You are on page 1of 22

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG
--- ---

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG


GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC HỌC SINH TRƯỜNG THPT

Người thực hiện :


Đơn vị :

Năm học 2020 - 2021


MỤC LỤC
I. Sơ lược về sáng kiến...........................................................................3
II. Nội dung..............................................................................................3
1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến..........................................................3
1.1. Lý do chọn đề tài..........................................................................3
1.2. Đối tượng và thời gian nghiên cứu.............................................5
1.3. Khả năng áp dụng cúa sáng kiến................................................5
1.4. Điều kiện áp dụng sáng kiến.......................................................5
2. Cơ sở lý luận.......................................................................................5
3. Thực trạng:........................................................................................8
4. Nội dung và một số biện pháp thực hiện.........................................9
4.1. Nội dung........................................................................................9
4.2. Một số biện pháp thực hiện.......................................................10
5. Hiệu quả...........................................................................................16
6. Kết luận............................................................................................18
7. Kiến nghị..........................................................................................20
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................21
I. Sơ lược về sáng kiến
Họ và tên: Năm sinh:
Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: ĐHSP ngành
Nhiệm vụ được phân công:
Đơn vị:
Tên sáng kiến: Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng giáo
dục đạo đức học sinh trường THPT
Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:
Đối tượng:
II. Nội dung
1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến
1.1. Lý do chọn đề tài
Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “ Có tài mà không có đức thì là
người vô dụng”. Từ những tư tưởng trên, chúng ta thấy Chủ Tịch Hồ Chí
Minh đặc biệt coi trọng đạo đức cách mạng nhất là công tác giáo dục đạo
dức cách mạng cho thế hệ trẻ. Người căn dặn “ Bồi dưỡng đạo đức cách
mạng cho đời sau là một việc làm hết sức quan trọng và cần thiết” bởi “
Hiền dữ phải đâu là tính sẵn. Phần nhiều do giáo dục mà nên”.
Nhà giáo dục Makarenko đã đúc kết “ không sợ học sinh hỏng mà
chỉ sợ phương pháp giáo dục hỏng”. Thực tế cho thấy, về bản chất con
người, dù là trẻ em có hư đến đâu nhưng bao giờ cũng có những mặt tốt,
những ước mơ chính đáng đầy tính nhân bản và hồn nhiên. Ai cũng thích
được khen ngợi, được yêu thương. Nếu nhà trường và gia đình nắm bắt
được những nguyên nhân sâu xa, có sự đồng cảm và hiểu được các em,
có sự thống nhất về phương pháp giáo dục thì chắc chắn sẽ cảm hóa được
học sinh cá biệt, sẽ đào tạo được một thế hệ trẻ vừa “Hồng” vừa “
Chuyên”.
Trong những năm qua, đất nước ta chuyển mình trong công cuộc
đổi mới sâu sắc và toàn diện, từ một nền kinh tế tập trung quan liêu bao
cấp sang nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có
sự quản lý của Nhà nước. Với công cuộc đổi mới, chúng ta có nhiều
thành tựu to lớn rất đáng tự hào về phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa -
giáo dục.
Tuy nhiên, mặt trái của cơ chế mới cũng ảnh hưởng tiêu cực đến sự
nghiệp giáo dục, trong đó sự suy thoái về đạo đức và những giá trị nhân
văn tác động đến đại đa số thanh niên và học sinh như: có lối sống thực
dụng, thiếu ước mơ và hoài bão, lập thân, lập nghiệp; những tiêu cực
trong thi cử, bằng cấp, chạy theo thành tích... Thêm vào đó, sự du nhập
văn hoá phẩm đồi truỵ thông qua các phương tiện như phim ảnh, games,
mạng Internet… làm ảnh hưởng đến những quan điểm về tình bạn, tình
yêu trong lứa tuổi thanh thiếu niên và học sinh, nhất là các em chưa được
trang bị và thiếu kiến thức về vấn đề này.
Đánh giá thực trạng giáo dục, đào tạo Nghị quyết TƯ 2 khóa VIII
nhấn mạnh: “Đặc biệt đáng lo ngại là một bộ phận học sinh, sinh viên có
tình trạng suy thoái về đạo đức, mờ nhạt về lý tưởng, theo lối sống thực
dụng, thiếu hoài bão lập thân, lập nghiệp vì tương lai của bản thân và đất
nước. Trong những năm tới cần tăng cường giáo dục tư tưởng đạo đức, ý
thức công dân, lòng yêu nước, chủ nghĩa Mác Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí
Minh… tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động xã hội, văn hoá, thể
thao phù hợp với lứa tuổi và với yêu cầu giáo dục toàn diện”.
Trung tâm GDNN - GDTX cũng không đứng ngoài thực trạng đó.
