You are on page 1of 4

Họ và tên: Lê Thị Hồng Vân

Ngày sinh: 18/05/1998

Nơi sinh: Bình Định

Bài làm môn “ĐÁNH GIÁ TRONG DẠY HỌC ĐẠI HỌC”

Câu 1 (4 điểm): Thầy (cô), hãy trình bày khái niệm giao tiếp sư phạm? Vai trò của
giao tiếp sư phạm?

Câu 2 (6 điểm): Thầy (cô), hãy phân tích các nguyên tắc giao tiếp sư phạm. Từ đó
rút ra bài học cho bản thân ?

Trình bày:

Câu 1:

1.1.Giao tiếp sư phạm là giao tiếp có tính nghề nghiệp giữa giáo viên với học sinh
trong quá trình giảng dạy và giáo dục có chức năng sư phạm nhất định tạo ra các
tiếp xúc tâm lý nhằm tạo ra sự phát triển nhân cách đúng đắn.

1.2.Vai trò của giao tiếp sư phạm trong nhà trường

Albert Einstein đã từng nói: “ Nhà trường phải luôn luôn có chủ trương tạo
cho học trò một cá tính cân đối chứ không nên biến chúng thành một nhà chuyên
môn”. Việc giáo dục và đào tạo trong nhà trường hiện nay không chỉ chú trọng đến
việc tạo ra những con người giỏi về nghề nghiệp mà còn phải hoàn thiện về nhân
cách. Muốn thực hiện mục tiêu này thì đòi hỏi giáo viên và học sinh phải cùng nổ
lực thực hiện nhiệm vụ của mình. Trong đó giao tiếp sư phạm đóng một vai trò hết
sức quan trọng. Giao tiếp sư phạm là sự tiếp xúc giữa giáo viên và học sinh nhằm
truyền đạt và lĩnh hội những tri thức khoa học, vốn sống, kinh nghiệm, kỹ năng, kỹ
xảo, nghề nghiệp, xây dựng và phát triển nhân cách toàn diện ở người học. Giao
tiếp sư phạm là điều kiện đảm bảo hoạt động sư phạm, không có giao tiếp sư phạm
thì không đạt được mục đích giáo dục.

GTSP nhằm làm cho thế hệ sau tiếp thu các tri thức, kĩ năng, thái độ và người
học với tư cách là chủ của hoạt động học và bộ phận của chủ thể của hoạt dộng sư
phạm, biến những điều học được thành năng lực phẩm chất của bản thân, thành
nhân cách.
Câu 2:

2.1 Nguyên tắt giao tiếp sư phạm

2.1.1. Tính mô phạm

2.1.2. Tôn trọng nhân cách

2.1.3. Có thiện ý trong quá trình giao tiếp sư phạm

Một điều kiện tiên quyết của mọi tiếp xúc giữa con người với con người là tin
ở đối tượng giao tiếp của mình.

- Bản chất của thiện ý trong giao tiếp sư phạm là dành và mang điều kiện thuận
lợi nhất, tình cảm tốt đẹp nhất cho học sinh, mang lại niềm vui cho các em

- Biểu hiện của tính thiện ý trong GTSP:

+ Chuẩn bị tài liệu giáo án chu đáo

+ Đánh giá nhận xét học sinh trung bình khách quan

+ Khi giao các công việc của lớp:

 Tin tưởng vào học sinh là nguồn cổ vũ, động viên lớn lao, là nguồn sức
mạnh giúp thầy cô vượt qua những khó khăn thường nhật của đời thường để
hoàn thành tốt nhiệm vụ
 Niềm tin có một sức mạnh giáo dục to lớn đối với học sinh.

2.1.4. Đồng cảm trong giao tiếp sư phạm

Để có khả năng đồng cảm với học sinh, giáo viên cần lưu ý :

- Thành thật chú ý đến học sinh, quan tâm đến các em.

