng môi trường lớp học
thân thiện, lành mạnh và an toàn đối với học sinh. Nội qui, nề nếp hoạt động cũng
là sự phản ánh văn hóa, truyền thống của lớp học, giúp học sinh dễ xác định những
hành vi, thái độ phù hợp và không phù hợp. Vì vậy lôi cuốn sự tham gia của học
sinh cùng xây dựng nội qui, nề nếp, kỉ luật trong lớp học là rất cần thiết.

Để xây dựng nội quy, nề nếp hoạt động của tập thể lớp, người giáo viên chủ nhiệm
cần hướng dẫn học sinh nắm được và yêu cầu học sinh thực hiện nghiêm túc nội
qui chung của nhà trường. Bên cạnh đó hướng dẫn học sinh thảo luận để bổ sung
thêm những qui định, những yêu cầu riêng đối với tập thể lớp và nâng những qui
định riêng đó trở thành giá trị chuẩn mực, phong cách riêng của tập thể lớp mình.
Điều này sẽ động viên được học sinh tự giác thực hiện nghiêm túc.

2.2.2. Nội dung và phương pháp hình thành, bồi dưỡng đội ngũ tự quản

* Hình thành đội ngũ tự quản


Sự trưởng thành của tập thể học sinh phụ thuộc vào năng lực tự quản của tập thể
và đặc biệt là khả năng tự quản của đội ngũ cán bộ lớp. Đội ngũ cán bộ lớp có năng
lực tổ chức hoạt động tốt, có khả năng quản lý, có uy tín trước tập thể sẽ là yếu tố
quyết định để xây dựng tập thể vững mạnh. Vì vậy lựa chọn để xây dựng đội ngũ
tự quản là nhiệm vụ quan trọng mà người làm công tác chủ nhiệm phải quan tâm.
Giáo viên chủ nhiệm trong vòng một tuần khi nhận lớp phải chỉ định một ban cán
sự lâm thời của lớp, phân chia các tổ chức học sinh, bắt đầu tổ chức các hoạt động.
Chỉ định ban cán sự lâm thời nên dựa trên tinh thần xung phong của học sinh, dựa
trên hồ sơ cá nhân, dựa tên kinh nghiệm học sinh đã làm ở các năm học trược và
đặc biệt phải dựa vào sự quan sát nhạy cảm của giáo viên.
Sau một thời gian học tập, giáo viên chủ nhiệm cần tổ chức cho lớp bầu ra đội ngũ
tự quản chính thức. Đội ngũ tự quản phải thỏa mãn những yêu cầu như : có lực học
từ khá trở lên, có hạnh điểm tốt ; nhiệt tình, tích cực tham gia vào các sinh hoạt tập
thể; có khả năng bao quát tốt, biết quản lý tập thể; có năng khiếu thể dục, thể thao,
văn nghệ….; có tinh thần gương mẫu và uy tín, được đa số học sinh bầu chọn.
Giáo viên chủ nhiệm cần hướng dẫn học sinh bầu chọn đúng và đủ số thành viên
trong đội ngũ tự quản, tránh tình trạng một học sinh được bầu chọn vào nhiều vị trí
hoặc có vị trí lại không có người ứng cử. Việc bầu chọn đội ngũ tự quản phải được
tổ chức công bằng, công khai với đầy đủ các bước bầu cử theo đúng qui định. Giáo
viên chủ nhiệm chỉ là người định hướng chứ không được can thiệp vào quá trình
bầu cử, cần tôn trọng quyết định và sự lựa chọn của tập thể học sinh.
* Bồi dưỡng đội ngũ tự quản
Trong đội ngũ tự quản cần có sự phân công trách nhiệm rõ ràng, cụ thể cho từng vị
trí. Giáo viên chủ nhiệm phải hướng dẫn cho học sinh nắm được vị trí, trách
nhiệm, nội dung công việc cần thực hiện. Cần đảm bảo mỗi học sinh đều được
hướng dẫn về phương pháp lập kế hoạch, cách thức tổ chức hoạt động, cách thức
phối hợp theo quan hệ dọc, ngang với các thành viên khác trong lớp trên cơ sở thực
hiện các nhiệm vụ có mối qun hệ phụ thuộc tích cực.
Giáo viên chủ nhiệm còn cần hướng dẫn cho các cán bộ lớp về cách thức phân
công công việc, cách phổ biến và hướng dẫn, giám sát, kiểm tra các học sinh khác
thực hiện nhiệm vụ, cách ghi chép hồ sơ, biên bản và các công tác hành chính
khác.
Trong quá trình hoạt động, giáo viên chủ nhiệm cần ở bên học sinh để có sự
hướng dẫn cụ thể, động viên cán bộ lớp phát huy tính tích cực, chủ động, kịp thời
điều chỉnh những lỗi sai, cùng học sinh rút kinh nghiệm từ chính trong hoạt động
thực tiễn. Để bồi dưỡng đội ngũ tự quản, giáo viên chủ nhiệm cũng có thể áp
dụng hình thức luân phiên vai trò tự quản để mỗi học sinh được trải nghiệm ở
những vị trí công việc khác nhau, được rèn luyện những kỹ năng quản lý và tổ
chức các hoạt động khác. Điều đó sẽ giúp các em biết chia sẻ kinh nghiệm, thông
cảm, giúp đỡ lẫn nhau trong công việc của tập thể, được phát huy sở trường, thế
mạnh của mình, được phát triển ưu thế riêng phục vụ cho sự phát triển chung của
tập thể.
Đồng thời giáo viên chủ nhiệm cũng cần chú ý bồi dưỡng và củng cố uy tín
của đội ngũ tự quản trước tập thể lớp để tạo điều kiện thuận lợi cho đội ngũ tự quản
quản lý và tổ chức tốt các hoạt động chung.
2.3. Nội dung và phương pháp tổ chức các hoạt động giáo dục toàn diện

