You are on page 1of 10

3.

Các hoạt động phát triển năng lực thích ứng với sự thay đổi trong
hoạt động nghề nghiệp của giáo viên
Giáo viên là người đưa chương trình giáo dục vào thực tiễn lớp học để người học
hoàn thành được chương trình và đạt đến mong đợi từ thiết kế. Chất lượng giáo viên
(CLGV) quyết định chất lượng giáo dục của nhà trường, chất lượng học tập của HS. Từ
những đổi mới về quan điểm về người học và sự thay đổi ở mục tiêu đặt ra yêu cầu đối với
giáo viên đã có những thay đổi căn bản. Hơn nữa, xã hội ngày càng phát triển và trở nên đa
dạng, phức tạp hơn, những yêu cầu đặt ra đối với giáo viên ngày càng cao. Do đó, bảo đảm
chất lượng giáo dục ở nhà trường đòi hỏi phải nâng cao năng lực nghề nghiệp ở giáo viên.
3.1. Xây dựng môi trường giáo dục tích cực, đổi mới, sáng tạo
Trường trung học phổ thông là cơ sở giáo dục của bậc trung học, bậc học nối tiếp
bậc tiểu học và cấp trung học cơ sở của hệ thống giáo dục quốc dân nhằm hoàn chỉnh học
vấn phổ thông kéo dài từ lớp 10 đến lớp 12. Trường trung học phổ thông có vai trò hết sức
quan trọng trong việc hình thành những phẩm chất, năng lực tương đối toàn diện ở cấp
trung học phổ thông, giúp các em có cơ sở vững chắc để tiếp tục học đại học, cao đẳng,
trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động. Để đạt được những nhiệm vụ trên, thì
nhân tố có tính quyết định và cũng là động lực của sự phát triển giáo dục chính là nhân tố
con người - là đội ngũ các thầy giáo, cô giáo mà trong đó có đội ngũ giáo viên trung học
phổ thông. Bên cạnh đó cũng không thể không nhắc đến, vai trò của môi trường giáo dục.
Xây dựng môi trường giáo dục tích cực, đổi mới, sáng tạo nhằm thực hiện sứ mạng, mục
tiêu mà ngành giáo dục và đào tạo đã đặt ra, khuyến khích tất cả mọi người làm việc và học
tập, cống hiến sức lực và trí tuệ của bản thân cho sự nghiệp giáo dục.
Xây dựng môi trường giáo dục tích cực, đổi mới, sáng tạo với cơ chế quản lí, giáo
dục dân chủ, lành mạnh góp phần tạo điều kiện về mặt vật chất và tinh thần giúp các thành
viên trong nhà trường (bao gồm lãnh đạo, giáo viên, học sinh, nhân viên…) thực hiện tốt
công việc giáo dục của mình. Khi chất lượng giáo dục của nhà trường được khẳng định
càng thúc đẩy giáo viên không ngừng phấn đấu để khẳng định mình, do đó chất lượng dạy
học của nhà trường không ngừng được nâng cao. Mặt khác, môi trường giáo dục tích cực
luôn luôn coi trọng chuyên môn, coi trọng việc học tập suốt đời của giáo viên và nhân viên.
Giáo viên sẽ luôn được tạo mọi điều kiện để học tập nâng cao trình độ. Nhà trường cũng
luôn khuyến khích mối quan hệ hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau giữa các
giáo viên… Chính vì vậy, chất lượng đội ngũ giáo viên ngày càng nâng cao, góp phần nâng
cao chất lượng giáo dục.