Trong những năm qua, nhiều gia đình, cha mẹ mải làm ăn, lo kiếm tiền,
không chăm lo đến sự học hành, đời sống của con trẻ. Bên cạnh đó, hàng
loạt các hàng quán mọc lên với với đủ loại các trò chơi như: bi da, games,
…để móc tiền học sinh. Số thanh niên không có việc làm thường xuyên
tụ tập, lôi kéo học sinh bỏ học tham gia hút thuốc, uống rượu, trộm cắp,
đánh nhau và nhiều tệ nạn khác, làm cho số học sinh yếu về rèn luyện đạo
đức của trường ngày càng tăng.
Xuất phát từ những lý do khách quan, chủ quan như đã phân tích,
là người làm công tác quản lý một trường THPT, tôi mạnh dạn chọn đề
tài: “Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức
học sinh trường THPT”.
1.2. Đối tượng và thời gian nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu:
Quản lý công tác giáo dục đạo đức học sinh ở Trung tâm GDNN –
GDTX huyện …..
Thời gian nghiên cứu:
Sáng kiến kinh nghiệm áp dụng từ tháng 9/2020 – tháng 3/2021
1.3. Khả năng áp dụng cúa sáng kiến
Sáng kiến có thể áp dụng ở các trường khác trong tỉnh và các
trường cấp THCS và THPT
1.4. Điều kiện áp dụng sáng kiến
Các trường phải khảo sát, đánh giá, phân tích thực trạng việc quản
lý giáo dục đạo đức học sinh.
Xác định được cơ sở khoa học của giáo dục đạo đức học sinh ở
trường trung học phổ thông.
1.5. Tính mới của sáng kiến
Đây là một chuyên đề rất mới mang tính nhân văn sâu sắc được hình
thành từ việc tiếp thu những điều đã học được từ những đợt học tập bồi
dưỡng chính trị và vận dụng một cách khoa học vào công tác chuyên môn
một cách thực tiễn.
Hiểu và xác định được tầm quan trọng của việc giáo dục đạo đức
học sinh qua hoạt động ngoài giờ lên lớp trong các nhà trường sẽ mang
lại hiệu quả cao trong việc giáo dục toàn diện cho học sinh, giúp học sinh
được bộc lộ những tài năng của mình, tự tin vươn lên trong cuộc sống.
Trong môi trường trường học an toàn thân thiện, học sinh sẽ cảm nhận
được sự thoải mái khi việc học của mình vừa gắn với kiến thức trong sách
vở
Trong môi trường phát triển toàn diện đó, học sinh học tập hứng thú,
chủ động tìm hiểu kiến thức dưới sự dìu dắt của người thầy, gắn chặt giữa
học và hành, biết thư giãn khoa học, rèn luyện kỹ năng và phương pháp
học tập, trong đó những yếu tố hết sức quan trọng là khả năng tự tìm
hiểu, khám phá, sáng tạo.
2. Cơ sở lý luận
Theo tổ chức Y tế thế giới WHO độ tuổi vị thành niên có từ 10 đến
19 tuổi, ở Việt Nam quy định độ tuổi vị thành niên từ 10 đến dưới 18
tuổi. Như vậy học sinh THPT là lứa tuổi cuối của tuổi vị thành niên. Giai
đoạn này các em phát triển mạnh về thể chất, sinh lý là thời kỳ chuyển
tiếp từ trẻ em sang người lớn, các em luôn có xu hướng tự khẳng định
mình, có ý thức vươn lên làm chủ bản thân. Ở giai đoạn phát triển này sự
chỉ đạo, kiểm tra, giám sát của người lớn làm các em cảm thấy rất khó
chịu, bực bội và rất dễ nổi nóng.
Trong lứa tuổi này các em muốn tìm tòi, phát hiện khám phá,tìm
hiểu những điều chưa biết của cuộc sống, các em muốn có quyền tự quyết
định trong các công việc và việc làm của mình và muốn không bị sự ràng
buộc của gia đình, bố mẹ và các người lớn tuổi.
Ở lứa tuổi này sự giao tiếp với bạn bè là một nhu cầu rất lớn. Các
em có xu hướng tụ tập thành từng nhóm có cùng sở thích, phù hợp với
tình tình để vui chơi, đùa nghịch, có những lúc, những nơi các em có các
hành động không đúng, không phù hợp với lứa tuổi của mình. Trong giai
đoạn này quá trình phát triển sinh lý ảnh hưởng đến rất nhiều tính cách
của các em: các em rất dễ bị xúc động khi có một tác động nào đó, bản
thân các em dễ bị lôi kéo, kích động, lòng kiên trì và khả năng tự kiềm
chế yếu. Ở lứa tuổi này tính tình không ổn định, dễ nổi cáu, khi thì quá
sôi nổi nhiệt tình nhưng có trở ngại lại dễ buông xuôi, chán nản. Đối với
các em ở lứa tuổi này, cái gì cũng dễ dàng, đơn giản, các em luôn ở trạng
thái hiếu thắng hoặc tự ti vì thế dễ dàng đi đến những hành động thiếu
suy nghĩ chín chắn, nhiều lúc vi phạm mà vẫn không biết.