-  Biết mỉm cười thân mật khi tiếp xúc với học sinh.

-  Giọng nói biểu hiện một thái độ thiện cảm, nhẹ nhàng, dịu hiền, ôn tồn, ngay cả
lúc kiên quyết, dứt khoát.

-  Không nên gây căng thẳng trong tâm trí học sinh, sau mỗi lần tiếp xúc nên tạo
cho các em những niềm vui mới.
- Luôn luôn tạo cho học sinh một cảm giác an toàn, dễ chịu trong suốt quá trình
giao tiếp.

- Nếu phải nghe một học sinh tâm sự, hãy cố gắng khuyến khích để các em nói
thoải mái.

- Chỉ nhận xét học sinh trước lớp khi đã đủ thông tin từ mọi phía.

- Cần có lời khen thành thật đối với học sinh.

- Các thầy cô giáo phải biết đặt mình vào vị trí, hoàn cảnh của các em để tiếp xúc,
để cùng rung cảm, cùng suy nghĩ với các em để có cách ứng xử phù hợp với nhu
cầu và nguyện vọng của học sinh.

- Biết sống trong niềm vui và nổi buồn của các em, phải yêu thương, đồng cảm
với các em, tạo sự gần gũi, cảm giác an toàn ở học sinh

- Ứng xử khéo léo trong các tình huống giao tiếp cụ thể đối với học sinh.

2.2 . Bài học rút ra cho bản thân:

Trong sự nghiệp trồng người, các thầy cô giáo càng cần phải có kỹ năng giao
tiếp tốt. Đó không chỉ là phương tiện để truyền đạt những nội dung của bài giảng.
Mà còn là con đường để tạo nên sự kết nối giữa giáo viên và học trò. Vậy nên,
ngoài giao tiếp chung chung, mỗi thầy cô giáo tương lai còn phải trang bị cho mình
kỹ năng giao tiếp sư phạm.

Kỹ năng giao tiếp sư phạm là tổng hợp những kỹ năng về điệu bộ, hành vi,
ngôn ngữ, được giáo viên phối hợp hài hòa để đạt hiệu quả cao trong quá trình
giảng dạy. Những người thầy cô giáo tương lai không chỉ cần tích lũy cho mình
những kiến thức chuyên môn về tri thức. Mà còn cần rèn luyện cho mình những kỹ
năng giao tiếp sư phạm. Quá trình dạy học không chỉ là dạy kiến thức, mà còn là
dạy cách làm người.

Nắm vững những kỹ năng giao tiếp sư phạm trong tay, những người thầy cô
giáo tương lai đã tiến gần hơn một bước tới bên những thế hệ học trò của mình. Sự
nghiệp trồng người vì thế mà bao đời nay luôn được ca ngợi là cao cả và vinh
quang nhất. Để giao tiếp sư phạm đạt hiệu quả, các thầy cô giáo cần chú ý đến
những vấn đề như: Kỹ năng lắng nghe. Kỹ năng sử dụng ngôn ngữ cơ thể. Kỹ năng
sử dụng ngôn từ rõ ràng và mạch lạc. Sự thân thiện. Sự tự tin. Sự thấu hiểu. Sự cởi
mở. Sự tôn trọng. Sự phản hồi. Và yếu tố phương tiện giao tiếp. Khi đã vận dụng
được tất cả những kỹ năng trên, việc giao tiếp với học sinh sẽ dễ dàng hơn.

Có nhiều giáo viên tương lai cho rằng, ở tuổi học sinh, nhiều em rất bướng.
Cho dù là mình có cố gắng mềm mỏng và thấu cảm như thế nào, thì các em vẫn
không nghe lời. Tuy nhiên, giao tiếp với học trò không phải để các em nghe lời
mình. Mà là để các em hiểu, đồng tình và ủng hộ mình. Và phát triển những suy
nghĩ của riêng mình theo hướng đúng đắn và tích cực.

You might also like