Môi trường giáo dục tích cực tạo động lực làm việc cho người dạy, động cơ học tập
cho người học Môi trường văn hoá lành mạnh, tích cực là cái nôi cho sự hình thành, phát
triển, nhân cách con người. Môi trường giáo dục tích cực, lành mạnh tác động vào tâm hồn,
trí tuệ, tình cảm, đạo đức, lối sống, hành vi của giáo viên và học sinh. Đồng thời, với tư

1
cách là chủ thể của môi trường giáo dục, họ tác động tích cực để xây dựng môi trường văn
hoá tích cực, lành mạnh, đổi mới, sáng tạo. Động lực sư phạm được tạo nên bởi nhiều yếu
tố, trong đó môi trường giáo dục là một động lực vô hình nhưng có tác dụng rất lớn. Điều
đó được biểu hiện ở những điểm sau:
Thứ nhất, môi trường giáo dục tích cực giúp giáo viên thấy rõ mục tiêu, định hướng
và bản chất công việc mình làm. Chẳng hạn, câu khẩu hiệu “Tất cả vì học sinh thân yêu”
cho thấy mục tiêu hướng đến người học của nhà trường, nhắc nhở đội ngũ giáo viên cần
hết lòng vì học sinh, “lấy học sinh làm trung tâm”, mang lại sự tiến bộ cho học sinh…
Thứ hai, môi trường giáo dục tích cực tạo ra các mối quan hệ tốt đẹp giữa các các
cán bộ, giáo viên, nhân viên trong tập thể sư phạm, giữa người dạy, người học. Đồng thời,
tạo ra một môi trường làm việc thoải mái, vui vẻ, thân thiện, tích cực, lành mạnh. Đó là nền
tảng tinh thần cho sự sáng tạo - điều vô cùng quan trọng đối với hoạt động sư phạm mà đối
tượng là tri thức và con người.
Thứ ba, môi trường giáo dục tích cực giúp cho người dạy, người học và mỗi người
trong lực lượng xã hội xung quanh có cảm giác tự hào, hãnh diện vì được là thành viên của
tổ chức nhà trường, được làm việc vì những mục tiêu cao cả của nhà trường. Muốn tạo
động lực, cần khơi dậy nhu cầu và đáp ứng nhu cầu chính đáng của mọi người, nhất là đối
với người lao động (cán bộ, giáo viên). Khi khả năng đáp ứng nhu cầu thấp, động lực với
người lao động sư phạm là đồng lương, thu nhập và những giá trị vật chất. Khi thu nhập
đạt đến một mức nào đó, nhu cầu vật chất thoả mãn một mức độ nào đó, người lao động
nói chung, nhà sư phạm nói riêng sẵn sàng đánh đổi, chọn mức thu nhập thấp hơn để được
làm việc ở một môi trường hoà đồng, thân thiện, thoải mái, được cống hiến, sáng tạo và
được thừa nhận và tôn trọng.
Giáo viên là chủ thể của văn hóa nhà trường vừa là đối tượng chịu sự tác động của
môi trường giáo dục. Giáo viên cũng đồng thời là những người trực tiếp tham gia xây dựng
môi trường giáo dục tích cực, đổi mới và sáng tạo. Vì vậy, muốn xây dựng môi trường giáo
dục, đội ngũ giáo viên phải nhận thức một cách rõ ràng, đúng đắn về công việc, trách nhiệm,
nghĩa vụ và quyền hạn của bản thân, tích cực tham gia ý kiến để nâng cao chất lượng giáo
dục của nhà trường, hiểu rõ về ý nghĩa, tầm quan trọng, nội dung và phương thức xây dựng
môi trường giáo dục. Trong nhà trường, nếu đội ngũ giáo viên có trách nhiệm trong công
việc, thi đua dạy học và đổi mới, sáng tạo, hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tôn trọng
đồng nghiệp, sẵn sàng lắng nghe, chia sẻ và giúp đỡ lẫn nhau trong công việc và cuộc
sống…, học sinh đoàn kết, học hỏi và hợp tác với nhau…, sẽ góp phần quan trọng xây dựng
môi trường giáo dục. Giáo viên là một trong những yếu tố chủ đạo tạo nên môi trường giáo
dục. Quá trình dạy học, giáo dục ở trường THPT được tổ hợp thành nhiều thành tố như mục
tiêu, nội dung, phương tiện, hoạt động của giáo viên, học sinh, hình thức tổ chức dạy học,
môi trường dạy học, kiểm tra đánh giá, chương trình,... Mỗi yếu tố có một vị trí, vai trò