Chính vì vậy, các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và mọi tổ chức
trong xã hội phải có trách nhiệm quan tâm sát sao, động viên kịp thời
đểhướng các em có những suy nghĩ và hành động đúng. Để chỉ đạo và
quản lý tốt quá trình giáo dục đạo đức trong trường PT DTNT, người cán
bộ quản lý cần xây dựng kế hoạch cụ thể và nắm vững vấn đề cụ thể như
sau:
a) Đạo đức.
Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về khái niệm đạo đức, nhưng
có thể hiểu khái niệm đạo đức dưới 2 góc độ:
- Góc độ xã hội: Đạo đức là một hình thái xã hội đặc biệt được phản
ánh dưới dạng nguyên tắc, yêu cầu, chuẩn mực, điều chỉnh (hoặc chi
phối) hành vi của con người trong các mối quan hệ giữa con người với tự
nhiên, giữa con người với xã hội, giữa con người với nhau và với chính
bản thân mình.
- Góc độ cá nhân: Đạo đức chính là những sản phẩm, nhân cách của
con người, phản ánh ý thức, tình cảm, ý chí, hành vi, thói quen và cách
ứng xử của họ trong các mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, với xã
hội, giữa bản thân họ với người khác và với chính bản thân mình.
b) Quá trình hình thành và phát triển đạo đức.
Quá trình hình thành và phát triển đạo đức của cá nhân, của con
người là quá trình tác động qua lại giữa xã hội và cá nhân để chuyển hoá
những nguyên tắc, yêu cầu, chuẩn mực, giá trị đạo đức – xã hội thành
những phẩm chất đạo đức cá nhân, làm cho cá nhân đó trưởng thành về
mặt đạo đức, công dân đáp ứng các yêu cầu của xã hội.
c) Quá trình giáo dục đạo đức.
Là một hoạt động có tổ chức, có mục đích, có kế hoạch nhằm biến
chứng những nhu cầu, chuẩn mực, giá trị đạo đức theo yêu cầu của xã hội
thành những sản phẩm, giá trị đạo đức của cá nhân, nhằm góp phần phát
triển nhân cách của mỗi cá nhân và thúc đẩy sự phát triển, tiến bộ của xã
hội.
d) Các đặc điểm của quá trình giáo dục đạo đức.
- Có định hướng thống nhất các yêu cầu, mục đích giáo dục giữa
các tổ chức giáo dục trong và ngoài nhà trường.
- Tính biện chứng, phức tạp trong quá trình phát triển, biến đổi
vềnhân cách của học sinh về mặt đạo đức.
- Có sự gắn kết chặt chẽ với quá trình dạy học trên lớp và giáo dục
ngoài giờ lên lớp.
- Tính lâu dài của quá trình hình thành, phát triển các phẩm chất đạo
đức.
- Phát triển thông qua các hoạt động và giao lưu tập thể.
- Tính đột biến và khả năng tự biến đổi.
- Tính cá thể hoá cao.
- Chứa nhiều mâu thuẫn.
- Có sự tương tác hai chiều giữa nhà giáo dục và đối tượng giáo
dục.
3. Thực trạng:
Thuận lợi và khó khăn:
Thuận lợi
Trường đóng và tuyển sinh ở địa bàn Thị trấn của huyện vùng nông
thôn, gia đình các em học sinh hầu hết là gia đình thuần nông; có các văn
bản của Bộ và Sở hướng dẫn cụ thể về đánh giá, xếp loại học sinh, hướng
dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học; tập thể hội đồng sư phạm nhà trường
đồng tâm chung sức trong công tác giáo dục đạo đức học sinh; phụ huynh
học sinh ủng hộ và đồng thuận với nhà trường trong các hoạt động quản
lý giáo dục đạo đức học sinh
Khó khăn
Nhận thức của một bộ phận phụ huynh còn hạn chế như khoán
trắng việc giáo dục con em cho nhà trường, nhiều phụ huynh chỉ lo tập
trung làm ăn kiếm tiền mà thiếu quan tâm đến con; cơ chế thị trường
thâm nhập, làm ảnh hưởng đến suy nghĩ, tạo nên những hành vi vi phạm
của học sinh; cán bộ quản lý chưa thực sự tập trung vào công tác giáo dục
đạo đức mà chủ yếu tập trung vào giáo dục văn hoá để đạt các chỉ tiêu thi
đua hàng năm; một số giáo viên chưa thực sự nhận thức và thấy được vài
trò của giáo dục đạo đức cho học sinh.
