You are on page 1of 12

GIAO TIẾP SƯ PHẠM

KỸ NĂNG LẮNG NGHE

Nhóm 3
Giảng viên hướng dẫn: Th.S Lê Minh Huân

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2019


MỤC LỤC
DANH SÁCH THÀNH VIÊN ................................................................................ 3
MỞ ĐẦU .................................................................................................................. 4
KỸ NĂNG LẮNG NGHE ....................................................................................... 5
I. Thuật ngữ kỹ năng lắng nghe: ....................................................................... 5
II. Lợi ích của việc lắng nghe: ........................................................................... 5
III. Các cấp độ lắng nghe: ................................................................................. 6
IV. Những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả lắng nghe: ..................................... 7
V. Kỹ năng lắng nghe hiệu quả: ........................................................................ 9

2
DANH SÁCH THÀNH VIÊN
MSSV HỌ VÀ TÊN PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC
44.01.101.073 Lê Đình Hoàng Soạn phần “Thuật ngữ kỹ năng lắng
nghe”, “Kỹ năng lắng nghe hiệu quả”
và diễn tiểu phẩm.
44.01.101.077 Hoàng Mai Thảo Hương Soạn phần “Các cấp độ lắng nghe” ,
lên ý tưởng và diễn tiểu phẩm.
44.01.101.089 Huỳnh Xuân Lộc Tổng hợp nội dung, lên ý tưởng và
diễn tiểu phẩm.
44.01.101.103 Lê Tuyết Nhi Soạn phần “Những yếu tố ảnh hưởng
đến hiệu quả lắng nghe”, lên ý tưởng
và diễn tiểu phẩm.
44.01.101.157 Trần Thị Phương Yến Soạn phần “Kỹ năng lắng nghe hiệu
quả”, lên ý tưởng và diễn tiểu phẩm.
44.01.102.007 Hoàng Tuấn Đức Thuyết trình.
44.01.102.106 Trần Nguyên Thắng Soạn Powerpoint.
44.01.601.012 Lâm Thị Cẩm Giang Soạn phần “Những yếu tố ảnh hưởng
đến hiệu quả lắng nghe”, “Lợi ích của
việc lắng nghe”, lên ý tưởng và diễn
tiểu phẩm.
44.01.701.091 Lê Công Anh Khoa Thuyết trình.

3
MỞ ĐẦU
Để hình thành năng lực giao tiếp sư phạm, sinh viên sư phạm cần quan tâm
đến quá trình hình thành những kỹ năng bộ phận cũng như hình thành một cách tổng
thể các kỹ năng giao tiếp sư phạm nói chung. Nếu như dưới góc độ hình thành kỹ
năng giao tiếp sư phạm tổng thể, việc hình thành kỹ năng định hướng, định vị, điều
khiển trong giao tiếp sư phạm được xem như một định hướng quan trọng thì song
song với việc đó, cần rèn luyện thêm một số kỹ năng thành phần mang tính cụ thể
trong kỹ năng giao tiếp sư phạm. Đây chính là những kỹ năng đóng góp một cách
đáng kể vào quá trình hình thành năng lực giao tiếp sư phạm của người giáo viên.
Trong phạm vi giới hạn như đã xác lập, có thể đề cập đến một số kỹ năng thành phần
cụ thể sau: kỹ năng lắng nghe, kỹ năng đặt câu hỏi, kỹ năng quản lý cảm xúc, kỹ
năng động viên. Trong đó, nhóm sẽ tập trung làm rõ kỹ năng lắng nghe thông qua
những nội dung chính sau đây: thuật ngữ kỹ năng lắng nghe, lợi ích của việc lắng
nghe, các cấp độ lắng nghe, những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả lắng nghe và kỹ
năng lắng nghe hiệu quả.

