You are on page 1of 7

Đề bài: Thực trạng giao tiếp sư phạm trong các cơ sở giáo dục đại học hiện nay?

Chứng
minh giao tiếp sư phạm có vị trí quan trọng trong việc hỗ trợ nâng cao chất lượng giảng dạy
trong trường đại học/cao đẳng/trung cấp?

1. MỞ ĐẦU
Giao tiếp là một dạng hoạt động đặc biệt, vì thông qua đó, tâm lý con người được
phát triển, nhân cách được hoàn thiện. Đặc biệt, trong các trường cao đẳng, đại học, giao
tiếp càng có vị trí quan trọng hơn khi thông qua giao tiếp, giảng viên truyền thụ kiến thức
cho sinh viên, giúp sinh viên hình thành kỹ năng, kỹ xảo và đặc biệt là hoàn thiện bản thân,
chuẩn bị cho quá trình làm nghề sau này. Bản thân người giảng viên khi trao đổi, chia sẻ với
sinh viên cũng sẽ nhập tâm, sẽ tự rút ra những phẩm chất cần bồi đắp thêm để hoàn thiện
nhân cách, tâm lý cho chính mình. Tuy nhiên, giao tiếp sư phạm trong các trường đại học
hiện nay chưa thực sự hiệu quả, khiến cho quá trình truyền tin và nhận tin của giảng viên và
sinh viên không hiệu quả và còn gây ảnh hưởng đến tâm lý của của người học và người dạy.
Thế nên, trong bài viết này sẽ nêu ra thực trạng giao tiếp sư phạm trong các cơ sở giáo dục
đại học hiện nay, chứng minh giao tiếp sư phạm có vị trí quan trọng trong việc hỗ trợ nâng
cao chất lượng giảng dạy trong trường đại học/cao đẳng/trung cấp. Từ đó, đề xuất một số
biện pháp nâng cao khả năng giao tiếp sư phạm cho bản thân.
2. NỘI DUNG
2.1. Một số vấn đề lý luận về giao tiếp sư phạm
2.1.1. Khái niệm giao tiếp
Giao tiếp là một hiện tượng tâm lý rất phức tạp biểu hiện ở nhiều mặt, nhiều cấp độ
khác nhau. Có nhiều định nghĩa khác nhau về giao tiếp, theo sách Tâm lý học giao tiếp do
tác giả Huỳnh Văn Sơn là chủ biên, có một số định nghĩa nổi bật sau: Tác giả Nguyễn
Quang Uẩn cho rằng: “Giao tiếp là sự tiếp xúc tâm lý giữa người và người, thông qua đó
con người trao đổi với nhau về thông tin, về cảm xúc, tri giác lẫn nhau, ảnh hưởng tác động
qua lại với nhau. Hay nói khác đi, giao tiếp xác lập và vận hành các quan hệ người – người,
hiện thực hóa các quan hệ xã hội giữa chủ thể này với chủ thể khác”.

Tác giả Vũ Dũng cho rằng: “Giao tiếp là quá trình hình thành và phát triển sự tiếp
xúc giữa người với người được phát sinh từ nhu cầu trong hoạt động chung, bao gồm sự trao
đổi thông tin, xây dựng chiến lược tương tác thống nhất tri giác và tìm hiểu người khác” hay
“Giao tiếp là sự tác động tương hỗ của các chủ thể phát sinh từ nhu cầu hoạt động chung
1
được thực hiện bằng những công cụ quen thuộc và hướng đến những thay đổi có ý nghĩa
trong trạng thái, hành vi và cấu trúc ý - cá nhân của đối tác”. Theo tác giả Nguyễn Văn
Đồng: “Giao tiếp là tiếp xúc tâm lý có tính đa chiều và đồng chủ thể giữa người với người
được quy định bởi các yếu tố văn hóa, xã hội và đặc trưng tâm lý cá nhân. Giao tiếp có chức
năng thỏa mãn các nhu cầu vật chất và tinh thần của con người, trao đổi thông tin, cảm xúc
định hướng và điều chỉnh nhận thức, hành vi của bản thân và của nhau, tri giác lẫn nhau, tạo
dựng quan hệ với nhau và tác động qua lại lẫn nhau” (dẫn theo Huỳnh Văn Sơn và cộng sự,
2011).

