You are on page 1of 3

Họ và tên: Nguyễn Duy An (14/08/2005)

MSSV: 0023412442
Lớp: CR02

* Đề: Bạn hãy đưa ra một số suy nghĩ về chất lượng của quá trình giáo dục đạo đức cho
học sinh tiểu học ngày nay. Từ đó, hãy đề xuất một số biện pháp để nâng cao chất lượng
của quá trình giáo dục này.
Bài làm
 Ưu điểm:
- Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội cũng như hội nhập với các nước trên thế giới
trong thời đại 4.0 (cuộc cách mạng công nghiệp), kéo theo chất lượng của quá trình giáo
dục đạo đức ngày càng được nâng cao cụ thể cho học sinh tiểu học ngày nay:
+ Đổi mới sách giáo khoa: việc giáo dục đạo đức cho học sinh trong nhà trường được sử
dụng nhiều hình thức tổ chức mới, đa dạng như trò chơi, hội thi, sinh hoạt theo chuyên
đề, tiểu phẩm,… nhằm giúp học sinh có cơ hội thực hành những kiến thức, kỹ năng đã
tiếp nhận từ các môn học, tạo sự kết nối phát triển các phẩm chất, năng lực thể hiện đạo
đức của học sinh giữa các lớp, các khối với nhau, được gắn kết khi thể hiện trách nhiệm
xã hội của cá nhân với gia đình, với cộng đồng, với Tổ quốc.
+ Trong Chương trình GDPT 2018, nhiều môn học có tiềm năng lớn trong giáo dục đạo
đức cho học sinh tiểu học: Đạo đức, Tiếng Việt, Tự nhiên và Xã hội, Lịch sử và Địa lí,
Nghệ thuật hình thành và phát triển ở học sinh tinh thần yêu nước, thật sự say mê học tập,
có ý thức tổ chức kỷ luật, kính thầy, yêu bạn, có nếp sống lành mạnh, biết tôn trọng pháp
luật để học sinh thực sự trở thành nguồn nhân lực chất lượng cao của đất nước.
+ Cùng với hoạt động dạy học của các môn học, trong chương trình giáo dục phổ thông
2018 có hoạt động giáo dục với tên gọi là “Hoạt động trải nghiệm” ở trường tiểu học
nhằm hình thành cho học sinh thói quen tích cực trong cuộc sống hằng ngày, chăm chỉ
lao động; thực hiện trách nhiệm của người học sinh ở nhà, ở trường và địa phương; biết
tự đánh giá và tự điều chỉnh bản thân; hình thành những hành vi giao tiếp, ứng xử có văn
hoá.
+ Do áp dụng phương pháp dạy học tích cực đã giúp học sinh tự giác, tư duy độc lập,
thoải mái tư duy sáng tạo trong học tập, có tinh thần kỷ luật và trách nhiệm cao.
 Hạn chế:
- Từ những đoạn clip, video ngắn về hành vi của học sinh như đánh nhau, nói tục chửi
thề, bạo lực học đường, không tôn trọng giáo viên, thậm chí dùng cả hung khí để giải
quyết mâu thuẫn,… là những tin tức “nóng hổi” được nhiều người quan tâm và được
đăng tràn lan trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Điều đó cho thấy, các học sinh
có hành vi sai lệch chuẩn mực đạo đức xã hội này là “sản phẩm lỗi” của chất lượng quá
trình giáo dục đạo đức chưa tốt trong đó có học sinh tiểu học, nguyên nhân là do:
+ Chương trình học nặng nề, khối lượng kiến thức học sinh tiếp thu mỗi ngày quá lớn.
Trong khi các môn khoa học chiếm số lượng tiết học nhiều thì môn đạo đức có số tiết ít
hơn thành ra giáo viên và học sinh điều dành thời gian để học những môn kiến thức khoa
học mà xem nhẹ môn đạo đức dẫn đến quá trình giáo dục đạo đức cho học sinh chưa thực
