You are on page 1of 7

PHỤ LỤC: MẪU BÀI BÁO CÁO THU HOẠCH TUẦN SINH HOẠT CÔNG DÂN – HSSV

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG


CƠ SỞ II TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
---------o0o---------

BÁO CÁO THU HOẠCH


TUẦN SINH HOẠT CÔNG DÂN – SINH VIÊN K61
Năm học 2022-2023

Họ và tên sinh viên: Lê Ngô Mỹ thuyên Mã lớp: ML61.2


Mã số sinh viên: 2215115274 Số trang bài làm: 05

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2022


2

PHẦN BÀI LÀM

Câu 1 (3 điểm): Theo bạn, việc thực hiện các quy định văn hóa ứng xử, văn minh
học đường sẽ ảnh hưởng như thế nào đến sự hình thành phong cách của sinh viên
Ngoại thương? Bạn có thể làm gì để góp phần xây dựng và phát huy hơn nữa các
nét đẹp văn minh học đường tại Cơ sở II Trường ĐH Ngoại thương tại TP. HCM?

Theo em, việc thực hiện các quy định văn hóa ứng xử, văn minh học đường sẽ ảnh
hưởng đến sự hình thành phong cách của sinh viên Ngoại thương :
1. Quy định văn hóa ứng xử, văn minh học đường là những chuẩn mực về
đạo đức, hành vi, thái độ, cử chỉ, lời nói của học sinh, sinh viên, giáo viên
trong giao tiếp với mọi người xung quanh. Xây dựng chuẩn mực văn hóa
học đường giúp cho các thành viên trong nhà trường có nhận thức đúng,
suy nghĩ, tình cảm, hành vi tốt đẹp, thực hiện văn hóa ứng xử lành mạnh,
xây dựng cơ sở để đảm bảo chất lượng giáo dục của Nhà trường. Trường
đại học Ngoại Thương với hơn 60 năm hình thành và phát triển đã tạo nên
một hệ thống văn hóa ứng xử, văn minh học đường tốt đẹp xuyên xuốt
biết bao thế hệ học sinh, sinh viên. Điều đó dường như đã trở thành một
nét truyền thống tốt đẹp được các thế hệ sinh viên, cán bộ công nhân viên
chức giữ gìn, kế thừa, và phát huy.
2. Trong môi trường văn hóa ứng xử học đường văn minh của trường đại
học Ngoại thương, sinh viên sẽ được tiếp xúc, học tập và rèn luyện về tác
phong, thái độ, cử chỉ, lời nói, hành động chuẩn mực. Từ đó sẽ ảnh hưởng
đến sự hình thành phòng cách của sinh viên Ngoại Thương. Khi sinh viên
được tiếp xúc với thầy cô, bạn bè - những người thực hiện đúng quy định
về văn hóa ứng xử, văn minh học đường (Sinh viên biết chào hỏi, kính
trọng, lịch sự, lễ phép với thầy cô. Tôn trọng, cởi mở, hòa đồng, nhiệt
thành với bạn bè, anh chị. Giáo viên luôn sẵn lòng giúp đỡ, lắng nghe, hỗ
trợ và tôn trọng ý kiến của sinh viên,...) dần dần sẽ hình thành nên ý thức
về chuẩn mực hành vi ứng xử trong nhà trường. Việc thực hiện tốt quy
định văn hóa ứng xử, văn minh học đường sẽ giúp sinh viên điều chỉnh
được hành vi, cảm xúc và nhận thức của bản thân. Xây dựng một thái độ
cầu tiến, tôn trọng, lịch sự trong học tập và trong công việc sau này. Tạo
3

lập những mối quan hệ tốt đẹp, hình thành nên phong cách bản thân với ý
thức, phẩm chất và thái độ tốt đẹp.
3. Tuy nhiên môi trường lành mạnh cũng chỉ là yếu tố khách quan, để có thể
học hỏi, phát triển đúng hướng, thực hiện tốt văn hóa ứng xử, văn minh
học đường cần phải có yếu tốt chủ quan đó chính là nhận thức của bản
thân mỗi sinh viên. Nếu một sinh viên không thể kiểm soát hành vi bản
thân hoặc nhận thức sai lệch, vi phạm các quy định về văn hóa ứng xử,
văn minh học đường của nhà trường thì cũng sẽ ảnh hưởng đến việc hình
thành phong cách cá nhân. Bản thân sinh viên đó sẽ có những hành vi
lệch chuẩn (ví dụ: không tôn trọng thầy cô, bạn bè. Không alwngs nghe,
chia sẻ, cởi mở, cầu tiến,... Hoặc có những lời nói không phù hợp, gây tổn
thương,...)

Việc thực hiện các quy định văn hóa ứng xử, văn minh học đường sẽ ảnh hưởng trực
tiếp đến thái độ, tư duy, nhận thức, hành động của sinh viên. Từ đó ảnh hưởng đến sự
hình thành phong cách của sinh iên Ngoại Thương.

