You are on page 1of 6

3.

1 Giải pháp nâng cao ý thức văn hóa học đường cho sinh viên Trường Đại học
Bách khoa-ĐHQG.HCM

Phát triển Đất nước theo hệ thống XHCN thì vấn đề giải phóng con người là một
thứ không thể không đề cập đến- nói cách khác cách mạng văn hóa để giải phóng con
người giữ một vị trí hết sức quan trọng, là nhân tố quyết định của mọi thành công.
Trong đó nâng cao văn hóa nói chung và văn hóa học đường nói riêng là một tiền đề
quan trọng để đào tạo những con người có ích cho xã hội sau này.

Văn hóa học đường là một khái niệm không còn xa lạ với bất cứ ai. Đối với sinh
viên trường Đại học Bách khoa-ĐHQG.HCM- một trường top đầu về kỹ thuật tại
miền Nam lại càng không thể xa lạ được với khái niệm này, nhưng ấy mà ở đâu đó
trong suy nghĩ, hành vi của một bộ phận sinh viên lại đi ngược với cái đúng, cái chuẩn
mực về văn hóa học đường. Qua đó, nhóm có đề xuất những giải pháp nâng cao văn
hóa học đường cho sinh viên trường Đại học Bách khoa-ĐHQG.HCM:

3.1.1 Các giải pháp khách quan:

Môi trường là nhân tố quan trọng trong việc hình thành nên các hành vi và suy nghĩ
của mỗi các nhân và trong môi trường học thuật cũng như vậy: từ không gian học tập
sinh hoạt tập thể, câu lạc bộ, môi trường cảnh quan, … đến giảng viên hay sự quan
tâm khịp thời cũng là một trong những điều ảnh hưởng ít nhiều đến tâm lý của mỗi
sinh viên từ đó nó định hình đến một phần của văn hóa học đường trong trường Đại
học Bách khoa.

Nhà trường cần quan tâm hơn nữa đến việc tuyên truyền cho cán bộ, viên chức,
giảng viên và sinh viên thực hiện tốt nét đẹp văn hóa học đường để tạo ra môi trường
trường học thân thiện, sinh viên tích cực. Đồng thời, nhà trường cần đẩy mạnh việc
rèn luyện kỹ năng sống cho SV, giúp SV có các kỹ năng ứng phó linh hoạt với các
tình huống trong học tập, làm việc và cuộc sống. Đồng thời, nhà trường cũng cần chú
trọng việc tân trang vật tư cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ các hoạt động ngoại
khóa bổ ích, hấp dẫn cho SV. Bên cạnh đó, nhà trường cũng nên tăng cường hơn nữa
việc phối hợp chặt chẽ giữa gia đình - nhà trường - xã hội trong việc giáo dục văn hóa
học đường cho sinh viên. Định kỳ họp giao ban với chính quyền địa phương có SV ở
trọ để hỗ trợ nhà trường trong việc giáo dục văn hóa học đường cho sinh viên. Nhà
trường cần phải ban hành quy định về thực hiện nếp sống văn hóa học đường trong
Trường và thông báo rộng rãi toàn trường để sinh viên thực hiện, nhằm đảm bảo tính
nghiêm túc và hiệu quả hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học hướng tới mục tiêu
giáo dục toàn diện tại Trường. Và các đơn vị trực thuộc nhà trường phải có cam kết,
có kiểm tra, đánh giá thường xuyên việc thực hiện văn hóa học đường tại đơn vị mình
quản lý. Nhà trường cần thành lập các phòng Tham vấn học đường nhằm hỗ trợ, giúp
đỡ sinh viên khi các bạn gặp khó khăn về tâm lí. Người làm công tác tham vấn phải
được đào tạo bài bản về kiến thức tâm lí nói chung và các kĩ năng tham vấn nói riêng
(các giảng viên giàu kinh nghiệm, các cán bộ Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên giỏi)
nhằm gần gũi với các sinh viên qua đó giúp các bạn hiểu rõ về văn hóa học đường một
cách tự nhiên hơn.

