You are on page 1of 4

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN GIAO TIẾP SƯ PHẠM

Chương 1: Khái quát chung về giao tiếp sư phạm


1. Phân tích chức năng của giao tiếp sư phạm
GTSP có nhiều chức năng khác nhau phục vụ cho 1 nhóm người hay từng thành viên
trong môi trường sư phạm
- Căn cứ vào mục đích của GT -> GTSP thực hiện chức năng:
+ Định hướng
+ Điều chỉnh
+ Điều khiển
- Căn cứ vào tính chất và hoạt động của GT=> GTSP có chức năng:
+ Truyền thụ tri thức, KN-KX, các chuẩn mực...;
+ Liên kết học sinh với nhau.
- Căn cứ vào sự ảnh hưởng lẫn nhau => GTSP có chức năng đồng nhất.
- Căn cứ quan điểm của Lomov; Phạm Minh Hạc => GTSP có chức năng:
+ Chức năng trao đổi thông tin;
+ Chức năng tri giác lẫn nhau;
+ Chức năng nhận thức và đánh giá lẫn nhau;
+ Chức năng ảnh hưởng lẫn nhau;
+ Chức năng phối hợp hoạt động sư phạm;
+ Chức năng giáo dục và phát triển nhân cách.
1.1 Chức năng trao đổi thông tin:
- Chủ yếu liên quan đến việc dạy học và giáo dục hoc sinh.
- Qua GTSP, GV truyền đạt tri thức, tác động đến HS.
- HS trao đổi lại với GV để thể hiện sự hiểu biết của mình, giúp GV điều chỉnh lại
hoạt động dạy học và giáo dục.
1.2. Chức năng tri giác lẫn nhau
- Là hình thức trực tiếp để GV dạy học và giáo dục HS.
- Qua tri giác lẫn nhau để bộc lộ cảm xúc, tạo ấn tượng, hiểu tâm tư nguyện vọng, tình
cảm của đối tượng giao tiếp.
1.3. Chức năng nhận thức và đánh giá lẫn nhau
- Qua giao tiếp, mỗi chủ thể tự bộc lộ quan điểm, thái độ, niềm tin, thói quen, tình cảm
của bản thân ..., qua đó tự đánh giá bản thân mình và người khác.
- Trong GTSP, cần nhận thức và đánh giá nhau 1 cách tích cực.
1.4. Chức năng ảnh hưởng lẫn nhau
- Chức năng này ảnh hưởng đến nhận thức, tình cảm, ước mơ, lý tưởng, hành động.
- GV ảnh hưởng tới HS qua hành động, qua đó HS sẽ bắt chước, làm theo ...
1.5. Chức năng phối hợp hoạt động sư phạm
- Qua GTSP, các nhà giáo dục có thể phối hợp hoạt động để cùng nhau giải quyết 1
nhiệm vụ nhất định nhằm đạt tới mục tiêu giáo dục.
- GV với HS phối hợp để đạt mục tiêu GD.
- HS phối hợp với nhau mới nâng cao hiệu quả học tập và giáo dục.
1.6. Chức năng giáo dục và phát triển nhân cách
- Người học không thể phát triển nhân cách nếu tách mình ra khỏi môi trường nhà
trường, bạn bè, giáo viên, những người quản lý GD.
- Qua giao tiếp, HS lĩnh hội TT, KN-KX để hình thành nhân cách cho mình.
- Các hoạt động giáo dục của nhà trường giúp cho HS phát triển nhân cách.
2. Phân tích ngôn ngữ nói với tư cách là phương tiện giao tiếp sư phạm
- Ngôn ngữ nói:
+ Hướng vào người khác, được hiểu bằng âm thanh và được tiếp thu bằng cơ quan
phân tích thính giác. Ngôn ngữ nói là hình thức ngôn ngữ cổ xưa nhất của loài người.
Trong sự phát triển cá thể, ngôn ngữ nói có trước. Nó bao gồm hai loại độc thoại và
đối thoại.
+ NN độc thoại là một người nói và những người khác nghe. Trong QTGD GV sử
dụng loại ngôn ngữ này khi giảng bài cho HS nghe.
+ NN đối thoại là NN diễn ra giữa 2 hay một số người. Trong quá trình đối thoại có
sự thay đổi vị trí, vai trò của mỗi bên -> hiểu nhau và điều chỉnh qtr GT.
- Yêu cầu về ngôn ngữ của giáo viên:
+ Dễ hiểu, mạch lạc, rõ ràng và đạt chuẩn tiếng Việt.
+ Dễ nhớ, dễ gây ấn tượng với HS.
+ Bảo đảm tính thuyết phục bằng cách nói, cách đặt vấn đề...
+ GV phải biến đổi ngôn ngữ viết trong sách, trong tài liệu thành ngôn ngữ của chính
mình.
+ GV phải làm chủ ngôn ngữ của mình với cách diễn đạt lời nói, ngữ điệu, giọng
điệu, âm lượng… Muốn làm được như vậy, giáo viên phải nắm vững nội dung bài
giảng của mình.
+ Biết kết hợp lời nói với điệu bộ, cử chỉ, tư thế... nhằm nhấn mạnh, khơi sâu nội
dung bài giảng.
3. Phân tích nguyên tắc đảm bảo nhân cách mẫu mực trong giao tiếp sư phạm
và rút ra kết luận sư phạm cần thiết.
Trong GTSP, người thầy luôn phải là người mẫu mực về nhân cách