Theo tác giả Phan Thị Thanh Hương, giao tiếp là sự tiếp xúc tâm lí giữa người và
người, thông qua đó con người trao đổi với nhau về thông tin, cảm xúc, tri giác lẫn nhau,
ảnh hưởng qua lại lẫn nhau, xác lập, vận hành các mối quan hệ giữa con người với con
người, nhằm thỏa mãn những nhu cầu nhất định (Phan Thị Thanh Hương, 2022).

2.1.2. Khái niệm giao tiếp sư phạm

Khái niệm giao tiếp sư phạm có thể hệ thống theo hai xu hướng là bó hẹp phạm vi
của giao tiếp sư phạm vào trong việc giảng dạy, truyền thụ tri thức sao cho hoạt động này
diễn ra có hiệu quả. Đồng thời hạn chế đối tượng chỉ là học sinh, cho rằng giao tiếp sư phạm
là phương tiện để thực hiện hoạt động dạy - giáo dục của người dạy. Trái lại, các tác giả sau
này đã tiếp thu và khắc phục những hạn chế của hướng trên và mở rộng phạm vi nghiên cứu
giao tiếp sư phạm và đã đưa ra được những định nghĩa bao quát hơn. Và đồng thời cũng
nhấn mạnh hơn đến bản chất và chức năng của giao tiếp sư phạm. Như vậy, giao tiếp sư
phạm là quá trình tiếp xúc tâm lý, trong đó diễn ra sự trao đổi thông tin, cảm xúc, nhận thức
và tác động, ảnh hưởng qua lại lẫn nhau, nhằm thiết lập nên những mối quan hệ giáo dục
giữa các chủ thể liên quan đến quá trình giáo dục và giữa chủ thể giáo dục với đối tượng
giáo dục để thực hiện mục đích giáo dục.

Giao tiếp sư phạm là giao tiếp có tính nghề nghiệp giữa giảng viên với sinh viên
trong quá trình giảng dạy (giáo dưỡng) và giáo dục, có các chức năng sư phạm nhất đinh,
tạo ra các tiếp xúc tâm lý, xây dựng không khí tâm lý thuận lợi, cùng các quá trình tâm lý
khác (chú ý, tư duy v.v…) có thể tạo ra kết quả tối ưu của quan hệ thầy trò, trong nội bộ tập
thể sinh viên và trong hoạt động dạy cũng như hoạt động học (Phan Thị Thanh Hương,
2022).

2.1.3. Các đặc điểm của giao tiếp sư phạm


2
Thứ nhất, trong giao tiếp sư phạm, người dạy không chỉ giao tiếp với người học qua
nội dung các bài giảng, các nội dung tri thức khoa học mà còn là tấm gương sáng cho người
học noi theo. Thứ hai, trong giao tiếp sư phạm, người dạy dùng các biện pháp giáo dục tình
cảm thuyết phục, vận động, cảm hóa người học; không được dùng biện pháp dọa nạt, đánh
đập, hành hạ, trù dập người học. Thứ ba, trong giao tiếp sư phạm luôn thể hiện sự tôn trọng,
sự tôn vinh của xã hội đối với nghề dạy học, đối với người dạy học.

Thứ tư, giao tiếp sư phạm ở đại học cần phải đáp ứng một số yêu cầu là phải có sự
kết hợp của yếu tố “cho điểm” với yếu tố cộng tác trong quá trình giáo dục, hình thành tình
cảm đồng nhất nghề nghiệp của sinh viên với cán bộ giảng dạy, cần định hướng giao tiếp sư
phạm đối với người lớn có tính đến sự phát triển tự ý thức của sinh viên và khắc phục những
hình thức độc đoán trong tác động giáo dục, tận dụng các yếu tố điều khiển giáo dục và
giảng dạy, gây được hứng thú nghề nghiệp cho sinh viên và hiện thực hoá giao tiếp sư phạm
ở hoạt động giáo dục, tích cực đưa sinh viên vào các hoạt động nghiên cứu khoa học, tạo ra
các khả năng có thể nâng cao tính tích cực xã hội của sinh viên trong các hoạt động giảng
dạy, xêmina, phát biểu, in các ấn phẩm v.v... tổ chức sao cho có điều kiện để có sự cộng tác
giữa cán bộ giảng dạy và sinh viên trong việc nghiên cứu khoa học: cùng nghiên cứu, cùng
báo cáo trong các hội nghị khoa học, cùng đăng báo…, hoàn thiện các hình thức tiếp xúc
chính thức và không chính thức giữa cán bộ giảng dạy và sinh viên với nội dung về khoa
học, nghệ thuật, nghiệp vụ v.v…, nếu có điều kiện thì cán bộ giảng dạy nên tham gia vào
các hoạt động của sinh viên như phụ trách kí túc xá…, trong quan hệ với sinh viên, người
cán bộ giảng dạy phải giữ được tính hệ thống và liên tục từ giảng đường đến các hoạt động
ngoại khoá, từ hoạt động học tập đến việc nghiên cứu khoa học, từ giao tiếp chính thức đến
giao tiếp không chính thức và có sự tôn trọng lẫn nhau.