Nguyên nhân thực trạng
Nguyên nhân khách quan
Do các cấp lãnh đạo và xã hội coi việc giáo dục ở các trường là kết
quả học tập văn hoá nhiều hơn là chất lượng về đạo đức; do ảnh hưởng
của gia đình và môi trường xã hội; do phần lớn GVCN mới ra trường nên
thiếu kinh nghiệm trong thực hiện biện pháp giáo dục…
Nguyên nhân chủ quan
Việc xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức của cán bộ quản lý còn
chưa phù hợp, thậm chí qua loa; sự phối hợp của GVCN với phụ huynh
và các lực lượng giáo dục trong trường chưa tốt; hoạt động của Đoàn TN
trong giáo dục đạo đức chưa thật sự toàn diện và hiệu quả, nhiều khi rập
khuôn, cứng nhắc; việc đánh giá, khen thưởng còn nhiều hạn chế…
4. Nội dung và một số biện pháp thực hiện
4.1. Nội dung
* Nội dung giáo dục:
- Giáo dục học sinh thực hiện nghiêm túc nội quy nhà trường, nội quy
lớp học; chấp hành tốt luật pháp, các quy định; tích cực tham gia đấu
tranh với các hành động tiêu cực, phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội;
- Giáo dục các em lòng nhân ái, kính yêu ông bà, cha mẹ, thầy cô
giáo, tôn trọng người lớn tuổi, thương yêu và giúp đỡ bạn bè, các em nhỏ
tuổi; có ý thức xây dựng tập thể đoàn kết, được các bạn tin yêu.
- Giáo dục lòng yêu đất nước, yêu tổ quốc, yêu nhân dân, yêu nhân
loại, yêu hòa bình, yêu quý và tự hào lịch sử vẻ vang của dân tộc, truyền
thống văn hóa, đặc điểm địa lý về biển đảo .
- Tích cực rèn luyện phẩm chất đạo đức, có lối sống lành mạnh, giản
dị, khiêm tốn; chăm lo giúp đỡ gia đình
- Tích cực rèn luyện thân thể, lao động vệ sinh, giữ gìn và bảo vệ môi
trường, giữ gìn và bảo quản tài sản.
- Giáo dục và rèn luyện đức tính, phẩm chất tốt đẹp như: thật thà,
trung thực, giản dị, khiêm tốn, tiết kiệm, đoàn kết dân tộc, thương yêu
đùm bọc, giúp đỡ nhau lúc ốm đau, khó khăn, hoạn nạn, tính tự giác,
siêng năng, không ăn gian, nói dối, không gian lận trong học tập, sinh
hoạt …
- Giáo dục và bồi dưỡng tình yêu: trường, lớp, quê hương, đất nước,
yêu hòa bình, có niềm tin và biết ơn Hồ Chủ Tịch, Đảng, Nhà nước
XHCN Việt Nam, biết ơn những người đã hy sinh giành được độc lập, tự
do cho đất nước, biết giữ gìn và phát huy những di sản tinh hoa của dân
tộc.
- Rèn luyện cho các em tính tự giác, tích cực, chủ động thực hiện và
tuân thủ đúng thời gian biểu và nội qui, qui định của nhà trường (ngăn
nắp, gòn gàng, giờ nào, việc nấy)
- Tích cực lao động vệ sinh trường lớp nhằm xây dựng nếp sống văn
minh, lịch sự, xây dựng môi trường xanh - sạch - đẹp.
- Giáo dục học sinh lòng kính yêu Bác Hồ, học tập và làm theo “tấm
gương đạo đức của Hồ Chí Minh”.
- Lồng ghép giáo dục các em thông qua cuộc vận động “Hai không”
và phong trào thi đua xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích
cực”.
* Hình thức giáo dục:
- Giáo dục đạo đức cho học sinh vào các buổi chào cờ sáng thứ Hai
hàng tuần: trong mỗi buổi sinh hoạt chào cờ đầu tuần học sinh đều được
nghe một học sinh đại diện kể về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và
nghe chương trình quà tặng cuộc sống sau khi đã được Hiệu trưởng nhận
xét, đánh giá ưu khuyết điểm trong tuần.
- Giáo dục các em qua các môn học trên lớp;
- Giáo dục các em trong các tiết sinh hoạt lớp, các tiết hoạt động
NGLL (theo chủ điểm) của giáo viên chủ nhiệm;
- Lồng ghép giáo dục các em trong các buổi “rèn kỹ năng sống” vào
chiều thứ sáu hàng tuần;
- Ngoài ra, còn giáo dục đạo đức cho các em qua gương người tốt,
việc tốt, tham gia phong trào “đền ơn, đáp nghĩa”, phòng chống các tệ
nạn trong xã hội…
4.2. Một số biện pháp thực hiện
Biện pháp 1: Tăng cường vai trò lãnh đạo của chi bộ Đảng, Ban
giám hiệu nhà trường trong việc quản lý giáo dục đạo đức của học
sinh
Mục đích
- Phát huy vai trò lãnh đạo toàn diện của tổ chức Đảng trong kế
hoạch, nhiệm vụ của đơn vị.