nhất định đối với quá trình dạy học. Trong những yếu tố trên, yếu tố giáo viên giữ vai trò
quyết định chất lượng của quá trình dạy học bởi lẽ, người giáo viên quyết định hầu hết các
yếu tố còn lại. Trong xây dựng môi trường giáo dục, giáo viên chủ nhiệm có vai trò rất

2
quan trọng. Giáo viên chủ nhiệm là thành viên của tập thể sư phạm và hội đồng sư phạm,
là người thay mặt hiệu trưởng, hội đồng nhà trường và cha mẹ HS quản lí và chịu trách
nhiệm về chất lượng giáo dục toàn diện lớp mình phụ trách. Vì vậy, giáo viên chủ nhiệm
đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành nhận thức, thái độ và hành vi của học sinh
trong học tập nói riêng và trong xây dựng môi trường giáo dục nói chung; giáo viên chủ
nhiệm là người phổ biến, yêu cầu và hướng dẫn học sinh thực hiện các chuẩn mực của nhà
trường nói riêng và thực hiện các quy định của pháp luật nói chung; đồng thời định hướng,
tổ chức các hoạt độngthông qua đó HS chủ động tham gia hình thành nên nét đặc trưng văn
hóa riêng của từng khối/lớp. Cùng với giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn cũng có ảnh
hưởng lớn đến học sinh. Thông qua môn học của mình, giáo viên bộ môn đồng thời vừa
truyền đạt đến học sinh tri thức của môn học và vừa giáo dục học sinh các chuẩn mực đạo
đức, những hành vi ứng xử. Chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông (ban
hành theo Thông tư số 20/2018/TT-BGDĐT ngày 22/8/ 2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo
quy định rõ nhiệm vụ của giáo viên trong việc xây dựng văn hóa nhà trường, xây dựng môi
trường giáo dục tích cực, đổi mới và sáng tạo thể hiện năng lực thích ứng với sự thay đổi
trong hoạt động nghề nghiệp.
3.2. Sinh hoạt chuyên môn theo hướng chuyên sâu, đa dạng, hiện đại hóa
Sinh hoạt chuyên môn là phương thức phát triển năng lực chuyên môn nghề nghiệp
dựa trên phản hồi mà GV nhận được từ những quan sát của GV khác. Chủ yếu là thông qua
dự giờ, phân tích bài dạy của GV lẫn nhau. Khi có người khác trong lớp học để xem hướng
dẫn và cung cấp phản hồi hoặc phản ánh cũng là một cách mạnh mẽ để tác động đến hành
vi trong lớp học. Các ý kiến đóng góp thông qua dự giờ sẽ giúp GV giảng dạy phát hiện một
số điểm cần cải thiện, những điểm tích cực cần phát huy. Đông thời, những người quan sát
cũng học hỏi khi họ quan sát các đồng nghiệp của họ đang hoạt động, tự có thể rút ra các
kinh nghiệm cho bản thân. Thông qua dự giờ, có thể phát hiện những thiếu sót hoặc hạn chế
mà từ đó có thể đặt ra các yêu cầu, nội dung để cá nhân, tổ chuyên môn tiếp tục hoàn thiện,
phát triển. Hình thức này có thể được sử dụng như một biện pháp hỗ trợ sau hội thảo hoặc
định kỳ trong suốt năm học như một hình thức sinh hoạt chuyên môn hữu ích diễn ra trong
nhà trường phổ thông.

Sinh hoạt chuyên môn là hoạt động được thực hiện thường xuyên theo định kỳ nhằm
bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực sư phạm cho GV, các nội dung sinh hoạt chuyên
đề tập trung chuyên sâu vào những vấn đề GV còn vướng mắc, gặp khó khăn, trong thực tế
giảng dạy hiện nay như: vấn đề sử dụng hợp lí sách giáo khoa trong dạy học, vấn đề về cải
tiến, đổi mới các phương pháp và kĩ thuật dạy học sao cho có hiệu quả, vấn đề dạy học tích
hợp, lồng ghép, sáng tạo đồ dùng dạy học, kiểm tra đánh giá HS, ứng dụng công nghệ thông
tin vào dạy học, đặc biệt là việc áp dụng có hiệu quả phương pháp dạy học tích cực vào các
hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực của HS.