Ngoài nhà Trường thì thầy cô đứng lớp là những tấm gương sáng truyền đạt trực
tiếp cho sinh viên không những con chữ mà còn về văn hóa học đường. Giảng viên
phải xây dựng mối quan hệ tốt giữa thầy và trò một cách đúng mực, nghiêm túc, giản
dị và chân thành. Giảng viên phải xác định đúng vai trò, nghĩa vụ và trách nhiệm đối
với việc dạy chữ và dạy người. Các thầy cô cần thường xuyên động viên, nhắc nhở và
khuyến khích sinh viên tự giác và tích cực thực hiện văn hóa học đường. Lồng ghép
công tác giáo dục việc thực hiện văn hóa học đường cho sinh viên vào bài giảng, các
tiết sinh hoạt lớp một cách hợp lý, sinh động, hấp dẫn.

Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên chú trọng công tác tổ chức xây dựng và thực hiện
văn hóa học đường lồng ghép vào các hoạt động, phong trào tập thể: các phong trào
văn hóa, văn nghệ, thể dục - thể thao, phong trào sinh viên tình nguyện, ... trong
những buổi học tập, sinh hoạt ngoại khóa của các lớp sinh viên. Ngoài ra, cơ sỡ vật
chất trang thiết bị các đoàn hội nên chú trọng hơn trong việc đầu tư nhằm tạo sức hút
và sự hứng thú khi tham gia nhằm tạo sự mới mẻ qua các năm học.

Phòng Công tác Chính trị và Sinh viên thường xuyên tổ chức các buổi tọa đàm, trao
đổi về văn hóa học đường, thực trạng và đề xuất các giải pháp nâng cao văn hóa học
đường trong sinh viên. Bên cạnh, Phòng cũng nên tăng cường kiểm tra việc thực hiện
văn hóa học đường của các khoa, lớp và cá nhân các sinh viên; đề nghị với Nhà
trường xử lý cá nhân sinh viên không thực hiện tốt về văn hóa học đường; định kỳ
hàng năm tổ chức tổng kết việc thực hiện văn hóa học đường của sinh viên. Kịp thời
khen thưởng những tập thể lớp và cá nhân thực hiện tốt văn hóa học đường. Đồng
thời, Phòng Công tác Chính trị và Sinh viên cũng cần phải cải tiến cách đánh giá điểm
rèn luyện của sinh viên, trong đó tăng dần điểm số các tiêu chí về văn hóa học đường.
3.1.2 Các giải pháp chủ quan:
Sinh viên nói chung và sinh viên Trường Đại học Bách khoa HCM nói riêng là bộ
phận chính giúp định hình nên văn hóa học đường của Trường. Không những về số
lượng mà cả chất lượng của mỗi sinh viên điều tác động không nhỏ đến bộ mặt của
nhà Trường. Vì vậy mỗi cá nhân sinh viên cần phải có những hành vi đúng mực về
vấn đề văn hóa học đường nhằm thể hiện mình là một sinh viên không những có học
thuật tốt mà còn có những chuẩn mực văn hóa.
Về giao tiếp và ứng xử giữa sinh viên với nhau trong thời gian gần đây đã có nhiều
sự thay đổi, nhất là trong cách nói chuyện với nhau nơi công cộng. Nếu để ý lắng nghe
những cuộc đối thoại của nhiều sinh viên (cả nam và nữ) ta sẽ dễ dàng nhận thấy một
điều là ngày nay các bạn thường sử dụng nhiều từ lóng, tiếng lóng để nói với nhau mà
nếu không phải là người trong cuộc thì khó mà hiểu được. Rồi những câu nói tục,
đoạn nhạc được cải biên lại luôn luôn xuất hiện, những từ ngữ “đệm” vào nghe không
có ý nghĩa gì trong câu nói cứ được lặp đi lặp lại như là sự mở đầu cho mọi câu nói.
Những câu nói cực ngắn, những câu nói mang đầy tính gợi hình cũng được tận dụng
mọi lúc mọi nơi. Sự cẩu thả trong giao tiếp bằng ngôn ngữ, sự thiếu tinh tế trong lựa
chon ngôn từ, sự sáng tạo ra nhiều từ ngữ mới chẳng những không làm phong phú
thêm vốn từ của cá nhân mà đôi khi còn làm nghèo nàn thêm vốn ngôn ngữ của chính
người sử dụng và sự trong sáng của tiếng Việt đồng thời cũng như tạo nên một không
khí mang tính chất “chợ búa” ngay tại môi trường giáo dục Đại học. Thói quen được
hình thành từ những hành động thường ngày mà ta không chú ý đến. Thói quen tốt là
cả một tài sản vô cùng quý giá. Thói quen xấu là một nguyên nhân ngăn cản trên con
đường dẫn đến thành công. Hơn nữa, thói quen sử dụng ngôn ngữ đó hoàn toàn không
phù hợp với một môi trường giáo dục như trường Đại học. Qua đó ta cần biết phải
chọn lọc và tiếp thu những cái tốt, cái hay chứ không thể học bừa, học nhanh mà
không suy nghĩ như vậy.
Trong giao tiếp giữa sinh viên với giảng viên ngày nay cũng có nhiều thay đổi. Nếu
như trước đây, giáo viên là nhân vật trung tâm trong các buổi học, từng lời nói của
giáo viên luôn mang tính giáo dục cao và luôn là khuôn mẫu về mặt kiến thức cũng
như đạo đức cho sinh viên tiếp nhận. Ngày nay, vị trí trung tâm của bài giảng đã
chuyển về phía người học. Sinh viên không còn là người tiếp thu kiến thức một cách
thụ động và thiếu tính phê phán. Khoảng cách giữa thầy và trò cũng ngày càng được
thu hẹp. Quan hệ thầy trò cũng trở nên bớt mang nặng tính chất một chiều thầy nói trò
nghe. Sinh viên ngày càng thể hiện mình là đối tượng tiếp nhận tri thức một cách chủ
động. Bên cạnh đó vẫn còn một bộ phận sinh viên cũng như giáo viên chưa thật sự có
ý thức tốt trong quan hệ giao tiếp. Nhiều sinh viên còn có thái độ thiếu tôn trọng đối
với giảng viên và bài giảng của họ (bấm điện thoại, ăn uống , nói chuyện quá lớn,…)
cũng như thiếu lịch sự và lễ độ trong giao tiếp với giảng viên, nhất là đối với giảng
viên trẻ; không chỉ vậy mà thái độ thờ ơ của sinh viên đối với các cô chú lao công bảo
vệ cũng không được khá là bao, đa số các bạn không coi trọng hay đúng hơn là không
coi ra gì sự tồn tại của họ. Ngay cả mỗi cá nhân sinh viên chúng ta cũng muốn được
tôn trọng, muốn được hưởng những cái tốt nhất của trường (cơ sỡ vật chất chất lượng,
những bài giảng hay và có ý nghĩa, những chia sẻ thực tế của giảng viên, môi trường
trong lành, sạch sẽ, sự an toàn trong khuôn viên,…) thì tại sao chúng ta không thể
dành sự tôn trọng cho chính những người đang tạo ra những giá trị đó cho ta, hãy thôi
thờ ơ về những hành động mà mình gây nên, hãy xem xét lại những hành vi mình làm,
thay đổi tư duy, tập quan sát và hãy học tập cái biết ơn nhiều hơn. Bên cạnh đó những
hành động đó không những thể hiện sự kém văn hóa của cá nhân sinh viên lúc còn
trên ghế nhà trường mà nó còn ảnh hưởng lúc chúng ta ra ngoài xã hội khắc nghiệt
kia.