- Nâng cao vai trò và tính chủ động của Ban giám hiệu trong việc
xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường ( trong đó có
giáo dục đạo đức).
Nội dung
- Triển khai kịp thời các chỉ thị của Đảng, Nhà nước, ngành giáo
dục về giáo dục đạo đức cho học sinh.
- Nâng cao công tác giáo dục chính trị, tư tưởng thông qua các các
tiết sinh hoạt chào cờ đầu tuần, hoặc các hoạt động chào mừng các ngày
lễ lớn của dân tộc như 2/9, 20/11, 22/12, 3/2, 26/3, 30/4,19/5…
- Phân công các đảng viên vào vị trí quan trọng của nhà trường như
Ban giám hiệu, công đoàn, bí thư đoàn thanh niên, bí thư chi đoàn giáo
viên, tổ trưởng… để các đảng viên phát huy vai trò tiên phong của mình
trong các hoạt động quản lý, giáo dục đạo đức của học sinh. Xây dựng kế
hoạch gắn liền với công tác giáo dục đạo đức học sinh theo tuần, tháng,
học kỳ, năm học, hoặc theo chủ điểm và giao cho Đoàn thanh niên phối
hợp với GVCN triển khai thực hiện.
Các bước tiến hành
- Bí thư chi bộ - Hiệu trưởng nhà trường căn cứ vào tình hình đặc
điểm của nhà trường lên kế hoạch cụ thể. Trực tiếp truyền đạt các văn bản
của Đảng, của Nhà nước, của ngành tới CBQL, GV, HS và phụ huynh và
yêu cầu GV, HS viết và ký cam kết vào đầu năm. Trực tiếp kiểm tra, nắm
tình hình triển khai thực hiện kế hoạch của các bộ phận để đánh giá, rút
kinh nghiệm trong toàn trường.
- Các tổ trưởng, Ban chấp hành Công đoàn, Ban chấp hành Đoàn
thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, GVCN căn cứ vào kế hoạch của nhà
trường xây kế hoạch thực hiện của đơn vị, tổ chức mình phụ trách một
cách chi tiết. Làm cho các thành viên nhà trường nhận thức rõ vai trò,
trách nhiệm của mình trong công tác giáo dục và rèn luyện đạo đức học
sinh. Giúp cho việc phối hợp các lực lượng giáo dục đạo đức cho học
sinh được tiến hành một cách đồng bộ, chặt chẽ và có hiệu quả.
Biện pháp 2: Xây dựng môi trường sư phạm mẫu mực trong nhà
trường
Mục đích
Học sinh thấy được môi trường trường học tập an toàn và thân
thiện, những tấm gương sáng của thầy cô, của bạn bè giúp các em học
tập, noi theo và rèn luyện đạo
đức.
Nội dung
Xây dựng môi trường “tự nhiên” và “xã hội” tốt trong khuôn viên
trường học để giáo dục đạo đức, hình thành và phát triển nhân cách cho
học sinh.
Các bước tiến hành
Lập kế hoạch tuyên truyền cho cán bộ, giáo viên, nhân viên, phụ
huynh, học sinh xây dựng và giữ gìn cảnh quan sư phạm, môi trường giáo
dục xanh - sạch - đẹp, thân thiện theo các tiêu chí của “ Trường học thân
thiện, học sinh tích cực”. Xây dựng và củng cố khối đoàn kết nhất trí
trong tập thể sư phạm, bồi dưỡng tư tưởng chính trị, đạo đức, lý tưởng
nghề nghiệp, lòng nhân ái, tình thương yêu con người, thương yêu học
sinh, tinh thần trách nhiệm, tôn trọng, sẵn sàng giúp đỡ học sinh.
Biện pháp 3: Đa dạng hoá các hình thức hoạt động giáo dục đạo
đức cho học sinh
Mục đích
Giáo dục cho học sinh truyền thống yêu nước, tôn sư trọng đạo, có
phẩm chất, năng lực, tư duy sáng tạo; biết vận dụng kiến thức đã học vào
thực tế cuộc sống, điều chỉnh các hành vi đạo đức, lối sống.
Nội dung
Giáo dục thông qua giờ chào cờ đầu tuần, thông qua các giờ học,
thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp.
Các bước tiến hành
Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch, họp liên tịch thảo luận, góp ý và
phổ biến cho các đơn vị và các lớp thực hiện.
- Thông qua giờ chào cờ đầu tuần: Ban Giám hiệu nhận xét, tuyên
dương khen thưởng hoặc phê bình các tập thể, cá nhân đã thực hiện tốt
hoặc chưa tốt trong tuần. Rút kinh nghiệm những mặt làm được, những
tồn tại, biện pháp giải quyết và phổ biến kế hoạch, nhiệm vụ của tuần tiếp
theo.