Nhân cách mẫu mực của người giáo viên được biểu hiện:
+ Mẫu mực về trang phục
+ Mẫu mực về hành vi, cử chỉ, cách nói năng, …: Sự tế nhị, lịch thiệp trong hành vi,
ngôn ngữ của giáo viên là một nhân tố quan trọng cho sự thành công của quá trình dạy
học.
+ Có sự thống nhất trong lời nói và hành động: Trong GT, người GV không bao giờ để
xảy ra sự mâu thuẫn giữa lời nói và việc làm của mình.
KẾT LUẬN SƯ PHẠM: Nhân cách mẫu mực của người GV tạo ra uy tín, đảm bảo thành
công trong GTSP. Vì vậy người GV phải thường xuyên rèn luyện và trau dồi nhân cách.
4. Phân tích nguyên tắc tôn trọng nhân cách đối tượng trong GTSP
Trong giao tiếp, người thầy phải coi học sinh là con người với đầy đủ các quyền được
vui chơi, học tập, lao động và bình đẳng trong các mối quan hệ xã hội.
Biểu hiện của tôn trọng nhân cách đối tượng giao tiếp:
+ Biết lắng nghe, biết gợi ý, khích lệ động viên học sinh.
+ Không có hành vi, ngôn ngữ xúc phạm đến nhân phẩm và danh dự học sinh.
+ Trang phục gọn gàng, sạch sẽ phù hợp...
5. Phân tích nguyên tắc thiện chí trong GTSP. Cho ví dụ minh hoạ.
- Thiện ý trong GTSP là ý tốt của GV đối với HS, thể hiện ở sự yêu thương, tin tưởng vào
sự thay đổi tích cực ở cáC em, tạo mọi điều kiện, cơ hội thuận lợi, khuyến khích các em
tích cực hoàn thành tốt các nhiệm vụ của mình.
- Thiện ý trong giao tiếp với học sinh thể hiện:
+ Trong giao tiếp, giáo viên luôn đặt quyền lợi của HS lên trên hết, luôn làm mọi việc tốt
nhất cho các em.
+ Tin tưởng H, khích lệ động viên, giúp đỡ các em vượt khó, nỗ lực đạt được mục tiêu của
mình.
+ Công bằng trong nhận xét, trong đánh giá. Có sự khuyến khích động viên, trong hành vi
ứng xử luôn hướng tới cái thiện và hành thiện.