4
KỸ NĂNG LẮNG NGHE
I. Thuật ngữ kỹ năng lắng nghe:
Hiểu một cách đơn giản, nghe là hình thức con người tiếp nhận thông tin thông
qua thị giác.
Có kết quả nghiên cứu cho thấy rằng con người dành 45% thời gian giao tiếp
hằng ngày cho việc nghe, tuy nhiên người ta lại không luyện nghe mà chủ yếu là
luyện viết. Trong thực tế, nhiều người nhầm lẫn giữa nghe và lắng nghe. Nếu nghe
chỉ đơn thuần là sử dụng thính giác để tiếp nhận âm thanh, mang tính chất vật lý, là
1 loại khả năng, thì lắng nghe là cách nghe có kỹ thuật, nghe và lắng để thu thập, để
cảm nhận…
Lắng nghe là tiếp nhận thông tin qua thính giác đi kèm với trạng thái chú ý.
Lắng nghe giúp con người hiểu được nội dung thông tin và cả những trạng thái cảm
xúc, tình cảm của người nói trong quá trình giao tiếp. Qua đó thấy được lắng nghe
là 1 loại kỹ năng cần được luyện tập, trao dồi thường xuyên.
Như vậy, có thể khẳng định kỹ năng lắng nghe là khả năng hiểu được nội dung lời
nói, nhận biết được tâm trạng, cảm xúc và nhu cầu của người nói một cách hiệu quả
trong giao tiếp.
Ví dụ: Khi ta nghe một bài hát, không phải chỉ là nghe các nốt nhạc, mà còn
cảm nhận được giai điệu, lời ca, đồng điệu với tâm hồn của người nhạc sỹ.
II. Lợi ích của việc lắng nghe:
Chúng ta ai cũng nghe qua các câu nói “nói là bạc, im lặng là vàng, lắng nghe
là kim cương”, “loài người tạo ra chỉ có một cái miệng để nói và hai cái tai đó là để
chúng ta nói ích đi và lắng nghe nhiều hơn”.
Vậy vấn đề đặt ra cho chúng ta với cương vị là một giáo viên – người giảng
dạy cho học sinh thì việc lắng nghe có lợi ích gì hay không ? Tại sao chúng ta phải
lắng nghe?
Thực tế chứng minh, kỹ năng lắng nghe hết sức quan trọng và việc lắng nghe
sẽ mang lại nhiều lợi ích cho cả người nói lẫn người nghe, góp phần gia tăng hiệu
quả giao tiếp của con người.
Đối với người nghe, việc lắng nghe có tác dụng:
Thu thập được nhiều thông tin hơn để từ đó có nhiều căn cứ để đưa ra quyết
định hay nhận xét một vấn đề nào đó.
Ví dụ: khi giáo viên muốn phạt học sinh khi học sinh đi trễ, không làm bài tập
thì trước đó cần phải lắng nghe lí do vì sao học sinh đó đi trễ, không làm bài tập rồi
mới đưa ra quyết định là có phạt hay không.
Tạo nên bầu không khí lắng nghe trong giao tiếp và tạo nên mối quan hệ tốt
đẹp, làm được điều này sẽ giúp chúng ta hiểu nhau hơn
Ví dụ: khi HS đi trễ giáo viên nếu không lắng nghe lí do của các em mà chỉ
phạt các em thì đến một ngày nếu bản thân giáo viên có lí do phải đi trễ các em cũng
sẽ không hiểu, không thông cảm, không lắng nghe lí do của giáo viên.
5
Đối với người nói, lắng nghe mang lại những lợi ích sau:
Lắng nghe tạo ra sự thõa mãn nhu cầu cho người nói.
Ví dụ: Khi giáo viên giảng bài học sinh biết lắng nghe sẽ giúp giáo viên tăng
hứng thú khi dạy.
Khuyến khích người nói thể hiện quan điểm, ý tưởng của mình.
Ví dụ: khi giáo viên biết lắng nghe học sinh sẽ khuyến khích các em tương
tác với giáo viên dễ dàng hơn đồng thời sẽ giúp các em dễ dàng nói lên ý kiến của
mình.
Theo nghiên cứu của Paul Tory Rankin con người dùng 42,1% thời gian cho
việc lắng nghe, 31,9% cho việc nói, 15% cho việc đọc và 11% cho việc viết. Từ đó
cho chúng ta thấy rằng, lắng nghe là một việc rất quan trọng trong nhu cầu giao tiếp
của con người và đặc biệt là với những người học sư phạm như chúng ta. Hiraki
Noriko cũng đã viết trong cuốn “Kĩ năng lắng nghe trong giao tiếp” (Nguyễn Thị
Thu Thùy dịch):
“Những người không biết cách lắng nghe, không nắm bắt được chủ đề đối phương
đang nói, tuy không phải là người xấu nhưng cũng sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong
giao tiếp. Nói một cách cực đoan thì họ sẽ không tạo dựng được mối quan hệ với
mọi người trong gia đình, bạn bè hay đồng nghiệp, thậm chí những việc đơn giản
như mua đồ tại cửa hàng cũng trở nên khó khăn với họ. Hơn thế nữa, những người
như vậy cũng khó có thể hi vọng rằng mình sẽ có một mối quan hệ thân thiết hay sự
đồng cảm sâu sắc với người khác”.
III. Các cấp độ lắng nghe:
Nghe gồm có 5 cấp độ: không nghe, nghe giả vờ, nghe có chọn lọc, nghe chăm chú,
nghe thấu cảm.
Không nghe: là không quan tâm, không chú ý, bỏ ngoài tai tất cả những gì
người nói nói. Biểu hiện của cấp độ đầu tiên là nói chuyện riêng hay làm việc khác
trong quá trình giao tiếp.
Ví dụ: Một học sinh trong lúc giáo viên giảng bài thì ngước nhìn ra ngoài cửa
sổ và không một chút để tâm đến lời giảng của giáo viên. Một học sinh phạm lỗi khi
nghe giáo viên răn đe, nhắc nhở thì lờ đi, không nghe gì cho đến khi giáo viên nói
xong. Hai học sinh nói chuyện với nhau, một bạn đang kể về thần tượng KPOP của
mình, bạn còn lại thì không nghe vì không có hứng thú với âm nhạc.
Nghe giả vờ: là tỏ vẻ chú ý lắng nghe nhưng thực chất lại đang suy nghĩ về
một vấn đề khác hoặc không quan tâm và không hiểu được thông tin của người nói.
Biểu hiện: gật đầu, chăm chú nhưng không hiểu nội dung và thỉnh thoảng có những
hành vi, cử chỉ trái ngược với nội dung mà người nói muốn truyền tải.
Ví dụ: (câu nói minh họa: vào tai này ra tai kia) Giáo viên nghe học sinh kể
chuyện, tuy không hiểu học sinh kể gì nhưng vẫn tỏ vẻ là đang lắng nghe để không
làm học sinh buồn hay không muốn ngắt mạch kể chuyện của học sinh. Học sinh
nghe cô giáo giảng bài, tuy không chú ý hay có hứng thú trong việc lắng nghe nhưng
6
lại tỏ vẻ gật gù thể hiện mình có lắng nghe để không bị cô nhắc nhở. Hai bạn học
sinh trò chuyện với nhau, một bạn đang trình bày về một vấn đề, bạn kia thì giả vờ
như đang nghe nhưng thực chất là không hiểu gì nhưng không muốn thể hiện điều
đó ra.
Nghe có chọn lọc: người nghe chỉ nghe một phần những thông tin và nghe
những gì mình quan tâm, ưa thích.
Biểu hiện: nghe nhưng vẫn có lúc phân tâm vào việc khác, trong lúc lắng nghe thì
thỉnh thoảng vẫn nói chuyện hay làm việc riêng, nghĩa là theo dõi không liên tục dẫn
đến không nắm bắt được đầy đủ, chính xác những gì người nói muốn truyền tải.
Ví dụ: Học sinh nghe giáo viên giảng về một vấn đề, chỉ những đoạn mà học
sinh chưa biết hay có hứng thú thì mới chú ý nghe, những đoạn còn lại thì làm việc
riêng. Hai học sinh trò chuyện với nhau, một bạn đang kể về bộ phim mình xem tối
hôm qua, bạn còn lại chỉ nghe và phản ứng lại khi nhắc đến đoạn thú vị, những đoạn
khác thì không chú ý.
Nghe chăm chú: là tập trung chú ý vào lời người nói và cố gắng để hiểu họ.
Biểu hiện: người nghe tập trung vào người đối thoại, không làm việc riêng, chưa có
các cử chỉ thể hiện mình hiểu thông tin người nói đang đưa ra hay hành động khuyến
khích họ nói. Họ thậm chí còn có những hành động như “dọn dẹp” những thứ gây
phiền nhiễu cho việc lắng nghe như laptop, điện thoại, tập sách môn học khác hay
bất cứ thứ gì dành cho công việc riêng, gây ảnh hưởng đến việc lắng nghe. Ngoài ra,
so sánh với một số nghiên cứu khác, người nghe còn có những biểu hiện là quan sát
ngôn ngữ cơ thể của người nói như: nét mặt, tình trạng đổ mồ hôi, tốc độ thở, cử chỉ,
dáng điệu, và rất nhiều tín hiệu khác.
Ví dụ: Khi giáo viên giảng bài về nội dung quan trọng cho kì thi, các bạn học
sinh đều tập trung để tiếp nhận thông tin từ cô giáo. Một bạn học sinh đang chơi
game trên điện thoại, khi thấy bạn mình tìm đến mình để tâm sự thì cất điện thoại đi
và tập trung để lắng nghe bạn mình nói.
Nghe thấu cảm: là kiểu nghe mà người nghe không chỉ chăm chú lắng nghe
mà còn đặt mình vào vị trí của người nói để có thể hiểu họ một cách thấu đáo, sâu
sắc. Nhờ vào việc nghe thấu cảm mà ta không chỉ hiểu được những thông điệp mà
người nói muốn chuyển tải mà còn hiểu được tâm tư, tình cảm, nhu cầu của họ.
Biểu hiện: chăm chú, câu hỏi gợi mở, các hành vi đáp ứng và khuyến khích người
nói. Ngoài ra so sánh với một số nghiên cứu khác, người nghe thấu cảm còn có
những biểu hiện là quan sát ngôn ngữ cơ thể.
Ví dụ: Khi nghe học sinh tâm sự, giáo viên không ngừng đặt mình vào vị trí
của học sinh để hiểu được những gì mà học sinh đã trải qua để có thể hỏi han, chia
sẻ và đưa ra những lời khuyên hợp lí.

