You are on page 1of 19

HÌNH THỨC THI MÔN GIAO TIẾP SƯ PHẠM

Thi tự luận (thời gian 60 phút):

-1 câu lý thuyết (6 điểm): trong nội dung ôn tập

-1 câu tình huống (4 điểm): TH giao tiếp giữa GV với HS hoặc GV với cha mẹ HS

VẤN ĐỀ ÔN TẬP MÔN GIAO TIẾP SƯ PHẠM

1.Khái niệm giao tiếp sư phạm

- Giao tiếp là quá trình tác động qua lại giữa người với người trong đó diễn ra sự
tiếp xúc tâm lý,thể hiện ở sự trao đổi thông tin,trao đổi cảm xúc, hiểu biết lẫn
nhau và ảnh hưởng qua lại lẫn nhau.
- VD:
+ Khi tổ chức trò chơi cho trẻ, bằng giao tiếp, cô giáo và trẻ cũng như giữa
các trẻ với nhau thống nhất về luật chơi, cách chơi.
+ Giao tiếp giữa các quốc gia , các cộng đồng trên thế giới để cùng hành động
bảo vệ môi trường.

- GTSP:
+ Theo nghĩa rộng: là quá trình tiếp xúc tâm lý trong đó diễn ra sự trao đổi
thông tin, cảm xúc, nhận thức; tác động lẫn nhau nhằm thiết lập nên mối
quan hệ giữa nhà giáo dục với đối tượng giáo dục, giữa nhà giáo dục với
các lực lượng giáo dục khác (cha mẹ hs, đoàn thanh niên…), giữa các
nhà giáo dục với nhau để thể hiện mục đích giáo dục. (nhà giáo dục là
chủ thể-đối tượng gd,lực lượng gd,nhà gd khác là khách thể)
+ Theo nghĩa hẹp: là sự tiếp xúc tâm lý giữa nhà giáo dục với đối tượng
giáo dục nhằm truyền đạt,lĩnh hội những tri thức khoa học, vốn sống,
vốn kinh nghiệm, kĩ năng, kĩ xảo nghề nghiệp để xây dựng, pt toàn diện
nhân cách(phẩm chất và năng lực- trí,thể,mỹ) cho đối tượng giáo dục.
(nhà gd là chủ thể-đối tượng gd là khách thể).
+ VD:
- Giáo viên giảng bài cho học sinh trong lớp nghe giảng.
- Giáo viên trao đổi về kiến thức với các đồng nghiệp.
2.Đặc trưng của giao tiếp sư phạm

- Đặc trưng về mục đích: thông qua gtsp -> giáo dục hs, hình thành và pt nhân
cách ng học -> “Tất cả vì hs thân iu”
- Đặc trưng về nội dung:
+ Công việc: sự vụ hành chính,khoa học: trao đổi sâu với người học tri
thức đó.
+ Đời sống: thông tin cá nhân, hoàn cảnh sống của hs
+ Tâm lý
- Đặc trưng về phương pháp (con đường): cảm hóa là trách nhiệm của nhà giáo
dục
- Đặc trưng về biện pháp:
+ Thuyết phục và giáo dục bằng tình cảm :
1. Giáo viên tác động bằng tình cảm của mình.
2. Giáo viên tác động tới mặt tình cảm của học sinh.
Các loại giao tiếp khác đòi hỏi cả lí và tình hoặc thiên về lí, thậm chí chi
có lí (nguyên tắc).
VD: Khi học sinh không làm bài tập về nhà, người giáo viên không nên
trách cứ, mắng, hay có những hành động tiêu cực trực tiếp. Thay vào
đó, người giáo viên nên tìm hiểu kĩ nguyên nhân, lí do khiến học sinh
không làm bài tập, đồng thời ôn tồn trò chuyện để từ đó, đưa ra lời
khuyên để học sinh khắc phục lỗi sai của mình.

+ Tác động tới hs bằng nhân cách của mình:


1. Giáo viên dùng nhân cách của mình làm công cụ tác động. Hiệu quả tác
động bằng lời nói hay hành động tới học sinh do nhân cách của giáo
viên quy định.
2. Giáo viên không thể giáo dục một phẩm chất nào đó cho học sinh mà
bản thân họ chưa có.
VD: Khi đi học, chúng ta thường có thói quen trình bày bài giống những gì
thầy, cô giáo làm. Không chỉ dừng lại ở bài tập, tác phong và cử chỉ của người
giáo viên còn ảnh hưởng trực tiếp tới thói quen, cảm xúc của học sinh. Một
người thầy có thói quen dừng lại giữa bục giảng chào học sinh khi vào lớp,
hành động này khiến học sinh hình thành thói quen đứng dậy nghiêm chỉnh
chào thầy giáo. Dần dần, điều này trở thành một phản xạ, mỗi khi đến môn học
của thầy học sinh đều chủ động đứng dậy trước để chào, thể hiện sự tôn trọng
của bản thân.

- Đặc trưng về tính chất-tính chuẩn mực:


+ Tính chuẩn mực là một tất yếu trong giao tiếp sư phạm. Khi giảng bài,
khi đánh giá học sinh và khi gặp gỡ trò chuyện với học sinh, thầy luôn
phải có sự mẫu mực, thống nhất giữa lời nói với việc làm... phải là tấm
gương sáng cho học sinh noi theo.
+ VD: Chuẩn mực, tác phong của nhà giáo luôn là một yếu tố được quan
tâm và đặt lên hàng đầu, nhà nước cũng đã quy định rất rõ tại Điều 5
Quy định về đạo đức nhà giáo ban hành kèm theo Quyết định số
16/2008/QĐ-BGDĐT thì Tiêu chuẩn lối sống, tác phong của nhà giáo.
Trong mỗi trường sư phạm, tác phong của người giáo viên không chỉ là
bộ mặt của nền giáo dục, mà còn ảnh hưởng trực tiếp tới học sinh, tác
động tới hành vi và nhân cách của học sinh.
- Đặc trưng về điều kiện xã hội: Luôn luôn nhận được sự đồng thuận và ủng hộ
của xã hội

+ Giao tiếp sư phạm diễn ra trong môi trường sư phạm - an toàn, lành mạnh.
+ Nhà nước và xã hội đều tôn trọng người thầy giáo.
VD: Tác giả Ngô Công Hoàn quan niệm “Giao tiếp giữa con người với con
người trong hoạt động sư phạm được gọi là giao tiếp sư phạm”. Từ nhận định
trên, có thể thấy rõ giao tiếp sư phạm là giao tiếp xã hội.

