You are on page 1of 7

1/ Khái niệm văn hóa

Văn hoá là hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con

người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự

tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội. ( Trần

Ngọc Thêm )

2. KN VHHĐ

Văn hóa học đường là hệ thống những giá trị, những chuẩn mực vật
chất và tinh thần được tích lũy qua quá trình phát triển của nhà
trường. Những giá trị, chuẩn mực đó tác động trực tiếp đến nhận thức,
thái độ, hành vi của các thành viên nhằm tạo nên môi trường văn hóa
chuẩn mực, phù hợp với mục đích giáo dục và tạo nên bản sắc riêng
cho mỗi tổ chức sư phạm.
Giáo dục văn hóa học đường cho học sinh trung học cơ sở xuất phát
từ nền tảng mục tiêu của Luật Giáo dục(2019) đã xác định là mục tiêu
"Phát triển toàn diện con người Việt Nam có đạo đức, tri thức, văn
hóa, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp; có phẩm chất, năng lực và ý
thức công dân; có lòng yêu nước, tinh thần dân tộc, trung thành với lý
tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; phát huy tiềm năng, khả
năng sáng tạo của mỗi cá nhân; nâng cao dân trí, phát triển nguồn
nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây
dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế..
VHHĐ có vai trò quan trọng trong việc phát triển và hoàn thiện nhân
cách của học sinh , các em học sinh đang độ trưởng thành về tâm, sinh
lý. Giáo dục văn hóa học đường tác động vào tâm hồn, tình cảm, tri
thức, đạo đức, lối sống… của học sinh, bồi đắp cho các em những
phẩm chất, năng lực mới. Thông qua VHHĐ, học sinh nhận ra những
điểm mạnh, điểm yếu của mình trong mối quan hệ với người khác và
với chính bản thân để tự giáo dục, điều chỉnh.

THỰC TRẠNG

* Mặt tích cực:

- phần lớn thế hệ trẻ ngày nay có vốn kiến thức rộng, nhanh nhạy nắm bắt
thông tin, có tinh thần học hỏi, khả năng áp dụng những kiến thức đã học vào
thực tiễn cao, kính thầy, mến bạn, sống nền nếp, có ý chí vươn lên và không
ngừng cố gắng trong học tập.

*Mặt tiêu cực:

- Học sinh: nói xấu người khác, dối trá, nói tục, chửi thề, cãi vã, đánh nhau giữa
HS với HS. HS đánh nhau không chỉ dùng chân tay hay cặp sách nữa mà còn
cầm dao, kiếm và cả súng tự chế để “xử nhau” chỉ vì những lý do rất trẻ con
như “nhìn đểu”, không cho chép bài, nói xấu, ghen tuông hoặc đơn giản là đánh
cho bỏ ghét... Không chỉ đánh nhau, nói tục, chửi thề, cãi vã, hiện tượng học trò
vô lễ, không tôn trọng thầy cô, gọi thầy cô bằng những từ ngữ vô văn hóa, xé
bài kiểm tra trước mặt thầy, cãi thầy khi bị la mắng... diễn ra khá phổ biến, trở
thành những tiêu cực trong môi trường học đường.

- Giáo viên thì bạo lực với HS, sàm sỡ, gạ tình HS, gây nên sự xuống cấp
nghiêm trọng của văn hóa học đường.

- Phụ huynh: không ít phụ huynh lại “cậy quyền”, “cậy tiền” có những hành
động thiếu nhân văn, xem thường thầy, cô giáo

NGUYÊN NHÂN
* Nguyên nhân của mặt tích cực

- Sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin.

- Khả năng tiếp thu và thích ứng nhanh chóng thời đại công nghệ số của học
sinh.

- Sự giáo dục đạo đức, lối sống lạc quan tích cực, tôn sư trọng đạo, tiên học lễ
hậu học văn, từ phía gia đình và thầy cô.

* Nguyên nhân của mặt tiêu cực:

- Học sinh: ảnh hưởng các thói hư tật xấu từ bạn bè, hay phụ huynh trong gia
đình. Học hỏi, tiếp thu những hiện tượng mạng trên Internet mà không có sự
chọn lọc. Thiếu sự quan tâm giám sát, giáo dục từ phía gia đình. Các biện pháp
kỷ luật của nhà trường chưa thực sự hiệu quả nên việc tác động đến nhận thức,
thái độ và hành vi của học sinh chưa cao.