2.3.1. Nội dung và phương pháp tổ chức hoạt động học tập
Để lớp chủ nhiệm thực hiện tốt hoạt động học tập, trước hết giáo viên chủ nhiệm
cần tổ chức tốt việc thực hiện các nề nếp, nội qui học tập: Đi học đầy đủ, đúng giờ;
học và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp; chuẩn bị đồ dùng và sách vở đầy đủ theo
qui định của từng môn học; thực hiện nghiêm túc hoạt động truy bài đầu giờ, hoạt
động ôn bài trong giờ chuyển tiết; không mất trật tự, không làm việc riêng, không
sử dụng điện thoại trong giờ học; ghi chép bài đầy đủ; tích cực tham gia phát biểu
xây dựng bài; nghiêm túc trong giờ kiểm tra...

Để nâng cao kết quả học tập trong lớp, giáo viên chủ nhiệm cần tổ chức thảo luận
với học sinh để đề ra những mục tiêu học tập cụ thể, những kết quả học tập mong
muốn và biện pháp cần thực hiện để đạt được mục tiêu đó.
Ngoài ra, mỗi giáo viên cũng cần phối hợp với giáo viên bộ môn để có kế hoạch
bồi dưỡng, giúp đỡ những học sinh giỏi hoặc học sinh yếu, kém để nâng cao kết
quả học tập, cùng với giáo viên bộ môn thống nhất các yêu cầu học tập trong lớp,
thống nhất về phương pháp dạy học, xây dựng phong trào học tập tích cực cho tất
cả học sinh.
Bên cạnh đó, để cả giáo viên và học sinh cùng nắm được những yêu cầu của nhà
trường, của tập thể lớp đối với hoạt động học tập, giáo viên chủ nhiệm cần phối
hợp với gia đình học sinh, yêu cầu gia đình tạo những điều kiện thuận lợi để hoạt
động học tập của học sinh đạt hiệu quả cao.
2.3.2. Nội dung và phương pháp tổ chức các hoạt động giáo dục khác
a. Nội dung tổ chức các hoạt động giáo dục
Người giáo viên chủ nhiệm có nhiệm vụ tổ chức và quản lý các hoạt động giáo
dục toàn diện đối với học sinh trong lớp mình phụ trách. Vì vậy ngoài việc tổ chức
tốt hoạt động học tập, giáo viên chủ nhiệm phải tổ chức thực hiện các hoạt động
giáo dục toàn diện khác bao gồm: giáo dục tư tưởng, đạo đức, pháp luật và nhân
văn; giáo dục lao động và định hướng nghề nghiệp; giáo dục văn hóa, thẩm mỹ, thể
dục thể thao và vui chơi giải trí. Những nội dung giáo dục này được thực hiện
thông qua các hình thức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, qua hoạt động, giao
lưu tập thể, hoạt động trải nghiệm sáng tạo... hay những hình thức đa dạng khác.
b. Nguyên tắc tổ chức các hoạt động giáo dục toàn diện cho tập thể học sinh
* Nguyên tắc cùng tham gia
Nguyên tắc cùng tham gia trong các hoạt động giáo dục là thể hiện sự tôn trọng
con người, tôn trọng những ý kiến và kinh nghiệm của cá nhân, giúp học sinh tham
gia học tập một cách có ý thức, có ý nghĩa.
Nguyên tắc này đòi hỏi mỗi học sinh được trực tiếp tham gia vào các hoạt động,
được trải nghiệm, chủ động, tích cực trong các hoạt động, được bày tỏ cảm xúc của
mình.
Mục tiêu của nguyên tắc này không chỉ dừng lại ở việc nâng cao nhận thức mà còn
hình thành hành vi, thái độ cho học sinh, tạo môi trường học tập vui vẻ, thoải mái,
không có sự chỉ trích phê phán.
* Nguyên tắc hợp tác
Nguyên tắc hợp tác trong các hoạt động giáo dục là sự phát huy vai trò chủ động,
tích cực của mọi học sinh để tất cả học sinh kể cả những học sinh nhút nhát, bị “cô
lập” được tham gia vào mọi khâu của quá trình tổ chức hoạt động.
