You are on page 1of 5

1.

Nhắc lại về khái niệm GTSP

Để đạt được hiệu quả tối ưu nhất trong quá trình giảng dạy và học tập thì việc giao tiếp giữa
giáo viên và học sinh là rất quan trọng.

Ở buổi trước lớp mình đã được tiếp cận tới khái niệm Giao tiếp sư phạm:

Giao tiếp sư phạm là quá trình tiếp xúc tâm lý giữa các chủ thể trong quá trình giáo dục,
nhằm trao đổi thông tin, cảm xúc, nhận thức, và tác động, ảnh hưởng qua lại lẫn nhau, thiết
lập nên những mối quan hệ để thực hiện mục đích giáo dục.

+ VD: Giáo viên giảng bài cho học sinh trong lớp, học sinh lắng nghe.

 Giao tiếp sư phạm có vai trò đặc biệt quan trọng trong công cuộc giáo dục.

- Để quá trình GTSP diễn ra phù hợp với mục đích giáo dục đã đề ra thì chúng ta -
những người gv luôn phải tuân thủ các nguyên tắc trong GTSP.

 Mô phạm
 Tôn trọng nhân cách
 Thiện chí
 Tạo niêm tin
 Đồng cảm

Nguyên tắc thiện chí trong giao tiếp sư phạm là một trong những nguyên tắc vô cùng
quan trọng, vì giáo viên không chỉ là người truyền đạt tri thức, là tấm gương nhân
cách, là một chuẩn mực đạo đức mà giáo viên còn cần là người gần gũi với học sinh,
tạo được thiện cảm, yêu thương học sinh. Vậy, nguyên tắc thiện chí trong giao tiếp sư
phạm là gì? những biểu hiện của nguyên tắc này như thế nào? Sau đây, em xin thay
mặt nhóm Trai xinh gái đẹp trình bày về Nguyên tắc Thiện chí trong giao tiếp sư phạm

1. Khái niệm

Ta đã được học nguyên tắc thiện ý trong giao tiếp. Thiện là điều tốt, ý tốt, thiện ý là cách
nhìn tốt đẹp về một người khác.

Và nó được biểu hiện rõ nét hơn trong giao tiếp sư phạm.


Thiện ý trong giao tiếp sư phạm là ý tốt của thầy cô đối với học sinh, thể hiện ở sự yêu
thương, tin tưởng các em, tạo mọi điều kiện thuận lợi, khuyến khích các em tích cực hoàn
thành tốt nhiệm vụ trong học tập và trong các hoạt động khác ở nhà trường.

Ngoài ra nguyên tắc thiện ý cũng có thể được hiểu là nghĩ tốt về học sinh, tạo điều kiện cho
học sinh bộc bạch tâm tư nguyện vọng của bản thân.

Ví dụ: Trong giờ trả bài kiểm tra, khi gặp một bài làm có kết quả chưa tốt người giáo viên
không nên trách mắng học sinh mà hãy đưa ra những lời khuyên, những chỉ dẫn để học sinh
có thể đạt được kết quả tốt hơn trong những lần kiểm tra tiếp theo, giáo viên có thể đưa ra
những lời khích lệ, động viên học sinh như: “Nếu em cố gắng hơn một chút thì kết quả sẽ tốt
hơn thế", "tiếp tục cố gắng trong các bài kiểm tra tiếp theo để đạt được kết quả tốt hơn em
nhé". Những điều nêu trên sẽ diễn tả được nguyên tắc thiện ý trong giao tiếp sư phạm.

2. Biểu hiện

Nguyên tắc thiện ý được biểu hiện rõ nét trong dạy học, trong giải quyết các vấn đề, trong
đánh giá học sinh, trong phân công nhiệm vụ và trong sử dụng hình phạt đối với các em.