3.Chức năng của giao tiếp sư phạm

● Cn trao đổi thông tin:


- Thông tin trao đổi trong gtsp chủ yếu liên quan đến việc dạy học và gd:
+ GV truyền đạt tri thức,kĩ năng,kĩ xảo,tác động gd hs.
+ HS trao đổi lại vs GV để thể hiện sự hiểu bt của mình,giúp GV
điều chỉnh việc dạy học và gd.
+ Nhà gd trao đổi tri thức,kinh nghiệm với nhau để cùng nhau nâng
cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

->Mỗi cá nhân GV và HS vừa là nguồn phát thông tin vừa là nơi


tiếp nhận thông tin trong hoạt động gtsp.

->Thu thập và xử lý thông tin là con đường quan trọng để pt nhân


cách cho HS cũng như hoàn thiện nghề nghiệp của GV.

=>Là Chức năng quan trọng nhất của giao tiếp nói chung và gtsp
nói riêng

● Tri giác lẫn nhau


- GTSP chủ yếu qua hình thức trực tiếp để ng GV dạy học và gd HS->Là
cơ hội để GV & Hs hiểu biết,,tri giác lẫn nhau.
- Đặc tính quan trọng của tri giác lẫn nhau không chỉ là nhận thức về đối
tượng giao tiếp mà còn nhận thức được chính bản thân trong mối quan
hệ đó.
- Tri giác lẫn nhau diễn ra trong suốt quá trình giao tiếp, giúp mỗi người
thu thập thông tin cả cảm tính (tư thế, tác phong, ánh mắt, nụ cười, trang
phục...) lẫn lí tính (phẩm chất, tính cách, tình cảm...) của đối tượng giao
tiếp.
->Trong quá trình giao tiếp sư phạm, giáo viên và học sinh hiểu biết lẫn
nhau bằng cách cùng chia sẻ cảm xúc, bằng con đường đồng nhất hoá
bản thân mình với người kia và bằng biện pháp suy nghĩ về người kia.
Nhờ tri giác lẫn nhau mà giáo viên hiểu rõ học sinh của mình hơn, chất
lượng quan hệ cũng như hiệu quả của tác động giáo dục nâng cao hơn.
=>Tri giác lẫn nhau trong giao tiếp sư phạm là một hình thức tri giác
liên nhân cách.

● Đánh giá lẫn nhau


- Trong GT nói chung và GTSP nói riêng, mỗi chủ thể tự bộc lộ quan
điểm, thái độ, thói quen,tình cảm,..của bản thân

->Các chủ thể giao tiếp có thể nhận thức về nhau, qua đó tự đánh giá
chính mình và đánh giá được người giao tiếp với mình.

- TRong GTSP, ng GV hiểu rõ đặc điểm tâm lý, đánh giá đúng HS của
mình mới dạy học và gd có hiệu quả. Ngược lại, HS cũng hiểu, đồng
cảm với Gv mới học hành tiến bộ.
- Hs giao tiếp với GV, GV giao tiếp vs đồng nghiệp đều nhận thức và
đánh giá lẫn nhau theo hướng tích cực, tức là đánh giá theo xu hướng
tiến bộ của đối tượng->Giúp cho mỗi người ngày càng hoàn thiện bản
thân.
● Ảnh hưởng lẫn nhau
- Chức năng ảnh hưởng lẫn nhau thể hiện qua việc truyền tải thông tin, tri
giác lẫn nhau để ảnh hưởng đến nhận thức, tình cảm, ước mơ,lý
tưởng,hành động,...của nhau.
- Sự ảnh hưởng rõ rệt nhất là ảnh hưởng của GV vs HS và giữa Hs với
nhau. Nó thể hiện ở hành động làm theo, bắt chước, noi theo,..
=>Ng Gv cần làm “tấm gương” cho HS

● Điều khiển hoạt động nhóm (phối hợp hoạt động sp)
- Giao tiếp luôn mang ý nghĩa xã hội, đó là giao tiếp đảm bảo tổ chức mọi
người tiến hành hoạt động chung, đảm bảo cho sự liên hệ qua lại của họ.
- Đặc điểm cơ bản của chức năng này thể hiện ở chỗ chính quá trình giao
tiếp là quá trình trao đổi các ý đồ, tư tưởng, biểu tượng... Sự thống nhất
các ý đồ, tư tưởng... sẽ điều khiển hoạt động chung của nhóm, cộng
đồng. Trong giao tiếp sư phạm, sự thống nhất các ý đồ, tư tưởng... giữa
giáo viên và học sinh là điều kiện lí tưởng đảm bảo hiệu quả cao trong
dạy học và giáo dục, và điều này phụ thuộc phần lớn vào năng lực giao
tiếp của người giáo viên.
- Thông qua giao tiếp, giáo viên tổ chức các mối quan hệ, các tương tác
giữa giáo viên với học sinh, giữa học sinh với nhau nhằm phát huy tính
tích cực, tự giác của học sinh - đó là khía cạnh bản chất của phương
pháp dạy học tích cực. Trong hoạt động chung này, giao tiếp thực hiện
chức năng điều chỉnh từng thành viên tham gia. Nhiệm vụ của người
thầy giáo trong trường hợp này là tổ chức quá trình giao tiếp của học
sinh bằng chính giao tiếp của mình.

VD: Người giáo viên giống như một nghệ sĩ trên sân khấu, một người diễn viên
tài năng sẽ biết cách lôi cuốn khán giả về phía mình. Một giáo viên hiệu quả sẽ
biết thu hút sự tham gia của học sinh. Để trở thành một giáo viên hiệu quả, thầy
cô phải làm chủ được các chiến thuật, các kĩ thuật dạy học đảm bảo học sinh
tham gia vào các hoạt động mà mình tổ chức, lắng nghe những gì mà mình nói,
thực hiện những nhiệm vụ mà mình yêu cầu.