Nguyên tắc này đòi hỏi khi tổ chức các hoạt động giáo dục, người đứng ra tổ chức
hoạt động cần thực hiện những yêu cầu sau:
- Động viên và tạo cơ hội để mọi học sinh được phát huy tối đa tính tích cực,
chủ động và sáng tạo trong hoạt động. Học sinh cần được tham gia vào mọi khâu
của quá trình hoạt động từ việc lập kế hoạch, phân công chuẩn bị, tổ chức hoạt
động và đánh giá kết quả hoạt động, rút kinh nghiệm.
- Trong quá trình tổ chức hoạt động cần yêu cầu học sinh phối hợp hoạt động,
hợp tác và giúp đơ lẫn nhau giữa các cá nhân và các nhóm. Giáo viên có thể tăng
cường sự phụ thuộc tích cực trong tập thể bằng cách tạo ra cho mỗi thành viên phải
chuẩn bị một phần của thông tin tài liệu hoặc những công cụ cần thiết để thực hiện
hoạt động. Vì vậy các thành viên phải kết hợp với nhau để đạt được mục đích
chung.
- Để tạo ra các kỹ năng cộng tác giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh hiểu
thế nào là kỹ năng cộng tác và giúp các em luyện tập kỹ năng đó. Trong quá trình
tổ chức các hoạt động giáo dục, giáo viên cần phải theo dõi, xử lý sự phối hợp
trong nhóm.
- Luôn luân phiên vai trò chỉ huy và thực hiện các nhiệm vụ khác nhau trong
toàn bộ chương trình tổ chức hoạt động. Giáo viên cần tạo cơ hội cho mỗi học sinh
đều được trải nghiệm các vai trò khác nhau để có kinh nghiệm hợp tác phong phú,
tránh tạo ra tâm lý, thói quen chỉ huy người khác hoặc thụ động khi tham gia.
- Khi phân nhóm học sinh nên phân chia theo nhóm hỗn hợp về năng lực, đạo
đức, giới tính, sức khỏe... Giáo viên cần giúp học sinh xóa bỏ những khác biệt khi
làm việc cùng nhau, học hỏi, bổ sung, giúp đỡ lẫn nhau, phát triển các mối quan hệ
đoàn kết, thân thiện và hiểu biết lẫn nhau.
* Nguyên tắc phức hợp
Nguyên tắc phức hợp trong các hoạt động giáo dục là sự đảm bảo việc thực hiện
mục tiêu hoàn thành công việc được giao đồng thời hướng tới giáo dục toàn diện
nhân cách học sinh. Nói cách khác nguyên tắc phức hợp là sự kết hợp giữa nguyên
tắc cùng tham gia và nguyên tắc hợp tác.
Để thực hiện được nguyên tắc này, người giáo viên đặt ra được các mục tiêu kép
trong mỗi hoạt động. Cụ thể là việc hướng dẫn học sinh thực hiện các nhiệm vụ
giáo dục song hành với giáo dục về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ, lao động.
Nguyên tắc này đòi hỏi giáo viên phải hướng dẫn tổ chức các hoạt động cho học
sinh để đảm bảo tất cả các em cùng được tham gia, cùng hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau;
kích thích, khơi gợi suy nghĩ của học sinh và lắng nghe ý kiến của họ; tìm ra những
ý kiến hợp lý để khẳng định, khen ngợi giúp học sinh củng cố niềm tin vào bản
thân, tăng thêm niềm tin vào bản thân mình; tương tác thầy-trò dưới dạng trao đổi
thông tin, ý tưởng, tư vấn, thừa nhận và khuyến khích.
Trong quá trình thực hiện các mục tiêu, giáo viên cần hợp tác với học sinh nhằm
trao đổi ý tưởng khi đề xuất các vấn đề, xác định mục đích, nhiệm vụ, cách thức
thực hiện và lập kế hoạch, hướng dẫn sinh viên phân công nhiệm vụ cho nhau để
đảm bảo mỗi sinh viên đều được tham gia vào các hoạt động, từ đó tự hoàn thiện
nhân cách, nâng cao các phẩm chất, năng lực cho bản thân.
2.4. Lập kế hoạch chủ nhiệm lớp của giáo viên chủ nhiệm trên một lớp học.