Biểu hiện thứ nhất:

- Trong dạy học: Nhiệm vụ của giáo viên là truyền đạt tri thức cho học sinh, với thiện chí của
mình giáo viên đem hết tài năng, trí lực và sự nhiệt tình ra hướng dẫn học sinh giúp các em
tiếp thu tri thức một cách tốt nhất.
Ví dụ: An là một học sinh học kém hơn so với các bạn cùng lớp. Ngoài giờ học trên lớp cô
giáo đã phải dạy kèm An đưa ra những phương pháp học khác nhau để giúp an hiểu bài hơn,
ngoài ra trong giờ học cô giáo cũng cho những bạn học giải kèm cặp bạn An.
- Trong giải quyết các vấn đề: Tin tưởng học sinh, khích lệ động viên các em. Không được
định kiến với học sinh. Cho dù học sinh có yếu kém thực sự về năng lực hay đạo đức thì
cũng luôn nghĩ đó là tính cách chưa hoàn thiện, được yêu thương giúp đỡ, nhất định các em
sẽ trở thành người tốt.
Ví dụ: Trong giờ kiểm tra học sinh của mình bị tố cáo quay cop bài (bạn này là bạn học kém
nhất lớp).
Trường hợp bạn ấy có quay cop thì khuyên bảo và nhắc nhở bạn ấy không nên tái phạm một
cách nhẹ nhàng và sau đó giúp đỡ bạn đó hoàn thiện và theo kịp tiến độ các bạn. Không
được có định kiến vì bạn học yếu.
Trường hợp bạn ấy không quay bài và bị đổ oan (do học yếu nên mọi người đều tin là bạn
này quay bài). Khi đó mình luôn phải tin tưởng học sinh của mình, không vì bạn học yếu mà
cho rằng bạn ấy quay bài. Giải quyết vấn đề bằng cách đến và nói chuyện với bạn ấy, tạo sự
tin tưởng, không được quát mắng chửi bới, có định kiến với học sinh của mình.
- Trong đánh giá học sinh: Thiện ý của giáo viên rõ nét nhất trong đánh giá, nhận xét học
sinh khi làm bài. Trong trường hợp đặc biệt, giáo viên “tạm ứng niềm tin” để học sinh phấu
đấu vươn lên.
Ví dụ: Sau khi chấm bài kiểm tra, giáo viên nhận thấy có hai bài khá giống nhau, một của
học sinh giỏi, một của học sinh yếu hơn. Lúc đó, giáo viên không nên có đánh giá chủ quan
như bạn yếu chép bài bạn giỏi. Giáo viên có thể gọi riêng hai bạn lên để đối chất về hai bài
làm và đưa ra cách giải quyết công bằng nhất bất kể hai bạn có học lực ra sao. Dù ai chép
bài, giáo viên vẫn cần phải nhắc nhở nhẹ nhàng, trừ nhẹ bài chép. Nếu bài không phải chép
mà chỉ tình cờ giống nhau (điều này rất có thể xảy ra với các môn tự nhiên) nếu bài làm tốt,
giáo viên có thể khích lệ sự tiến bộ của bạn yếu.
- Trong phân công nhiệm vụ: Thiện ý còn thể hiện trong việc giao công việc lớp cho học
sinh.Tuỳ tình huống, hoàn cảnh, khả năng của từng em để giao những công việc phù hợp.
Ví dụ:
Trong các hoạt động lớp, trường như các công việc lao động, làm việc nhóm, giáo viên có
thể phân chia công việc cho các bạn tùy theo năng lực cũng như là điểm mạnh của từng bạn
để các em hoàn thành nhiệm vụ một cách tốt nhất.
- Trong sử dụng hình phạt: Đôi lúc giáo viên còn phải làm “trọng tài” phân xử việc mất sách
giáo khoa, mất tiền,...những trường hợp này đòi hỏi giáo viên phải có hành vi ứng xử “hướng
thiện và hành thiện”. Giúp học sinh nhận thức rằng khi giáo viên trách phạt, phê bình, phạt
lao động... đều xuất phát từ thiện ý tốt của thầy cô vì sự trưởng thành nhân cách học sinh.
Ví dụ: Nếu có 2 học sinh đánh nhau (một bạn học sinh ngoan và một bạn hay nghịch trong
lớp). Dù đối tượng học sinh là ai thì giáo viên cần phải mời từng học sinh làm việc riêng, yêu
cầu học sinh viết bảng tường trình, tìm hiểu nguyên nhân, lí do thông qua người trong cuộc
và các học sinh khác.Tuỳ vào mức độ, mời phụ huynh làm việc.Qua quá trình tìm hiểu
nguyên nhân lí do thì giáo viên bắt đầu xử phạt theo quy định của học đường và yêu cầu học
sinh nhìn nhận lại hành vi của mình.
3. Kết luận sư phạm