● GD và phát triển nhân cách


- Người học không thể tách mình khỏi môi trường nhà trường, bạn bè, thầy cô
giáo, những người quản lý giáo dục…-> gd nhà trường giữ vai trò quan trọng
chủ đạo đvs sự pt của hs
- Thông qua GTSP cùng với hoạt động của mỗi cá nhân người học thì giao tiếp
sư phạm giúp con người lĩnh hội được các tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, năng lực
… trên cơ sở phù hợp với các chuẩn mực xã hội để từ đó hình thành nhân cách
cho mình.
4.Vai trò của giao tiếp sư phạm

● Đối với hoạt động sư phạm


- Là phương tiện để giải quyết nhiệm vụ giảng dạy, vì giao tiếp sư phạm
đảm bảo sự tiếp xúc tâm lý giữa gv và hs, giữa hs với nhau, hình thành
động cơ tích cực học tập, tạo bầu không khí tâm lý tập thể trong quá
trình học tập. Quá trình dạy học sẽ không diễn ra nếu không thông qua
giao tiếp. Thực chất, dạy học cũng là quá trình gtsp giữa gv với hs và
giữa hs với nhau theo mục đích định trước.
- Là sự đảm bảo tâm lý-xh cho quá trình giao tiếp, vì nhờ giao tiếp sư
phạm mà hình thành đc mqh giáo dục, tạo nên khuôn mẫu của lối sống,
ảnh hưởng tới sự hình thành định hướng, chuẩn mực, phong cách gv hs
sống của cá nhân thông qua sự tiếp xúc tâm lý giữa gv và hs. GTSP đảm
bảo cho kết quả của hoạt động học tập, khắc phục những trở ngại tâm lý,
hình thành các mqh liên nhân cách trong tập thể hs.
- Là phương pháp tổ chức mqh qua lại giữa gv và hs đảm bảo cho việc
dạy học và giáo dục có hiệu quả. Bởi vì, GTSP đã tạo ra hoàn cảnh, tình
huống tâm lý, kích thích việc tự học và tự giáo dục hs, khắc phục các
yếu tố tâm lý kìm hãm sự pt nhân cách trong qua quá trình giao tiếp
như: thiếu tự tin,lúng túng,...

->Như vậy GTSP k chỉ là công cụ, phương tiện hay điều kiện để thực
hiện mục đích sư phạm mà còn là bộ phận cấu thành hoạt động sư phạm.

● Đối với người giáo viên


- Con đường hoàn thiện kỹ năng, phẩm chất nghề nghiệp:
+ Thông qua GTSP, nhà gd tổ chức đc các hoạt động của mình
+ GTSP là công cụ thiết lập và duy trì và phát triển các mqh giao
tiếp giữa các thầy cô trong nhà trường
+ Nhờ GTSP, nhà gd đi sâu vào thế giới tính thần của hs, thiết lập
đc mqh gắn bó đvs hs,kích thích hs tích cực chủ động,sáng tạo
trong mọi hoạt động.
- Con đường hoàn thiện nhân cách của bản thân người giáo viên.
● Đối với học sinh
- Là con đường lĩnh hội tri thức,kĩ năng,kĩ xảo:thông qua giao tiếp
sư phạm, nhà gd truyền đạt cho hs những tri thức khoa học, kinh
nghiệm, trải nghiệm,.. tiến hành hoạt động học tập và gd.
- Là con đường pt nhân cách: thông qua giao tiếp sư phạm, nhà gd
truyền đạt cho hs những tri thức khoa học,kinh nghiệm, trải
nghiệm,.. của mình cho Hs-> ng đc gd sẽ hình thành, pt tâm
lý;nhân cách cho chính mình như ý thức trách nhiệm,lòng tự
trọng, tôn trọng tập thể,...
- Vd: định luật bảo toàn khối lượng để tìm ra và cm thì các nhà
khoa học phải mất hàng năm nhưng thông qua GTSP thì hs chỉ
cần 1 vài tiết học là đã hiểu và nắm rõ.

5.Các nguyên tắc giao tiếp sư phạm

- Nguyên tắc là hệ thống những chuẩn mực, quy định, có tác dụng chỉ đạo, định
hướng suy nghĩ và hành động của con ngừi.
- Nguyên tắc GTSP là hệ thống những quan điểm có tác dụng chỉ đạo, định
hướng thái độ và hành vi ứng xử, đồng thời chỉ đạo cho việc lựa chọn các
phương pháp , phương tiện giao tiếp của các chủ thể trong quá trình
GTSP=>Mục đích: hình thành và pt nhân cách cho HS.
● Nguyên tắc mô phạm
- Mô phạm có nghĩa là khuôn mẫu mực thước cho mọi người làm
theo.Giao tiếp sư phạm diễn ra trong quá trình dạy học và giáo dục học
sinh, vì thế đòi hỏi cả giáo viên và học sinh cùng các lực lượng giáo dục
phải đảm bảo sự chính tắc, khuôn mẫu trong hành vi, cử chỉ, ngôn ngữ,
thái độ nói một cách cụ thể

->nếu không tuân thủ nguyên tắc này sẽ không thực hiện được mục tiêu
giáo dục học sinh.