KẾ HOẠCH CHỦ NHIỆM NĂM HỌC 2021-2022

Lớp 9A

I. Đặc điểm tình hình lớp chủ nhiệm.

A. Đặc điểm.

+ Tổng số học sinh đầu năm: 45/21 nữ.

Trong đó:

+ Con thương binh: 02

+Khuyết tật: 0

+ Lưu ban: 0

+ Học sinh thuộc diện hộ nghèo: 03

+ Học sinh mồ côi: 0

+ Học sinh cư trú thôn: 05

Ngay đầu năm lớp đã bầu ra ban cán sự lớp:

1. Nguyễn Duy Thiện - Lớp trưởng.

2. Nguyễn Hữu Ngọc- Lớp phó học tập.


3. Nguyễn Thị Hồng Nhung- Lớp phó văn nghệ

4. Trần Minh Châu- Lớp phó lao động.

B. Phân tích tình hình lớp.

* Thuận lợi:

+ Được sự quan tâm của BGH, đội ngũ đồng nghệp.

+ Bản thân có sức khỏe tốt.

+ Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học tương đối tốt.

+ Đa số học sinh ngoan ngoãn, lễ phép, có tinh thần xây dựng tập thể.

+ Phụ huynh quan tâm đến con cái, nhiệt tình tham gia các hoạt động hỗ trợ nhà
trường.

*Khó khăn:

+ Tổng số học sinh của lớp khá đông.

+ Một số học sinh ý thức chưa được cao.

+ Chất lượng học tập chưa đồng đều.

II. Phương hướng nhiệm vụ.

1. Duy trì sĩ số

+ Đảm bảo và duy trì sĩ số học sinh đạt 100%.