- Người giáo viên cần thực sự yêu thương học sinh, đối xử vs học sinh bằng cái tâm, tấm lòng
nhân ái, bao dung và tinh thần trách nhiệm. Và cần thể hiện cho học sinh thấy tình cảm yêu
thương ấy; bởi theo quy luật phản hồi tâm lý, tình cảm của thầy cô trước sau cũng sẽ được đáp
lại bằng tình cảm của trò.
- Trong dạy học, người giáo viên cần hết mình vì học sinh. Giáo viên cần tích cực rèn luyện
năng lực, phẩm chất, trau dồi hoàn thiện bản thân, sau đó đem hết tài năng, trí lực ra trong quá
trình truyền đạt tri thức cho học trò. Giáo viên cần sưu tầm tài liệu, chuẩn bị giáo án, mỗi lời
nói trước các em phải được gọt giũa, chuẩn bị thật chu đáo, hướng dẫn hs tiếp thu tri thức một
cách nhiệt tình và hết lòng.
- Giáo viên cần tin tưởng các em học sinh, và thể hiện niềm tin đó vào sự hướng thiện của các
em. Khi các em mắc sai lầm, cần tìm ra nguyên nhân, hoàn cảnh trước khi chê trách và nhìn
vào khía cạnh tích cực thay vì nhìn toàn những mặt tiêu cực trong sự việc. Tuy nhiên cần tin
tưởng dựa trên sự chọn lọc và sự nhìn nhận khách quan, chứ không phải tin tưởng thái quá và
chiều hư học sinh.
- Để giao tiếp sư phạm mang tính thiện chí, cần tạo mối quan hệ thân thiện, gần gũi giữa
giáo viên và học sinh. Người giáo viên cần tích cực trò chuyện, tham gia giao lưu cùng học
sinh, tâm sự với học sinh như người bạn, tạo điều kiện cho hs bộc bạch tâm tư, nguyện vọng
… Nhờ đó giáo viên và học sinh sẽ hiểu nhau hơn, dễ dàng cảm thông, động viên, khích lệ
nhau hơn.
- Để giáo dục hs, cần hiểu học sinh. Cần tìm hiểu rõ hoàn cảnh gia đình, đặc điểm tâm lý, tính
cách, sở thích, thói quen…của từng em để có biện pháp giáo dục phù hợp với từng đối tượng.
Từ đó tuỳ tình huống, khả năng của từng em để giao những công việc phù hợp, tạo điều
kiện thuận lợi để các em phát triển toàn diện.
- Tuyệt đối không nhạo báng, giễu cợt, chê bai trước những thất bại của các em. Ở tuổi này,
lòng tự tôn của các em rất cao, “chỉ một lời nói nhục mạ sẽ làm tan nát tâm hồn con trẻ”
(Xukhômsinxki).
- Luôn biết khích lệ, biểu dương các em kịp thời. Đối với học sinh, thầy cô giáo nên ca ngợi
những ưu điểm của họ nhiều hơn là phê bình khuyết điểm. Hãy khen ngợi những ưu điểm, sở
trường của các em để các em cảm thấy giá trị của mình được nâng cao, có hứng thú học tập.
Học sinh nào cũng thích được khen, vì thế, chúng ta không nên tiết kiệm lời khen.
- Nhưng cũng không quên chỉ ra những thiếu sót của học sinh để các em khắc phục, không
ngừng tiến bộ. Góp ý với học sinh về những thiếu sót cụ thể với một thái độ chân thành và
giàu yêu thương.
- Trong khi giải quyết mâu thuẫn trong lớp, giáo viên cần đưa ra phương án giải quyết công
bằng, minh bạch, hướng thiện và hành thiện, giúp hs nhận ra lỗi lầm và tạo cơ hội để sửa
chữa lỗi lầm. Từ đó, hs có thể nhận thức rằng khi giáo viên trách phạt, phê bình đều xuất phát
từ ý muốn tốt cho học sinh
- Trong đánh giá, nhận xét bài làm của hs phải thực sự công bằng, khách quan, khích lệ sự
tiến bộ của học sinh, “tạm ứng niềm tin” tạo động lực cho các em tin tưởng vào khả năng bản
thân và tiếp tục cố gắng.
- Có thái độ đúng mực, kiểm soát tốt cảm xúc của bản thân khi giao tiếp.

You might also like