Về vấn đề ý thức của sinh viên đến việc học của chính bản thân mình cũng là điều
đặc biệt cần chú trọng. Nếu trước đây ý thức của sinh viên trong học tập rất cao, coi
việc học là việc làm đặc biệt thiêng liêng và là con đường dẫn đến thành công, nó
mang lại cho họ nhiều kiến thức, kinh nghiệm, và trả nghiệm. Con đường học tập đối
với họ dường như gặp nhiều khó khăn hơn so với thời điểm hiện tại như cơ sở vật
chất, tài liệu tham khảo, mạng internet,... gần như họ phải tập trung toàn bộ thời gian
công sức tâm trí cuả mình dành cho việc học. Ở thời điểm hiện tại mặc dù điều kiện
học tập trau dồi kiến thức thuận lợi hơn. Nhưng ý thức học tập của sinh viên giảm sút,
việc học bây giờ có nhiều mục đích hơn mục đích thuần túy nhất và anh chị thế hệ đi
trước đã làm: học để lấy kiến thức, học để lấy bằng, học để bằng bạn bằng bè, học để
trốn tránh thực hiện nghĩa vụ quân sự,...Một thực trạng nhức nhối đã và đang diễn ra
trong một bộ phận sinh viên Trường Đại học Bách khoa – ĐHQG.HCM bước chân
vào trường chỉ vì danh tiếng của trường từ nhiều năm nay được thế hệ anh chị để lại,
một thế hệ sinh viên học vì mục tiêu lớn lao, lí tưởng vĩ đại, một thế hệ sinh viên với
có khả năng tạo ra nhiều giá trị cho doanh nghiệp nhiều cống hiến cho xã hội. Chính
những ý thức, tư tưởng lệch lạc ấy dẫn đến một thực trạng sinh viên lười biếng, thiếu
tập trung cho việc học thêm vào đó chương trình đào tạo của Trường Đại học Bách
khoa – ĐHQG.HCM khá nặng nề, đòi hỏi sinh viên phải tập trung, dành nhiều thời
gian để học tập. Kết quả học tập giảm sút, thậm chí có nhiều sinh viên buộc phải dừng
việc học một cách giang dở. Chính vì vậy xây dựng ý thức của sinh viên đối với việc
học là điều vô cùng quan trọng “ Ý thức quyết định hành động ”. một suy nghĩ tích
cực đúng đắn quyết định những hành động sẽ làm, những hành động tích cực đó sẽ là
những đóng góp cho trường, cộng đồng, xã hội và điều quan trọng hơn hết là cho
chính bản thân mình, học để nâng cao nhận thức, nâng cao giá trị của bản thân.