IV. Những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả lắng nghe:
Theo D.Torrington, 75% những thông báo bằng miệng không được chú ý đến,
bị hiểu sai hoặc bị lãng quên nhanh chóng, còn khả năng nắm bắt được những ý nghĩ
7
sâu sắc trong lời nói của người khác thì còn hiếm hơn. Điều này chứng tỏ rằng, để
lắng nghe có hiệu quả được tác động bởi rất nhiều yếu tố khác nhau. Vậy những yếu
tố nào ảnh hưởng đến việc lắng nghe của chúng ta? Theo nghiên cứu thì có những
yếu tố sau ảnh hưởng đến việc lắng nghe:
1. Tốc độ tư duy:
Thông thường tốc độ nói của người trưởng thành là 125 từ/phút trong khi đó
tốc độ suy nghĩ nhanh gấp 4 lần nên thời gian dùng để suy nghĩ nhiều hơn là lắng
nghe, nghĩa là chúng ta thường bị phân tán tư tưởng. Do vậy, khi nói về một vấn đề
gì đó, nên nói ngắn gọn, cụ thể, rõ ràng. Ngoài ra, cũng không nên nói quá chậm vì
sẽ dễ làm người nghe mất tập trung, mệt mỏi hay thậm chí là căng thẳng trong quá
trình giao tiếp.
Ví dụ: Khi giảng bài, giáo viên cần nói một cách đơn giản đúng trọng tâm của
bài không nói dài dòng, lan man.
2. Sở thích:
Con người thường có xu hướng thích làm, thích nói, thích nghe những gì mình
thích. Chính vì thế mà khi giao tiếp chúng ta cần phải chọn nội dung mình sẽ nói sao
cho phù hợp với nhu cầu người nghe, chỉ có như thế mới tạo được hiệu quả của việc
lắng nghe.
Ví dụ: Giáo viên có thể đưa những điều mà các em học sinh quan tâm để có
thể giúp bài học trở nên sinh động hơn.
3. Sự phức tạp của vấn đề:
Khi nghe một vấn đề phức tạp, nằm ngoài hiểu biết hay ít liên quan thì con
người thường có xu hướng bỏ ngoài tai, không lắng nghe. Vì thế, cần phải chọn nội
dung phù hợp với người nghe. Hay nghệ thuật nói để người khác nghe hiệu quả là
sự biến đổi phức tạp của nội dung thành đơn giản, cụ thể, dễ tiếp nhận và dễ nhớ
hơn.
Ví dụ: Khi giáo viên dạy từ nhỏ cách thực hiện phép tính trong toán không
nên chỉ dạy các em các vấn đề theo lí thuyết như số trừ trừ số bị trừ bằng hiệu. Như
thế sẽ khiến các em khó hiểu, thay vào đó nên dạy các em cách nhận biết làm được
phép tính bằng các ứng dụng thực tế như em có 3 viên kẹo, cho bạn 1 viên kẹo, hỏi
em còn lại bao nhiêu viên.
4. Thiếu kiên nhẫn
Lắng nghe đòi hỏi chúng ta phải kiên nhẫn vì thực tế không phải lúc nào người
nói cũng nói những gì ta muốn được nghe. Khi người khác nói, chúng ta thường có
những ý kiến đáp lại và muốn nói ngay những suy nghĩ đó. Nếu không biết kiềm chế
và kiên nhẫn nghe người khác nói thì việc lắng nghe không thể có hiệu quả.
Ví dụ: Khi giảng dạy cho học sinh, đặc biệt khi đặt ra câu hỏi cho các em trả
lời, giáo viên cần phải kiên nhẫn lắng nghe câu trả lời từ các em, không nên xen
ngang giữa chừng, như vậy vừa mất lịch sự, vừa gây khó chịu cho học sinh.