- Thông qua các giờ học ở lớp: Tổ chức cho học sinh làm các bài
kiểm tra nhận thức để đánh giá kết quả học tập, tu dưỡng và rèn luyện của
các em.
- Thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp: Sau mỗi buổi sinh
hoạt hoặc tổ chức các hoạt động phải nhận xét, đánh giá, rút kinh nghiệm,
biểu dương những tập thể, cá nhân thực hiện tốt và phê bình, nhắc nhở
các tập thể, cá nhân làm chưa tốt.
Biện pháp 4: Phát huy vai trò của Đoàn thanh niên trong giáo
dục đạo đức
Mục đích
Tuyên truyền, giáo dục học sinh về tư tưởng, chính trị, hành vi, lối
sống theo các chuẩn mực đạo đức và pháp luật. Giúp học sinh duy trì tốt
nề nếp và thực hiện các nội quy, quy định của nhà trường.
Nội dung
Tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, ý chí, hành vi,
lối sống, pháp luật... cho học sinh. Tổ chức các hoạt động phong trào: văn
hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, giao lưu, hiến máu, nhân đạo từ thiện
Các bước tiến hành
Đoàn trường xây dựng kế hoạch hoạt động tổng thể của từng hoạt
động trong cả năm học, báo cáo với chi bộ Đảng nhà trường và Huyện
đoàn để được phê duyệt thực hiện. Họp Ban chấp hành để thống nhất kế
hoạch, phân công cụ thể từng phần việc cho từng cá nhân phụ trách; tổng
hợp kết quả, nhận xét, đánh giá, rút kinh nghiệm, biểu dương khen
thưởng, phê bình, nhắc nhở một cách kịp thời…
Biện pháp 5: Phát huy vai trò tự quản của tập thể và tự rèn
luyện của học sinh
Mục đích
Biến quá trình giáo dục thành quá trình tự giáo dục để các em tự
thể hiện, tự đánh giá và điều chỉnh trong rèn luyện đạo đức.
Nội dung
GVCN phải chọn ra được ban cán sự có năng lực, uy tín, có sức
thuyết phục, có năng lực tổ chức, điều khiển hoạt động tập thể.
Các bước tiến hành
Vận động học sinh thực hiện tốt tinh thần phê và tự phê bình để
giúp bạn cùng tiến bộ. Phát động học sinh toàn trường tự giác bỏ phiếu
kín phát giác những học sinh có hành vi vi phạm đạo đức nhưng chưa
được phát hiện. Thực hiện đánh giá xếp loại theo đúng các tiêu chuẩn đã
quy định công khai, công bằng trước tập thể học sinh hàng tuần, hàng
tháng, học kỳ và năm học.
Biện pháp 6: Tổ chức tốt việc phối hợp giữa nhà trường, gia
đình và các lực lượng xã hội trong công tác giáo dục đạo đức cho học
sinh của trường
Mục đích
Giúp cho học sinh có môi trường thuận lợi để rèn luyện đạo đức.
Ngăn chặn kịp thời các hành vi, thói quen, vi phạm, ảnh hưởng xấu từ
bên ngoài thâm nhập vào học sinh. Đồng thời phát huy tốt nhất vai trò
phối hợp giáo dục của các lực lượng giáo dục.
Nội dung
Thống nhất với các lực lượng giáo dục về: mục đích, nội dung,
phương pháp giáo dục.
Các bước tiến hành
Kế hoạch của nhà trường được triển khai rộng rãi để tranh thủ sự
đồng thuận của các lực lượng giáo dục ngay từ đầu năm học. Đặc biệt là
trong kỳ họp phụ huynh đầu năm, mọi kế hoạch của nhà trường phải
được triển khai chi tiết đến toàn thể phụ huynh. Mời vị đại diện hội cha
mẹ học sinh tham gia hội đồng khen thưởng, kỷ luật của nhà trường.
Tham mưu với địa phương đưa kết quả xếp loại đạo đức học sinh làm
một tiêu chuẩn để xét chọn gia đình văn hóa, xếp loại đảng viên, xếp loại
hội viên của cha mẹ học sinh. Ký kết liên tịch với công an địa phương
trong việc quản lý việc thực hiện nề nếp và pháp luật của học sinh. Thông
báo về địa phương những học sinh cá biệt vi phạm đạo đức, phối hợp với
địa phương, gia đình cùng giáo dục. Phối kết hợp với công an ngăn chặn
những hành vi vi phạm đạo đức và pháp luật của học sinh. Bàn giao học
sinh về sinh hoạt hè tại các địa bàn dân cư do Đoàn thanh niên địa
phương phụ trách, nhà trường cử giáo viên về thực tế phối hợp thực hiện.
