You are on page 1of 3

CÁC NGUYÊN TẮC GIAO TIẾP SƯ PHẠM

ĐỒNG CẢM
1. Khái niệm:
Tôn trọng học sinh là sự đánh giá đúng mực, coi trọng danh dự nhân phẩm, phẩm giá và lợi
ích của học sinh. Tạo cơ hội cho học sinh thể hiện trí tuệ sáng tạo, tài năng của mỗi các em
2. Tại sao phải đảm bảo nguyên tắc:
_ Tôn trọng nhân cách HS là tôn trọng chính bản thân của nhà giáo dục, tôn trọng quá trình
giáo dục, giúp quá trình giáo dục được diễn ra thuận lợi và phù hợp với bản chất, đặc điểm
của quá trình giáo dục
– Hình thành được niềm tin: nhà giáo dục tin vào phương pháp giáo dục, tin vào triển vọng
hoàn thiện nhân cách người được giáo dục; HS tin tưởng vào khả năng của bản thân, tin
tưởng vào những biện pháp giáo dục mà nhà giáo dục đưa ra
– Đảm bảo tính thống nhất biện chứng giữa nhà giáo dục và người được giáo dục
3. Biện pháp làm thế nào để thực hiện đúng nguyên tắc:
– Tin tưởng vào khả năng tự hoàn thiện nhân cách của HS
_ Người giáo dục cần sử dụng kỹ năng thấu cảm, đặt mình vào vị trí của học sinh, thiết lập
mối quan hệ với học sinh
– Đánh giá đúng năng lực của HS, khuyến khích HS phát huy những ưu điểm
– Tôn trọng các mối quan hệ xã hội như bạn bè, người thân của HS
– Đề ra các yêu cầu hợp lý (vừa sức) đối với HS
– Tôn trọng phẩm giá của HS, không xúc phạm đến nhân cách, phẩm giá của HS

MÔ PHẠM
Mô phạm là một cách sống đúng chuẩn theo đạo đức của con người và thường được đưa
ra để làm tấm gương cho mọi người cùng noi theo. Và nghề nhà giáo thì thường được coi là
người mô phạm để mọi người noi theo nếp sống và cách sống đó
Phải thực hiện nguyên tắc mô phạm là vì nguyên tắc này nhằm đảm bảo sự mẫu mực trong
nhân cách của nhà giáo nên nếu không thực hiên nguyên tắc trên sẽ không đảm bảo được
sự chuẩn mực của 1 giáo viên,đối với nhà giáo thì đó là điều rất cần thiết và quan trọng
Biện pháp thực hiện tính mô phạm là cần :giữ vững đạo đức nghề nghiệp
Mẫu mực trong trang phục ,cách giao tiếp

THIỆN Ý

1. Khái niệm:
Thiện ý trong giao tiếp sư phạm là ý tốt của thầy cô giáo đối với học sinh, thể hiện ở sự yêu
thương, tin tưởng các em, tạo mọi điều kiện thuận lợi, khuyến khích các em tích cực hoàn
thành tốt nhiệm vụ trong học tập và trong các hoạt động khác ờ nhà trường.
2. Cần phải thực hiện nguyên tắc vì:
Tình cảm là nội dung, là điều kiện và là phương pháp giáo dục đạo đức cho học sinh. Khi
giáo viên thực sự yêu thương, tin tưởng học sinh, mọi tác động giáo dục trong quan hệ ứng
xử của giáo viên sẽ luôn hướng tới quyền lợi của các em.

3. Biện pháp để thực hiện tốt nguyên tắc


- Trong giao tiếp, giáo viên luôn đặt quyền lợi của học sinh lên trên hết, chuẩn bị kĩ giáo án,
hướng dẫn các em tiếp thu tri thức bằng tất cả khả năng và lòng nhiệt tình của mình.
- Tin tưởng học sinh, khích lệ động viên các em. Không được định kiến với học sinh. Cho dù
học sinh có yếu kém thực sự về năng lực hay đạo đức thì cũng luôn nghĩ đó là tính cách
chưa hoàn thiện, được yêu thương giúp đỡ, nhất định các em sẽ trở thành người tốt.
- Đánh giá, nhận xét bài làm của các em phải thực sự công bằng, khách quan, khích lệ,
động viên những em giỏi vươn lên, những học sinh trung bình và yếu cố gắng hết sức. Giáo
viên có thể cho điểm lẻ ở bài, ghi điểm chẵn vào sổ và công khai cho các em biết. Lời phê
trong bài phải cô đọng, súc tích; thể hiện sự động viên, khuyến khích, tạo niềm tin cho các
em vào chính bản thân mình.
- Tuỳ tình huống, hoàn cảnh, khả năng của từng em để giao những công việc phù hợp.
Tuyệt đối không nhạo báng, giễu cợt, chê bai trước những thất bại của các em.
- Mỗi khi giải quyết mâu thuẫn, sự việc bất thường xảy ra trong lớp (học trò đánh nhau, mất
đồ dùng.. ) thấy cô phái phân xử công minh"hướng thiện và hành thiện”. Mọi hình thức xử
phạt đều xuất phát từ ý tốt, mong muốn học sinh tiến bộ, sao cho tất cả các em đều hài
lòng, đồng tình với cách giải quyết của giáo viên.