2.2. Thực trạng giao tiếp sư phạm trong các cơ sở giáo dục đại học hiện nay
Qua quan sát thực tế, kinh nghiệm học tập và làm việc tại một số trường đại học khác
nhau, bản thân em nhận thấy thực trạng giao tiếp sư phạm trong các cơ sở giáo dục đại học
hiện nay như sau:
- Một số giảng viên có nhận thức tầm quan trọng của giao tiếp sư phạm, nhưng chịu
nhiều áp lực và khối lượng công việc nhiều nên không giao tiếp đúng mực và chưa chuẩn sư
phạm.
- Một số giảng viên đã hiểu về giao tiếp sư phạm, có thực hành trong quá trình làm
việc nhưng làm qua loa cho có lệ chứ chưa đạt hiệu quả thực sự.
3
- Một số giảng viên lạm dụng chức quyền, khó chịu với sinh viên và hạch sách sinh
viên khi sinh viên tìm tới để giải quyết các vấn đề hay hỏi thêm về các thông tin.
- Một số giảng viên không hiểu về đặc điểm tâm lý của sinh viên mà hay áp đặt ý kiến
chủ quan của mình.
- Một số giảng viên không tôn trọng sinh viên, không tôn trọng các ý kiến, niềm tin,
quan điểm và niềm tự do của các em, cho là mình nhiều tuổi hơn, nhiều kinh nghiệm hơn và
có kiến thức nhiều hơn nên không chấp nhận những ý kiến hay đề xuất của sinh viên và cứ
giữ cái tôi của mình.
- Một số giảng viên không coi sinh viên là những cá nhân độc lập, những người trưởng
thành, có cuộc sống, quan điểm riêng mà thích kiểm soát quá mức, coi sinh viên/ học viên
như học sinh phổ thông và áp đặt các quy định chặt chẽ nhưng không hợp tình, hợp lý.
- Một số giảng viên thân thiện, gần gũi với sinh viên quá mức, không giữ khoảng cách
với sinh viên.
- Một số giảng viên dùng từ ngữ không chuẩn mực, xưng hô mày tao, con này thằng
kia.
- Một số giảng viên giao tiếp với các em theo kiểu trong doanh nghiệp, không phù hợp
với môi trường sư phạm, đòi hỏi các em đáp ứng các yêu cầu cao thay vì hướng dẫn và chỉ
cho các em hoàn thiện các kỹ năng và kiến thức của mình.
2.3. Vị trí của giao tiếp sư phạm
Giao tiếp sư phạm có vị trí quan trọng trong việc hỗ trợ nâng cao chất lượng giảng
dạy trong trường đại học/cao đẳng/trung cấp vì giao tiếp và công cụ và phương thức để
người dạy truyền đạt kiến thức, giao tiếp sư phạm giúp quá trình truyền đạt và tiếp thu kiến
thức diễn ra suôn sẻ và hiệu quả hơn, giao tiếp sư phạm giúp giảng viên ứng xử phù hợp với
chuẩn mực của nhà giáo vì giáo dục hướng đến phát triển con người toàn diện, giảng viên
giúp sinh viên phát triển nhân cách nên việc giao tiếp sư phạm và đảm bảo sự chuẩn mực
trong giao tiếp sẽ tạo môi trường và làm gương cho sinh viên để các em học được những
hành vi mẫu mực. Giao tiếp sư phạm giúp điều chỉnh lại các hành vi chưa chuẩn mực của
sinh viên trong
nhà trường.
Trong hoạt động sư phạm giao tiếp sư phạm cũng có nhiều chức năng, nó có thể là
phương tiện phục vụ công việc giảng dạy, có thể là điều kiện xã hội - tâm lý bảo đảm quá
trình giáo dục; có thể là phương thức tổ chức các mối quan hệ qua lại giữa thầy và trò. Nếu