- Giáo viên: sự suy thoái về đạo đức của một bộ phận giáo viên, áp lực công
việc, thành tích thi đua.

- Phụ huynh: Có thái độ không tôn trọng thầy cô giáo, không nhìn thấy được
tầm quan trọng của giáo dục từ nhà trường, chưa có sự hợp tác, phối hợp giáo
dục học sinh giữa nhà trường và gia đình.

BIỆN PHÁP:

- Các đề xuất khắc phục mặt tiêu cực Giáo dục Văn hoá học đường cho học sinh
bậc THCS hiện nay:

+ Xây dựng môi trường học đường (trường học) văn minh, thân thiện: thể
hiện sự văn minh, văn hoá và thân thiện với học sinh, giáo viên. Trước
hết ở sự thiết kế, xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho việc
dạy học, thực hành, vui chơi giải trí phù hợp với học sinh; Bên cạnh đó
xây dựng mối quan hệ giữa thầy trò, bạn bè gần gũi, nhân văn.
+ Đa dạng hoá các hình thức hoạt động giáo dục VHHĐ: Trên thực tế học
sinh nhiều nơi chưa được đào tạo KNS, hay vận dụng KNS còn yếu do
chưa hiểu biết đầy đủ, đúng đắn về VHHĐ và giáo dục VHHĐ cho bản
thân, từ đó bị hạn chế điều kiện giao tiếp khiến các em tự ti, nhút nhát
trong quan hệ. Hoạt động GDVHHĐ cần được tổ chức thường xuyên
dưới nhiều hình thức phong phú, đa dạng để HS có đk học tập, trải
nghiệm và rèn luyện; thể hiện ở việc giáo viên, lồng ghép giáo dục
VHHĐ vào các hoạt động sinh hoạt, vui chơi, giải trí, các hội thi, cuộc
thi,...
+ Xây dựng các buổi chuyên đề riêng về GDVHHĐ, VHHĐ: nhà trường
cần phối hợp với các tổ chức giáo dục trong và ngoài trường để triển khai
các buổi chuyên đề nhằm bổ sung, phổ cập kiến thức kịp thời cho học
sinh, giúp cho các em có nhận thức đúng đắn và hiểu được tầm quan
trọng của VHHĐ, sự cần thiết của tự giáo dục bản thân để thực hiện
VHHĐ: các chuyên đề này có thể do đoàn trường tổ chức mời các cán bộ
phòng tham vấn tâm lý học đường, các nhà giáo tiêu biểu cùng thực hiện
trong các buổi sinh hoạt dưới cờ.
+ Xây dựng hệ thống nội quy, quy định của nhà trường về VHHĐ,
GDVHHĐ và hệ giá trị riêng của trường: Trên thực tế hiện nay HS và
một số bộ phận GV vi phạm nội quy, vi phạm các giá trị đạo đức ngày
càng gia tăng, một trong những nguyên nhân gây ra là do thiếu quy định
và yêu cầu rõ ràng về VHHĐ cũng như các hình thức tuyên truyền phổ
biến các nội quy đó, thiếu hệ giá trị của trường để định hướng cho HS
tiếp nhận để phấn đấu,rèn luyện.
- Các đề xuất phát huy mặt tích cực của Giáo dục Văn hoá học đường cho
học sinh bậc THCS hiện nay:
+

MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÁO DỤC VĂN HÓA HỌC ĐƯỜNG CHO HỌC
SINH THCS

1. Tổ chức giáo dục nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các chủ thể
giáo dục VHHD cho HS THCS: Đây là giải pháp cơ bản hàng đầu, bởi mọi
hoạt động của con người đều bắt nguồn từ nhận thức, có nhận thức đúng thì
tổ chức thực hiện sẽ đảm bảo tính hiệu quả, MỤc đích của phương pháp này
làm cho đội ngũ quản lý giáo dục, GV tổ chức trong nhà tường hiểu rõ tầm
quan trọng của giáo dục VHHD cho HS. Từ đó đề cao tinh thần trách nhiệm
trong gd VHHD giúp hdong quản lí được tiến hành đồng bộ chặt chẽ tạo sự
đồng thuận trong các lực lượng, cùng chung sức để mọi hdong đạt hiệu quả
cao, nhằm tạo con người xhcn , đáp ứng mục tiêu giáo dục theo Luật Giáo
dục đã đề ra

2. Xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục VHHD của HS THCS chặt
chẽ, khoa học. Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch là 2 khâu
quan trọng của chức năng quản lí, nhằm bảo ssarm mục đích, nội dung thống
nhất trong toàn trường, mang tính khả thi và hiệu quả cao.

