You are on page 1of 6

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


KHOA KHOA HỌC GIÁO DỤC
______ ______

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ


THỰC TIỄN CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

Họ và tên: Phạm Hoàng Minh Thư


MSSV: 48.01.102.033
Mã lớp: 2311EDUC280206
Giảng viên hướng dẫn: Ths. Nguyễn Thị Thanh Hương

TP. Hồ Chí Minh – 11/2023

1|Page
Mục lục
Chuyên đề: Thực tiễn công tác chủ nhiệm trường trung học phổ thông...3
1. Chuẩn bị............................................................................................................3
1.1 Đặt vấn đề....................................................................................................3
1.2 Tìm hiểu học sinh...........................................................................................3
1.3 Thống kê..........................................................................................................4
2. Nhận lớp............................................................................................................4
2.1 Tự giới thiệu bản thân trước lớp...............................................................4
2.2 Triển khai.....................................................................................................4
3. Đồng hành.........................................................................................................4
3.1 Giao nhiệm vụ thử nghiệm............................................................................4
4. Phản biện...........................................................................................................5
4.1`Giải quyết tình huống.................................................................................5
5. Kết thúc.............................................................................................................5
5.1 Đánh giá, nhận xét học sinh.......................................................................5

2|Page
Chuyên đề: Thực tiễn công tác chủ nhiệm trường trung học phổ thông

1. Chuẩn bị
1.1 Đặt vấn đề
Mỗi một năm học mới bắt đầu sẽ có rất nhiều công việc và những mối
bận tâm lo lắng của học sinh, phụ huynh học sinh, các lực lượng giáo dục và
nhà trường,… Vì vậy với vai trò là GVCN cần phải đặt ra các vấn đề xảy ra
trong năm học mới và đề ra các phương pháp, mục tiêu để giải quyết những
vấn đề đó, chẳng hạn như:
+ Học sinh băn khoan về môi trường mới, lớp học mới, bạn bè mới, các
giáo viên bộ môn mới, các môn học có khó khăn hay không,…
+ Phụ huynh băn khoăn về GVCN mới, các giáo viên bộ môn mới, lo
lắng về tình hình học tập của học sinh và môi trường lớp học của con em,…
+ Giáo viên lo lắng và suy nghĩ về tính cách, tâm lý của học sinh lớp
mới, đề ra các mục tiêu như thế nào để phù hợp với đặc điểm riêng của lớp
mình và làm sao để đạt được những mục tiêu đã đề ra,…
+ Nhà trường và xã hội mong muốn có sự phối hợp của cá lực lượng
giáo dục trong và ngoài nhà trường để cùng nhau giáo dục học sinh đạt được
kết quả giáo dục tốt nhất.
Đoạn phim “Lớp học của các loài thú” đã cho thấy rằng mỗi học sinh là
một cá thể riêng biệt, họ có những đặc điểm và tính cách khác nhau, có
những ưu điểm và khuyết điểm riêng, từ đó tạo nên nét đặc trưng riêng của
từng học sinh. Chính vì vậy mà mỗi em học sinh đều có một cá tính và năng
lực học tập khác nhau. Từ đó, người GVCN cần đề ra những phương pháp
phù hợp để giúp cho các em học sinh hoàn thành tốt kết quả học tập của
mình.
1.2 Tìm hiểu học sinh
Trước khi đặt ra những mục tiêu, phương pháp trong năm học mới,
người GVCN cần nắm được sơ bộ về thông tin của các em học sinh trong
lớp để hiểu rõ hơn về các em và chuẩn bị tốt cho quá trình năm học đó. Một
số kênh thông tin mà GVCN có thể tham khảo:
+ GVCN cũ của lớp học sinh.
+ Học bạ của học sinh.
+ Các GVBM cũ của lớp học sinh.