ĐỒNG CẢM
Đồng cảm với HS là giáo viên đặt mình vào vị trí của học sinh để hiểu được những suy
nghĩ, tâm tư tình cảm của các em, từ đó tìm được cách ứng xử phù hợp.
Vì trẻ em có tâm lý riêng hơn nữa mỗi em lại có một hoàn cảnh khác nhau. Nếu GV không
đặt mình vào tình huống của trẻ thì khó có thể nào đạt được kết quả giáo dục.
Biện pháp:
Nắm vững đặc điểm tâm lý HS
Tìm hiểu gia cảnh, đặc điểm tâm lý riêng của HS rồi phác thảo chân dung tâm lý và tìm cách
ứng xử phù hợp
Đặt mình vào vị trí của HS, gợi cho HS những điều muốn nói mà không dám nói

LÀM CHỦ BẢN THÂN


Làm chủ bản thân là làm chủ tất cả những gì xuất phát từ bản thân. Trước hết là làm chủ
suy nghĩ, nhận thức, không để bị phụ thuộc người khác. Làm chủ bản thân còn là làm chủ
cảm xúc trước những ham muốn, dục vọng tầm thường hay những khi buồn đau, tức giận.
Làm chủ bản thân, trực tiếp và cụ thể nhất là biết làm chủ mọi hành vi, lời nói, việc làm trong
mối quan hệ với bản thân và đối với người khác… Khi tiếp xúc với những em học sinh. Có
đôi lúc các em không kiềm được những hành động của mình mà bộc phát ra những lời nói
không hay. Mình đứng ở vai vế sư phạm thì phải biết cách làm chủ bản thân hành động, lời
nói của mình
Tại sao cần phải thực hiện nguyên tắc:
Làm chủ bản thân (quản lý cảm xúc) của giáo viên không chỉ xảy ra trong các hoạt động tâm
lý của cá nhân người giáo viên đó mà cảm xúc còn liên quan qua sự tương tác với cá nhân
khác. Môi trường trường học và lớp học là nơi mà giáo viên có những cảm xúc phức tạp
phải trải qua và được trải nghiệm với từng đối tượng học sinh, phụ huynh, đồng nghiệp và
ban lãnh đạo. Tầm quan trọng trong việc quản lý cảm xúc của giáo viên luôn được đề cao.
- Làm chủ bản thân tốt phát triển các kỹ năng cho giáo viên
- Làm chủ bản thân trong giảng dạy đem lại chất lượng buổi học tốt
- Làm chủ bản thân còn nhận được sự yêu thích của học sinh và phụ huynh
Biện pháp để thực hiện các nguyên tắc:
Làm chủ bản thân trong mọi tình huống, mọi vấn đề cụ thể là cần thiết, nhưng không phải
dễ dàng. Nhất là đối với giáo viên, những người truyền đạt tri thức cho thế hệ trẻ càng cần
phải làm chủ được cảm xúc của chính mình. Giáo viên cần phải có phương pháp rèn luyện
tu dưỡng bản thân để quản lý cảm xúc của chính mình tốt nhất
- Giáo viên LCBT từ việc điều chỉnh các hoạt động cụ thể. Vd Giáo viên khi đứng trước tình
huống hay một vấn đề khó, không kiểm soát được cảm xúc thì hãy bình tĩnh thả lòng người,
hít thở sâu sẽ khiến tâm trạng dịu nhẹ đi và có hướng giải quyết tốt nhất
- Làm chủ bản thân bằng trí tuệ bản thân. Người ta thường nói “con người cần có trí tuệ
cảm xúc” có nghĩa là biết cách điều chỉnh cảm xúc của bản thân bằng trí tuệ. Trí tuệ cảm
xúc ở đây là suy nghĩ chín chắc, kỹ càng trước một tình huống để quản lý cảm xúc hiệu quả.
- Làm chủ bản thân qua việc thể hiện ngôn ngữ nói. Giáo viên hãy biết sử dụng ngôn từ để
điều khiển cảm xúc của bản thân mình và cảm xúc của những người đối diện, hãy thẳng
thắn đưa ra ý kiến với thái độ cử chỉ lễ phép với phụ huynh, ban lãnh đạo sẽ giúp giáo viên
giải quyết vấn đề hiệu quả hơn
- Làm chủ bản thân bằng việc hiểu tâm lý, yêu thương học sinh. Giáo viên luôn tiếp xúc trực
tiếp với các bạn học sinh, là người hiểu tính cách các bạn nhất, luôn ở bên cạnh các bạn
mỗi khi các bạn đến trường học tập. Khi hiểu tâm lý học sinh, giáo viên sẽ hiểu được suy
nghĩ của các bạn để có ứng xử đúng đắn nhất, tính cách mỗi bạn là khác nhau. Để các bạn
có tâm lý thoải mái nhất thì phương pháp giảng dạy cũng phải phù hợp.
LINH HOẠT
Linh hoạt đó là sự ứng biến nhanh chóng, điều chỉnh kịp thời về mặt tinh thần và thể chất để
dễ dàng thích nghi với bất cứ hoàn cảnh nào, dù khó khăn đến đâu. Thể hiện khả năng
quan sát, tìm hiểu, phân tích và đánh giá chính xác các tình huống xảy ra, từ đó đưa ra các
giải pháp xử lý đúng đắn và không bị ảnh hưởng về mặt tâm lý.
linh hoạt trong giao tiếp sư phạm giúp giải quyết vấn đề bất ngờ trong quá trình giao tiếp,
hoàn thành tốt công việc được giao
-Đề ra mục tiêu giảng dạy, kế hoạch giảng dạy... một cách minh bạch
- luôn thật cởi mở và dũng cảm để đón nhận-> tích lũy kinh nghiệm
- luôn rèn luyện khả năng quan sát, tư duy để có thể linh hoạt hơn trong mọi tình huống

You might also like