8
Dale Carnegie, nhà văn và nhà thuyết trình người Mỹ đã từng nói rằng: “Listen
first. Give your opponents a chance to talk. Let them finish. Do not resist, defend or
debate. This only raises barriers. Try to build bridges of understanding”
5. Thiếu kĩ năng lắng nghe
Muốn lắng nghe tốt chúng ta cần phải rèn luyện cách lắng nghe hàng ngày.
Tuy nhiên, để giao tiếp trong lớp học có hiệu quả thì không chỉ giáo viên cần có khả
năng lắng nghe mà yêu cầu học sinh cũng phải biết cách lắng nghe.
Ví dụ: Tập cho học sinh cách lắng nghe người khác nói trước khi mình nói,
làm các bài tập liên quan đến lắng nghe để rèn luyện cho các em tính lắng nghe.
6. Thiếu quan sát khi nghe
Muốn lắng nghe hiệu quả chúng ta cần có sự phối hợp của nhiều giác quan
khác, nhất là thị giác, để có thể hiểu được hết thông điệp mà người nói muốn truyền
tải thông qua ngôn ngữ và những yếu tố phi ngôn ngữ.
7. Những thành kiến, định kiến tiêu cực
Khi con người có những thành kiến, định kiến với người đối thoại hoặc vấn
đề mà người đối thoại muốn đề cập thì sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến thái độ và hiệu
quả lắng nghe. Để lắng nghe một cách tường tận, khách quan chúng ta cần phải bỏ
qua hết những thành kiến đó thì việc giao tiếp mới hiệu quả.
8. Những thói quen xấu khi lắng nghe
Các thói quen không tốt mà con người thường gặp phải khi lắng nghe thường
là cắt ngang lời nói người khác, đoán trước ý người nói, giả vờ chú ý nhưng thực tế
là không quan tâm, nghe nhưng để ngoài tai, … Những điều này sẽ ảnh hưởng tiêu
cực đến hiệu quả lắng nghe nói riêng và ảnh hưởng đến hiệu quả giao tiếp nói chung.
Ví dụ: Khi lên lớp có đôi lúc học sinh giả vờ nghe giáo viên giảng bài nhưng
thực tế là đang làm việc riêng. Điều đó sẽ khiến học sinh không nắm được nội dung
bài giảng.
V. Kỹ năng lắng nghe hiệu quả:
Lắng nghe là một nghệ thuật. Để lắng nghe có hiệu quả, con người phải có sự
tập luyện thường xuyên. Một số kỹ năng sau đây có thể nâng cao hiệu quả của việc
lắng nghe:
1. Kỹ năng gợi mở:
Trong giao tiếp, có nhứng vấn đề nội dung khó nói thì người nói khó chia sẻ
tự nhiên. Để cho người đối thoại tự nhiên và mạnh dạn chia sẻ, ta có thể:
Tỏ ra am hiểu vấn đề, quan trọng là thể hiện được sự đồng cảm bằng cách nói
những câu nói như “Tôi hiểu , Tôi biết cảm giác đó , Tôi có thể hình dung lúc đó
anh đã gặp trờ ngại như thế nào…” Đồng thời có thể kết hợp thêm nét mặt, ánh mắt,
nụ cười để người đối thoại cảm nhận được rằng mình đang quan tâm và hưởng ứng
những gì họ chia sẻ.

