You are on page 1of 2

Câu 1: Thực hành phân tích việc thực hiện quy tắc ứng xử và an toàn học đường

trong lớp học, trường học tại đơn vị công tác của thầy/cô

TRẢ LỜI:
Xây dựng văn hóa ứng xử trong các trường học là một hoạt động giáo dục hệ giá trị, các
chuẩn mực văn hóa giúp cho các thành viên trong nhà trường có nhận thức đúng, suy nghĩ, tình
cảm, hành vi tốt đẹp, thực hiện văn hóa ứng xử lành mạnh, xây dựng cơ sở để đảm bảo chất
lượng giáo dục của Nhà trường.
Văn hóa là thể tổng hòa những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong
quá trình lịch sử. Văn hóa ứng xử là một biểu hiện của giao tiếp, là sự phản ứng của con người
trước sự tác động của người khác với mình trong một tình huống nhất định được thể hiện qua
thái độ, hành vi, cử chỉ, cách nói năng của con người nhằm đạt kết quả tốt trong mối quan hệ
giữa con người với nhau. Văn hóa ứng xử chính là những đặc điểm tính cách của cá nhân được
thể hiện qua thái độ, hành vi, cử chỉ, lời nói của từng cá nhân trong giao tiếp xã hội. Văn hóa
ứng xử học đường thực chất là đề cập đến các giá trị, chuẩn mực văn hóa điều chỉnh nhận thức,
thái độ, hành vi, tác phong, cử chỉ, lời nói của giáo viên, học sinh trong giao tiếp với mọi người
xung quanh. Đó là yếu tố rất quan trọng để rèn luyện nhân cách và giáo dục học sinh.
Xây dựng văn hóa ứng xử trong các trường học là một hoạt động giáo dục hệ giá trị, các
chuẩn mực văn hóa giúp cho các thành viên trong nhà trường có nhận thức đúng, suy nghĩ, tình
cảm, hành vi tốt đẹp, thực hiện văn hóa ứng xử lành mạnh, xây dựng cơ sở để đảm bảo chất
lượng giáo dục của Nhà trường. Ngày 03/10/2018, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết
định 1299/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học giai đoạn
2018- 2025”. Mục tiêu chung là “Tăng cường xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học nhằm
tạo chuyển biến căn bản về ứng xử văn hóa của cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên, học sinh
để phát triển năng lực, hoàn thiện nhân cách, lối sống văn hóa; xây dựng văn hóa trường học
lành mạnh, thân thiện; nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo; góp phần xây dựng con người
Việt Nam: yêu nước, nhân ái, nghĩa tình, trung thực, đoàn kết, cần cù, sáng tạo”. Điều này cho
thấy, văn hóa ứng xử trong trường học là vấn đề hết sức quan trọng, được cả xã hội quan tâm.
Thực tế thời gian qua trong ngành giáo dục đôi lúc còn có một số cán bộ quản lý khi giao
tiếp với cấp dưới sử dụng ngôn ngữ nặng nề, cứng nhắc. Đôi khi còn bộc lộ tính nóng nảy quát
nạt, áp đặt. Từ đó tạo ra không khí nặng nề, căng thẳng trong công việc. Phê bình cấp dưới
không đúng nơi, đúng chỗ, thiếu tế nhị, gây tâm lý căng thẳng dễ dẫn đến mặc cảm và gây hiểu
lầm lẫn nhau, hiện tượng mất dân chủ, bằng mặt không bằng lòng vẫn còn xảy ra trong một số
các trường học. Một số ít giáo viên đôi lúc còn phát ngôn chưa thật sự chuẩn mực, trong các
cuộc họp có lúc phát biểu không tuân theo điều hành của chủ trì cuộc họp. Học sinh còn một số
ít có lối sống thực dụng, buông thả, không coi trọng giá trị đạo đức đã và đang diễn ra nhiều