- Bản chất: Đảm bảo sự mẫu mực trong nhân cách của người thầy giáo
- Biểu hiện:
+ Sự mẫu mực trong thái độ, hành vi, cử chỉ, cách nói năng của nhà
giáo, thể hiện sự chuẩn mực, làm gương sáng cho đối tượng giao
tiếp noi theo mọi lúc, mọi nơi.
+ Lời nói và hành động luôn thống nhất với nhau, tránh hiện tượng
“làm như tôi nói, đừng làm như tôi làm”.
+ Sự mẫu mực về trang phục: trang phục của giáo viên cần lịch sự,
gọn gàng, phù hợp với quy định của nghề giáo. Giáo viên ăn mặc
lịch sự khi lên lớp cũng là một cách thể hiện sự tôn trọng đối với
người học.
- Mọi hành vi giao tiếp của ng Gv đều phải mẫu mực vì:
+ Ảnh hưởng quan trọng tới cộng đồng:nhà trường là trung tâm văn
hóa của cộng đồng; Gv là tâm điểm của văn hóa nhà trường
+ Ảnh hưởng quan trọng tới Hs: GV tiếp xúc hàng ngày vs HS, đc
HS coi là tấm gương,là chuẩn mực về giao tiếp,ứng xử.
-Lưu ý: Để thực hiện nguyên tắc này,Nhà giáo dục cũng như học sinh
trước hết phải rèn luyện ngôn ngữ, tác phong, tư cách,.. phù hợp với môi
trường giáo dục phải thể hiện được tính văn hóa cao trong giao tiếp.
● Nguyên tắc tôn trọng nhân cách người học
- Con người luôn có nhu cầu được tôn trọng, đó là nhu cầu tự nhiên tất
yếu và không thể thiếu của tất cả mọi người. Tôn trọng đối tượng giao
tiếp cũng là tôn trọng chính mình.
- Trong giao tiếp sư phạm, đối tượng giao tiếp là đồng nghiệp, là học
sinh,..nên tôn trọng lẫn nhau khi giao tiếp bởi đem lại hiệu quả giáo dục
và học sinh chỉ được thuyết phục khi các em cảm thấy mình được tôn
trọng.
- Bản chất: Ứng xử vs HS với tư cách là một nhân cách độc lập với đầy
đủ tất cả các quyền của con người (quyền học tập,vui chơi,lao động,..);
không có lời nói hay hành động xúc phạm đến thân thể và danh dự của
hs; không áp đặt suy nghĩ của mình cho Hs, tạo điều kiện cho Hs đc bộc
lộ nhận thức hay thái độ của bản thân; sẵn sàng lắng nghe ý kiến của hs
- Biểu hiện:
+ Biết lắng nghe nhu cầu và nguyện vọng của các em
+ Biết khích lệ, động viên Hs bày tỏ suy nghĩ, mong muốn
+ Chân thành, trung thực trong phản ứng đối với Hs
+ Sử dụng ngôn từ phù hợp; không có những lời nói xúc phạm đối
với Hs trong mọi trường hợp
+ Cử chỉ, điệu bộ chan hòa
+ Trang phục gọn gàng, lịch sự.
- Áp dụng tốt nguyên tắc này sẽ tạo nên niềm tin của học sinh. Từ đó, học
sinh sẽ cởi mở, tự tin trong giao tiếp, tạo điều kiện thuận lợi cho công
tác, giáo dục và dạy học.
- Lưu ý: người giáo viên cần phải luôn luôn ý thức học sinh cũng là một
chủ thể hoạt động tích cực, luôn luôn tôn trọng các em, không bắt học
sinh phải làm theo ý kiến chủ quan của mình trong giao tiếp, phải hiểu
từng học sinh để có biện pháp, cách thức giao tiếp phù hợp.
● Nguyên tắc có niềm tin đvs ng học
- Bản chất của nguyên tắc: Dành những tình cảm tốt đẹp, những điều kiện
thuận lợi cho HS; khuyến khích HS học tập,rèn luyện; đem lại niềm vui
cho các em,
- Biểu hiện:
+ Trong dạy học: Hết mình vì HS, làm việc với lương tâm nghề
nghiệp và tinh thần trách nhiệm cao đối với HS
+ Trong đánh giá HS: Khách quan, công bằng, khích lệ sự tiến bộ
và vươn lên của HS
+ Trong phân công nhiệm vụ: lòng tin đối với HS
+ Trong giải quyết các vấn đề quan hệ
+ Trong sử dụng hình phạt/ trách phạt
- Thiện chí của GV sẽ tạo ra lòng tin từ phía HS
- Lưu ý:
+ Nhà giáo dục phải luôn tin tưởng vào khả năng tiến bộ, sự thay
đổi theo chiều hướng tích cực và những phẩm chất tốt đẹp, lương
thiện của học sinh trong dạy học và giáo dục đặc biệt là những
học sinh chưa ngoan hoặc chậm hiểu
+ Luôn thể hiện niềm tin vào sự tiến bộ của các em, ngay cả khi các
em mắc sai lầm cũng phải tìm ra những ưu điểm, những mặt tích
cực chứ không nên miệt thị hay phê phán nặng nề.
● Nguyên tắc thiện chí với người học
- Bản chất của nguyên tắc: luôn nghĩ tốt về đối tượng giao tiếp, luôn tin
tưởng và tạo điều kiện thuận lợi cho đối tượng giao tiếp được bộc bạch
tâm tư, nguyện vọng của mình.
- Niềm tin của GV sẽ tạo ra động lực cho HS trong quá trình rèn luyện,
phát triển và hoàn thiện nhân cách
- Biểu hiện:
+ Người giáo viên luôn dành tình cảm tốt đẹp và đem lại niềm vui
cho học sinh, luôn nhìn thấy những điểm mạnh của học sinh, giúp
các em phát huy hết những ưu điểm của mình.
+ Luôn động viên, khích lệ học sinh phấn đấu vươn lên hoàn thiện
bản thân.
+ Công bằng, khách quan trong phân công nhiệm vụ trong nhận xét
và đánh giáo sinh.
- Lưu ý để giao tiếp sư phạm mang tính thiện chí, cần phải tạo ra quan hệ
tình cảm tốt đẹp giữa giáo viên và học sinh khi xây dựng được mối quan
hệ tốt đẹp giữa giáo viên và học sinh dễ cảm thông cho nhau, để cùng
thực hiện mục đích và nhiệm vụ học tập, giáo dục.
- Thực hiện tốt nguyên tắc này sẽ hình thành cho học sinh được tính cởi
mở, tin yêu và nể trọng trong giao tiếp. Giáo viên, bạn bè sẽ trở thành
nguồn động viên, khích lệ tinh thần của học sinh trong cuộc sống cũng
như trong công việc.
● Nguyên tắc đồng cảm
- Đồng cảm trong giao tiếp là biết đặt vị trí của mình vào vị trí của đối
tượng giao tiếp, biết sống trong niềm vui nỗi buồn của họ để cùng chung
cảm cùng suy nghĩ với đối tượng giao tiếp nhằm tạo ra sự đồng điệu với
nhau trong giao tiếp.
- Bản chất của nguyên tắc: Đồng cảm trong giao tiếp sư phạm = biết đặt
mình vào vị trí của HS để cảm thông, chia sẻ và có cách ứng xử phù hợp
với nguyện vọng và hoàn cảnh của các em
- Biểu hiện:
+ Hiểu đặc điểm và hoàn cảnh của HS; hiểu được tâm tư, nguyện vọng và
mong muốn của HS
+ Thân mật, gần gũi với HS
+ Khoan dung, độ lượng trong ứng xử
- Sự đồng cảm của GV đối với HS sẽ tạo ra cảm giác an toàn, sự gần gũi,
YÊU THƯƠNG từ phía HS -> tăng cường tác động giáo dục của GV
đối với HS
- Muốn đồng cảm với học sinh, phụ huynh, đồng nghiệp trong giao tiếp
nhà giáo dục phải chú ý:
+ Nắm vững đặc điểm tâm lý lứa tuổi của đối tượng giao tiếp.
+ Tìm hiểu hoàn cảnh gia đình và đặc điểm tâm lý riêng của đối
tượng giao tiếp để trên cơ sở đó phác thảo được chính xác chân
dung tâm lý của đối tượng giao tiếp.
+ Mình vào vị trí của đối tượng giao tiếp trong những tình huống
giao tiếp cụ thể, thấu hiểu tâm tư, nguyện vọng, suy nghĩ của đối
tượng giao tiếp.
+ Biết gợi lên những điều đối tượng giao tiếp, muốn nói mà không
dám nói và tạo điều kiện để thỏa mãn nguyện vọng chính đáng
của họ.