sự được quan tâm và chú trọng khiến các em chỉ nắm các kỹ năng, kiến thức đạo đức ở
mức cơ bản chưa chuyên sâu. Nhận thức về đạo đức còn mập mờ, học sinh có thể chưa
xác định được hành vi đạo đức nào đúng nào sai; sai lệch trong lối suy nghĩ, tư duy, hành
vi sẽ không thể điều chỉnh được ý thức, tình cảm, động cơ, thói quen đạo đức cho học
sinh, đồng thời không hình thành nhân cách tốt đẹp, chuẩn mực đạo đức, cách đối nhân
xử thế ở học sinh.
+ Cơ sở vật chất, kinh phí của nhà trường phục vụ cho các hoạt động ngoại khoá còn hạn
chế, không đáp ứng đủ nhu cầu kiến thức, kinh nghiệm, trải nghiệm cho học sinh trong
hình thành các năng lực tự giác, tự chủ, tích cực trong cuộc sống hằng ngày, tự đánh giá
hành vi đạo đức của bản thân.
+ Bên cạnh nhà trường, gia đình còn có vai trò quyết định đối với việc giáo dục đạo đức
cho học sinh tiểu học. Gia đình lục đục, không hạnh phúc; bị ba mẹ bỏ bê, không quan
tâm đến cảm xúc của con, không làm gương, không biết giáo dục đạo đức đúng cách cho
con cái; anh em không hoà thuận, phụ huynh thường xuyên cãi lộn, đánh nhau, chửi bới,
quát, nạt, đánh con cái một cách thô bạo dần dần hình thành trong nhân cách học sinh
một người nóng tính, cọc cằn, có những hành vi bạo lực như phụ huynh. Ba mẹ không
chú ý dạy dỗ khi con làm sai, không động viên, khích lệ lúc con gặp khó khăn, thất bại
trong cuộc sống, ngày qua ngày hình thành trong tâm trí con là một người rụt rè, nhút
nhát, không tự giác, không dám làm, không dám thử, không dám ước mơ và trở thành
người vô dụng, ăn bám gia đình.
+ Hơn nữa, xã hội cũng là nhân tố không nhỏ ảnh hưởng đến quá trình giáo dục đạo đức
cho học sinh tiểu học. Nếu môi trường sống xung quanh không lành mạnh, toàn ngập mùi
khói thuốc lá, rừng ống kim tiêm, tiếng chửi thề vang vọng khắp nơi thì học sinh trưởng
thành không trọn vẹn, bị bệnh tật, méo mó tâm sinh lý, bắt chước hành vi sai đạo đức
(cướp giặt, đánh bài, sử dụng ma tuý,…), làm biến chất về mặt nhân cách từ thiện sang ác
do phải chịu tác động xấu từ bên ngoài.
- Một số biện pháp để nâng cao chất lượng của quá trình giáo dục này:
+ Cập nhật chương trình học: đồng bộ hóa và cập nhật chương trình học phù hợp với học
sinh với yêu cầu thời đại và phản ánh đầy đủ kiến thức, công nghệ mới.
+ Cung cấp đào tạo và huấn luyện chuyên sâu về phương pháp giảng dạy đạo đức cho
giáo viên, giúp họ có kiến thức và kỹ năng cần thiết để có thể giảng dạy đạo đức một
cách hiệu quả và tự tin.
+ Tăng vừa đủ số tiết các môn liên quan tới đạo đức và tích hợp đạo đức vào mọi môn
học.
+ Tăng cường sự hợp tác giữa trường học và gia đình trong công việc giáo dục đạo đức
cho học sinh, tạo ra môi trường học tập tích cực và liên kết giữa nhà trường và xã hội.
+ Xây dựng môi trường thực hành để học sinh có cơ hội ứng dụng kiến thức đạo đức vào
đời sống hàng ngày, giúp học sinh hiểu rõ hơn về giá trị, hành vi đúng đắn và ý nghĩa của
đạo đức.

You might also like