9
Có sự phản hồi thích hợp với nội dung mà đối phương chia sẻ, bằng cả cử chỉ
điệu bộ như sự gật gù , nhún vai, chau mày chứ không chỉ bằng lời nói. Như vậy sẽ
khiến cho hiệu ứng giao tiếp tăng lên đáng kể.
Đặt câu hỏi để làm rõ hơn vấn đề và thể hiện sự quan tâm đến thông tin cuộc
nói chuyện. Có thể sử dụng những câu hỏi mở tùy tình huống như là “rồi sao nữa
vậy, lúc đấy anh đã xử lí như thế nào…” và không nên hỏi quá nhiều.
Giữ sự im lặng đầy thiện chí và chuyên nghiệp, có nghĩa là sẽ có lúc câu
chuyện sẽ bị ngắt quãng do người nói tạm thời im lặng, chúng ta cũng nên biết giữ
im lặng những vẫn thể hiện được sự chờ đợi để tiếp tục lắng nghe. Nhưng nếu sự im
lặng đó quá lâu thì cần chủ động phá vỡ sự im lặng đó bằng cách hỏi lại những câu
hỏi mở, để sự tương tác đích thực bắt đầu được hiện diện.
2. Kỹ năng bộc lộ sự quan tâm
Khi lắng nghe, nên ngồi hướng về phía đối tượng đối thoại và thể hiện sự quan
sát tích cực.
Có thể tiếp xúc bằng ánh mắt một cách hợp lý, nên giữ bằng 70-75% thời gian
cuộc đối thoại bằng sự giao tiếp ánh mắt. Tuy nhiên , cần lưu ý tế nhị rằng không
nên tập trung ánh nhìn của mình vào 1 nơi nào đó trên cơ thể mà phải nhìn tổng thể
cả con người họ.
Ví dụ: Khi đối thoại ta có thể nhìn sâu vào mắt đối phương để thể hiệ sự chăm
chú của ta đối với đề tài họ đang nói.
Có những cử chỉ động tác hưởng ứng lại như gật đầu, mỉm cười hay là những
động tác tay như xoa đầu, vỗ vai an ủi,.. Tuyệt đối tránh những tư thế cho thấy sự
thờ ơ, không hứng thú như: bẻ ngón tay chống cằm, vặn mình , ngáp ngủ, … cần
chú ý ngay cả khi đó chỉ là những cử chỉ vô thức làm cho mối quan hệ giao tiếp với
đói tượng có nguy cơ rạn nứt không thương tiếc.
Ví dụ: Đôi khi ngáp chỉ là hành động vô thức nhưng sẽ khiến cho người nói
cảm thấy khó chịu, họ sẽ nghĩ câu chuyện của mình nhàm chán đối với người nghe
và họ không còn muốn kể khi mà bạn không còn hứng thú lắng nghe nữa.
3. Kỹ năng tạo lập không khí giao tiếp thoải mái, bình đẳng:
Để tạo ra bầu không khí bình đẳng thoải mái trong giao tiếp ta cần lưu ý:
_Giữ khoảng cách giao tiếp phù hợp. Tùy thuộc vào mức độ mối quan hệ mà
giữ khoảng cách tương ứng với hoàn cảnh giao tiếp và thực chất của mối quan hệ
tương tác.
Ví dụ: Để tạo không khí thoải mái khi giao tiếp với học sinh, giáo viên có thể
cởi mở, thoải mái khi giao tiếp với học sinh nhưng không nên vì vậy mà đi quá giới
hạn, như khoác vai học sinh,…
_Tư thế ngang tầm: Khi một người đứng thì người kia cũng đứng và khi người
kia ngồi thì cũng nên ngồi. Không nên một người đứng một người ngồi sẽ chênh
lệch về vị thế. Cần tránh tư thế khoanh tay hay bỏ tay vào túi quần vì những cử chỉ
này thể hiện sự không hào hứng hay khép kín trong giao tiếp.