4
coi hoạt động sư phạm phục vụ ba mục đích: giảng dạy, giáo dục và phát triển, thì có thể
xem giao tiếp sư phạm phục vụ việc thực hiện các mục đích trên. Trong việc thực hiện các
nhiệm vụ giảng dạy, giao tiếp bảo đảm sự tiếp xúc tâm lý với sinh viên: hình thành động cơ
tích cực học lập; tạo ra hoàn cảnh tâm lý cho cả lớp hay nhóm tìm tòi nhận thức và cùng
nhau suy nghĩ. Trong việc thực hiện các nhiệm vụ giáo dục nhờ có giao tiếp mà có thể giải
quyết êm thấm các mối quan hệ giáo dục và sư phạm, tiếp xúc tâm lý giữa nhà giáo dục và
sinh viên; hình thành xu hướng nhận thức trong nhân cách; vượt qua các sự ngăn cách tâm
lý, hình thành các mối quan hệ trên nhân cách trong tập thể sinh viên. Trong việc thực hiện
các nhiệm vụ phát triển, giao tiếp tạo ra các hoàn cảnh tâm lý kích thích việc hoàn thiện bản
thân và tự giáo dục nhân cách…
Rõ ràng là giao tiếp sư phạm có một tác động khá rộng rãi trong hoạt động sư phạm.
Giao tiếp sư phạm giữ một vị trí hết sức quan trọng và nổi bật trong cấu trúc năng lực sư
phạm, trong tay nghề dạy học và giáo dục. Giao tiếp sư phạm là những nguyên tắc, những
biện phát và kỹ xảo tác động lẫn nhau giữa giảng viên với tập thể sinh viên mà nội dung cơ
bản của nó là trao đổi thông tin, là sự tác động về giáo dục và học tập, là việc tổ chức mối
quan hệ lẫn nhau và cũng là quá trình người giảng viên xây dựng và phát triển nhân cách
của sinh viên. Giao tiếp sư phạm là một hệ thống phức tạp và là quá trình sáng tạo để giải
quyết các nhiệm vụ giáo dục, học tập là quá trình tổ chức mối quan hệ sự hiểu biết lẫn nhau
giữa giảng viên và sinh viên. Vì vậy mà trong việc đào tạo người giảng viên tương lai không
thể thiếu nội dung của giao tiếp sư phạm, thiếu nó thì người giảng viên không thể thực hiện
được nhiệm vụ của mình.
2.4. Một số đề xuất nâng cao chất lượng giao tiếp sư phạm trong trường đại học
- Giảng viên tự nâng cao kiến thức của bản thân, không ngừng học hỏi để cải thiện kỹ
năng giao tiếp và giao tiếp sư phạm.
- Giảng viên học hỏi và phát kiển khả năng sử dụng hiệu quả ngôn ngữ và phi ngôn
ngữ. Nội dung của ngôn ngữ chuyển đến học sinh phải làm cho học sinh hiểu được ý của
giáo viên, luôn cần phải dùng từ ngữ đúng, phù hợp hoàn cảnh, tình huống giao tiếp.
+ Giọng nói, phát âm, tốc độ phải đảm bảo phù hợp với học sinh và có tác động được
tới học sinh. Cần chú ý là giọng nói cũng chuyển tải những thông tin về cảm xúc, thái
độ khi giao tiếp. Tất cả những gì chuyển tải mà không phải là từ ngữ và cử chỉ điệu
bộ khi nói đều được xem là giọng nói, bao gồm hơi thở, kỹ thuật phát âm, độ diễn