6. Nguyên tắc đồng cảm trong GTSP


Nguyên tắc đồng cảm trong giao tiếp đòi hỏi GV phải đặt mình vào vị trí của người học,
để thấu hiểu được những nghĩ suy, những tâm tư, nguyện vọng, tình cảm, thái độ của các
em mà có cách ứng xử phù hợp.
Để thực hiện nguyên tắc này, GV cần:
+ Nắm vững đặc điểm tâm lí lứa tuổi HS
+ Tìm hiểu hoàn cảnh GĐ hoặc đặc tính riêng của từng HS, trên cơ sở đó phác họa được
chân dung tâm lí của đối tượng GT.
+ Đặt mình vào vị trí H trong những tình huống GT cụ thể, biết gợi lên lên những điều HS
muốn nói mà không dám nói và tạo điều kiện để thỏa mãn nguyện vọng chính đáng của
các em.
=> KẾT LUẬN CHUNG:
- Thành thực quan tâm đến HS, phụ huynh, đồng nghiệp.
- Giọng nói thể hiện sự nhẹ nhàng, đồng cảm, dịu hiền, ôn tồn.
- Biết chăm chú lắng nghe, động viên khích lệ HS, phụ huynh ,...
- Biết gợi lên những suy nghĩ mà HS mong muốn
- Giúp HS nhận ra những điểm mạnh, điểm yếu của mình.
- Tạo cảm giác an toàn cho HS.
- Dùng những lời khen thành thật.
7. Phân tích phong cách giao tiếp sư phạm dân chủ. Người GV tiểu học nên có
phong cách giao tiếp sư phạm ntn?
Biểu hiện:
- Bình đẳng, gần gũi, thoải mái.
- Tôn trọng đối tượng giao tiếp, chú ý đến đặc điểm nhân cách cá nhân của họ.
- Lắng nghe đối tượng giao tiếp.
Ưu điểm: đối tượng giao tiếp cảm thấy thoải mái, tự tin, phát huy được tính độc lập, chủ
động, sáng tạo trong công việc. ... thường được nhiều người yêu mến, tin tưởng và kính
trọng.
- Tuy nhiên, nếu không có nguyên tắc, dễ bị xóa nhòa danh giới, dẫn đến tình trạng xuề
xòa, cá mè một lứa.
Người giáo viên tiểu học nên có phong cách GTSP mang đặc điểm sau đây:
- Mẫu mực mà không cứng nhắc;
- Ung dung, đĩnh đạc mà không quá nghiêm trang;
- Tự tin mà không tự cao tự đại;
- Tự nhiên mà không suồng sã;
- Giản dị mà không luộm thuộm;
- Lịch sự mà không cầu kỳ;
- Tế nhị mà không xã giao, khách sáo.
8. Phân tích phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ. Cho ví dụ và rút ra kết luận sư
phạm cần thiết.
Khái niệm: Phương tiện phi ngôn ngữ trong giao tiếp là những hành vi, cử chỉ, điệu bộ,
nét mặt, giọng nói, trang phục .... Giúp giáo viên, học sinh, các lực lượng giáo dục tiếp
xúc với nhau để trao đổi thông tin, nhận thức lẫn nhau, tác động qua lại lẫn nhau trong quá
trình giao tiếp.
Đặc điểm:
- Tồn tại không phụ thuộc hoàn toàn vào ngôn ngữ;
- Có giá trị thông tin và cảm xúc cao;
- Mang tính quan hệ;
- Thông điệp có thể mang tính đa nghĩa;
- Mang tính xã hội, lịch sử, văn hóa.
Các loại phương tiện phi ngôn ngữ
- NN cơ thể gồm: kí hiệu phi ngôn ngữ như cử chỉ, điệu bộ, nét mặt, hành vi (những biểu
tượng, minh họa, biểu cảm, điều chỉnh, thích nghi, sự đi đứng, tư thế ngồi...)
- NN vật thể: Trang phục, phụ kiện, đồ trang sức và trang điểm; quà tặng, đồ vật
- NN môi trường: Không gian ( địa điểm, khoảng cách), thời gian, nhiệt độ, ánh sang, màu
sắc, âm nhạc, mùi hương...

You might also like