=>Như vậy để công tác giáo dục có hiệu quả, người giáo viên
phải đồng cảm với học sinh, phụ huynh, đồng nghiệp và làm cho
họ biết đồng cảm với mình.

=>>>>> Tóm lại các nguyên tắc giao tiếp sư phạm nói trên có mối quan
hệ biện chứng luôn thống nhất và tác động qua lại lẫn nhau, bổ sung cho
nhau để hoạt động giao tiếp sư phạm đạt hiệu quả. Người giáo viên phải
quán triệt đầy đủ các nguyên tắc này, sự kết hợp các nguyên tắc giao
tiếp là nghệ thuật ứng xử khéo léo của mỗi giáo viên để góp phần tạo
nên phong cách giao tiếp và hoàn Thiện Nhân cách của cả giáo viên và
học sinh.

6.Phong cách giao tiếp sư phạm

- Phong cách là hệ thống phương pháp/thủ thuật tiếp nhận và phản ứng
+ Tương đối ổn định, bền vững
+ Tạo nên sự khác biệt/độc đáo của cá nhân
+ Giúp cá nhân thích nghi với những thay đổi môi trường
- Các thành tố của phong cách
+ Phần ổn định:

~Ổn định = thống nhất, nhất quán về phương pháp/thủ thuật tiếp
nhận/phản ứng

~Tạo nên nhân diện xã hội (cái riêng) của mỗi cá nhân

~Do sự ổn định tương đối của những đặc điểm về cơ thể (thần kinh, giác
quan, thể lực...), hoạt động nghề nghiệp và môi trường sống (tự nhiên,
xã hội) tạo nên
+ Phần cơ động:

~Cơ động = linh hoạt, mềm dẻo trong cách tiếp nhận/phản ứng, tùy theo
tình huống

~Giúp cá nhân thích nghi với môi trường sống thay đổi

~Do những thay đổi của cá nhân theo độ tuổi, thay đổi môi trường sống
và hoạt động, và sự đa dạng của các quan hệ xã hội mà các nhân tồn tại
trong đó tạo nên.

- Phong cách giao tiếp sư phạm = hệ thống phương pháp/thủ thuật tiếp
nhận/phản ứng tương đối ổn định của các chủ thể giao tiếp sư phạm (giáo viên,
học sinh)
● Phong cách dân chủ
- Dân chủ = Tôn trọng, biết lắng nghe
- Biểu hiện:
+ Luôn gần gũi, thân mật với HS
+ Lắng nghe nguyện vọng, ý kiến của HS
+ Kịp thời giải tỏa những băn khoăn, vướng mắc,hoặc
những vấn đề HS gặp phải
+ Tôn trọng nhu cầu và những những đòi hỏi chính đáng của
HS
+ Biết đề ra những yêu cầu phù hợp và vừa sức đối với HS
- Tác động:
+ Kích thích tính tích cực nhận thức của HS
+ Tạo ra ở HS tính độc lập, sáng tạo và ý thức trách nhiệm
+ Là phong cách giao tiếp có tác động tích cực nhất đối với
hiệu quả dạy học và giáo dục
- Lưu ý: Dân chủ khác “cá mè 1 lứa”, khác “nuông chiều”, “thả
nổi”
● Phong cách độc đoán
- Độc đoán = Áp đặt, mệnh lệnh, không tính đến những đòi hỏi,
nguyện vọng của người khác (HS)
- Biểu hiện:
+ Giữ khoảng cách với HS
+ Không để tâm đến những đòi hỏi, yêu cầu và nguyện vọng
của HS
+ Nguyên tắc cứng nhắc, không nhân nhượng, không linh
hoạt
+ Duy ý chí
- Tác động
+Khiến HS thụ động, lệ thuộc và thiếu tích cực
+Tạo ra sự chống đối từ phía HD
+Giảm những tác động giáo dục của GV đối với HS
+Có thể có hiệu quả đối với những tình huống gấp rút,cấp
bách
● Phong cách tự do
- Tự do = Cơ động, mềm dẻo, linh hoạt theo tình huống giao tiếp
- Biểu hiện:
+ Dễ thay đổi về mục đích, nội dung, đối tượng
+ Không câu nệ nghi thức
+ Không làm chủ được cảm xúc
- Tác động:
+ Phát huy tính tích cực nhận thức, tính độc lập, sáng tạo và
ý thức tự giác của HS
+ Tạo được bầu không khí thoải mái trong giao tiếp
+ Dễ phá vỡ các quy tắc quan hệ, dễ bị coi nhẹ; dễ rơi vào
tình trạng hời hợt, nông cạn, thiếu tập trung

=> Mỗi phong cách đều có ưu,nhược điểm riêng.Tùy vào mục
đích,ND,phương tiện giao tiếp,tính chất,mqh giữa các thành viên trong
tập thể nà người dạy lựa chọn,thể hiện phong cách GTSP cho phù hợp.