Để công tác giáo dục VHHD ở các trường THCS đạt hiệu quả cao, nhà trường
phải xây dựng kế hoạch cụ thể. Trên cs phân tích những thuận lợi,khó khăn, căn
cứ vào tiềm năng và khả năng sẵn có, nhà trường cần lập kế hoạch gd VHHD
cho phù hợp. Giúp định hướng trước các nd, biện pháp, tgian, cơ chế phối hợp
các lực lượng trong và ngoài trường thực hiện có hiệu quả hdong giáo dục trong
suốt năm học, tránh sự tùy tiện, cảm tính và bị động trong hđ giáo dục toàn diện
nhà trường.
3. Tổ chức hoạt động trải nghiệm và sinh hoạt văn hóa tinh thần cho HS
THCS. Đây là những hd nhằm trang bị nhận thực cho HS, tình cảm về các
giá trị văn hóa, đạo đức, từ đó hình thành thái độ, hành vi ứng xử văn hóa
trong các mối qua hệ thầy- trò, với bạn bè, cha mẹ, có ý thức trong việc giữ
gìn bản sắc văn hóa dân tộc, trách nhiệm với cộng đồng trong việc bảo vệ tự
nhiên, môi trường.

Ndung gd VHHD thong qua giờ Chào cờ đầu tuần, các hdong ngoài trên lớp,
các tiết sh theo chủ đề giáo dục nếp sống văn minh, thanh lịch, gd kns , hd tham
quan dã ngoại, nhân đạo từ thiện... Vì vậy, cần thống nhất với lực lượng gd
nhằm tuyên truyền, gd chính trị, tư tưởng, đạo đức, ý chí,hành vi, lối sống... cho
HS. Tổ chức các hoạt động phong trào, văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao,
giao lưu, hiến máu nhân đạo,hay qua các cuộc thi NCKH, cắm hoa, cắm trại,...

4. Phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng trong gd VHHD cho HS THCS
nhằm tạo sức mạnh tổng hợp của các lực lượng để thực hiện có hiệu quả hoạt
động giáo dục VHHD của HS THCS. Cần phối hợp chặt chẽ trong tuyên
truyền, giáo dục HS về tư tưởng, chính trị, hành vi, lối sống theo các chuẩn
mực đạo đức. Giúp HS duy trì tốt nề nếp và thực hiện các nội quy, quy định
của nhà trường, tích cực tgia xd trường học thân thiện, HS tích cực, xf
VHHD ở các trường THCS, Tổ chức các Hdong phong trào: văn hóa, nghệ
thuật, thể dục thể thao, giao lưu, hiến máu nhân đạo,... cũng như các hội thi.
Giúp HS có môi trường thuận lợi để rèn luyện hành vi VHHD, ngăn chặn kịp
thời các hành vi, thói quen, vi phạm ảnh hưởng xấu từ bên ngoài thâm nhập
vào HS và trường học.

5. Thường xuyên kiểm tra, đánh giá kết quả và rút kinh nghiệm về giáo
dục VHHD cho HS THCS nhằm giúp các chủ thể giáo dục VHHD thường
xuyên nắm vững kết quả giáo dục và rút được bài học kinh nghiệm để thực
hiện tốt nhiệm vụ này. Do đó, việc kiểm tra đánh giá kết quả và tiến hành sơ
kết, tổng kết, rút kinh nghiệm, nếu được duy trì một cách thường xuyên sẽ
giúp các chủ thể quản lí nhìn lại công việc của mình để phát huy ưu điểm,
khắc phục những tồn tại, hạn chế, nâng cao hiệu quả gd VHHD đạt hiệu quả
thiết thực.

Các giải pháp giáo dục VHHD của HS THCS là một thể thống nhất, mỗi giải
pháp có vai trò nhất định nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện HS
THCS, có mối quan hệ biện chứng gắn bó chặt chẽ với nhau tạo nên tính
đồng bộ trong giáo dục. Tuy nhiên, mỗi giải pháp lại có tính độc lập tương
đối và có vai trò nhất định, Vì vậy, để gduc VHHD cho HS THCS có hiệu
quả, cần vận dụng tổng hợp các giải pháp, không xem nhẹ giải pháp nào.

You might also like