Trong sinh hoạt chuyên môn, GV tập trung phân tích các vấn đề liên quan đến người
học như: HS học thế nào? HS đang gặp khó khăn gì trong học tập? nội dung và phương

3
pháp dạy học có phù hợp, có gây hứng thú cho HS không, kết quả học tập của HS có được
cải thiện không? Cần điều chỉnh gì và điều chỉnh như thế nào? Sinh hoạt chuyên môn theo
nghiên cứu bài học không tập trung vào việc đánh giá giờ học, xếp loại GV mà nhằm khuyến
khích GV tìm ra nguyên nhân tại sao HS chưa đạt kết quả như muốn và có biện pháp để
nâng cao chất lượng dạy học, tạo cơ hội cho HS tham giavào quá trình học tập; giúp GV có
khả năng điều chỉnh nội dung, phương pháp dạy học cho phù hợp với đối tượng HS của lớp,
trường mình. Qua đó: (1) Đảm bảo cho tất cả HS có cơ hội tham gia thực sự vào quá trình
học tập, GV quan tâm đến khả năng học tập của từng HS, đặt biệt những HS có khó khăn
về học. (2) Tạo cơ hội cho tất cả GV nâng cao năng lực chuyên môn, kỹ năng sư phạm và
phát huy khả năng sáng tạo trong việc áp dụng các phương pháp, kỹ thuật dạy học thông
qua việc dự giờ, trao đổi, thảo luận, chia sẻ sau khi dự giờ. (3) Đảm bảo cho tất cả HS có
cơ hội tham gia thực sự vào quá trình học tập, GV quan tâm đến khả năng học tập của từng
HS, đặt biệt những HS có khó khăn về học.
Công văn số 5555/BGDĐT-GDTrH V/v hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn về đổi
mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá; tổ chức và quản lí các hoạt động chuyên
môn của trường trung học/trung tâm giáo dục thường xuyên qua mạng đã nêu rõ quá trình
dạy học mỗi chuyên đề cần được thiết kế thành các hoạt động học của HS dưới dạng các
nhiệm vụ học tập kế tiếp nhau, có thể được thực hiện trên lớp hoặc ở nhà. HS tích cực, chủ
động và sáng tạo trong việc thực hiện các nhiệm vụ học tập dưới sự hướng dẫn của GV.
Phân tích hoạt động dạy học của GV cần tuân thủ quan điểm phân tích hiệu quả hoạt động
học của HS, đồng thời đánh giá việc tổ chức, kiểm tra, định hướng hoạt động học cho HS
của GV.
Nội dung sinh hoạt chuyên môn tập trung:
- Tìm hiểu Chương trình giáo dục phổ thông: Vào đầu năm học, tổ trưởng chuyên
môn giao nhiệm vụ cho GV nghiên cứu Chương trình giáo dục phổ thông, đề xuất nội dung
cần thảo luận trong năm học, trình Hiệu trưởng nhà trường phê duyệt thực hiện. Thành viên
trong tổ chuyên môn tìm hiểu, nghiên cứu các nội dung theo kế hoạch; chia sẻ, trao đổi,
thảo luận trong các buổi sinh hoạt chuyên môn.
- Xây dựng kế hoạch dạy học các môn học và hoạt động giáo dục: Căn cứ vào
chương trình môn học/hoạt động giáo dục, kế hoạch giáo dục của nhà trường, sách giáo
khoa và tài liệu dạy học có liên quan, tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch thực hiện nội dung
chương trình môn học/hoạt động giáo dục theo tuần, học kỳ trong năm học. Tổ trưởng
chuyên môn trình Hiệu trưởng nhà trường phê duyệt thực hiện.
- Xay dựng các chuyên đề học tập: Thay cho việc dạy học đang được thực hiện
theo từng bài/tiết trong sách giáo khoa như hiện nay, các tổ/nhóm chuyên môn căn cứ vào
chương trình và sách giáo khoa hiện hành, lựa chọn nội dung để xây dựng các chuyên đề
dạy học phù hợp với việc sử dụng phương pháp dạy học tích cực trong điều kiện thực tế
của nhà trường. Trên cơ sở rà soát chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ theo chương trình hiện
hành và các hoạt động học dự kiến sẽ tổ chức cho HS theo phương pháp dạy học tích cực,

4
xác định các năng lực và phẩm chất có thể hình thành cho HS trong mỗi chuyên đề đã xây
dựng.