Vấn đề thái độ ứng xử của sinh viên với môi trường và cảnh quan cũng còn
nhiều điều phải bàn. Để tồn tại và phát triển, con người không thể tách khỏi hai mối
quan hệ cơ bản là quan hệ với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. Trong quan
hệ với môi trường tự nhiên, thông qua hành vi của mình, con người thể hiện văn hóa
của mình đối với môi trường, thể hiện trình độ nhận thức của bản thân. Đối với học
đường đó là thái độ, hành vi đối với môi trường, cảnh quan. Đó là hành vi không hái
hoa bẻ cành, không làm hư hỏng hoặc làm sai lệch cấu trúc của các trang thiết bị cũng
như cơ sở vật chất nói chung. Đó là việc không sử dụng các trang thiết bị của nhà
trường sai mục đích, có ý thức trong việc giữ gìn và bảo quản tài sản của nhà trường.
Như có đề cập ở trên vấn đề ăn quà vặt và để rác đúng nơi quy định vẫn còn chưa
khắc phục được ở một bộ phận sinh viên nên các bạn hãy như các bạn khác xem
trường như nhà của chúng ta, nhà sạch thì trường cũng như vậy. Bên cạnh đó các vấn
đề khác như ở nhà xe, thang máy, nhà ăn,… chúng ta cũng nên học tập những nước
bạn văn minh hơn cách xếp hàng trực tự, ý thức; khai thác đúng những giá trị, những
lợi ích phù hợp với những gì được phép chứ không phải là những mưu mẹo, những cái
vô ý mà ta tự đặt ra để trấn an lương tâm mình (sử dụng thang máy, để xe trong khu
vực giảng viên). Tuy nhiên, ta cũng không thể đổ lỗi cho sinh viên hết vào các mặt
trên được vì tải lượng sinh viên quá đông làm ùn tắc, quá tải các các dịch vụ công
cộng đó và phần nào làm cho văn hoá học đường ở đây bị biếng chất; trước hết là về
phía sinh viên nên chủ động đi học sớm hơn để hạn chế kẹt xe, tuân theo điều phối của
các bạn ở nhà xe để tránh tình trạng xô lấn, để xe không đúng nơi quy định; các bạn
nên ưu tiên dùng cầu thang bộ cho các tầng học thấp để hạn chế việc quá tải công suất
của thang máy chứ không thể như vậy mà dùng thang máy giáo viên, hãy coi việc leo
bộ cầu thang là một bài tập cho sức khoẻ, giúp ta có tính thần hơn trước buổi học;…
Về phía nhà Trường thì nên tạo điều kiện hơn nữa để sinh viên có được nhà xe có chất
lượng hơn: bãi xe bằng phẳng ít ổ gà vì sau cơn mưa y như rằng đó là một cái đầm lầy
thử hỏi ai dám đậu xe ở đó và đó cũng là lý do xe không được để đúng nơi quy định,
việc thu phát thẻ xe còn chưa được tối ưu làm ùn tắc, các bạn điều phối chưa thật sự
làm tốt công việc của mình,…

You might also like