Để góp phần xây dựng và phát huy hơn nữa các nét đẹp văn minh học đường tại Cơ sở
II Trường ĐH Ngoại Thương tại TP.HCM em sẽ:

- Tuân thủ đúng cấc quy định của Nhà trường


- Kính trọng, lịch sự, lễ phép với thầy, cô
- Tích cực hợp tác với cán bộ - giáo viên – nhân viên trong hoạt ddoongj giáo dục
và đào tạo
- Tôn trọng, cởi mở, lắng nghe, sẵn sàng giúp đỡ, học hỏi từ bạn bè
- Không ghen ghét đố kị, xích mích, bè phái, mất đoàn kết
- Thể hiện đức tính khiêm tốn, cầu thị, biết nhận lỗi và sửa lỗi khi sai sót
- Dũng cảm đấu tranh, lên án những hành vi vi phạm quy định về văn hóa ứng xử,
văn minh học đường
- Tiếp nối, phát huy và giữ gìn truyền thông tốt đẹp của Nhà trường

Câu 2 (3 điểm): Hãy trình bày sứ mệnh và phương châm hành động của
Trường Đại học Ngoại thương. Cảm nghĩ của bạn về sứ mệnh và phương châm
hành động này? Bạn sẽ làm gì để góp sức thực hiện sứ mệnh và phương châm
đó? Bạn mong muốn Cơ sở II sẽ hỗ trợ gì để bạn trở thành một phiên bản tốt
hơn của chính mình
4

Sứ mệnh và phương châm hành động của Trường ĐH Ngoại thương là:

- Sứ mệnh: Phụng sự xã hội bằng sự xuất sắc trong giáo dục, sáng tạo và chuyển
giao tri thức
- Phương châm hành động: Khác biệt để dẫn đầu

Trường ĐH Ngoại Thương mang trên mình sứ mệnh “Phụng sự xã hội bằng sự xuất
sắc trong giáo dục, sáng tạo và chuyển giao tri thức”. Bản thân em thật sự ấn tượng
với từ “phụng sự”, một từ cũng đã đủ để thể hiện sự quyết tâm, tinh thần cống hiến
hết sức mình cho giáo dục của Trường ĐH Ngoại Thương, lan tỏa giá trị đến với
cộng đồng, với xã hội bằng sự xuất sắc trong giáo dục, sáng tạo và chuyển giao tri
thức. Với cương vị là một trường ĐH top đầu cả nước về đào tạo các ngành kinh tế,
Trường ĐH Ngoại Thương đã đặt lợi ích của giáo dục lên hàng đầu. Qua đó cũng
thể hiện sự chuyên nghiệp, hết lòng, hết sức của trường trong việc cống hiến cho
nền giáo dục nước nhà.

Về phương châm hành động “Khác biệt để dẫn đầu”. Sự khác biệt là điều không thể
thiếu trong bất cứ cộng đồng nào, đặc biệt là trong môi trường năng động và sáng
tạo như trường ĐH Ngoại thương. Và trường đã luôn tôn trọng những sự khác biệt
đó bằng phương châm “Khác biệt để dẫn đầu”. Khác biệt nhưng hòa hợp. Mỗi cá
nhân, mỗi sinh viên đều là một sự khác biệt, và những sự khác biệt đó đã cùng về
đây, dưới mái nhà Ngoại thương, cùng nhau tạo nên con người Ngoại thương, cùng
nhau tạo nên một sự khác biệt to lớn mang tên “Ngoại thương”. Phương châm như
kim chỉ nam cho mỗi sinh viên không ngại tạo nên sự khác biệt, không ngại thể hiện
cá tính bản thân, thể hiện màu sắc của chính mình để dẫn đầu.

Để góp sức thực hiện sứ mệnh và phương châm đó bản thân em sẽ không ngừng trau
dồi và học hỏi. Sứ mệnh của trường cũng chính là sứ mệnh của mỗi sinh viên. Bản
thân em sẽ không ngừng nổ lực học tập, phát triển để có thể đem những kiến thức,
nền tảng, sức trẻ, sự sáng tạo để phụng sự xã hội, phụng sự đất nước, đem lại giá trị
không những cho bản thân mà còn cho mọi người, cho cộng đồng. Đối với em, sứ
mệnh và phương châm hành động của Ngoại Thương sẽ luôn là kim chỉ nam để bản
thân em không bị lệch hướng, sẵn sàng học hỏi, sẵn sàng khác biệt và tôn trọng sự
khác biệt để dẫn đầu, để cống hiến.
5

Em mong muốn Cơ sở II sẽ luôn bên cạnh sẵn sàng lắng nghe, hỗ trợ sinh viên, chia
sẻ và chỉ dẫn chúng em. Em hy vọng Cơ sở II không chỉ là ngôi trường mà còn luôn
là điểm tựa vững chắc, là ngôi nhà cho mỗi sinh viên chúng em có thể thoải sức
sáng tạo, phát huy khả năng và trở thành phiên bản tốt hơn của chính mình.