- Biên soạn câu hỏi/bài tập: Với mỗi chuyên đề đã xây dựng, xác định và mô tả
các mức độ yêu cầu (biết, hiểu, vận dụng) của mỗi loại câu hỏi/bài tập có thể sử dụng để
kiểm tra, đánh giá năng lực và phẩm chất của HS trong dạy học. Trên cơ sở đó, biên soạn
các câu hỏi/bài tập cụ thể theo các mức độ yêu cầu đã mô tả để sử dụng trong quá trình tổ
chức các hoạt động dạy học và kiểm tra, đánh giá theo chuyên đề đã xây dựng.
- Thiết kế tiến trình dạy học: Tiến trình dạy học chuyên đề được tổ chức thành các
hoạt động học của HS để có thể thực hiện ở trên lớp và ở nhà, mỗi tiết học trên lớp có thể
chỉ thực hiện một số hoạt động trong tiến trình sư phạm của phương pháp và kĩ thuật dạy
học được sử dụng.
- Tổ chức dạy học và dự giờ: Trên cơ sở các chuyên đề dạy học đã được xây dựng,
tổ/nhóm chuyên môn phân công GV thực hiện bài học để dự giờ, phân tích và rút kinh
nghiệm về giờ dạy.
Các tiêu chí phân tích hoạt động dạy học của GV
Tiêu chí 1. Kế hoạch và tài liệu dạy học
- Mức độ phù hợp của chuỗi hoạt động học với mục tiêu, nội dung và phương pháp
dạy học được sử dụng.
- Mức độ rõ ràng của mục tiêu, nội dung, kĩ thuật tổ chức và sản phẩm cần đạt được
của mỗi nhiệm vụ học tập.
- Mức độ phù hợp của thiết bị dạy học và học liệu được sử dụng để tổ chức các hoạt
động học của HS.
- Mức độ hợp lí của phương án kiểm tra, đánh giá trong quá trình tổ chức hoạt động
học của HS.
Tiêu chí 2. Tổ chức hoạt động học cho HS
- Mức độ sinh động, hấp dẫn HS của phương pháp và hình thức chuyển giao nhiệm
vụ học tập.
- Khả năng theo dõi, quan sát, phát hiện kịp thời những khó khăn của HS.
- Mức độ phù hợp, hiệu quả của các biện pháp hỗ trợ và khuyến khích HS hợp tác,
giúp đỡ nhau khi thực hiện nhiệm vụ học tập.
- Mức độ hiệu quả hoạt động của GV trong việc tổng hợp, phân tích, đánh giá kết quả
hoạt động và quá trình thảo luận của HS.
Tiêu chí 3. Hoạt động của HS
- Khả năng tiếp nhận và sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của tất cả HS trong lớp.
- Mức độ tích cực, chủ động, sáng tạo, hợp tác của HS trong việc thực hiện các nhiệm
vụ học tập.
- Mức độ tham gia tích cực của HS trong trình bày, trao đổi, thảo luận về kết quả thực
hiện nhiệm vụ học tập.
- Mức độ đúng đắn, chính xác, phù hợp của các kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
của HS.

5
3.3. Nghiên cứu khoa học loại hình ứng dụng một cách chủ động, linh hoạt
Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng là một loại hình nghiên cứu trong giáo dục
nhằm đem lại những giá trị mới, có sự ảnh hưởng tích cực đến chất lượng dạy học nói riêng
và nâng cao chất lượng giáo dục nói chung. Xã hội ngày càng phát triển vì thế GV cần thích
ứng với những đổi mới đó. Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng là một phần quan trọng
trong quá trình phát triển chuyên môn của GV. Nó bao gồm một chuỗi các hoạt động liên
quan chặt chẽ với nhau diễn ra trong quá trình dạy và học. Nghiên cứu khoa học sư phạm
ứng dụng là một loại hình nghiên cứu trong giáo dục nhằm thực hiện một tác động hoặc
một can thiệp sư phạm và đánh giá ảnh hưởng của nó. Tác động hoặc can thiệp đó có thể
là việc sử dụng phương pháp dạy học, chương trình, sách giáo khoa, phương pháp quản lý,
chính sách mới… của GV, cán bộ quản lý giáo dục. Người nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng
của tác động một cách có hệ thống bằng phương pháp nghiên cứu phù hợp.