10
Ví dụ: Khi ngồi trong phòng giáo viên có một phụ huynh bước vào tìm cô
giáo viên chủ nhiệm con mình thì ta nên đứng lên trò chuyện với phụ huynh đó tạo
sự tôn trọng phụ huynh .
4. Kỹ năng phản ánh lại:
Phản ánh lại trong giao tiếp vừa giúp xác định lại nhận thức của bản thân có
đúng với điều người đối thoại muốn truyền tải hay không, đồng thời thể hiện sự quan
tâm đến người nói.
Phản ánh lại là việc người nghe diễn đạt lại ý của người nói theo cách hiểu
của mình. Những câu thường sử dụng là “theo tôi hiểu thì ý anh là...”
Ví dụ: Khi học sinh đặt câu hỏi về bài học mà có vẻ như chưa được rõ ràng
thì ta nên xác định lại và nói lên cách hiểu của mình về câu hỏi của học sinh để có
thể giải đáp đúng thắc mắc của học sinh.
Đối với giáo viên trong giao tiếp sư phạm, kĩ năng lắng nghe đặc biệt lắng
nghe học sinh rất quan trọng. Khi lắng nghe học sinh giáo viên thường: hướng về
phía học sinh, nhìn bằng mắt, thể hiện một số động tác như gật đầu, chớp mắt...Giáo
viên có thể thể hiện cảm xúc trên khuôn mặt, ánh mắt bằng sự biểu cảm kết hợp với
động tác tay,...
Việc lắng nghe học sinh sẽ tăng mối quan hệ tích cực của giáo viên với học
sinh, tạo ra cảm xúc tích cực, sự thỏa mãn nhu cầu giao tiếp, cảm nhận được tôn
trọng. Đồng thời thể hiện sự chuyên nghiệp của giáo viên khi tôn trọng, có thiện ý
giao tiếp với chủ thể và đặc biệt là thu nhận trọn vẹn thông tin.
Việc rèn luyện kĩ năng lắng nghe của giáo viên trong giao tiếp sư phạm không
chỉ đòi hỏi chỉ tập luyện những biểu hiện mà cần phải nhận thức và biến suy nghĩ
thành hành động: lắng nghe học sinh là cách giáo dục mang tính bản lĩnh đích thực
trong tương tác sư phạm.

11
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Huỳnh Văn Sơn (Chủ biên, 2018), Giao tiếp sư phạm, Nxb Đại học Sư phạm
TP.HCM.
2. Hiraki Noriko, Nguyễn Thị Thu Thùy (2016), Kỹ năng lắng nghe trong giao tiếp:
Biết lắng nghe là bạn đã giành 50% chiến thắng, Nxb Lao động – Xã hội.
3. doanhnhansaigon.vn (2019), báo Văn hóa, tháng 1 ngày 23 năm 2019,
https://vanhoa.evn.com.vn/d6/news/Bi-quyet-de-tro-thanh-nguoi-biet-lang-nghe-
10-140-21706.aspx

12

You might also like