7.Phương tiện giao tiếp sư phạm (PT ngôn ngữ và PT phi ngôn ngữ)

Bạn nghĩ là k thi đâu 99%

*Khái niệm 👍

- Phương tiện giao tiếp sư phạm là những yếu tố trung gian (ngôn ngữ, phi ngôn
ngữ…) giúp GV, HS, các lực lượng giáo dục tiếp xúc, trao đổi thông tin, nhận thức
lẫn nhau, ảnh hưởng tác động qua lại với nhau trong quá trình giao tiếp

* Phương tiện ngôn ngữ:

- Phương tiện ngôn ngữ trong GTSP là lời nói và chữ viết giúp giáo viên, học sinh,
các lực lượng giáo dục tiếp xúc, trao đổi thông tin, nhận thức lẫn nhau, tác động qua
lại với nhau trong quá trình giao tiếp

*Phương tiện phi ngôn ngữ

** Hành vi, cử chỉ, điệu bộ:


- Trong giao tiếp sư phạm, hành vi giao tiếp của giáo viên có đặc điểm là:
+ Được hình thành từ các nguồn gốc khác nhau
+ Khoan dung, cung kính, tôn sư, trọng đạo.
+ Hành vi giao tiếp sư phạm mang tính linh hoạt
- Điệu bộ, cử chỉ, tư thế, dáng đứng, đi
+ Điệu bộ là cử động của tay, chân, cơ thể …để diễn đạt một điều gì đó
hay phụ họa thêm cho lời nói.
+ Ví dụ: vừa giảng bài, vừa đưa tay làm điệu bộ Điệu bộ có thể góp phần
làm cho bài giảng thêm sinh động. Đối với giáoviên, điệu bộ phải do sự
rèn luyện theo yêu cầu sư phạm mà tạo thành
+ Cử chỉ: Là cử động hay một việc làm của cá nhân biểu lộ một thái độ
hay một trạng thái tinh thần nào đó. Cử chỉ có khi giống như một điệu
bộ là có ý phụ họa cho ngôn ngữ nói, nhưng phần lớn các cử chỉ có ý
biểu đạt một thái độ hay một trạng thái độc lập chứ không phụ họa cho
lời giảng. Ví dụ như vẫy tay cho học sinh ngồi xuống, đưa mắt có ý nhắc
học sinh trật tự
+ Tư thế: là cách đặt toàn thân thể và các bộ phận của thân thể ở một vị trí
nhất định trong thời điểm nhất định. Trong giao tiếp sư phạm thường có
hai tư thế hoặc là đứng, hoặc là ngồi.Tư thế của giáo viên đĩnh đạc, đàng
hoàng, ung dung, khoan thai.
+ VD: Khi giảng bài mới, giáo viên nên ở tư thế đứng, mắt hướng về
phíahọc sinh. Khi viết bảng, giáo viên nên nghiêng người về phía bên
phải.
- Lưu ý:
+ Trong giao tiếp sư phạm, hành vi, cử chỉ, điệu bộ của thầy cô giáo phải
thể hiện sự văn minh, lịch sự, tế nhị, thân thiện, tự nhiên, chuẩn mực -
+ Điệu bộ cần mang ý nghĩa giáo dục, không nên quá cuồng nhiệt, tùytiện.

** Diện mạo

- Đặc điểm:

+ Bao gồm sắc mặt nét mặt đặc điểm của khuôn mặt dâu tóc trang phục trang
sức... Giao tiếp phi ngôn ngữ dáng vẻ bên ngoài bao gồm hình dáng thân thể
cung cách đi đứng trang phục và cung cách ứng xử trong giao tiếp sư phạm.
+ Là phương tiện có thể gây ấn tượng mạnh
+ Lưu ý: + Cần chú trọng trang phục sao cho lịch sự, sạch sẽ, gọn gàng, văn
minh + Trong giao tiếp với học sinh nên thường trực trên môi nụ cười tươi thì
sẽ giúp đối tượng giao tiếp cảm thấy thoải mái và tích cực hơn trong quá trình
giao tiếp + Thái độ nhận thức của giáo viên đối với học sinh cần hướng vào
mục tiêu giáo dục xây dựng đạo đức phát triển trí tuệ, thể lực và năng lực thẩm
mỹ của học sinh trên tất cả hành vi

** Không gian

- Địa điểm:
+ Đặc điểm: • Là 1 phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ. Việc bố trí một
địa điểm giao tiếp phù hợp với tính chất, mục đích, nội dung cuộc giao
tiếp là hết sức quan trọng. • Địa điểm trong GTSP thông thường là lớp
học, tuy nhiên cũng có khi là sân trường… • Địa điểm thường thoáng
mát, sáng sủa, sạch sẽ, bàn ghế phù hợp với lứa tuổi học sinh
+ Lưu ý: • Lớp học là nơi diễn ra GTSP thì cần phải bài trí hài hoà, thuận
tiện cho hoạt động của giáo viên và học sinh • Không gian lớp học hay 1
địa điểm khác để GTSP cần phải phù hợp với hoàn cảnh và đối tượng
giao tiếp
- Khoảng cách tiếp xúc:
+ Đặc điểm: • Là một phương tiện phi ngôn ngữ trong giao tiếp sư phạm •
Nói lên mức độ tương tác nhau giữa các cá nhân. Một khoảng cách hợp
lý giữa hai người ѕẽ tạo nên ѕự hài hòa, thoải mái trong buổi nói chuуện.
• Trong mọi loại giao tiếp đều cần có khoảng cách không gian giữa hai
chủ thể giao tiếp. Trong giao tiếp sư phạm, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra
khoảng cách thích hợp giữa giáo viên và học sinh là 3,5m, độ cao chữ
viết trên bảng là 5cm. • Khoảng cách giao tiếp sư phạm có tính linh
động tuỳ tình huống giao tiếp.
+ Lưu ý: • Chọn khoảng cách phù hợp để giao tiếp hiệu quả, không quá
xa mà cũng không quá gần, nếu quá xa thì mức độ giao tiếp sẽ càng thấp
dẫn đến hiệu quả của cuộc giao tiếp không cao. • Nếu đám đông càng
lớn, ta càng phải đứng cách xa để có thể bao quát hết cả hội trường. Sử
dụng hợp lí khoảng cách giao tiếp trong giao tiếp sư phạm là yêu
cầunghiệp vụ đối với giáo viên.