Trong thực tế dạy và học có nhiều vấn đề hạn chế liên quan tới kết quả học tập của
học sinh, chất lượng dạy và học/giáo dục trong môn học/lớp học/trường học. Để giải quyết
các hạn chế đó, giáo viên cần suy nghĩ tìm kiếm giải pháp tác động thay thế các giải pháp
cũ nhằm cải thiện hiện trạng (vận dụng tư duy sáng tạo). Sau khi thực hiện các giải pháp
tác động thay thế cần phải so sánh kết quả của hiện trạng và kết quả của tác động thay thế
bằng việc thực hiện quy trình nghiên cứu thích hợp (vận dụng tư duy phê phán). Như vậy
người nghiên cứu đã thực hiện hai yếu tố: tác động và nghiên cứu.
Sáng kiến kinh nghiệm và nghiên cứu khoa học Sư phạm ứng dụng đều chung một
mục đích nhằm cải thiện, thay đổi thực trạng bằng các biện pháp thay thế phù hợp mang lại
hiệu quả tích cực hơn. Mặc dù cùng xuất phát từ thực tiễn nhưng sáng kiến kinh nghiệm
thường được lý giải bằng những lí lẽ mang tính chủ quan cá nhân, trong khi đó nghiên cứu
khoa học Sư phạm ứng dụng được lý giải dựa trên các căn cứ mang tính khoa học. Đồng
thời sáng kiến kinh nghiệm không được thực hiện theo một quy trình quy định mà phụ
thuộc vào kinh nghiệm của mỗi cá nhân. Nghiên cứu khoa học Sư phạm ứng dụng được
thực hiện theo một quy trình đơn giản mang tính khoa học. Kết quả của sáng kiến kinh
nghiệm thường mang tính định tính chủ quan, kết quả của nghiên cứu khoa học Sư phạm
ứng dụng mang tính định tính/ định lượng khách quan.
Nghiên cứu khoa học Sư phạm ứng dụng khi được thực hiện theo đúng quy trình
khoa học sẽ mang lại nhiều lợi ích:
- Phát triển tư duy của GV một cách hệ thống theo hướng giải quyết vấn đề mang
tính nghề nghiệp, phù hợp với đối tượng học sinh và bối cảnh thực tế địa phương.
- Tăng cường năng lực giải quyết vấn đề và đưa ra các quyết định về chuyên môn,
sư phạm một cách chính xác.
- Khuyến khích GV nhìn lại quá trình và tự đánh giá quá trình dạy và học/ giáo
dục học sinh của mình.
- Tác động trực tiếp đến việc dạy - học, giáo dục tại cơ sở.
- Tăng cường khả năng phát triển chuyên môn, nghề nghiệp của GV.

6
- Nghiên cứu khoa học Sư phạm ứng dụng là công việc thường xuyên, liên tục
của GV. Điều đó kích thích GV luôn tìm tòi, sáng tạo, cải tiến nâng cao chất lượng,
hiệu quả giáo dục.
- GV nghiên cứu khoa học Sư phạm ứng dụng sẽ tiếp nhận chương trình phương
pháp dạy học mới một cách sáng tạo có tư duy phê phán theo hướng tích cực.
3.4. Tham gia tích cực, đa dạng các hoạt động xã hội và chính trị- xã hội
Phát triển giáo dục, xây dựng xã hội học tập là sự nghiệp của Nhà nước và của
toàn dân. Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong phát triển sự nghiệp giáo dục; thực hiện đa
dạng hóa các loại hình trường và các hình thức giáo dục; khuyến khích, huy động và tạo
điều kiện để tổ chức, cá nhân tham gia phát triển sự nghiệp giáo dục. Mọi tổ chức, gia
đình và công dân có trách nhiệm chăm lo sự nghiệp giáo dục, phối hợp với nhà trường
thực hiện mục tiêu giáo dục, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh và an toàn
Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức chính trị -
xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội-nghề nghiệp, tổ chức nghề nghiệp,
tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân và công dân có trách nhiệm sau đây:
a) Giúp nhà trường tổ chức các hoạt động giáo dục và nghiên cứu khoa học; tạo điều
kiện cho nhà giáo và người học tham quan, thực tập, nghiên cứu khoa học;
b) Góp phần xây dựng phong trào học tập và môi trường giáo dục lành mạnh, an
toàn, ngăn chặn những hoạt động có ảnh hưởng xấu đến thanh niên, thiếu niên và nhi
đồng;
c) Tạo điều kiện để người học được vui chơi, hoạt động văn hoá, thể
dục, thể thao lành mạnh;
d) Hỗ trợ về tài lực, vật lực cho sự nghiệp phát triển giáo dục theo khả
năng của mình
Nhà trường, giáo viên có trách nhiệm chủ động phối hợp với gia đình và xã hội để
thực hiện mục tiêu, nguyên lý giáo dục. Nhà trường phối hợp với chính quyền, đoàn thể
địa phương, Ban đại diện cha mẹ học sinh, các tổ chức chính trị - xã hội và cá nhân có
liên quan nhằm:
- Thống nhất quan điểm, nội dung, phương pháp giáo dục giữa nhà trường, gia đình
và xã hội để thực hiện mục tiêu giáo dục.