nơi. Lôi kéo để đánh nhau, một số khác lại thản nhiên theo dõi việc đánh nhau và quay video
đăng lên mạng.
Văn hóa ứng xử có vai trò rất lớn và cần xem và đặt nó thành ý thức đi sâu của mỗi cán bộ,
viên chức, học sinh trong nhà trường bằng nhiều hình thức, phương pháp, cụ thể như:
– Tuyên truyền sâu rộng, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản
lý giáo dục, nhân viên, học sinh, gia đình và cộng đồng về các chủ trương, đường lối của Đảng,
chính sách, pháp luật của Nhà nước về giáo dục đạo đức, lối sống, văn hóa ứng xử trong
trường học; về mục đích, ý nghĩa, biện pháp, trách nhiệm của nhà trường, gia đình người học,
tổ chức, đoàn thể, chính quyền địa phương đối với việc xây dựng văn hóa ứng xử trong trường
học; về thái độ, hành vi, ngôn ngữ, chuẩn mực của người học, nhà giáo, cán bộ, nhân viên
trong trường học.
– Tuyên truyền, giáo dục lòng yêu nước, yêu thương con người và truyền thống văn hóa
ứng xử của dân tộc ta; nêu gương cán bộ, nhà giáo, nhân viên và người đứng đầu nhà trường
trong xây dựng văn hóa ứng xử, các cá nhân điển hình, mô hình nhà trường thực hiện tốt công
tác xây dựng văn hóa ứng xử. Tuyên truyền thông qua tổ chức cuộc thi, hội nghị, hội thảo, tọa
đàm, diễn đàn về ứng xử văn hóa trong trường học cho nhà giáo, người học tham gia; tăng
cường ứng dụng công nghệ thông tin, internet và mạng xã hội trong hoạt động tuyên truyền.
– Thực hiện tốt việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp liên quan và chịu trách
nhiệm về công tác xây dựng và thực hiện giáo dục văn hóa ứng xử, văn hóa học đường đối với
đội ngũ cán bộ quản lý, công chức, viên chức, học sinh trong toàn trường.
– Chỉ đạo tổ chức tuyên truyền về văn hóa ứng xử trong trường học, trong các gia đình học
sinh, sinh viên; tổ chức các hoạt động giáo dục văn hóa ứng xử, hoạt động văn hóa, thể thao
cho học sinh nhân các ngày lễ lớn trong năm.
– Chỉ đạo triển khai, tuyên truyền các nhiệm vụ, giải pháp xây dựng văn hóa ứng xử đến
từng viên chức, người lao động, học sinh của Trường. Cán bộ quản lý, nhà giáo đi đầu trong
việc thực hiện quy tắc ứng xử làm gương để học sinh, sinh viên noi theo.
– Nhà trường cần ban hành các quy định về văn hóa ứng xử tại Trường lồng ghép vào các
quy định, quy chế như: Quy chế văn hóa công sở, Quy định đánh giá xếp loại công chức, viên
chức hàng tháng, Quy chế công tác học sinh.
– Nâng cao năng lực ứng xử văn hóa; giáo dục ý thức tuân thủ pháp luật, lối sống văn hóa
của học sinh thông qua việc tự học, tự rèn luyện các kỹ năng sống, kỹ năng nghề nghiệp cần
thiết phù hợp với lứa tuổi để vận dụng vào thực tiễn cuộc sống.
– Phát huy vai trò của tổ chức Đoàn, Đội tổ chức đa dạng hình thức giáo dục ứng xử văn
hóa, thể hiện tinh thần yêu nước, tôn trọng giá trị lịch sử truyền thống văn hóa tốt đẹp cho học
sinh.
Tăng cường tổ chức các hoạt động giáo dục góp phần trong công tác thi đua xây dựng
trường học văn hóa, văn hóa ứng xử, thực hiện nếp sống văn minh, lịch sự trong cán bộ quản
lý, giáo viên, nhân viên, học sinh thiết thực, thường xuyên, hiệu quả.

You might also like