5
cảm và những yếu tố khác có liên quan chặt chẽ. Như vậy để có hiệu quả trong giao
tiếp với học sinh, giáo viên cần phải rèn luyện những yếu tố vừa nêu.
+ Giọng nói rõ ràng, dễ nghe và nếu đạt đến mức tròn vành, rõ chữ, biểu cảm thì đạt
được yêu cầu.
+ Phát âm cần chuẩn xác và bộc lộ được sự thiện cảm khi nói.
+ Cần tuân thủ việc sử dụng ngôn từ phù hợp, trong sáng và thể hiện tính chuẩn mực,
thích ứng với môi trường giao tiếp.
+ Ngôn ngữ nói cần đảm bảo sự lưu loát, diễn đạt cụ thể, dễ hiểu và tạo hiệu ứng giao
tiếp tích cực với đối tượng.
+ Giọng nói đầy tính biểu cảm thích ứng cũng như mang màu sắc diễn cảm sẽ là một
lợi thế rất cơ bản trong giao tiếp.
Trong giao tiếp sư phạm người giảng viên cần chú ý tạo được tác phong sư phạm,
lịch sự, mẫu mực. Nhất là trang phục của người giáo viên, nó mang ý nghĩa định hướng
trong giao tiếp sư phạm với sinh viên. Hơn nữa, cần luyện tập sử dụng hiệu quả nụ cười,
ánh mặt, cử chỉ, điệu bộ để đạt hiệu quả cao trong giao tiếp.

- Nâng cao khả năng mã hóa và giải mã tín hiệu để quá trình truyền thông tin trong
giao tiếp được hiệu quả hơn - tùy vào các đối tượng khác nhau để mã hóa các thông tin, ví
dụ đối với sinh viên năm nhất thì tránh dùng từ chuyên ngành ngay thời gian đâu mà nên tập
dần cho các em, để quá trình truyền thông tin hiệu quả hơn. Trái lại với sinh viên năm cuối
hoặc học viên cao học thì nên dùng các thuật ngữ chuyên môn và bàn luận sâu về các khía
cạnh của chủ đề đang giảng dạy để phù hợp với người học.
- Dùng từ ngữ chuẩn mực, tránh dùng các từ không chuẩn mực trong môi trường sư
phạm và hạn chế kêu sinh viên là mày/tao hay xưng hô con này/thằng kia.
- Có thái độ tích cực trong việc tự rèn luyện các kỹ năng giao tiếp sư phạm
biết vận dụng các kiến thức đã học và tự luyện tập thêm để phát triển kỹ năng giao tiếp sư
phạm.
- Tập xử lý các tình huống sư phạm khác nhau, sưu tầm và đóng vai các tình huống để
tự rút ra được cách ứng xử phù hợp.
- Trao đổi kinh nghiệm với các đồng nghiệp về các tình huống diễn ra trong lớp hay
những kinh nghiệm khi giao tiếp sư phạm với sinh viên, phụ huynh và các cấp quản lý.
- Từ góc độ của khoa, lấy ý kiến người học để từ đó làm cơ sở xây dựng các chuyên
đề, tổ chức các buổi tập huấn cho giảng viên.

6
3. KẾT LUẬN
Từ các lý thuyết về giao tiếp sư phạm, nhận thức được vị trí của giao tiếp sư phạm,
nhận biết thực trạng giao tiếp sư phạm trong các cơ sở giáo dục đại học hiện nay, bản thân
giảng viên nên tự ý thức để rèn luyện và nâng cao kỹ năng giao tiếp sư phạm của mình,
không ngừng học hỏi vá trau dồi bản thân để bản thân mình là tấm gương soi cho học trò
noi theo. Vì chỉ những lời nói sáo rỗng sẽ không hiệu quả bằng chính sự tôn trọng, sự chân
thành và sự tử tế của giảng viên. Sinh viên sẽ học tập dựa trên những tình huống xã hội,
trong môi trường mà giảng viên và nhà trường tạo ra nên bản thân các khoa và các trường
cũng cần chú trọng để nâng cao chất lượng giao tiếp sư phạm, từ vai trò quản lý khuyến
khích và tạo điều kiện cho giảng viên làm tròn trách nhiệm của mình.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Phan Thị Thanh Hương (2022). Giáo trình giao tiếp sư phạm dành cho lớp nghiệp vụ sư
phạm giảng viên. Trường Đại học Sài Gòn.

Huỳnh Văn Sơn (Chủ biên), Nguyễn Thị Tứ, Bùi Hồng Quân, Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu
(2011). Tâm lý học giao tiếp. NXB Đại học Sư phạm Tp.HCM.

You might also like