Biện pháp 7: Nâng cao vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong
công tác giáo dục đạo đức học sinh
Mục đích
Phát huy vai trò đặc biệt quan trọng của lực lượng giáo viên chủ
nhiệm để nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh vì giáo viên
chủ nhiệm là người quản lý mọi hoạt động của lớp học, là người triển
khai mọi kế hoạch của nhà trường đến từng học sinh.
Nội dung
Không ngừng nâng cao năng lực, bồi dưỡng nghiệp vụ cho giáo
viên chủ nhiệm thông qua việc tập huấn, tổ chức các hội thảo, sinh hoạt
các chuyên đề về công tác chủ nhiệm, về nội dung giáo dục đạo đức cho
học sinh…
Các bước tiến hành
- Ngay từ đầu năm học, BGH nhà trường lựa chọn phân công đội
ngũ giáo viên chủ nhiệm trước khi phân công công tác chuyên môn.
- GVCN được chọn phải đáp ứng được các tiêu chí như có lập
trường tư tưởng vững vàng, có phẩm chất chính trị, có đạo đức tốt, lối
sống giản dị, yêu nghề, chuyên môn tốt, có uy tín, có năng lực tổ chức
các hoạt động tập thể, có tinh thần trách nhiệm cao, biết yêu thương và
tôn trọng học sinh…
- Xây dựng các tiêu chí đánh giá thi đua cụ thể rõ ràng làm cơ sở
cho giáo viên chủ nhiệm phấn đấu.
- Tổ chức các hội thảo, các buổi sinh hoạt chuyên đề như: công tác
chủ nhiệm lớp, công tác giáo dục đạo đức cho học sinh, giáo dục học sinh
cá biệt… để các giáo viên chủ nhiệm cùng bàn bạc, rút kinh nghiệm và
tìm ra các phương pháp phù hợp…
- Phân công 01 phó hiệu trưởng phụ trách công tác chủ nhiệm lớp,
công tác khen thưởng – kỷ luật học sinh. Thường xuyên kiểm tra các
thông tin, báo cáo qua các kênh phối hợp giáo dục. Kịp thời tuyên dương,
khen thưởng, phê bình, nhắc nhở những tập thể, cá nhân thực hiện tốt và
chưa tốt trước lớp, trước cờ hàng tuần. Tìm ra các nguyên nhân, bài học
kinh nghiệm, điều chỉnh kế hoạch.
5. Hiệu quả
* Hiệu quả xã hội
Bước đầu áp dụng 7 biện pháp trên tại Trung tâm GDNN - GDTX ở
năm học 2019 – 2020 đã cho thấy sự chuyển biến tích cực về chất lượng
giáo dục đạo đức của học sinh. Cụ thể:
Bảng so sánh kết quả xếp loại hạnh kiểm năm học 2018 – 2019 và
năm học 2019 – 2020

Trung
Tốt Khá Bình Yếu Kém
Số HS Tỷ lệ Số Tỷ
Năm Toàn Số Tỷ lệ Số (%) HS Tỷ lệ Số Tỷ lệ Số lệ
học trường HS (%) HS (%) HS (%) HS (%)
2018
-
2019 720 420 58.3 232 32.2 62 8.6 6 0.8 0 0
2019
-
2020 720 452 62.8 240 33.3 25 3.5 3 0.4 0 0

(-)
giảm 37 5.1 3 0.4

(+)
tăng 32 4.5 8 1.1
Bảng thống kê tình hình vi phạm kỷ luật trong học sinh năm
học 2019 – 2020
Hình thức kỷ luật đã áp dụng
Năm TSHS vi
học phạm Ghi
chú
Phê Khiển Cảnh Buộc
bình trách cáo thôi học
có thời
hạn
2019 - 12 8 4
2020
Tăng so
với 2018
- 2019
Giảm so 2 4 2
với 2018
- 2019

Từ 02 bảng so sánh trên ta thấy chất lượng của công tác giáo dục
đạo đức học sinh tại Trung tâm GDNN - GDTX đã bước đầu có những
kết quả khả quan. Nếu áp dụng tốt và triệt để 07 biện pháp quản lý đã
nêu chắc chắn sẽ nâng cao hiệu quả công tác giáo dục đạo đức cho học
sinh, góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ giáo dục năm học của nhà
trường.
* Hiệu quả kinh tế:
- Tránh tổn thất kinh phí cho nhà trường, gia đình học sinh và xã
hội.
- Tạo điều kiện về kinh tế cho các em sau này.
6. Kết luận
Từ kết quả nghiên cứu lí luận và thực tiễn chúng tôi rút ra một số
kết luận chủ yếu sau đây:
Đạo đức là gốc, là nền tảng của sự phát triển nhân cách con
người.
Ở mọi thời đại, mọi quốc gia, vấn đề đạo đức và giáo dục đạo đức
là công việc quan trọng luôn được quan tâm và tạo mọi điều kiện. Ở
nước ta, mục tiêu của nhà trường THPT là đào tạo ra những con người
phát triển toàn diện. Do đó, công tác quản lý giáo dục đạo đức học sinh
là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong nhà trường phổ thông
hiện nay.