3|Page
+ Phiếu thông tin học sinh , sơ yếu lý lịch.
1.3 Thống kê
Học lực-hạnh kiểm-năng lực chuyên môn-năng lực quản lý giúp giáo
viên chọn ra ban cán sự lớp, cho lời khuyên về nghề nghiệp,...
Hoàn cảnh gia đình - địa bàn cư trú giúp giáo viên lựa chọn cách xử lý
tình huống hợp lý hơn.
Dự kiến về ban cán sự lớp và phân công nhiệm vụ: phân chia hợp lý,
không dồn quá nhiều nhiệm vụ lên một học sinh mà có sự phân hoạch lớp và
phân chia nhiệm vụ cá nhân vừa đủ. GVCN làm việc với ban cán sự và là
người hỗ trợ ban cán sự lớp.
2. Nhận lớp
2.1 Tự giới thiệu bản thân trước lớp
Tự giới thiệu bản thân trước lớp và nhấn mạnh tầm quan trọng về vai trò
của GVCN để dễ dàng trong việc hỗ trợ học sinh và thể hiện uy quyền của
GVCN.
GVCN còn là GVBM, là “thám tử”, là “luật sư”,… có thể nắm rõ được
tình hình của lớp và là kênh thông tin đáng tin cậy nhất.
Đề ra những quy định riêng của lớp để học sinh rèn luyện được tính kỷ
luật ban đầu.
2.2 Triển khai
- Nhiệm vụ 1: Trả lời phiếu khảo sát
+ Yêu cầu: trung thực, rõ ràng, phụ huynh ký xác nhận thông tin trực
tiếp vs GVCN trong cuộc họp Cha Mẹ học sinh đầu năm học.
- Nhiệm vụ 2: thể hiện sự nghiêm khắc, bao dung và cảm thông (rõ ràng,
chặt chẽ trong buổi họp Cha Mẹ học sinh).
- Nhiệm vụ 3: Dự kiến Ban cán sự lớp và phân công nhiệm vụ
+ Yêu cầu: phân công nhiệm vụ rõ ràng, hợp lí, vừa sức với học sinh,
đảm bảo về quyền lợi của học sinh.
3. Đồng hành
3.1 Giao nhiệm vụ thử nghiệm
Sự đồng hành của GVCN góp phần rất lớn trong quá trình học tập, rèn
luyện và phát triển của các em học sinh.
Ban cán sự lớp cần có một giai đoạn thử nghiệm để đánh giá mức độ
hoàn thành công việc và tìm ra học sinh phù hợp với vai trò đó. Trong quá

4|Page
trình đó, GVCN cần phân công công việc rõ ràng, hợp lý, vừa sức để tránh
ảnh hưởng tới việc học tập của học sinh.
Đối với những học sinh trong quá trình học tập và rèn luyện đạt được kết
quả cao hoặc thi đua tốt, cần có khen thưởng để động viên, khuyến khích
tinh thần học hỏi của các em. Có thể lập quỹ khen thưởng trong buổi họp
Cha Mẹ học sinh đầu năm để phục vụ cho hoạt động này.
Đối với những học sinh chưa chấp hành tốt nội quy của trường, cần đưa
ra những biện pháp kỷ luật tích cực để học sinh rút ra được bài học kinh
nghiệm và tránh lặp lại lỗi đã vi phạm. Ở mỗi trường hợp khác nhau, người
GVCN cần linh hoạt để giải quyết tình huống mà hạn chế tối đa những ảnh
hưởng tiêu cực về tâm lý tới học sinh.
4. Phản biện
4.1`Giải quyết tình huống
Mỗi tình huống xảy ra với học sinh đều sẽ có một câu chuyện đằng sau
đó. Vì vậy, là một người giáo viên cần xem xét kỹ vấn đề ở nhiều khía cạnh,
đừng vội vàng quy chụp học sinh mà chưa tìm hiểu. Ở mỗi tình huống như
thế, cần được giải quyết bằng tình cảm, lý trí và cái tâm của người GVCN.
Đối với người GV, chúng ta không được sai lầm trong công tác giáo dục
bởi vì nó không chỉ ảnh hưởng tới các em ở hiện tại mà còn ảnh hưởng tới
cả tâm lý, tính cách và quá trình rèn luyện của học sinh ở tương lai.
Đối với mỗi CMHS, chúng ta sẽ có một phương pháp ứng xử khác nhau.
Nhưng ở mô hình chung, giáo viên cần thể hiện sự tôn trọng và rõ ràng. Đặc
biệt cần phải cho CMHS thấy được sự quan tâm, săn sóc của mình đối với
con em của họ để tạo được sự yên tâm và tin tưởng của CMHS.
GVCN cần có sự bao dung trong giải quyết các tình huống xảy ra. Tuy
nhiên bên cạnh đó cũng cần tới sự nghiêm khắc để tránh sự ỷ lại của học
sinh.
5. Kết thúc
5.1 Đánh giá, nhận xét học sinh
Thông qua sự quan sát về quá trình học tập của học sinh, GVCN đưa ra
cảm nghĩ của bản thân.
Phiếu học tập: cần nhận xét khách quan, đánh giá ưu điểm, khuyết điểm
của học sinh về kết quả học tập, lời khuyến khích, động viên học sinh.
Học bạ: nhấn mạnh ưu điểm của học sinh và nhận xét cần mang tính sư
phạm.
5|Page
6|Page

You might also like