- Huy động mọi lực lượng và nguồn lực của cộng đồng chăm lo cho sự nghiệp giáo
dục, góp phần xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục của nhà trường; xây dựng phong
trào học tập và môi trường giáo dục lành mạnh, an toàn, ngăn chặn những hoạt động có
ảnh hưởng xấu đến học sinh; tạo điều kiện để học sinh được vui chơi, hoạt động văn hóa,
thể dục, thể thao lành mạnh phù hợp với lứa tuổi.
Tham gia các hoạt động chính trị, xã hội trong và ngoài nhà trường là cơ hội, điều
kiện để giáo viên bộc lộ, rèn luyện và phát triển năng lực và đóng góp trí tuệ, công sức của
mình vào công việc chung của xã hội. Đồng thời hình thành, phát triển thái độ, tình cảm,
niềm tin, rèn luyện năng lực giao tiếp, năng lực tổ chức quản lý, năng lực hợp tác…, thể

7
hiện tình yêu thương và trách nhiệm của giáo viên trong phát triển nhà trường và cộng
đồng, xây dựng xã hội học tập.
Hoạt động chính trị- xã hội là những hoạt động trong các tổ chức chính trị- xã hội, đoàn
thể quần chúng và hoạt động nhân đạo có tính chất tự nguyện của mỗi cá nhân trong xã hội
nói chung và của giáo viên nói riêng.
Trong hoạt động chính trị- xã hội, người giáo viên tham gia với các vai trò khác nhau.
Mỗi tổ chức chính trị- xã hội có các nội dung hoạt động rất đa dạng và hình thức thể hiện
theo đặc thù riêng, đòi hỏi giáo viên phải nắm vững để tham gia vào các hoạt động đó cho
phù hợp.
Giáo viên tham gia các hoạt động xã hội, hoạt động chính trị - xã hội với vai trò:
- Thực hiện, vận động các thành viên trong cùng đơn vị phối hợp với các tổ chức, cá
nhân trong việc thực hiện các chủ trương, chính sách, đường lối của Đảng và Nhà nước
tương ứng với từng giai đoạn phát triển kinh tế- xã hội của đất nước.
- Tuyên truyền viên tích cực vận động mọi người tham gia vào các hoạt động chính
trị- xã hội trong nhà trường và nơi cư trú.
- Học tập, nâng cao trình độ hiểu biết về mọi mặt, góp phần xây dựng và củng cố các
tổ chức chính trị- xã hội vững mạnh.
- Hướng dẫn, giúp đỡ, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp và chính đáng của đồng nghiệp
khi tham gia vào các hoạt động chính trị- xã hội
- Đoàn kết giúp đỡ trong công tác, học tập, lao động và xây dựng gia đình
- Dân chủ, bàn bạc, góp ý và đề đạt nguyện vọng ứng cử, đề cử vào các cơ quan lãnh
đạo của các tổ chức chính trị- xã hội.
- Tuyên truyền, vận động các thành viên trong đơn vị công tác và nơi cư trú tham gia
và giám sát việc thực hiện các hoạt động chính trị- xã hội trong các đoàn thể ở nhà trường
và địa phương.
- Là cầu nối giữa nhà trường và chính quyền địa phương trong việc triển khai các hoạt
động chính trị- xã hội đến cha mẹ học sinh.
- Thực hiện giáo dục cho mọi người, phổ biến kiến thức cho cộng đồng;

8
Tài liệu tham khảo
Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018). Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Đặng Xuân Hải. (2017). Năng lực thích ứng của cán bộ quản lí nhà trường trong bối cảnh
đổi mới giáo dục. NXB Giáo dục Việt Nam.