Từ kết quả nghiên cứu
Thực trạng công tác giáo dục đạo đức cho học sinh Trung tâm
GDNN - GDTX cho thấy: Đại đa số học sinh nhà trường có nhận thức tốt
về vai trò và tầm quan trọng của công tác giáo dục đạo đức. Tuy nhiên
vẫn còn một bộ phận học sinh chưa nhận thức đúng về vai trò, tầm quan
trọng của công tác giáo dục đạo đức, do đó còn thờ ơ xem thường kỷ
cương nề nếp nhà trường dẫn tới vi phạm nội quy, quy chế như: nghỉ học,
đánh nhau, quay cóp, hút thuốc, chửi thề, không thuôc bài…CBQL, giáo
viên nhà trường đã có nhận thức khá cao về vai trò và tầm quan trọng của
công tác giáo dục đạo đức cho học sinh, đã tích cực thực hiện các biện
pháp nhằm giáo dục học sinh phát triển toàn diện đáp ứng yêu cầu của xã
hội. Tuy nhiên, công tác quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh
của nhà trường còn bộc lộ một số hạn chế và bất cập chưa đáp ứng yêu
cầu giáo dục đạo đức trong giai đoạn hiện nay.
Qua nghiên cứu cơ sở lý luận, phân tích thực trạng
Tôi đề xuất 7 biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng giáo
dục đạo đức học sinh ở Trung tâm GDNN - GDTX. Các biện pháp đã
được tiến hành khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi. Kết quả đa số
cho rằng 7 biện pháp chúng tôi đề xuất đều có tính khả thi và cần thiết.
7. Kiến nghị
Đối với Bộ Giáo dục & Đào tạo
- Tăng cường công tác quản lý chỉ đạo hoạt động giáo đạo đức cho
học sinh, chịu trách nhiệm xây dựng, thống nhất kế hoạch, mục tiêu, nội
dung chương trình phù hợp với đặc điểm người học, trình độ giáo dục,
điều kiện vùng miền để ngăn ngừa và phòng chống các hiện tượng trái
với chuẩn mực của xã hội.
- Tăng chế độ cho đội ngũ làm công tác chủ nhiệm lớp, vì đây là
lực lượng đặc biệt quan trọng trong việc triển khai thực hiện nhiệm vụ kế
hoạch giáo dục của nhà trường.
Đối với Sở Giáo dục & Đào tạo
- Chỉ đạo các trường cụ thể hoá kế hoạch giáo dục đạo đức từng
năm học. Hàng năm nên tổ chức các buổi hội thảo, chuyên đề về giáo dục
đạo đức để các trường có thể học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau trong công tác
quản lý.
- Tổ chức các lớp bồi dưỡng cho giáo viên về kỹ năng vận dụng bài
học vào giáo dục đạo đức. Đối với GVCN cần bồi dưỡng kỹ năng lập kế
hoạch chủ nhiệm.
Đối với nhà trường
- Tăng cường sự quan tâm chỉ đạo sát sao hơn nữa của chi bộ
Đảng, Ban Giám hiệu, các tổ chức đoàn thể, các lực lượng giáo dục trong
và ngoài trường đối với công tác giáo dục đạo đức cho học sinh.
- Thường xuyên đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức
để giáo dục cho học sinh, nhằm thu hút người học tham gia học tập rèn
luyện một cách tích cực.
- Việc kiểm tra đánh giá kết quả của hoạt động giáo dục đạo đức
cho học sinh phải đảm bảo công bằng, công khai, khen thưởng, phê bình,
nhắc nhở kịp thời.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban tư tưởng - Văn hoá Trung ương (2007), Đẩy mạnnh học tập
và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà
nội.
2. Nguyễn Lương Bằng (2012), Tiêu chí đánh giá, xếp loại đạo đức
học sinh phổ thông- một số vấn đề đặt ra trong bối cảnh hiện nay, Tạp chí
Đại học Sài Gòn, số 8.2012, tr.77- 83.
3. Nguyễn Trọng Chuẩn, Nguyễn Văn Phúc (2003), Mấy vấn đề đạo
đức trong điều kiện kinh tế thị trường nước ta hiện nay, Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội.
4. Đảng cộng sản Việt Nam (2009), Kết luận của Bộ Chính trị về
tiếp tục thực hiện Nghị quyết TƯ (khoá VIII), phương hướng phát triển
giáo dục và đào tạo đến năm 2020.
5. Đảng cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
6. Luật giáo dục 005. NX Chính trị Quốc gia.
7. Huỳnh Khải Vinh (Chủ biên) (2001), Một số vấn đề về lối sống,
đạo đức, chuẩn giá trị x hội, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

You might also like