+ Thực hiện tốt việc chuyên cần của học sinh đạt 97%.

+ Theo dõi chặt chẽ việc bỏ học, bỏ tiết của học sinh.

2. Hoạt động học tập


+ Lập kế hoạch hoạt động thật chi tiết, thường xuyên liên hệ với gia đình.

+ Theo dõi từng đối tượng học sinh giao nhiệm vụ cụ thể cho BCS.

+ Rà soát lại trình độ học lực năm cũ của các em để nắm bắt năng lực học tập của
mỗi học sinh

+ Hàng tháng có đánh giá xếp loại cụ thể năng lực học tập

*Chỉ tiêu học lực:

Giỏi: 1 = 2,4%

Khá: 14 = 33,3%

TB: 27 = 64,3%

Yếu: 0 = 0%

3. Hoạt động giáo dục

* Yêu cầu:

+ 100% học sinh tham gia các phong trào mà nhà trường phát động.

+ Học xong chương trình THCS về cơ bản các em định hướng cho tương lai của
bản thân: Các em có thể tiếp tục học C3 hoặc học nghề tùy theo sở thích, năng lực
và điều kiện của mỗi em.

*Chỉ tiêu:

- Chung: 100% các em học xong lớp 9 định hướng tốt nghề nghiệp cho bản thân
trong tương lai.

- Về hạnh kiểm:

Tốt: 40 = 92,023%
Khá: 5 = 7,9767%

4. Hoạt động học tập khác.

+ Tham gia đầy đủ các buổi sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt tập thể, tham dự các ngày
lễ, các buổi mit-ting mà trường tổ chức.

+ Tham gia các hoạt động do trường đề ra như: 100% học sinh tham gia các phong
trào 20/11, 26/3, 22/12, ...

+ 100% các em tham gia các buổi học ngoài giờ, giáo dục kĩ năng sống.

III. Biện pháp

1. Duy trì sĩ số

+ Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục cho học sinh ý thức học tập.

+ Phát động phong trào thi đua theo chủ điểm tháng, có hình thức biểu dương,
khen thưởng.

+ Kết hợp với phụ huynh để có phương pháp giáo dục học sinh hợp lí.

2. Hoạt động học tập

+ Thường xuyên đôn đốc, nhắc nhở các em làm bài, học thuộc bài trước khi lên
lớp.

+ Lập kế hoạch, mục tiêu cho học sinh phấn đấu.

 Thi đua học tập giữa các tổ.


 Kết hợp chặt chẽ với phụ huynh.
 Cập nhật điểm kiểm tra kịp thời để các em biết bản thân đang ở mức nào
và bản thân có sự phấn đấu để đạt những danh hiệu phù hợp.
 Lấy kết quả kiểm tra làm thước đo chất lượng học tập của các em.
+ Khích lệ những học sinh có thành tích tốt kịp thời, làm động lực cho các em
khác noi theo.

3. Hoạt động giáo dục

+ Xây dựng nội quy cụ thể cho lớp chủ nhiệm.

+ Thực hiện dạy hướng nghiệp theo phân phối chương trình, định hướng phù
hợp với đặc điểm, năng lực của mỗi học sinh.

+ Thường xuyên tìm hiểu những thông tin tuyển sinh, tuyển dụng của các
trường nghề, công ty, xí nghiệp giúp các em định hình rõ hơn về nghề nghiệp
và có hứng thú trong việc học tập, chọn nghề hay học tiếp chương trình THPT.

+ Kết hợp với các bộ môn đoàn thể và giáo viên bộ môn để giáo dục các em.

+ Kết hợp với gia đình để có biện pháp giáo dục hợp lí với từng học sinh.

4. Hoạt động tập thể khác

+ Đẩy mạnh các hoạt động tập thể qua nhiều hình thức: Chào cờ, sinh hoạt lớp, các
hoạt động ngoại khóa.

+ Động viên học sinh tích cực học tập, vận động học sinh tích cực tham gia các
hoạt động do nhà trường phát động.