Rudolph, C. W. Lavigne, K. N. - Zacher, H. (2017). Career adaptability: A meta-analysis
ofrelationships with measures of adaptivity, adapting responses, and adaptation results.
Journal of Vocational Behavior, Vol. 98, pp. 17-34.
Dương Thị Nga (2005). Phát triển năng lực thích ứng nghề nghiệp cho sinh viên cao đẳng
sư phạm. Luận án tiến sĩ Giáo dục học, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên.
Vietnam’s Ministry of Education and Training Circular 32/2018/TT-BGDDT, 2018 (in
Vietnamese).
R. J. Collie, A. J. Martin, Adaptability: An Important Capacity for Effective Teachers,
Educational Practice and Theory, Vol. 38, No. 1, 2016 a, pp. 27-39,
R. J. Collie, A. J. Martin, Teachers’ Adaptability and its Importance for Teachers and
Students Outcomes, In The Association of Independent Schools of New South Wales (Ed.),
The Link Sydney, AIS, 2016, pp. 1-2.
A. J. Martin, H. Nejad, S. Colmar, G. A. D. Liem, Adaptability: Conceptual and Empirical
Perspectives on Responses to Change, Novelty and Uncertainty, Journal of Psychologists and
Counsellors in Schools, Vol. 22, No. 1, 2012, pp. 58-81.
L. Corno, On Teaching Adaptively, Educational Psychologist, Vol. 43, No. 3, 2008, pp.
161-173.
M. Kunter, U. Klusmann, J. Baumert, D. Richter, T. Voss, A. Hachfeld, Professional
Competence of Teachers: Effects on Instructional Quality and Student Development,
Journal of Educational Psychology, Vol. 105, No. 3, 2013, pp. 805-820,
C. F. Mansfield, S. Beltman, A. Price, A. McConney, Don’t sweat the small stuff:
Understanding Teacher Resilience at the Chalkface, Teaching and Teacher Education, Vol.
28, No. 3, pp. 357-367.
S. Parsons, B. Williams, S. Burrowbridge, G. Mauk, The Case for Adaptability as an Aspect
of Reading Teacher Effectiveness, Voices from the Middle, Vol. 19, No. 1, 2012, pp. 19-
23.
M. Vaughn, S. A. Parsons, Adaptive Teachers as Innovators: Instructional Adaptations
Opening Spaces for Enhanced Literacy Learning, Language Arts, Vol. 91, No. 2, 2013, pp.
81-93.
T. Loughland, D. Alonzo, Teacher Adaptive Practices: A Key Factor in Teachers’
Implementation of Assessment for Learning, Australian Journal of Teacher Education, Vol.
44, No. 7, 2019, pp. 18-30.
J. Bransford, S. Derry, D. Berliner, K. Hammerness, K. L. Beckett, Theories of Learning
and Their Roles in Teaching, In L. D. Hammond and J. Bransford (Eds.), Preparing
Teachers for a Changing World, San Francisco, CA: Wiley, 2025, pp. 40-87.

9
A. Hargreaves, Educational Change Takes Ages: Life, Career and Generational Factors in
Teachers’ Emotional Responses to Educational Change, Teaching and Teacher Education,
Vol. 21, No. 8, 2005, pp. 967-983,
M. Thurlings, A. T. Evers, M. Vermeulen, Toward a Model of Explaining Teachers’
Innovative Behavior: A Literature Review, Review of Educational Research, Vol. 85, No. 3,
2015, pp. 430- 471,
N. T. M. Loc, D. T. H. Yen, N. P. Huyen, Applied Psychology in Education Management,
VNU Publisher, 2018.
A. D. Fabio, L. Palazzeschi, Emotional Intelligence and Self-efficacy in a Sample of Italian
High School Teachers, Soc. Behav, Personal, Int, Vol. 36, 2008, pp. 315-326,
M. Parmentier, T. Pirsoul, F. Nils, Examining the Impact of Emotional Intelligence on Career
Adaptability: A Two-Wave Cross-Lagged Study, Personal, Individ, Differ, Vol. 151, 2019, pp.
109446.

10

You might also like