Câu 3 (4 điểm): Hãy nêu cơ hội và thách thức khi trở thành sinh viên
Trường Đại học Ngoại thương. Bạn có kế hoạch gì nhằm vượt qua những
thử thách - đồng thời tận dụng các cơ hội nói trên trong năm học 2022-2023
và định hướng 4 năm học tại Cơ sở II? Bạn dự định sẽ tập trung hoàn thiện
những kỹ năng mềm nào để đáp ứng yêu cầu của nghề nghiệp tương lai mà
bạn sẽ chọn?

Cơ hội và thách thức khi trở thành sinh viên Trường ĐH Ngoại thương, kế hoạch để
bản thân vượt qua thử thách và tận dụng những cơ hội đó:

1. Cơ hội: Khi được trở thành sinh viên trường ĐH Ngoại Thương – một trong
những ngôi trường hàng đầu về đào tạo các ngành kinh tế - bản thân em đã có rất
nhiều cơ hội để học hỏi và phát triển bản thân. Đầu tiên là khi còn ngồi trên ghế
nhà trường, em được học tập trong một môi trường năng động và sáng tạo. Ở đây
em được tiếp xúc và học hỏi với những người bạn, những anh chị rất xuất sắc.
Họ luôn tận tình giúp đỡ, lắng nghe những khó khăn và chỉ dẫn em. Em học
được rất nhiều từ các bạn và các anh chị. Không những thế, các thầy cô luôn
nhiệt tình và tận tụy với sinh viên. Đặc biệt, đặc sản của ngoại thương chính là
các câu lạc bộ. Ở đây em có cơ hội để trải nghiệm rất nhiều câu lạc bộ về các
lĩnh vực khác nhau. Và đó sẽ là hành trang và trải nghiệm tuyệt vời mà chỉ có ở
Ngoại thương em mới có thể có được. Tiếp theo chính là cơ hội việc làm sau
này. Với những kiến thức, kĩ năng mà em được học tập và rèn luyện trong những
năm sắp tới trong một môi trường năng động như Ngoại thương chắc chắn sẽ là
một lợi thế rất lớn để sau này em có thể tìm kiếm công việc phù hợp. Không
những thế, với danh tiếng mà Ngoại thương có được cũng sẽ là một lợi thế cho
sinh viên tìm kiếm việc làm sau này. Vì vậy, mà bản thân em chắc chắn sẽ nắm
bắt tốt cơ hội này, không ngại phạm sai lầm, không ngại lăn xả để tận dụng hết
những điều kiện mà nhà trường, thầy cô và bạn bè mang lại.
2. Thách thức: Bản thân em nghĩ danh xưng “sinh viên Ngoại thương” thật không
dễ dàng để đảm nhận chút nào. “Sinh viên Ngoại thương ra trường lương nghìn
6

đô” chắc hẳn là một câu nói rất quen thuộc. Để có thể thể hiện bản thân bắt kịp
với môi trường sôi nổi, năng động của Ngoại thương thì bản thân em phải trở
nên cởi mở và chủ động học hỏi hơn. Em nghĩ áp lực cũng sẽ rất nhiều, áp lực để
không lạc lõng trong môi trường ai cũng năng động, giỏi giang. Áp lực để giữ
vững truyền thống tốt đẹp khi đào tạo ra những sinh viên xuất sắc của Ngoại
thương. Áp lực để sau 4 năm dưới mái trường Ngoại thương bản thân có thể tự
tin bước tiếp quãng đường còn lại đầy tự tin và tự hào. Tuy thách thức chắc chắn
sẽ không ít, có thể sẽ đánh gục bản thân, tuy nhiên em sẽ luôn giữ vững kiên
định ban đầu, luôn nhớ về lý do vì sao bản thân lại muốn vào ngôi trường Ngoại
Thương này để nổ lực và cố gắng, biến những thách thức trở thành cơ hội để bản
thân học hỏi và phát triển.
Định hướng 4 năm học tại cơ sở II:
1. Năm nhất:
- Trau dồi thêm kĩ năng và kiến thức bằng cách tham gia các hoạt động, sự kiện,
các câu lạc bộ
- Học tiếng anh, tin học văn phòng
- Đạt mục tiêu GPA
2. Năm 2
- Tìm công việc làm thêm để có thêm trải nghiệm
- Lấy bằng IELTS
3. Năm 3
- Được thực tập các công việc liên quan tới chuyên ngành
- Học tốt hơn tiếng anh chuyên ngành
4. Năm 4
- Tốt nghiệp đúng hạn
- Tìm kiếm đượ công việc phù hợp
Kĩ năng mềm cần tập trung hoàn thiện để đáp ứng nhu cầu của nghề nghiệp
tương lai:
- Kĩ năng giao tiếp
- Kĩ năng tư duy phản biện
- Kĩ năng lên kế hoạch
- Kĩ năng tiếng anh, tin học văn phòng
- Học thêm ngôn ngữ thứ 3
7

You might also like