** Thời gian

- Đặc điểm: + Giúp cho đối tượng giao tiếp căn chỉnh được thời lượng, nội dung
của cuộc giao tiếp + Cách thức sử dụng thời gian cho chúng ta biết được nhiều
điều về họ, như: việc đến muộn có nghĩa là coi thường mọi người. + Thời gian
là thước đo, căn chỉnh giúp quá trình diễn ra giao tiếp có điểm dừng, nghỉ đển
cuộc giao tiếp được diễn ra dài hơn mà không gây sự mệt mỏi cho đối tượng
giao tiếp.
- Lưu ý: + Trong giao tiếp sư phạm, giáo viên cần sử dụng hợp lí thời gian để
tránh các hiện tượng phí thời gian vô ích hoặc bị: “cháy giáo án” + Không chỉ
giáo viên mà học sinh cũng cần đến lớp đúng giờ để đảm bảo quá trình giao
tiếp hay dạy học có hiệu quả.

** Sự im lặng

- Đặc điểm: + Im lặng được dùng như dấu hiệu của sự tôn trọng VD: khi giáo
viên giảng bài thì học sinh chăm chú lắng nghe, im lặng không nói chuyện với
nhau + Trong giao tiếp sư phạm, việc giáo viên sử dụng sự im lặng hoặc điểm
dừng khi đang nói có tác dụng tập trung chú ý hoặc kích thích tư duy của học
sinh và thu được kết quả tôt nhất trong việc tiếp thu kiến thức
- Lưu ý: + Cần phải tuỳ vào từng trường hợp và xem xét có cần im lặng hay
không. + TrongGTSP với học sinh thì giáo viên không nên Im lặng quá lâu dễ
làm cho học sinh bị sợ. + Cần sử dụng sự im lặng phù hợp vừa thể hiện sự tôn
trọng với các em vừa không làm mất đi sự tự tin của các bạn học sinh trong quá
trình giao tiếp.

=> Kết luận chung: Trong giao tiếp sư phạm cần vận dụng các phương tiện giao tiếp
đúng lúc và nên kết hợp có các phương tiện với nhau để giúp cho quá trình giao tiếp
sư phạm diễn ra hiệu quả, đạt kết quả như mong muốn.

8.Kỹ năng giao tiếp sư phạm (KN lắng nghe, KN thuyết phục, KN quản lý cảm xúc,
KN giải quyết tình huống sư phạm)

Phần này cô Chan còn k có trong pp á =>k thi haha

● KN:Kỹ năng giao tiếp sư phạm là khả năng vận dụng kiến thức, kinh nghiệm
của người giáo viên để nhận thức nhanh chóng những biểu hiện bên ngoài và
những diễn biến tâm lý bên trong của học sinh và bản thân, đồng thời sử dụng
hợp lý các phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ biết cách tổ chức điều khiển,
điều chỉnh quá trình giao tiếp nhằm đạt được mục đích giáo dục.
● Kỹ năng lắng nghe
- Kỹ năng lắng nghe trong giao tiếp sư phạm là khả năng vận dụng kiến
thức, kinh nghiệm vào việc quan sát, tập trung, chú ý cao độ để nắm bắt
thông tin, hiểu được cảm xúc, thái độ, quan điểm của đối tượng giao
tiếp, đồng thời giúp đối tượng giao tiếp cảm thấy được tôn trọng, quan
tâm và chia sẻ
- Biểu hiện:
+ Tập trung chú ý tối đa vào những gì đối tượng nói: im lặng, chăm
chú, không ngắt lời, không phản bác, không làm việc khác trong
khi nghe
+ Tập trung quan sát, nhận biết được hành vi, cử chỉ, cảm xúc của
học sinh và giải nghĩa chính xác những biểu hiện phi ngôn ngữ
của đối tượng
+ Đưa ra những phản hồi phù hợp với nội dung đối tượng đã nói và
những cảm xúc của họ; đặt câu hỏi để làm rõ hoặc gợi mở cho họ
tiếp tục nói; nhấn mạnh hay mở rộng những điều họ nói
+ Khuyến khích: sử dụng những đáp ứng không lời để thể hiện sự
quan tâm và khuyến khích đối tượng như: tiếp xúc bằng mắt và
có những động tác đáp ứng thích hợp với những chia sẻ của đối
tượng (gật đầu, hơi ngả người về phía đối tượng giao tiếp…

=>Giáo viên có kĩ năng lắng nghe tốt: − Duy trì tiếp xúc bằng
mắt với đối tượng − Không ngắt lời đối tượng − Không vội vàng
đưa ra kết luận − Nghe chính xác nội dung những điều đối tượng
nói − Có thể đưa ra những tín hiệu cho đối tượng thấy rằng họ
đang được lắng nghe − Biết phân tích các thông tin để đặt câu hỏi
làm rõ vấn đề đang được chia sẻ − Không hỏi những câu không
liên quan đến vấn đề đang được chia sẻ − Nhận diện được những
cảm xúc người nó

- Cách thực hiện kĩ năng lắng nghe Bao gồm 5 bước: 1.