+ Tổ chức thường xuyên các buổi ngoại khóa có lồng ghép giáo dục kĩ năng sống.

+ Lồng ghép giáo dục kĩ năng sống cho các em ngay trong các tiết học chính khóa.

VI. NHỮNG VẤN ĐỀ ĐI SÂU ĐỂ RÚT KINH NGHIỆM.

Thực hiện biện pháp đánh giá hạnh kiểm của học sinh thông qua tập thể lớp học.

a) Mục đích:
Giúp ban cán sự lớp có khả năng quản lí lớp để đưa phong trào thi đua của lớp đi
lên.

Thành viên lớp tác động ngược lại để ban cán sự lớp tích cực hoạt động và có tinh
thần trách nhiệm cao hơn.

b) Yêu cầu:

Các thành viên của lớp phải đánh giá trung thực các sự việc.

Lớp phải tạo sự đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau.

Câu 3: Giáo án giáo dục giá trị sống hợp tác cho học sinh lớp 5 trong thời
lượng 1 tiết học.

TINH THẦN HỢP TÁC

I.Giới thiệu:

Hợp tác là cùng chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong công việc, lĩnh
vực nào đó vì mục đích chung. Tinh thần hợp tác tốt với mọi người của mỗi cá
nhân được hiểu là thái độ sống tích cực, cùng liên kết, giúp đỡ lẫn nhau để đạt hiệu
quả cao trong công việc, trong học tập.

I.MỤC TIÊU

- Thấy được lợi ích của việc hợp tác với người khác trong công việc.

+ Hợp tác nhằm đoàn kết lại với nhau để đạt được mục đích của tập thể. Tinh thần
hợp tác nhằm tạo nên sức mạnh tinh thần, đem lại hiệu quả và chất lượng cao trong
công việc.

+ Xã hội loài người tồn tại dựa trên mối liên hệ chặt chẽ giữa các cá nhân. Mỗi cá
nhân đóng vai trò quyết định, không thể thiếu trong mỗi chuỗi các hoạt động nhằm
đạt được mục đích nào đó của tập thể.
- Tạo lập được thói quen hợp tác với những người xung quanh
III. Các hoạt động dạy - học
Các hoạt động của GV Các hoạt động của HS
1. Ổn định Hát
2. Dạy bài mới
a. Giới thiệu bài:
b. Nội dung
- Chủ đề: Giao tiếp, hợp tác - Đọc đầu bài – ghi vở.
- Bài học: Tinh thần hợp tác -
+ HĐ1: Chuẩn bị tâm thế: Cá nhân 1HS đọc câu chuyện.
Câu chuyện: Chuyện của minh
+ HĐ2: Trải nghiệm - HS đọc yêu cầu BT1
+ Bài tập 1: Thảo luận nhóm - Thảo luận nhóm
- Gọi HS đọc yêu cầu của BT - Đại diện nhóm trả lời câu
- Yc thảo luận nhóm 4 hỏi.
- Gọi HS đọc tình huống (Sách thực hành – Tr.12) - Các nhóm khác nhận xét.
và trả lời:
+ Vì sao nhóm của Minh không hoàn thành bài
tập?
+ Nếu em là Minh, em sẽ làm gì để nhóm mình
hoàn thành bài tập?.
- Gọi HS nêu.
- Chốt ý đúng.
+ Bài tập 2: Cá nhân - HS đọc yêu cầu BT2
Đánh dấu X vào... ở hình ảnh thể hiện tinh thần - HS làm bài
hợp tác với những người xung quanh.
- Cho HS làm cá nhân.
- Nhận xét, tuyên dương
+ Bài tập 3: Trò chơi: Gỡ rối
Gọi HS đọc yêu cầu của BT - HS đọc yêu cầu BT3
- HD HS chơi theo SGK - HS chơi nhóm 6.
- Tổ chức chơi trò chơi - 1 HS trong nhóm ghi lại kết
- Trình bày ý kiến quả của nhóm mình
* Củng cố dặn dò: - Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị nội dung cho tiết học sau.

You might also like