Tập trung, 2. Tham dự, 3. Hiểu, 4. Ghi nhớ, 5. Hồi đáp, 6.
Phát triển. Trung tâm của chu trình lắng nghe này là mong
muốn thấu hiểu của giáo viên đối với đối tượng
● Kỹ năng quản lý cảm xúcxúc.
- Khái niệm: Là khả năng vận dụng kiến thức, kinh nghiệm, hiểu biết của
bản thân để nhận diện, xử lý và điều chỉnh cảm xúc của bản thân một
cách phù hợpvới đối tượng và hoàn cảnh giao tiếp. Quản lý cảm xúc là
một quá trình, để có kĩ năng quản lý cảm xúc đòi hỏi cần thời gian rèn
luyện và cần những kỹ thuật/cách thức để đạt được mục đích mà
chúngta mong muốn.
- Biểu hiện của kỹ năng quản lý cảm xúc
+ Biết nhận diện cảm xúc của bản thân và đối tượng giao tiếp
+ Biết làm chủ trạng thái cảm xúc của mình và điều khiển, điều
chỉnh các cảm xúccủa bản thân cho phù hợp với đối tượng và
hoàn cảnh giao tiếp
+ Không để những cảm xúc tiêu cực điều khiển hành động, lời nói
của mình
+ Không đưa ra những quyết định ngẫu hứng, bất cẩn mà luôn suy
nghĩ trước khi hành động.
+ Luôn có khả năng theo dõi được biểu hiện và mức độ cảm xúc
của mình trong quá trình giao tiếp + Bộc lộ cảm xúc của mình
với đối tượng giao tiếp bằng lời nói, hành vi, cử chỉ phù hợp. +
Chế ngự các cảm xúc tiêu cực của bản thân Người giáo viên có kĩ
năng quản lý cảm xúc tốt là người luôn chủ động trong quá trình
giao tiếp sư phạm/có trạng thái cảm xúc phù hợp, không bị cảm
xúc chi phối và điều khiển, đặc biệt là cảm xúc tiêu cực
- Cách thực hiện kĩ năng QLCX

* Nguyên tắc

➢ Mình là người điều khiển và chịu trách nhiệm về cảm xúc; không phải cảm
xúc điều khiển mình;

➢ Cần phải ý thức về nguyên nhân, lý do gây ra CX

➢ Có quyền thể hiện tất cả các dạng cảm xúc tích cực và tiêu cực, nhưng phải
nhớ: cảm xúc tiêu cực có những hệ lụy nếu như không kiểm soát được;

➢ Cảm xúc tiêu cực không thể triệt tiêu hay kìm hãm mà cần có cách quản lý;

➢ Luôn mong muốn nuôi dưỡng cảm xúc tích cực;

➢ Hãy vị tha và rộng lượng với mọi người

* Các bước

- Bước 1: Dự báo (nhận thức, chuẩn bị) Dự báo các tình huống và trạng thái
cảm xúc của bản thân, của đối tượng giao tiếp

- Bước 2: Nhận diện (hiểu lý do nảy sinh cảm xúc và gọi tên cảm xúc) Nhận
biết được lí do gây ra cảm xúc và gọi được tên của cảm xúc Cụ thể là nhận ra
được các dạng cảm xúc hiện thời của bản thân chỉ ra chính xác cảm xúc mà cá
nhân đang trải nghiệm là gì

- Bước 3: Thực hiện cách quản lý cảm xúc Cảm xúc nảy sinh cũng do yếu tố
nhận thức khác nhau về cùng một sự kiện→ Có thể quản lý được cảm xúc của
bản thân thông qua việc thay đổi các tác nhân bên trong (nhận thức) hay các
yếu tố bên ngoài (không gian, thời gian, hoạt động ...) bằng cách: + Điều chỉnh
nhận thức Nhận thức là cơ sở của thái độ (cảm xúc) và hành vi, điều chỉnh
nhận thức là điều chỉnh cái gốc, là giai đoạn đầu tiên giúp cá nhân có được hiểu
biết về sự kiện để từ đó có thể có những thái độ rung cảm khác nhau và dẫn đến
phản ứng hành vi riêng. + Do mối quan hệ qua lại giữa nhận thức- thái độ-
hành vi nên thay đổi hành vi sẽ dẫn đến thay đổi cảm xúc. Ví dụ: khi đang trải
nghiệm cảm xúc buồn nếu tìm đến những hoạt động như đi chơi thể thao, nói
chuyện với bạn bè, người thân sẽ khiến thay đổi sự chú ý và tạo hứng thú, giúp
cho cảm xúc buồn giảm bớt Viết nhật k cũng là cách để giải tỏa cảm xúc đang
trải nghiệm, nhưng đồng thời việc viết ra cũng là công cụ giúp chúng ta một lần
nữa nhìn lại những suy nghĩ, cảm xúc, hành vi của mình và thấy cần phải thay
đổi gì

Các kĩ thuật và biện pháp khác: + Thư giãn (Hít thở sâu): cách này sẽ cung cấp
thêm một lượng oxy phản ứng thay đổi sinh lý khi cơ thể giúp chúng ta bình
tĩnh hơn. + Sử dụng thời gian tạm lắng/thay đổi vị trí là cho phép mình thoát
khỏi cảm xúc hiện tại, khỏi bối cảnh gây cảm xúc hiện bằng cách rời đi chỗ
khác + Kỹ thuật self-talk (tự nói với bản thân mình): là tự nói thầm với bản
thân những câu nói chất vấn chính mình - Sử dụng sự hài hước: tìm ra yếu tố
hài hước trong tình huống để hóa giải hoặc giảm bớt những cảm xúc tiêu cực ở
cả hai bên. + Thay đổi chú ý: là sự chuyển mục tiêu tri giác một cách có chủ ý
sang đối tượng khác để tạo khoảng thời gian cho cảm xúc “lắng” xuống cũng
như tránh các phản ứng hành vi tiêu cực. + Ngừng suy nghĩ: “cắt” dòng suy
nghĩ tiêu cực dẫn đến cảm xúc tiêu cực + Giao tiếp quyết đoán: bày tỏ cảm xúc
nhưng với thái độ dứt khoát và không công kích, đổ lỗi hay chỉ trích người gây
ra cảm xúc cho mình.

- Bước 4: Điều chỉnh và hoàn thiện kỹ năng quản lý cảm xúc Sau khi trải
nghiệm và áp dụng những kỹ thuật, biện pháp khác nhau để quản lý cảm xúc
của mình, bước tiếp theo cá nhân sẽ rút kinh nghiệm, nêu ra bài học cho bản
thân trong quá trình các tình huống tương tự hoặc những tình huống khác trong
tương lai.

● Kỹ năng thuyết trình

● kỹ năng xử lý tình huống sư phạm

9.Thực hành giải quyết tình huống giao tiếp sư phạm giữa giáo viên với học sinh

10.Thực hành giải quyết tình huống giao tiếp sư phạm giữa giáo viên với cha mẹ
học sinh

Tình huống: Phụ huynh kiểm tra vở học sinh phát hiện GV giảng bài chưa đúng ND,
có trao đổi với VG. BẠn là gv sẽ xử lí ntn?

You might also like